Hôm nay,  

Bức Tượng Thương Tiếc!

08/09/200100:00:00(Xem: 6655)
Lời Giới Thiệu: Bao Bất Đồng là bút hiệu cuœa cố chuœ nhiệm Việt Nam Thời Nay Trần Huy Quyền, Người đã một mình một bút dương oai trấn thuœ mục Nói Chuyện Với Đầu Gối trong suốt nhiều năm ròng rã; Người đáng được phong tặng danh hiệu Độc Cô Cầu Bại trên chốn trường văn trận bút Việt ngữ Úc châu; Người đã lừng lững đi vào lịch sưœ báo chí Việt ngữ haœi ngoại với lối văn phong phiếm luận độc nhất vô nhị; Người đã ngưœa mặt nhìn trời cười ha haœ rồi phất tay áo, thổi lên không biết bao nhiêu cuồng phong trong lòng độc giaœ, tạo dựng không biết bao nhiêu hứng khơœi bi hùng cho những người từng khoác binh nhung; Bao Bất Đồng, Người đã dùng chữ nghĩa bừng bừng như lưœa cháy, dùng ngôn từ trùng trùng điệp điệp như rừng gươm biển giáo, dùng văn phong như nước chaœy mây trôi... để dựng lại lá cờ chính nghĩa, để khôi phục lại niềm tin cuœa người Việt tÿ nạn vào đại cuộc quang phục quê hương, để vinh danh những người đã ngã xuống vì dân vì nước. Bao Bất Đồng, với tâm hồn bát ngát chỉ biết yêu, biết thương, biết xót xa, trong suốt thời gian mấy chục năm trời làm báo, đã dùng ngòi bút xoa dịu không biết bao nhiêu tâm hồn đau khổ, sươœi ấm không biết bao nhiêu tấm lòng cô quạnh, và mang lại hy vọng, tình thương cho không biết bao nhiêu người trong cơn tuyệt vọng... Quaœ thực, suốt thời gian mấy chục năm qua, nhiều người Việt haœi ngoại đã đọc văn Bao Bất Đồng trong tiếng cười saœng khoái, trong tiếng khóc nghẹn ngào, và cũng có nhiều lúc nhiều người đọc văn ông, vừa cười vừa khóc, vừa lắc đầu, vừa đấm ngực... mà vẫn thấy mình hạnh phúc, vẫn thấy mình tỉnh táo, vẫn thấy mình cao thượng, hào phóng, tâm hồn lồng lộng gió biển...
Bao Bất Đồng, ông quaœ thực là nhà phù thuœy cuœa ngôn ngữ, một nhà báo có tài, một cây phiếm luận tài ba. Nhưng hơn thế, ông còn là một người chồng đôn hậu, một người cha có tình có nghĩa. Nhìn vào cuộc đời dang dơœ cuœa ông cùng những tiếng thơœ dài khi ông phaœi vật lộn để mưu sinh, để tiếp tục cống hiến tình yêu và niềm tin cho độc giaœ, chúng tôi mới thấy thật thấm thía, nỗi đau lòng cuœa những độc giaœ khi nghe tin ông mất, gọi điện thoại tâm sự với chúng tôi qua những lời thổn thức, đầm đìa nước mắt...
Được tin ông vĩnh biệt trần thế, chúng tôi vừa bàng hoàng vừa buồn. Càng buồn hơn khi nghĩ đến bà và các cháu... cô đơn ơœ lại trần gian này giữa muôn vàn khốn khó... Trong tâm trạng đó, khi nhận được điện thoại cuœa bà quả phụ Trần Huy Quyền trong một chiều lộng gió, cho biết, bà cùng một số anh em bạn hữu cuœa ông và các cháu sẽ tổ chức buổi phát hành bộ CD-Quân Sưœ với chuœ đề Thương Tiếc vào ngày 16 tháng 9 tại Melbourne và 23 tháng 9 tại Sydney, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và kính phục. Trong sự ngạc nhiên và niềm kính phục đó, chúng tôi trân trọng kính mời qúy độc giaœ, bớt chút thì giờ đến tham dự buổi phát hành, để trước hết là toœ lòng thương yêu dành cho một nhà báo có lòng có tình đã quá cố, và sau là để được tìm thấy những gì tốt lành cuœa chính mình dành cho bà quaœ phụ Trần Huy Quyền cùng các cháu.
Cũng trong niềm thương tiếc và kính phục dành cho cố chuœ nhiệm Trần Huy Quyền đồng thời là nhà báo Bao Bất Đồng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giaœ, trong số báo tuần này, và hai tuần kế tiếp, một số bài viết cuœa ông, với niềm hy vọng, qúy độc giaœ sẽ tìm lại được phần nào hương vị, hình aœnh cuœa nhà báo Bao Bất Đồng, để rồi qua đó, thấy thấp thoáng caœ hương vị, hình aœnh cuœa chính mình... và caœ những người thân cuœa qúy vị...
Đêm Chủ nhật 22 tháng 10 nhằm ngày 25 tháng 11 năm Canh thìn. Trần Huy tôi đang mơ màng trong giấc điệp thì bỗng thấy phương Nam có một bầy chim hạc. Sáng dậy hỏi thầy Mộ Dung Tiên Sinh, thầy bảo đó là mộng " Vân trung bạch hạc " nghĩa là " Hạc trắng bay trong mây". Điềm báo rằng sẽ có khách quí tới hỏi thăm sức khỏe. Quả nhiên , buổi chiều đang ngồi tà tà viết Quân Sử, thì có tiếng gõ cửa nhà. Tưởng ai hóa ra là chú em Biệt Kích 81 họ Trần. Nếu xưa Trần Huy tôi có máu văn nghệ văn gừng thì chú laị có máu Võ Tòng, máu Lương Sơn Bạc. Gọi là máu Võ Tòng, bởi năm 1969, đang phom phom ngồi mát ăn bát vàng, đang phây phây với giảng đường sách vở thì chú bỗng tung hê, bỗng ném hết để tình nguyện vào lính. Lại là lính Biệt Kích Dù, lính của Liên Đoàn 81, thứ lính chịu chơi, lính một đi không trở lại. Gọi là máu Lương Sơn Bạc, bởi sau ngày 30 tháng 4, trong khi thiên hạ kéo nhau chạy ra biển, thì chú lại theo anh em vào rừng lập chiến khu. Thế nên, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới ưu ái tặng cho chú một quả 8 năm tù cải tạo.
Vừa giáp mặt Biệt Kích đã ngâm sang sảng:
"Bất động ngồi trên xa lộTrầm tư súng đặt ngang đùiChiều buông nắng ngang nửa mặtMắt nhìn, sao ánh không vui."

Nghe tới đây, Trần Huy tôi cười ha hả: "Cảm khái - cảm khái... Có phải đó là bốn câu mở đầu của bài thi bất hủ " Bức tượng thương tiếc" nghĩa trang Quân Đội, mà tác giả là ông cựu Thiếu Tá Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Trần Xuân Dũng""
Biệt Kích gật đầu, vừa nước mắt rưng rưng vừa xuống giọng nghẹn ngào:
"Anh là ai hay là tượng
Về từ mọi ngả quê hương
Bình Giã, rừng cao su thẫm
Komtum, đất đỏ nhiều sương.
Bóng anh dân đã từng gặp
Quanh khu rừng núi Bồng Sơn
Dường như chân đèo Phủ cũ
Máu trên vai áo đã sờn.
Quê em ngày còn thơ ấu
Rất nghèo, trên đất Gio Linh
Anh đã nhiều phen chiến đấu
Ra tử nhiều hơn vào sinh.
Nhắc tới tên vùng Quảng Trị
Anh ngồi ánh mắt hiển linh
Rồi Đông Hà, sông Thạch Hãn
Bâng khuâng như nhớ người tình.
Anh là thiên thần mũ đỏ
Ngực còn lấp lánh huy chương
Ôi chao em chưa nhìn rõ
Dường như máu rỉ bên sườn.
Lãng đãng áo anh đổi sắc
Hoa rừng đã trở màu đen
Huy hiệu trên vai nhòa biến
Mọi quân binh chủng thay phiên.
Anh như Kình Ngư, Ó Biển"
Cánh tay "Sát Cộng" ngang tàng
Anh là Thủy Quân Lục Chiến
Mùa hè đỏ lửa hiên ngang.
Em muốn mời anh ly nước
Rót từ dừa xứ Tam Quan
Đôi môi sao anh mím chặt
Lạnh như đồng đúc khô khan.
Đêm sau em nghe rờn rợn
Mắt anh rực lá Quốc Kỳ
Hãnh diện đền ơn Tổ Quốc
Chiến trường nào anh ra đi ""

Ngâm xong, Trần Biệt Kích luận:
"Bức tượng "Thương Tiếc" là một trong những tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất, hoành tráng nhất và linh thiêng nhất của dân tộc Việt. Nó là chân dung đích thực nhất của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống ngoài chiến trường. Nó là biểu tượng hoàn hảo nhất của những người chiến binh đã vì nước mà bỏ mình. Nó là pho thần tượng sống nhất, đẹp nhất, nghệ thuật nhất, ý nghiã nhất, truyền cảm nhất và gần gũi nhất."
Ngưng một giây Biệt Kích kể:
"Trước ngày 30 tháng 4. Từ xa xa, nhìn về phía sau lưng, pho tượng coi uy nghi như một đấng thần linh đang tọa tấn nhất kiếm trấn ải trên đỉnh thành cao lồng lộng. Cũng từ xa xa nhìn về phía chính diện, pho tượng lừng lững như một vị thiền sư đang ngồi trầm tư mặc tưởng giữa khoảng trời đất mêng mông và khi bước lại gần, bất cứ ai cũng sinh lòng kính trọng, cũng thấy có cái cảm giác thân thiết, thân thương, cũng thấy tâm hồn mình cao lớn hơn, cũng thấy con tim mình như mở rộng hơn, và khi ngước đầu lên pho tượng, ta bắt gặp một khuôn mặt kỳ diệu, một khuôn mặt rất người, một khuôn mặt rất bao dung, một khuôn mặt rất nhân hậu, một khuôn mặt rất buồn và bỗng dưng thấy người như đang nhìn ta, đôi mắt như đang vỗ về ta, đôi môi như đang mấp máy nói chuyện với ta. Chiếc nón sắt như đang cử động, chiếc ba lô như đang xoay xoay và đôi tay rắn chắc như đang gõ từng nhịp trên khẩu Ga Rant M1 trên đùi."
Trần Huy tôi chắp tay:
"A di đà Phật, nghe nói có rất nhiều huyền thoại, có rất nhiều câu chuyện có thật nhưng rất kỳ bí xoay quanh pho tượng lịch sử này."
Biệt Kích 81 gật đầu:
"Tác giả pho tượng đó là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, Đại úy Cục Chiến Tranh Tâm Lý. Ngay từ năm 1965 khi nghĩa trang quân đội Biên Hòa được Trung tướng Đồng văn Khuyên Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận đến đặt viên đá đầu tiên, thì ông Thu đã được Bộ Tổng Tham Mưu giao phó công tác xây dựng tượng đài. Nhưng suốt gần một năm vị kiến trúc sư lừng danh mặc dù đã họa hằng trăm bức vẽ mẫu, đã dựng hàng chục mô hình mẫu, đã được giới thiệu đến mấy mươi người mẫu, nhưng ông vẫn chưa chọn được một mẫu như ý. Cho tới năm 1966, nhân đến thăm nơi đóng quân của tiểu đoàn 3 nhảy dù đóng tại Ngã Tư Bẩy Hiền, mà Tiểu Đoàn Trưởng lúc ấy là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, Trưởng Ban Ba là Thiếu Tá Lê Hồng và Y Sĩ trưởng là Trung úy Trang Châu. Khi vào uống nước ở câu lạc bộ, ông bỗng thấy một Hạ Sĩ trẻ, dáng dấp rắn chắc to cao, mắt sáng, mày rậm, chỉ có nét mặt và ánh mắt sao mà buồn rười rượi. Anh Hạ Sĩ ngồi một mình trên chiếc bàn trống, nhưng trước mặt lại có những hai tô phở, hai chai bia, hai ly đá và hai điếu thuốc đang nghi ngút khói, một điếu trên tay và một điếu để trên đĩa đối diện."
Trần Huy tôi ngạc nhiên hỏi:-
"Một người mà cái gì cũng có hai thứ""""
Biệt Kích gật đầu:


"Phải, mới đầu Đại úy Thu tưởng bàn có hai người mà trong đó một đang đi tiểu. Nhưng không, mãi cũng chẳng thấy ai, đã thế anh Hạ Sĩ cứ vài phút lại nâng ly lên miệng nói: "Uống đi mày…. Uống đi… tiểu đoàn sắp tập họp rồi". Thoạt đầu ông Thu tưởng anh say xỉn nên nói nhăng nói cuội, nhưng nửa tiếng sau, thấy đương sự vẫn tỉnh táo và lời mời "uống đi… làm ly nữa đi… một chai nữa đi" vẫn được nói một cách rất tự nhiên, rất thân tình, cứ như là đang nhậu mù trời với một người đối diện. Chịu không nổi cái cảnh kỳ quặc ấy, Đại úy Thu mới sang bàn anh Hạ Sĩ để thắc mắc. Anh vừa sụt sùi vừa trả lời:
"Trong đơn vị, tôi có một người bạn chí cốt, người bạn ruột, chúng tôi đi đâu cũng có nhau, ra trận cũng bắn chung nhau một khẩu đại liên, về hậu phương cùng nhậu chung một bàn, thế nhưng năm ngoái nó đã bỏ tôi, bỏ anh em, để ngã xuống ở mặt trận Bình Định, nó chết rồi mà tôi vẫn còn thương, còn nhớ nó lắm, nên ăn gì, uống gì, hay nhậu nhẹt ở đâu, để không tủi vong linh của người quá cố, tôi đều không quên kêu thêm cho nó một phần."
Cảm khái trước tình bạn thiêng liêng ấy và xúc động trước nét mặt đầy sự thương tiếc buồn rầu đăm đăm ấy, Kiến Trúc Sư Nguyễn Thanh Thu đã chọn anh Hạ Sĩ làm người mẫu cho bức tượng. Ba tháng sau, khi tác phẩm đã hoàn thành phần căn bản, anh Hạ Sĩ được trả về đơn vị, nhưng liền sau đó trong một trận đánh, anh đã anh dũng hy sinh. Cuối năm đó tượng đài được khánh thành. Trong buổi lễ, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã yêu cầu các quan khách, các Tướng Tá và các binh sĩ hiện diện đứng lên để có một phút mặc niệm người Hạ Sĩ nhất tiểu đoàn 3 nhảy dù.
Lại ngưng một giây như để nén sự xúc động, Biệt Kích kể tiếp: "Bắt đầu từ đấy, pho tượng Thương Tiếc có những huyền thoại, những huyền thoại có thật, những huyền thoại được kể lại không phải là một người mà là hàng trăm hàng ngàn người như : " Vào giữa một đêm trăng mờ năm 1968, một chiếc xe đò chở đầy hành khách từ miền Trung về, khi tới xa lộ còn cách nghĩa trang quân đội 500 thước, viên tài xế bị ngủ gật nên thắng gấp, khiến bánh xe trợt một đoạn dài, rồi lật nghiêng. Trong lúc mọi người đang khóc than, đang tìm cách đập vỡ cửa kiếng chui ra, thì chợt có tiếng nói vang lên: " Xin đồng bào bình tĩnh… xin đồng bào bình tĩnh…, ai đâu ở đó… đã có lính nhảy dù đến cứu bồ". Tiếng nói vừa dứt thì xe được đẩy lại dựng đứng như cũ, anh tài xế cùng lơ xe và khách vừa mở cửa ra ngoài, vừa hết lời khen sức mạnh ghê gớm của đại ân nhân. Thế nhưng mọi người chỉ thấy ân nhân dáng người cao lớn đứng sừng sững bên kia đường, rồi ông ta bước từng bước rất dài về phía trước. Tới trước cửa nghĩa trang quân đội thì biến mất. Anh tài xế bỗng la thất thanh, chỉ vào pho tượng Thương Tiếc: "Bà con ơi… ổng đó… ổng đó… Trời ơi… trời ơi… ổng hiển linh cứu bà con mình. Thế là mọi người vội leo ngay vào trong xe, rồi ai nấy đều chắp tay lạy… đều đọc kinh râm ran… cả kinh Phật lẫn kinh Chúa."
Trần Huy tôi nghe tới đây cũng vội chắp tay lên niệm:
" A di đà Phật."
Biệt Kích kể tiếp :
"Vào lúc 10 giờ tối tháng 3 năm 1969, có hai cặp tình nhân đi trên hai chiếc Honda ra xa lộ hóng gió, gần tới nghĩa trang thì bị ba chiếc khác chở 6 thanh niên tóc dài ép té bên đường. Liền sau đó 3 tên ngồi phiùa sau nhảy xuống dùng dao uy hiếp khổ chủ để cướp xe và lấy tiền. Trong lúc bọn cướp cạn đang trói các nạn nhân, thì bỗng có tiếng hét lớn trên đầu dốc: "Chớ làm càn… chớ làm càn." Rồi liền đó xuất hiện ở giữa đường xa lộ một bóng đen… Bóng đen khệng khạng đi tới, một tên cướp hoảng hốt gào lên "Ối giời ơi… ma ma, chạy… chạy…" Thế nhưng không làm sao chúng chạy được, cứ thế đứng sững như trời trồng, bóng đen hai tay xách bổng hai chiếc Honda bỏ bên vệ đường, vừa lúc đó có bốn chiếc xe chạy đến, một xe Cảnh Sát đi tuần, một xe Jeep của bốn quân nhân nhảy dù, trên có một Trung Tá, còn hai xe kia là du lịch. Thấy chuyện lạ, các xe ngừng hết lại. Dưới bóng tối mờ mờ mọi người thấy trên đỉnh dốc có một bóng đen đứng hiên ngang lừng lững. Khi rõ chuyện, Cảnh Sát đến chỗ bọn cướp, đứa nào đứa nấy cứ như bị điểm huyệt. Một người lớn tiếng hỏi : "Còn ai đứng ở trên kia đó…" Một tràng cười vang lên, rồi một giọng như sấm động… "Cố gắng, Nhảy Dù... cố gắng." Như hiểu ra chuyện, vị Trung Tá nhảy dù trấn an mọi người: "Không sao đâu, pho tượng Thương Tiếc đi tuần thôi." Sau đó ông vẫy tay la to: "Về nghỉ đi em, khuya rồi… Nhảy Dù"… Bóng đen bỗng đứng nghiêm giơ tay chào, "Cố gắng …Tuân lệnh Trung Tá."
Đèn pha ở các xe hơi được bật sáng rực chiếu theo, chỉ thấy mờ mờ một bóng người, tới lối vào nghĩa trang thì chợt mất hút, nghe đâu ngày hôm sau hai cặp trai gái mang gà luộc trái cây, hương nhang vàng mã đến trước bức tượng cúng tạ ơn. Khi đến nơi họ thấy hai viên Cảnh Sát đêm qua cũng đang đến khấn vái, một người bảo: "Chúng tôi đi tuần ban đêm, thấy ông ra ngoài ra chơi hoài à, nhưng ông hiền lắm, đã không phá phách mà còn cứu giúp bà con biết bao nhiêu."
Trần Huy tôi nghe tới đây lại chắp tay: "A di đà Phật". Biệt Kích lại kể: "Chỉ sau ngày 30 tháng 4 chưa được mấy bữa , thì một đại đội quân Cộng Sản địa phương, đã dùng giây dùng búa, dùng xe kéo, hùng hục suốt một ngày mới xô đổ được bức tương Thương Tiếc xuống dưới chân bệ đá. Nhưng lạ thay chúng dùng đủ mọi cách kể cả cần cẩu để trục bức tượng lên xe nhưng không thể nào cẩu được nên đành phải vất ở đó. Sáng hôm sau viên Thượng úy chỉ huy đại đội trở lại hiện trường để nghiên cứu tìm phương án mang đi thì hắn bỗng giật nảy mình vì bức tượng hôm qua còn ở bên này đường mà hôm nay đã ở bên kia đường. Bảo rằng có người lôi đi thì 100% là không phải. Hắn liền đi hỏi các cư dân lân cận, hỏi mãi thì ông Trưởng Aáp cũ mới nói:
"Ai mà rinh nổi ông ấy qua đây, ổng ấy tự đi đó, suốt đêm qua ổng đi bộ qua đồi Bác Sĩ Tín, rồi tới mấy nhà chúng tôi, bao nhiêu năm nay ổng ấy hiền lành lắm, nhưng lần này giọng nói coi bộ tức giận lắm."
Viên Thượng úùy hỏi:
"Hắn nói gì""
Ôâng cựu Trưởng Aáp đáp:
"Thì ổng hỏi có ai biết nhà cái thằng Đại Đội Trưởng Việt Cộng ở đâu không""
Viên Thượng Úùy nói cứng:
" Chuyện tào lao không""
Mấy bữa sau cả vùng xôn xao, vì đêm hôm trước, đồng chí Thượng úy vào lúc 2 giờ sáng lái xe jeep qua nghĩa trang, chả hiểu làm sao xe tự nhiên đâm xuống ruộng bốc cháy, cả 4 tên trên xe chết không còn một mống… Nghe kể lại rằng , xe đang chạy phom phom bỗng lảo đảo, lảo đảo vì pho tượng Thương Tiếc đang đứng giang hai tay ở giữa đường. Kể tới đây nước mắt của chú em Biệt Kích bỗng dàn dụa:

"Suốt 25 năm nay, cho dù bức tượng lịch sử đã bị giặc mang đi mất biệt, nhưng huyền thoại về ông vẫn còn được lưu truyền trong dân gian, trong lúc trà dư tiểu hậu, các bô lão vẫn thường kể lại, những hành động xuất qủy nhập thần của ngài, và rằng ngài vẫn thường hiển linh đi cứu người và rằng ngài vẫn đội nón sắt, đeo ba lô, cầm súng, đi trên xa lộ quanh nghĩa trang, thỉnh thoảng giữa đêm hôm khuya khoắt, người ta vẫn nghe ngài hát bài "Xuất Quân" , bài "Chiến Sĩ Vô Danh", bài "Lục Quân Việt Nam", bài "Nhảy Dù Hành Khúc" và rằng khi được hỏi bao giờ về trời" Ngài chỉ tay vào nghĩa trang: "Một số anh em ta vẫn còn nằm đó, thì ta vẫn còn ở đây, ta đi thì còn ai trông coi, bầu bạn với họ, ta chỉ về trời khi trước cửa nghĩa trang một ngày nào đó lá cờ vàng ba sọc đỏ, bay lồng lộng, bay oai phong, bay vút cao cho một nước Việt Nam không Cộng Sản."
Một cư dân ở đó kể rằng, đâu là ngày lễ Thanh Minh năm 1997, nửa đêm ngài hiện về nghĩa trang, đi từng ngôi mộ để nhổ cỏ, dựng lại từng tấm bia bị gãy, đắp lại mấy thành mộ bị sụp lở và vun lại mấy nấm đất bị san bằng. Vào canh ba, người ta nghe thấy tiếng của ngài vang lên khắp nghĩa trang: "Tội quá đi… tội quá đi… Lúc còn sống thì hy sinh, thì chiến đấu cho trăm họ, lúc chết bây giờ thì hỡi ơi, mộ thì không ai nhang khói, bia vỡ thì không ai hàn… một chén cơm cúng cũng không có, một cái bánh ngọt, một ly nước, một bông hoa cũng không. Thôi thì anh em ơi, tôi thề sẽ ở lại với các anh em, ở lại cho đến khi lịch sử sang trang mới, rồi cuối cùng trước khi biến đi, ông ngâm vang bài thơ " Anh hùng vô danh" của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy:
Họ là những anh hùng không tên tuổiSống âm thầm trong bóng tối mênh môngKhông bao giờ được hưởng ánh quang vinhNhưng can đảm và tận tình giúp nước.Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trướcĐã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâuVà làm cho những đất cát hoang vuBiến thành một giải san hà gấm vócHọ là kẻ không nài đường hiểm hócKhông ngại xa, hăng hái vượt trùng sơnĐể âm thầm chuẩn bị giữa cô đơnCuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộngHọ là kẻ khi quê hương chuyển độngDưới gót giầy của những kẻ xâm lăngĐã xông vào khói lửa, quyết liều thânĐể bảo vệ tự do cho Tổ Quốc.
Trong chiến đấu, không ngại muôn khó nhọcCười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nanNgười thất cơ đành thịt nát xương tanNhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểmQuyết khước từ lợi lộc với vinh hoaHọ buông gươm quay lại chốn quê nhàĐể sống lại cuộc đời trong bóng tối
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổiTrong loạn ly như giữa lúc thanh bìnhBền một lòng dũng cảm chí hy sinhDâng đất nước cả cuộc đời trong sạch
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sáchTuy bảng vàng bia đá chẳng đề tênTuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quênKhông ai đến khấn nguyền dâng lễ vật
Nhưng máu họ đã len vào mặt đấtThịt cùng xương trộn lẫn với non sôngVà anh hồn chung với tấm tình trungĐã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Bao Bất Đồng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.