Hôm nay,  

Bạn Gái Nhỏ To

15/09/200100:00:00(Xem: 5970)
Thưa các chị,

Làm thân con gái, ai cũng mong có một ngày cưới. Nhưng khi đã làm cha mẹ, thì nỗi lo cho con gái có một ngày cưới, càng lớn lao hơn. Nhưng hôm nay, chuyện em muốn nói với các chị không phải là chuyện cưới xin của mình mà là chuyện cưới xin của thiên hạ, của những người chỉ gặp một lần trong một ngày nào đó thật là xa lắc xa lơ, vậy mà rồi bỗng nhiên, một ngày nọ, nhận được thiệp mời báo tin lễ thành hôn của con trai, con gái họ...

Em không hiểu ở hải ngoại, các chị có gặp phải những chuyện mời mọc như vậy hay không, nhưng em xin kể cho các chị nghe một chuyện có thực xảy ra vào Chủ Nhật cách đây chưa lâu lắm. Em thì chỉ nghe người khác kể lại, nhưng em biết chuyện này thật 100% đó các chị.

Chả là có một bà chị cưới chồng cho con. Chị ta thì mới ngoài 40 tuổi nhưng đã có 4 đứa con gái lên xe hoa. Chị chả có đứa con trai nào, nhưng giao thiệp thì rất rộng. Gặp ai chị cũng quen, và đã quen là chị mời khắp lượt. Một đám cưới ở Việt Nam mà có tới gần 600 người tới dự thì đủ biết, chị ta là người chịu khó mời khách đến thế nào.

Thế rồi, các chị có biết thế nào không, giữa lúc tiệc cưới đang diễn ra ồn ào nhưng chả thân mật một chút nào, bỗng dưng có một bà nạ dòng, mặc chiếc váy màu đen, chân đi dép lê, phăng phăng đi vô chỗ bàn tiệc danh dự, có bố mẹ của cô dâu, chú rể đang ngồi. Mọi người đang ngơ ngác, chưa hiểu chuyện gì thì bà nạ dòng đã tay xỉa xói, miệng la lên be be, "Này này, chị H. kia, tôi với chị đâu có thân thiết gì mà chị phải mời ba má tôi, mời cả thằng chồng tôi, cả thằng em trai lẫn cả em gái tôi đến dự đám cưới con gái chị là thế nào"" La xong câu đó, bà ta chạy đến bàn có người chồng ngồi, nắm tay ông ta lôi ra khỏi tiệc cưới trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người...

Chuyện em vừa kể thật là hiếm có, phải không các chị" Người đâu có loại người lỗ mãng đến như thế" Bây giờ, nhân nhắc đến chuyện mời mọc quanh đám cưới, em xin chép để các chị đọc bài viết "Tản mạn ngày cưới: Cái gọi là trả nợ miệng" của một tác giả được đăng trên báo Phụ Nữ, xuất bản cách đây chưa lâu.

Em biết, tác giả bài viết này có đưa ra một số đề nghị có vẻ "sách vở, giáo điều", các chị đọc chắc phải tức cười lắm. Biết vậy, nhưng em vẫn để nguyên để các chị hiểu được đời sống, sinh hoạt của những người ở lại vui buồn như thế nào...

*

Như được kể lại, việc đầu tiên sau khi mọi thủ tục cưới xin kết thúc trong một đám cưới - mà có lẽ giống như phần lớn các đám cưới ngày nay, là đôi uyên ương ngồi liệt kê lại toàn bộ số khách đến dự đám cưới và số tiền mừng của mỗi người. Có thể nói ngắn gọn là tính toán lỗ lãi... Sau công việc cần nhiều đến thời gian cũng như đầu óc toán học như vậy thì liệu những "giây phút thiêng liêng" còn có thể đến được một cách trọn vẹn"

Trong những năm gần đây, cụm từ "trả nợ miệng" đã được người ta hiểu hoàn toàn theo nghĩa đen và bị lạm dụng triệt để. Sau những thủ tục bắt buộc như xem tuổi, xem ngày... trước khi tổ chức đám cưới, gia đình hai họ đều rất cẩn thận lên danh sách tới dự để sau đó chuẩn bị thiếp mời và đặt tiệc. Từng loại thiếp thường được đặt in cẩn thận, giá trung bình khoảng từ 1000 đồng đến 1500 đồng một cái. Với người được mời thì những mảnh giấy sặc sỡ này không khác gì cái phiếu thu tiền.

Không hiểu từ bao giờ, hoặc cùng phát triển với kinh tế thị trường, chuyện mừng đám cưới đã mang tính trách nhiệm, nghĩa vụ hơn là tình cảm. Đi đám cưới, ai cũng tự giác hoặc không tự giác - mang theo một phong bì mà bên trong trung bình là từ 50.000 đồng trở lên, nhiều khi tới cả bạc triệu. Với người giàu - số này chưa phổ biến - thì không sao, song với những cán bộ công nhân viên lương ba cọc ba đồng thì mỗi khi nhận được giấy mời quả là nhức đầu.... không đi thì không được mà đi thì tiền ở đâu" Mang một tâm trạng như vậy đến dự thì liệu trong bấy nhiêu khuôn mặt tươi cười thì có bao nhiêu là thực sự mừng cho niềm vui của đôi trẻ" Nặng nề hơn nữa, nhiều khi đám cưới đã tổ chức xong rồi mới có người mang phong bì đến mừng. Hỏi ra thì được biết khi đám được tổ chức thì bận công chuyện, không dự được... Có người nói, đi dự đám cưới bây giờ như là chơi hụi vậy, chỉ có điều thời gian chơi lâu hơn và ở diện rộng hơn. Nhìn về thực chất, sự so sánh trên cũng không khập khiễng là mấy.

Bây giờ nói đến hình thức tổ chức đám cưới và "bữa cơm thân mật". Như mọi người đã biết, khâu tổ chức một đám cưới bắt đầu từ đám hỏi. Tưởng chỉ là cơi trầu điếu thuốc song ngày càng nhiều chuyện nhiêu khê. Nhiều gia đình tổ chức cả đoàn xe xích lô lọng vàng chạy thành hàng dài trên đường phố như muốn thông báo "tôi đi dạm ngõ đây!"

Thôi thì "phú quý sinh lễ nghĩa", tiền mua đồ sính lễ một thì tiền chi cho các thủ tục không tên, thuê đồ đạc, phương tiện tới cả mười. Một số đám, điều kiện kinh tế không được đáp ứng giả cho lắm cũng cố gắng để học đòi đến méo cả mặt. Trên thực tế tuy cái gọi là thách cưới hầu như đã không còn tồn tại song vì không muốn "thua bạn kém bè", sự tốn kém cũng không hề thuyên giảm... Cơ cấu kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hình thức của các lễ cưới. Trở về từ mỗi đám, người đi dự thường được hỏi "Có to không"", "Đông khách không"", "Bao nhiêu mâm"... nghĩa là toàn những câu hỏi về quy mô tổ chức.

Trong khi đó sự vui vẻ, điều quan trọng nhất, của cái ngày đánh dấu sự hợp nhất về mặt xã hội của hai con người thì lại không mấy được quan tâm. Và thế là người ta cứ thi nhau tổ chức sao cho thật xôm. Về khoản rước dâu, mới đầu thì thuê một xe con, một xe buýt loại lớn, sau thì thuê toàn xe con. Thậm chí oai hơn, có đám còn thuê cả xe Cadilac dài, loại mà ở Việt Nam hiện chỉ có vài cái, để làm xe hoa, giá có tới 3-4 triệu đồng cho mấy tiếng đồng hồ. Liệu giá thuê xe như thế có tỷ lệ với hạnh phúc trong cuộc sống gia đình sau này"

Hầu như đám cưới nào cũng thích dạo lòng vòng một vài phố chính của Sàigòn, Hà Nội. Quanh những chiếc ô tô là hàng đoàn những thanh niên bạn bè, họ hàng của hai họ, đèo hai, đèo ba ngênh ngang rất ảnh hưởng đến giao thông. Phải chăng cưới là không cần tôn trọng trật tự đô thị" Có nên không, khi ỷ vào ngày vui của người thân, ai đó tự cho mình quyền tạo nên những cảnh không vui nơi công cộng"

Chuyện đi là vậy còn chuyên ăn và mặc thì sao"

Hiện ở Hà Nội có rất nhiều các cửa hàng cho thuê, tạo và bán các loại mẫu áo cưới song hình như cũng vì thế mà sự lựa chọn trở nên khó khăn. Thể hiện là trong hầu hết các đám cưới, trang phục của cô dâu xem chừng đều không ổn. Toàn là áo váy của nước ngoài theo văn hoá các nước châu Âu, rất đắt tiền song hoàn toàn không phù hợp.

Là người Việt Nam, giá như các cô dâu chỉ mặc áo dài dân tộc vừa nền nã, vừa dịu dàng thì sẽ đẹp biết bao nhiêu. Điều này đặc biệt phù hợp ở các vùng nông thôn ngoại thành. Hình ảnh cô dâu mặc váy đầm được chụp bên cạnh khóm tre, đống rơm hoặc gấu váy quét bụi đường làng thì còn biết gọi thế nào nếu không phải là lố bịch" Hình như đám cưới đang bị hiểu sai. Đành rằng là chuyện trăm năm một lần (Ngoại trừ những trường hợp cá biệt) song không phải cứ khác người mới là đáng nhớ. Người viết bài này được chứng kiến trong một đám cưới, khi cô dâu đang bắt tay nói chuyện với khách thì lông mi giả bị rơi ra... Chuộng đồ giả mà quyên đi cái chất văn hoá của dân tộc thì đó cũng là kết quả tất nhiên...

Đám cưới nào, thiếp mời cũng ghi "Mời đến dự bữa cơm thân mật..."

Vậy bữa cơm này như thế nào và mức độ thân mật ra làm sao" Trước hết, đây không thể gọi một cách mộc mạc là bữa cơm khi tiệc cưới được tổ chức ở những khách sạn sang trọng với thực đơn rất cao. Trung bình, giá một mâm cỗ cho 4 người là hàng trăm nghìn đồng. Đó là chưa kể đến các chi phí dịch vụ khác. Mỗi đám thường đặt tới vài chục có khi tới cả trăm mâm. Làm một con tính nhỏ ta cũng có thể thấy được tổng chi phí.

Thực đơn thì hấp dẫn như vậy song về phía thực khách xem ra kém phần hồ hởi. Như đã nói ở trên, khách mời có rất nhiều người đến dự vì trách nhiệm. Sau một hồi nói chuyện, mọi người ra ngồi vào các mâm cho đủ số để ăn uống, sau đó "nộp" phong bì cho cô dâu chú rể rồi ra về, để lại một vài lời chúc bay theo khói thuốc cùng với hơi bia. Nhiều mâm khách khứa chẳng biết ai vào ai nên cũng không có gì để nói, phần ai người nấy ăn, thỉnh thoảng mới có một lời thăm hỏi xã giao. Cũng vì lý do như trên, phần nhiều cỗ cưới không được dùng hết phải bỏ đi rất lãng phí. Cũng ví von về kiểu cỗ cưới này có người nói: cứ như là đi ăn cơm bình dân cao cấp, chỉ khác là thực khách không được gọi món như ý và tiền cơm được để trong phong bì... Như vậy mà gọi là đám cưới sao" Rất tiếc, hiện đang đúng là như thế"

Chỉ khoảng 10 năm về trước, các lễ cưới được tổ chức rất đơn giản, một bữa tiệc nhỏ mời họ hàng, bạn bè thân chung vui, ai có lòng thì mừng chai rượu, con gà, cái phích, bộ ấm chén, tiết mục văn nghệ... Cô dâu ăn mặc rất giản dị, phần nhiều là áo dài. Vậy nhưng tỷ lệ ly dị ít hơn bây giờ nhiều. Như vậy, rất hiển nhiên, đám cưới to hay nhỏ không phải là điều kiện cho hạnh phúc của cuộc sống gia đình. Vậy tại sao ngày nay chúng ta lại không học tập những gì tốt đẹp của ngày xưa để tổ chức những đám cưới đơn giản, tiết kiệm mà vẫn vui"

Đất nước mở cửa, các sắc thái văn hoá tràn vào, kể cả văn hoá về cưới xin. Nếu muốn hiện đại chúng ta có thể và rất nên học tập những hình thức tổ chức mới mẻ, tích cực của nước ngoài. Tiêu biểu có thể nói đến là cưới tập thể. Một vài hoặc nhiều đôi uyên ương cùng hợp lại tổ chức một đám cưới chung. Như vậy, chắc chắn sẽ rất vui và quy mô của đám cưới cũng sẽ to hơn song vẫn tiết kiệm. Đồng thời một sự kiện như vậy cũng khiến cho những người trong cuộc cảm thấy có trách nhiệm với người bạn đời của mình hơn khi lễ cưới của họ được tổ chức dưới sự chứng kiến của nhiều người và các cặp vợ chồng khác...

Bên cạnh đó, đám cưới ngày nay cũng cần giảm nhẹ khâu ăn uống mà nên tập trung nhiều vào mặt văn nghệ như hát, múa và kể cả nhảy. Còn những người đến dự hãy mừng cho đôi trẻ bằng những tình cảm chân thành, những thứ mà không phong bì nào có thể đựng hết được. Chỉ có thế, một đám cưới mới thật sự là đám cưới tình nghĩa, khác một bữa cơm bình dân cao cấp hoặc một kiểu chơi hụi đặc biệt...

Hạnh phúc gia đình là sự tôn trọng và có trách nhiệm đối với nhau sau hôn nhân. Đám cưới chỉ là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới rất dài. Vậy hãy biến đó thành một sự khởi đầu tích cực, vui vẻ và không lãng phí.

Em Gái Sàighềnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.