Hôm nay,  

"duyên Dáng Việt Nam" - Một Âm Mưu Mới & Thế Tất Bại Của Cs! - Kỳ Hai

02/06/200100:00:00(Xem: 5380)
Kỳ Hai: Âm Mưu Mới Của Cộng Sản

Trong buổi nói chuyện vào sáng Thứ Hai tuần trước, 21/5/01, ông Nguyễn Công Khế, tổng biên tập báo Thanh Niên đồng thời là trưởng đoàn văn công trình diễn thời trang Duyên Dáng Việt Nam, đã cho tôi biết, vì trục trặc kỹ thuật nên chuyến lưu diễn của đoàn tại Úc đành phải hủy bỏ.

Khi nghe tin đó, tôi rất ngạc nhiên. Tôi có hỏi ông Khế:

- Vậy ông có thể cho biết, việc hủy bỏ chuyến lưu diễn tại Úc của đoàn Duyên Dáng Việt Nam đã được quyết định từ khi nào"

Ông Khế cho biết:

- Chúng tôi mới có được quyết định vào sáng hôm nay. (tức 21/5/01)

Tôi hỏi thêm:

- Ông có thể cho biết lý do tại sao lại quyết định hủy bỏ chuyến lưu diễn"

Ông trả lời:

- Vì... kỹ thuật ở Úc không đáp ứng nhu cầu của đoàn.(")

Nghe ông Khế trả lời như vậy, tôi muốn phì cười. Úc Đại Lợi tuy là một quốc gia không có những phương tiện hiện đại tiên tiến như các quốc gia siêu cường Anh, Mỹ, Nhật, nhưng chắc chắn so với Việt Nam, Úc cách xa một trời một vực. Vả lại, tại Homebush, nơi Úc Đại Lợi vừa tổ chức thành công Thế Vận Hội 2000 trước sự ngạc nhiên đến sững sờ của cả thế giới, thì không có lý nào lại không đủ phương tiện kỹ thuật cho một cuộc trình diễn thời trang quy tụ vài ngàn khán giả của đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam Việt Nam. Lúc đó, tôi nghĩ vậy, nhưng sau này, qua trò chuyện với một số vị có liên quan đến việc tổ chức cuộc trình diễn tại Úc, tôi mới hiểu hai chữ "kỹ thuật" được ông Nguyễn Xuân Khế dùng có một ý nghĩa đặc biệt.

Sau khi nghe chính ông Khế tuyên bố hủy bỏ, tôi vẫn bán tín bán nghi nên tôi có yêu cầu ông Nguyễn Công Khế fax cho tòa soạn một lá thư xác nhận trên giấy trắng mực đen quyết định hủy bỏ cuộc lưu diễn tại Úc của đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam.

Quả nhiên, khoảng hai mươi phút sau, tòa soạn nhận được một lá thư fax đi từ tòa soạn báo Thanh Niên ở Sàigòn. Lá thư có nội dung của một lá thư xin lỗi, trong đó trình bầy vắn tắt lý do kỹ thuật nên phải hủy bỏ cuộc lưu diễn tại Sydney và Melbourne, mong qúy bà con tha lỗi, và xin được hoàn lại tiền vé cho những ai đã chót mua vé.

Lúc đó, ông Khế có ngỏ lời xin báo Sàigòn Times đăng lá thư xin lỗi dùm ông. Tôi nhận lời. Rất tiếc, khi nhận được lá thư của ông fax sang, tôi chẳng hề thấy chữ ký, con dấu, hoặc tên tuổi của ông hoặc của bất cứ ai trong thư. Chẳng hiểu vì ông Khế khinh suất, hay vì ông quá vội vã, hay vì lý do gì, khiến ông quên cả những nguyên tắc tối thiểu và rất sơ đẳng trong văn thư hành chánh. Sau đó, tôi cố gắng liên lạc ông hai lần nhưng đường dây điện thoại bận, nên tôi đành coi lá thư đó không phải là thư của ông Khế.

Vì sự phức tạp của vấn đề, cộng với những điểm vô cùng tế nhị trong việc loan tải quyết định hủy bỏ cuộc trình diễn, chúng tôi thấy có những phiêu lưu nguy hiểm khiến mình cần phải thận trọng. Vì lẽ đó, tôi quyết định một mặt không đăng tải lá thư xin lỗi, một mặt gọi điện thoại cho một số vị trong cộng đồng liên bang và tiểu bang để thông báo cho các vị biết rõ những gì tôi đã thu lượm.

Chắc chắn, trong cương vị của ông Nguyễn Công Khế, ông không thể trách tôi đã hứa mà không làm cho ông. Lý do là trong hoàn cảnh dị biệt về quan điểm lập trường giữa tôi và ông, cũng như thái độ hoàn toàn minh bạch của tờ báo trước việc lưu diễn của đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam, tôi không thể khinh xuất đăng một lá thư cáo lỗi hủy bỏ cuộc trình diễn trong khi lá thư đó không hề có chữ ký, tên tuổi của ông.

Giả dụ tôi cả nể, vội vàng đăng tải lá thư cáo lỗi không biết có phải của ông hay không, sau đó, cuộc trình diễn vẫn tiếp tục như dự tính thì chúng tôi ăn nói làm sao với độc giả cũng như cộng đồng người Việt tại Úc" Bên cạnh đó, việc đăng tải một lá thư cáo lỗi không có chữ ký của ông Nguyễn Công Khế, lỡ sau đó, chính ông Nguyễn Công Khế thưa tôi về tội mạo danh, loan truyền tin thất thiệt, gây phương hại về tài chánh và uy tín cho ông và đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam thì chúng tôi biết trả lời làm sao"

Phần vì những lý do trên, phần vì thận trọng, nên trong số báo tuần trước, Sàigòn Times đã không đề cập đến bất cứ điều gì chứng tỏ cuộc trình diễn của đoàn văn công ddd bị hủy bỏ.

Nguyên Nhân Nào Khiến CSVN Phải Hủy Bỏ Cuộc Trình Diễn

Ngay sau khi được ông Nguyễn Công Khế cho biết quyết định hủy bỏ cuộc trình diễn, chúng tôi đã liên lạc với một số vị, trước đây đã từng đứng ra tổ chức các cuộc trình diễn tại Úc cho văn nghệ sĩ từ Việt Nam sang. Kết quả, trong thời gian ba tiếng đồng hồ trò chuyện với ông X. chúng tôi đã nắm được một số nguyên nhân chính yếu khiến cộng sản phải tạm thời hủy bỏ cuộc trình diễn. Vì lý do an ninh, ông X. chỉ đồng ý trả lời các câu hỏi của chúng tôi với điều kiện, giữ kín tên tuổi của ông. Trong phạm vi bài viết tuần này, chúng tôi xin giới thiệu một số câu trả lời then chốt của ông liên quan đến cuộc trình diễn. Dĩ nhiên, những câu trả lời dưới đây là quan điểm của ông X. Còn những nguyên nhân đích thực dẫn đến việc CSVN hủy bỏ cuộc trình diễn đã được trình bầy trong bài viết nhan đề, "Chiến Thắng Của Cộng Đồng: Việt Cộng Phải Hủy Bỏ Cuộc Trình Diễn Văn Công Tại Úc", đăng ở trang 33. Sau đây, mời độc giả theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông X.

Hỏi: Ông Nguyễn Công Khế cho rằng vì lý do kỹ thuật nên đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam hơn 100 người phái hủy bỏ cuộc trình diễn tại Úc. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này"

Đáp: Thú thực, ở đây tôi không rõ anh Khế dùng hai chữ "kỹ thuật" theo nghĩa nào. Nếu hiểu "kỹ thuật" theo nghĩa phổ quát thì tôi không tin là ở Úc này lại không có đủ trình độ và phương tiện kỹ thuật đáp ứng những đòi hỏi của một cuộc trình diễn như cuộc trình diễn Duyên Dáng Việt Nam của báo Thanh Niên. Chẳng lẽ nước Úc với trình độ và phương tiện kỹ thuật có thể tổ chức được cả thế vận hội, tốn kém cả chục triệu đô la mà lại không tổ chức được một cuộc trình diễn vài trăm ngàn đô của VN hay sao.

Hỏi: Theo lời của ông Nguyễn Công Khế, một buổi trình diễn tại Việt Nam của đoàn văn Duyên Dáng Việt Nam tốn kém tới 150 ngàn Mỹ kim...

Đáp: Điều đó có thể đúng, vì nhân sự để tổ chức tại VN rất đông. Nhưng con số 150 ngàn Mỹ kim dùng để chi phí cho một cuộc trình diễn với số khán giả ước tính khoảng 4, 5 ngàn người thì tôi nghĩ cũng không có nhiều nhặn gì và cũng chẳng khó khăn gì trên phương diện kỹ thuật. Theo tôi được biết, thì trước đây, ở bên đó đã có những đoàn văn nghệ dự tính tổ chức ở Nhà con sò tức là Opera House với kinh phí dự định khoảng nửa triệu trở lên. Nói như vậy có nghĩa, ở bên Úc, chúng ta có đủ phương tiện và nhân sự để thực hiện những cuộc trình diễn có kích thước quốc tế. Chứ còn những màn trình diễn của đoàn Duyên Dáng Việt Nam tuy là lớn, là rầm rộ, là hoành tráng (theo từ ngữ của các anh bên đó) nhưng so với Úc thì chưa thấm vào đâu.

Hỏi: Đấy là nói về nghĩa phổ quát của từ "kỹ thuật". Còn nghĩa khác thì thế nào, thưa ông"

Đáp: Nếu hiểu hai chữ "kỹ thuật" theo nghĩa "trục trặc nội bộ" giữa những cơ quan có trách nhiệm trong cuộc tổ chức lần này thì tôi nghĩ điều đó có thể đúng. Và tôi nghĩ, anh Khế đã dùng từ "trục trặc kỹ thuật" theo nghĩa này thì đúng hơn.

Hỏi: Ông có thể cho biết rõ hơn những trục trặc đó là trục trặc nào"

Đáp: Trên phương diện chủ quan, có ba trục trặc chính, theo tôi. Thứ nhất là vấn đề thời gian, thứ hai là nhân sự, thứ ba là sự tổ chức, phối trí kỹ thuật. Cả ba điều này đều có sơ sót và có thể nói sơ sót rất nặng. Về thời gian, thì quá gấp rút. Mặc dù ở VN, anh Khế và một số cán bộ cao cấp khác đã nghĩ đến chuyện đưa đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn từ lâu, và có thể nói là từ trước tết Tân tỵ. Đến sau tết, cả hai bên, ở Việt Nam cũng như ở Úc đã bàn bạc chi tiết nhiều điều nhưng cuối cùng khi quyết định trình diễn vào đầu tháng 6, thì đến đầu tháng 5 vẫn chưa sửa soạn được gì nhiều. Hậu quả là cho đến hạ tuần tháng 5, mọi người đều nhận thấy nếu cứ tiếp tục trình diễn theo dự tính, chắc chắn sẽ thất bại về tài chánh lẫn uy tín.

Điểm thứ hai là về nhân sự, tôi có thể nói, tham gia cuộc trình diễn lần này, nhân sự rất yếu, hầu hết không ai am tường tình hình. Người bên VN thì không biết tí ti gì ở Úc. Mà người ở Úc thì chẳng biết tí gì về cách thức tổ chức một show trình diễn. Nói cách khác, họ không phải là những ông bầu chuyên nghiệp. Họ chỉ trông vào số lượng người Việt Nam ở Úc về thăm nhà rồi ôm mộng, những người đó sẽ lũ lượt kéo đi xem họ trình diễn. Đây là một sự nhầm lẫn rất lớn. Theo tôi nghĩ, người Việt về thăm quê nhà là xuất phát từ tình cảm quê hương, dân tộc, tình yêu thương gia đình, hàng xóm. Tuyệt nhiên, những người cộng sản không nên cho đó là những người yêu thích cộng sản. Tôi có thể nói, 99% những người về VN thăm quê đều là những người không ưa cộng sản.

Hỏi: Như lời ông nói thì đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn là có sự thu xếp của nhân sự người Việt hiện sinh sống tại Úc"

Đáp: Chuyện đó là chắc chắn. Người ở Việt Nam sang đây làm sao dám xông mình lo liệu những chuyện như bán vé, thuê mướn địa điểm trình diễn, liên lạc quảng cáo, bố trí an ninh... Tôi xin khẳng định, bất cứ cuộc trình diễn văn nghệ nào từ VN qua cũng đều có người Việt ở Úc đứng ra lo liệu, hoặc là hùn vốn, hoặc là góp công sức, kinh nghiệm.

Hỏi: Vậy sự tham gia của những người Việt tại Úc xuất phá từ sự lôi kéo, mua chuộc của chính quyền cộng sản Hà Nội hay do họ tự nguyện, ảo tưởng"

Đáp: Có nhiều nguyên nhân khiến những người này cấu kết làm ăn với cộng sản. Một số thì qua quen biết, hoặc có họ hàng ruột thịt trong hàng ngũ cán bộ cộng sản nên được móc nối, mua chuộc. Một số thì chịu ơn nghĩa khi về VN làm ăn, nên họ phải hứa hẹn ơn đền nghĩa trả khi sang Úc. Một số thì chấp nhận cấu kết với CS theo tinh thần có qua có lại. Một số khác thì do đam mê làm văn hóa nghệ thuật nên không nhìn thấy rõ bản chất của cộng sản. Ngoài ra cũng có một số người vì ở vào thế kẹt khi về VN làm ăn với CS nên sang Úc họ phải làm theo yêu cầu của CS. Tuy nhiên, đại đa số đều vì quyền lợi. Cũng vì đặc tính này nên những người đứng ra tổ chức cải lương, văn công cho cộng sản sang trình diễn đều không sớm thì muộn, để lộ tính tham lam, kèn cựa, thậm chí lừa lọc lẫn nhau.

Cụ thể như ngay vụ trình diễn của đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam chẳng hạn. Mặc dù kế hoạch chỉ mới ở giai đoạn một là giai đoạn bán vé, đã xảy ra tình trạng vé thất thoát, tiền bạc thu về không minh bạch, thậm chí có nhiều chỗ ghi trong quảng cáo là có bán vé, nhưng không có vé để bán. Lý do là những người đại lý phân phối vé chỉ muốn độc quyền để kiếm lời, không muôn chia xẻ cho ai.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.