Hôm nay,  

An Najaf, Hư Và Thực

12/08/200400:00:00(Xem: 4827)
Chuyện gì đang xảy ra trong trận thư hùng An Najaf" Câu trả lời có khi nằm tại… Iran.
Trong khi dư luận chú ý đến mối nguy khủng bố tại các trung tâm tài chánh Hoa Kỳ thì suốt tuần qua, cục diện Iraq lại sôi nổi vì giao tranh ác liệt tại An Najaf. Sáng Thứ Tư, giờ Iraq, có tin là đáp ứng lời yêu cầu của Chính phủ Lâm thời Iraq, Thủy quân Lục chiến Mỹ chuẩn bị mở đợt xung phong cuối để tiêu diệt lực lượng võ trang Mahdi của giáo sĩ Muqtada al Sadr. Chuyện gì đó rất lạ đang xảy ra tại Iraq…
Trước hết là trong khi tấn công An Najaf, từ Thứ Ba, các đơn vị Mỹ mở thêm mặt trận tâm lý chiến khi đưa xe phóng thanh vào kêu gọi đối phương buông súng. Nối tiếp việc Thủ tướng Lâm thời Iyad Allawi bất ngờ thăm An Najaf vào cuối tuần, để bày tỏ quyết tâm giải quyết vụ nổi loạn do al Sadr cầm đầu, đợt tấn công của Mỹ không thuần túy là một chiến dịch quân sự. Chuyện này dễ hiểu. Mỹ dư sức san bằng An Najaf nhưng sau đó sẽ gặp sự thù nghịch còn dữ dội hơn của dân Iraq gốc Shia. Nơi đây là thánh địa và phiến quân đang lẩn trốn trong nghĩa trang có nhiều lăng mộ linh thiêng của dân Shia. Al Sadr có lý do chọn An Najaf làm đất thư hùng, làm nơi tử thủ. Và Hoa Kỳ phải đánh dữ, nói mạnh cũng để khỏi phải tiêu diệt An Najaf. Mục tiêu là chỉ đòi al Sadr chấp nhận hợp tác với chính quyền Iraq.
Từ tháng Sáu, viên giáo sĩ này đã tỏ vẻ đồng ý khi tuyên bố hưu chiến, đến tuần qua thì đổi ý. Điều lạ là trong khi Muqtada al Sadr vùng lên thủ vai lãnh tụ Shia chống Mỹ đến giọt máu cuối cùng thì nhân vật thực sự có thế lực và ảnh hưởng nhất với dân Shia ở Iraq là Đại giáo chủ Ali al Sistani lại giữ im lặng. Hôm Thứ Sáu ông còn qua Luân Đôn, chính thức là để khám tim… Sức khỏe ông ta vẫn tốt, chứng cớ là trên đường qua Anh, ông còn ghé Beirut nói chuyện với các lãnh tụ Shia khác. Ông ta chỉ không muốn nói khi al Sadr nổ súng và Hoa Kỳ ra tay…
Có thể là al Sistani muốn gắp lửa bỏ tay người, nhờ Mỹ loại bỏ một đối thủ trẻ tuổi và lắm tham vọng nhưng vẫn sẵn sàng kết án Mỹ tội tiêu diệt lãnh tụ Shia. Biết vậy, từ tháng Tư, Hoa Kỳ tránh cục than hồng đó: để yên al Sadr và chờ các nhóm Shia, nhất là al Sistani, đồng ý với giải pháp chính trị cho Iraq. Vị Đại giáo chủ này quả nhiên có chỉ dấu hòa hoãn khi công khai kết án vụ các nhà thờ Thiên chúa giáo bị phá hủy.
Nhưng ngoài đòn tranh chấp quyền lực trong nội bộ Shiite, tại Iraq, Mỹ còn phải đối phó với một thế lực khác: Iran.
Chính quyền Tehran muốn quậy nát Iraq nhờ lực lượng Shia do mình chi phối, biến xứ này thành một quốc gia thân hữu nếu không là chư hầu của Iran. Không sử dụng được al Sistani thì họ có al Sadr. Vì vậy mà giao tranh bùng nổ tại An Najaf: Mỹ tung quân tiêu diệt thế lực quân sự của al Sadr để bẻ gãy mũi xung kích của Iran, nhưng không chơi dại đứng mũi chịu sào, lãnh tội phá hủy đất thiêng và sát hại một giáo sĩ Shia. Và cũng vì vậy mà khi dân quân Mahdi lãnh đạn tại An Najaf - gần 400 người thiệt mạng, theo tin tức của Mỹ - thì Đại giáo chủ Al al Sistani đi Anh chữa bệnh.

Để khỏi lên tiếng.
Trận thư hùng An Najaf quả là liên hệ đến trận đấu trí giữa Hoa Kỳ và Iran, trên một bàn cờ cực kỳ phức tạp và ly kỳ.
Ngoài các lãnh tụ Shia tại Iraq, Tehran còn có một "ngựa chiến thành Troy", một tay nằm vùng, là Ahmed Chalabi. Tuần qua, một thẩm phán của Chính phủ Lâm thời Iraq bất ngờ ra lệnh truy tố ông ta cùng người cháu là Salem Chalabi. Nhân vật này bị Mỹ buông rơi vì đánh bài trên cả hai cửa Hoa Kỳ và Iran. Việc Chalabi bị truy tố là tín hiệu mạnh cho Tehran. Đã vậy, cuối tuần qua, trên đài MSNBC, Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice còn mờ ảo cho biết là Hoa Kỳ sẽ có phản ứng với việc Iran tiếp tục kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử. Phản ứng như thế nào thì ai dại mà nói ra, nhất là vào mùa tranh cử, vì chưa có kết quả tâm lý tại Iran thì đã bị Kerry đả kích! Mạnh tay cũng có tội, ôn hòa theo kiểu quốc tế vận cũng có tội… Một vòng thời sự đó cho thấy An Najaf là điểm thử sức của nhiều nhân vật và thế lực: vòng đua al Sadr và al Sistani và đấu trí giữa Washington và Tehran, với con ngựa què Chalabi và kế hoạch nguyên tử của Iran.
Tại chỗ, Thủ tướng Iraq Iyad Allawi đích thân vào đấy để vừa dọa vừa dụ al Sadr trước khi Mỹ mở cuộc càn quét sau cùng. Nhưng, cả Hoa Kỳ và Allawi còn gặp trở ngại khác: phản ứng của các chính khách Iraq. Một số nhân vật thuộc tộc Shia có cảm tình với cuộc nổi dậy của al Sadr hoặc lợi dụng sự lúng túng của chính phủ Allawi đã nhảy vào cuộc: Phó Tổng thống, Phó Tổng trấn Basra, Tổng trấn Dhi Qar, vài thị trưởng hay viên chức chính phủ tại khu vực Sadr City trong Baghdad, tại các thị trấn Ad Diwaniyah hay Al Amarah đã lên tiếng. Họ hăm dọa ngăn cản việc khai thác dầu tại Basra hoặc yêu cầu đôi bên phải hưu chiến và đàm phán!…
Họ không có thế lực thực tế và lời hăm dọa của họ lập tức bị các viên chức cao cấp trong chính quyền Allawi gạt qua một bên: "không đáng kể". Biết vậy, nhưng liệu Iran có khai thác được các nhân vật ấy để gây phân hóa trong các tỉnh miền Nam Iraq không" Đã vậy, việc một nhóm phiến loạn Iraq bất ngờ bắt giữ một nhà ngoại giao Iran là trò gì" Và hôm Thứ Ba vừa qua, việc Ngoại trưởng Iran Kamal Kharrazi lên tiếng mời Thủ tướng Iyad Allawi qua thăm viếng Tehran có là màn gì khác hay chăng"
Hoa Kỳ đang vào chặng cuối của mùa bầu cử, một cơ hội bằng vàng cho Iran khai thác để nếu không lũng đoạn được nội tình Iraq thì cũng có ảnh hưởng trong chính quyền tương lai ở Baghdad. Vì vậy, ngoài tin tức giao tranh và các đòn tâm lý tại An Najaf, người ta còn phải theo dõi những biến chuyển trong quan hệ giữa Washington và Tehran.
Vấn đề quả phức tạp hơn là những hình ảnh chớp nhoáng vài phút trên truyền hình Mỹ về tình hình An Najaf.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.