Hôm nay,  

Doanh Gia Ở Vn Không Tin Vào Hệ Thống Pháp Luật

30/09/200100:00:00(Xem: 3617)
HANOI - Các thương gia trong nước cần phải hiểu biết và áp dụng luật thương mãi vào những thương vụ hằng ngày của họ, các chuyên gia luật pháp đã cảnh báo.

Nhưng họ cũng cho biết là sự thiếu tiêu chuẩn và sự hiểu biết hạn hẹp của hệ thống luật pháp Việt Nam đã tạo nên cảnh tìm kiếm những phương cách bất hợp pháp để tranh tụng quyền lợi để giải quyết vấn đề.

"Các thương gia Việt Nam và các nước Đông Nam Á không quen hội ý với luật sư khi họ làm ăn hoặc trao đổi dịch vụ thương mãi", Phan Tôn Việt Anh, một luật sư của tổ hợp luật sư Freshfields Bruckhaus Drigner, cho biết.

Phan nói, các thương gia Việt Nam khi gặp phải khó khăn về vấn đề luật pháp hay bị thưa kiện, thường giải quyết vấn đề bằng những hình thức bất hợp pháp như hối lộ.

guyễn Tiến Lập, phụ tá giám đốc của một tổ hợp cố vấn luật pháp, Invest Consult, nói tệ trạng tìm kiếm những phương cách bất hợp pháp đã chồng chất bởi sự thiếu cảnh giác của chính quyền. Thêm vào đó, rất nhiều thương gia Việt Nam không tin tưởng vào hệ thống pháp luật của Việt Nam vì "không hiệu quả và thừa thãi".

"Nếu những thương gia không tin tưởng vào sự hiệu năng của hệ thống luật pháp, họ sẽ tìm cách giải quyết vấn đề bằng những phương cách bất hợp pháp" Lập cho biết.

Lập diễn tả những sự khó khăn của nhiều tiểu thương gia và các viên chức chính quyền cố gắng giải quyết cho từng trường hợp. Một trở ngại khác là chính quyền thường xử dụng văn kiện hành chánh thay vì luật tư pháp để phân xử những vụ tranh tụng. Lập nói rằng toà án làm việc cũng không hiệu quả do đó những thương gia thường tránh xử dụng.

Những chuyên gia về pháp luật nói rằng những suy nghĩ như vậy sẽ làm ngăn trở sự vững mạnh của luật pháp, và có thể sẽ ngăn cản sự đầu tư từ nước ngoài. Thấu hiểu luật pháp không những giúp cho việc phân xử những tranh tụng mà còn giúp các thương gia giải quyết những vấn đề hằng ngày như thuế khoá, hợp đồng, đầu tư hoặc hoán chuyển kỹ thuật.

Nhiều bản nghiên cứu cho thấy các thương gia gặp phải những trở ngại, ngay cả vi phạm pháp luật, chỉ vì sự lơ là. Thí dụ như, công ty Trường Sinh tại Hà Nội đã vô tình vi phạm luật cầu chứng khi dùng nhãn hiệu Trường Sinh cho chai sữa đậu nành, trong khi đó nhãn hiệu Trường Sinh đã được cầu chứng bởi công ty Foremost Viet Nam.

Nhưng những công ty Việt Nam cho rằng lệ phí cho cố vấn pháp luật quá cao, vì thế họ thường do dự trong việc tìm một luật sư để cố vấn. "Chúng tôi không thể trả 100 mỹ kim một giờ để được cố vấn pháp luật bởi một tổ hợp luật sư Việt nam", một tiểu thương cho biết.

Nếu được cố vấn bởi các tổ hợp luật sư quốc tế có tiếng, lệ phí có thể lên đến 400 - 500 mỹ kim mỗi giờ. Mặc dầu nó chỉ bằng một phần mười lệ phí tại các nước tiền tiến. Việt Anh cho biết đây là lý do tại sao 95% khách hàng của những tổ hợp luật sư quốc tế tại Việt Nam là các công ty ngoại quốc. Khách hàng Việt Nam, nếu có, chỉ là những công ty lớn như Petro Vietnam và Vinaconex.

Những công ty Việt Nam thường chọn các tổ hợp luật sư trong nước để được cố vấn vì lệ phí rẻ và sự khác biệt về văn hoá ít hơn. Tuy thế, luật sư Việt nam lại không am tường về luật pháp quốc tế và thường bị coi như thiếu chuyên nghiệp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.