Hôm nay,  

Lịch Sử Và Đức Tin Hồi Giáo

30/09/200100:00:00(Xem: 4698)
Sinh sống ở Úc, chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ tiếng Anh có hai từ được dùng để chỉ những người Hồi Giáo là từ Muslim và từ Islam, nhưng thực tế thì từ Islam được coi là từ thích hợp hơn để mô tả một giáo phái theo tư tưởng của Giáo Chủ Mohammed. Nói cách khác, Hồi Giáo có thể được gọi là Islam hay là Mohammedanism cũng không có gì khác trên lý thuyết. Tuy nhiên, những người Hồi Giáo nhìn nhận từ Islam như là một từ có tính phổ thông và đơn giản hơn. Trong khi từ Islam nhằm mô tả một đạo giáo được đặt trên căn bản của tư tưởng cùng những lời giảng dậy của Giáo Chủ Mohammed thì từ Muslim chính là từ mô tả những người theo đạo Islam. Nếu đi sâu hơn một chút và nhìn nhận nghĩa của hai từ này theo quan điểm của chính những người Hồi Giáo thì từ Islam có nghĩa sự "tự hiến dâng mình theo ý muốn của Đức Allah". Trong chiều hướng như vậy, những người "tự hiến dâng mình cho Đức Allah" sẽ được gọi là Muslim.

Trên phương diện lịch sử và khoa học, ta sẽ thấy tư tưởng Hồi Giáo thực sự khởi thủy từ những tư tưởng của Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo. Tuy nhiên theo quan điểm của những người Hồi Giáo thì tất cả những tiên tri cũng như những kinh sách của hai đạo Cơ Đốc và Do Thái đều là những tiết lộ có tính tiền khởi của Đức Allah và sự tiết lộ này chỉ thực sự trở nên những mặc khải có tính chung quyết và then chốt với sự hiện hữu của Giáo Chủ Mohammed và Kinh Qur'an (Koran).

Căn cứ vào truyền thống của những người Hồi Giáo thì Kinh Qur'an chỉ thuần túy ghi lại những lời mặc khải của Đức Allah mà Giáo Chủ Mohammed, trong tư cách một nhà tiên tri và là một sứ giả của Đức Allah, chỉ là người chuyển tiếp những lời mặc khải này tới những người trần mắt thịt. Nói cách khác, tuy Kinh Qur'an chỉ ghi lại những lời rao giảng của chính Giáo Chủ Mohammed nhưng thực tế phải hiểu đó chính là những lời của Đức Allah được truyền khải qua sứ giả của Người.

Trong số 114 chương (suras) được viết trong Kinh Qur'an, đa số được ghi lại ngay trong thời Giáo Chủ Mohammed còn tại thế. Những chương còn lại được ghi xuống dựa vào trí nhớ và sự hồi tưởng của những bậc thức giả trong Hồi Giáo sau khi Giáo Chủ Mohammed tạ thế.

Cũng theo sự nhìn nhận của chính những người Hồi Giáo thì những lời mật khải của Đức Allah được viết trong kinh Qur'an là một thánh thư duy nhất có tính nguyên thủy và chính xác nhất, bất khả chuyển dịch sang bất cứ ngôn ngữ nào ngoại trừ tiếng Ả Rập.

Nhìn chung, tư tưởng Hồi Giáo được đặt trên nền tảng năm tín điều căn bản.

Tín điều thứ nhất là trong vũ trụ chỉ có một Đấng Tối Cao Duy Nhất, Hằng Hữu Chúa Tể của muôn loài. Đấng Tối Cao này được gọi là Đức Allah. Một khi người tín đồ Hồi Giáo đã có niềm tin tuyệt đối vào Đức Allah thì người tín đồ đó sẵn sàng dâng hiến một cách trọn vẹn toàn bộ thân xác, tâm linh cũng như tư tưởng cho Đức Allah không một chút đắn đo.

Tín điều thứ hai là những người Hồi Giáo tin tưởng có những vị thần và trong số những vị thần có thần Gabriel là vị thần đã thức tỉnh Mohammed và cho Mohammed biết về một Ơn Thiên Triệu của Đức Allah khi Mohammed hãy còn là một người dân giả bình thường năm ông 40 tuổi.

Tín điều thứ ba, những người Hồi Giáo tin tưởng là chỉ có trước sau bốn cuốn Kinh Thánh chính thức ghi lại những mặc khải của Đức Allah: Kinh Torah của Moses, Kinh Zabur (Psalms) của David, Kinh Phúc Âm (Evangel) của Chúa Jesus và Kinh Qur'an của Mohammed. Trong bốn cuốn Kinh Thánh này thì người Hồi Giáo tin tưởng Kinh Qur'an của Mohammed là kinh điển cuối cùng và là mật khải tối hậu có giá trị chung quyết của Đức Allah dành cho toàn nhân loại.

Tín điều thứ bốn, người Hồi Giáo tin tưởng, từ thuở khai thiên lập địa cho đến nay, nhân loại có trước sau 28 vị tiên tri và sứ giả của Đức Allah, trong số đó Mohammed là vị tiên tri và là vị sứ giả cuối cùng nhưng đồng thời là vị tiên tri vĩ đại nhất, có trọng trách nhất so với tất cả những vị tiên tri tiền nhiệm.

Tín điều thứ năm, người Hồi Giáo tin tưởng sẽ có Ngày Tận Thế và trong ngày đó công tội sẽ được phán xét, thưởng phạt sẽ được thực hiện.

Nhìn vào những quan niệm của Hồi Giáo trong chiều hướng như vậy và đứng trên phương diện tôn giáo mà nói, ta sẽ thấy chính những người Hồi Giáo đã coi đạo Hồi như là một tôn giáo có tính tiếp nối những tôn giáo trước và trở thành một tôn giáo có tính chung quyết. Tuy nhiên, nếu đứng trên phương diện lịch sử, ta sẽ thấy toàn bộ nền tảng tôn giáo của những người Hồi Giáo chỉ thực sự có tính khởi thủy, đặt nền tảng cho một tôn giáo mới, một đế chế mới và một nền văn hóa mới tại Trung Đông.

Điểm cực kỳ quan trọng phải được đề cập đến ở đây là sự nhập thế và vai trò chính trị của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập. Khác hẳn những tôn giáo khác, hoàn toàn hoặc có khuynh hướng xuất thế thoát ly chính trị, Hồi Giáo trái lại, ngay từ thuở ban đầu đã tự đặt cho mình vai trò quan trọng gồm thâu cả giáo quyền lẫn thế quyền. Chính vì nền tảng hoàn toàn khác biệt này nên ngay từ khi Hồi Giáo mới trong thời kỳ phôi thai trứng nước tại thành phố Medina, những người Hồi Giáo dưới sự lãnh đạo của Giáo Chủ Mohammed đã tạo thành một thế lực chính trị hùng mạnh, một động lực xã hội quan trọng khiến thành phố Medina không những là một thủ phủ của tôn giáo mà còn thực sự trở thành một trung tâm chính trị, quân sự đầu tiên của đế quốc Hồi Giáo.

Để có thể nhận thức được những nền tảng căn bản của sự nhập thế gồm thâu cả thế quyền lẫn giáo quyền của Hồi Giáo, ta phải tìm hiểu những quan niệm của người Hồi Giáo về sự liên đới giữa xã hội, con người và Đức Allah. Theo như quan niệm của những người Hồi Giáo thì Đức Allah là một Đấng Tối Cao Chúa Tể của muôn loài. Mà đã là Chúa Tể của muôn loài thì thế quyền cũng như giáo quyền phải được gồm thâu trong bàn tay của người thay mặt cho Đức Allah, tức là sứ giả và là nhà tiên tri của Thượng Đế. Nói cách khác, một Giáo Chủ Hồi Giáo không những có bổn phận truyền bá đạo giáo, chịu trách nhiệm về đời sống tâm linh của giáo dân mà còn có bổn phận thực thi luật pháp, ban hành chính sách mang lại phúc lành cho giáo dân theo tinh thần "thế Thiên hành Đạo".

Nhìn vào đạo Cơ Đốc Giáo, ta thấy ngay sự tách biệt giữa thế quyền và giáo quyền đã được chính thức đặt nền tảng ngay từ khi Đức Chúa Jesus dậy, "Những gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar và những gì của Đức Chúa Trời thì trả lại cho Đức Chúa Trời". Chính vì xuất phát từ nền tảng này, trong suốt thời gian ba thế kỷ đầu tiên khi đạo Cơ Đốc còn là kẻ tử thù của thế quyền La Mã, sự tách biệt giữa thế quyền và giáo quyền đã thực sự bám sâu trong toàn bộ nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ thứ tư, cùng với sự nhận thức được những lẽ nhiệm mầu của Cơ Đốc Giáo khiến Đại Đế Constantine(1) quyết định trở thành tín đồ của Cơ Đốc Giáo thì đạo Cơ Đốc mới thực sự phát triển rực rỡ cùng với sự thịnh vượng của Đế Quốc La Mã, và chính thức mở màn cho hình thái chia xẻ và gồm thâu thế quyền của Cơ Đốc Giáo trong nhiều thế kỷ sau đó.

Trong khi đạo Cơ Đốc cũng như các đạo giáo khác có khuynh hướng tách biệt giữa giáo quyền và thế quyền, giữa đạo và đời, thì trái lại, sự tách biệt này hoàn toàn không hiện hữu trong Hồi Giáo. Trên thực tế thì hai khái niệm "đạo và đời" hoàn toàn không hiện hữu trong văn tự cổ điển Ả Rập như là hai khái niệm riêng biệt mà thực sự chỉ tồn tại trong một dạng thể nhất thống không phân ly. Cũng vì quan niệm như vậy nên nếu Đức Allah đã là chúa tể muôn loài trong vũ trụ thì sứ giả của Đức Allah phải là chúa tể trên mặt đất và Giáo Chủ của Hồi Giáo phải được coi là người không những có địa vị chí tôn trên phương diện giáo quyền mà còn là người có địa vị tối thượng trong thế quyền.

Chính quan niệm gồm thâu giáo quyền và thế quyền của Hồi Giáo nên chính tác giả Bernard Lewis, nguyên giáo sư của Viện Đại Học Princeton, đã cho rằng, những người Hồi Giáo sẽ là một động lực chính trị quan trọng ảnh hưởng nguy hiểm đến tương lai của nhân loại chứ không thuần túy là một động lực tôn giáo có tính xuất thế như những tôn giáo khác.

Trình bầy quan niệm của mình, giáo sư Lewis cho rằng, sau khi Giáo Chủ Mohammed tạ thế vào năm 632 Tây Lịch (tức là năm 11 Hồi Lịch) thì trên phương diện một nhà tiên tri, một sứ giả của Đức Allah, Giáo Chủ Mohammed đã thực sự làm tròn sứ mạng mà Đức Allah đã ủy thác. Và trong con mắt của những người Hồi Giáo thì Giáo Chủ Mohammed là vị tiên tri cuối cùng, là nhà sứ giả cuối cùng của Đức Allah. Ngoài Mohammed không còn một sứ giả hay một tiên tri nào khác. Tuy nhiên đối với những người Hồi Giáo chính thống thì sứ mạng truyền bá đạo giáo và những tư tưởng được coi là chính thống của Hồi Giáo hãy còn là một sứ mạng dở dang chưa trọn vẹn. Và những người Hồi Giáo chính thống nhận thấy phải tiếp tục sứ mạng rao giảng tư tưởng Hồi Giáo trên hàng triệu triệu mái nhà trên toàn thế giới. Để thực hiện được sứ mạng này, những người Hồi Giáo tin tưởng chân thành việc xử dụng sức mạnh chính trị cũng như quân sự trong việc truyền bá đạo giáo là một việc vô cùng cần thiết và chính đáng. Và chính quan niệm này sẽ là một mối hiểm nguy to lớn cho toàn nhân loại trong hiện tại cũng như trong tương lai.

*

Giáo Chủ Mohammed chính thức nhắm mắt giã biệt cõi đời vào năm 632 sau khi mãn nguyện chứng kiến tư tưởng Hồi Giáo lan tỏa như một cơn lốc trên toàn bộ những quốc gia trong vùng Ả Rập. Tuy nhiên trước khi nhắm mắt, Giáo Chủ Mohammed không chính thức chỉ định người kế nhiệm mình, nên sau đó không lâu, đế quốc Hồi Giáo mênh mông trải qua những cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa người kế nhiệm đầu tiên là 'Uthmàn và người con rể của Giáo Chủ Mohammed tên là 'Ali. Chính sự chia rẽ này đã khiến toàn bộ thế giới Hồi Giáo bị chia thành hai hệ phái chính. Hệ phái thứ nhất là hệ phái Hồi Giáo Sunnis (còn gọi là Sunnites) bao gồm những người Hồi Giáo ủng hộ 'Uthmàn làm người kế nhiệm Mohammed. Hệ phái thứ hai là hệ phái Hồi Giáo Shiites (còn gọi là Shiahs) bao gồm những người ủng hộ 'Ali làm giáo chủ. Cho đến nay hai hệ phái này vẫn thực sự tồn tại và tạo nên những dị biệt lớn lao trong việc hình thành những tư tưởng và hình thái chính trị tại Trung Đông cũng như tại mỗi quốc gia trong khối Ả Rập và trong những cộng đồng Hồi Giáo trên toàn thế giới.

Cũng như tất cả những tôn giáo khác, Hồi Giáo cũng có một loạt những ràng buộc, những luật lệ bắt buộc mỗi tín đồ phải theo trên con đường đạo giáo của mình. Tuy nhiên trong số hàng loạt những luật lệ và những tín điều đó, có năm điều được coi là cột trụ đòi hỏi tất cả những người Hồi Giáo phải tuân theo.

Điều thứ nhất là người Hồi Giáo phải là người có một Đức Tin vào Đức Allah là Đấng Tối Cao Duy Nhất, Tự Hữu, Vĩnh Cửu, Chúa Tể của muôn loài và Giáo Chủ Mohammed là Sứ Giả và là nhà Tiên Tri cuối cùng của Người.

Điều thứ hai là người Hồi Giáo phải duy trì sự cầu nguyện của mình một cách liên tục trong suốt cả cuộc đời theo hai hình thức. Hình thức thứ nhất là cầu nguyện cá nhân tự mình cầu theo tiếng gọi của con tim không theo một nghi lễ hay luật lệ nào. Hình thức này được gọi là cầu nguyện du'à'. Hình thức nguyện cầu thứ hai gọi là salàt. Hình thức nguyện cầu này đòi hỏi người nguyện phải theo những nghi thức và những lời nguyện cầu nhất định và phải nguyện cầu làm năm lần mỗi ngày vào lúc mặt trời mọc, buổi trưa, buổi chiều, mặc trời lặn và buổi tối.

Điều thứ ba là mỗi năm vào tháng chín theo Hồi Lịch, tất cả đàn ông đàn bà đã đến tuổi thành niên đều phải ăn chay kiêng cữ đồ ăn thức uống cũng như sự ân ái xác thịt từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn. Riêng những người tàn tật, già cả hay những người đang trên đường hành trình hay làm việc khẩn cấp thì có thể được hoãn sự ăn chay của mình. Tháng ăn chay này được người Hồi Giáo gọi là tháng Ramadàn.

Điều thứ tư tất cả những người Hồi Giáo đều phải có bổn phận đóng góp tài chánh cho cộng đồng Hồi Giáo hay cho quốc gia nếu Hồi Giáo được coi là quốc giáo. Sự đóng góp này được coi là bổn phận thiêng liêng của những người Hồi Giáo trong mục đích khuyếch trương đạo giáo cũng như giúp đỡ những người nghèo khổ, thiếu thốn hay gặp hoạn nạn.

Điều thứ năm là trong cuộc đời của một người Hồi Giáo ít nhất người đó phải hành hương một lần đến Thánh Địa Mecca hoặc Medina. Những người nào vì ốm yếu, tàn tật hay vì gia cảnh đặc biệt không đi hành hương được thì có thể ủy nhiệm người khác đi thay hoặc có thể làm di chúc cho một người khác thành toàn sở nguyện nếu chẳng may nhắm mắt bất ngờ. Trên thực tế thì trong suốt thời gian 13 thế kỷ qua, Mecca và Medina thực sự là hai cái tên thiêng liêng mang đầy mầu sắc lung linh và huyền ảo đối với tất cả những người Hồi Giáo trên toàn thế giới.

Lữ Phương

(1) Mặc dù Đại Đế Constantine (280-337) chỉ thực sự chấp nhận bí tích rửa tội ngay trước khi nhắm mắt nhưng hiển nhiên vị Đại Đế này đã thực sự là một tín đồ trung thành của Cơ Đốc Giáo ngay từ năm 312, trước khi cuộc chiến lịch sử có tên The Battle of the Milvian Bridge mở màn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.