Hôm nay,  

Quân Sự Và Vấn Đề Xăng

08/10/200000:00:00(Xem: 4093)
Nếu Chiến tranh Vùng Vịnh trước đây phải đánh là vì lý do xăng dầu, tại sao bây giờ người Mỹ phải trả giá cao cho nhu yếu phẩm này" Nhân dân Mỹ có quyền chánh đáng để đặt câu hỏi này với chánh quyền Mỹ, hành pháp lẫn lập pháp. Vấn đề không thể giải quyết chấp vá, sự vụ như xuất kho dự trữ, giảm thuế tiêu thụ trước mùa đông cần sưỏi ấm tiêu tốn nhiều xăng dầu sắp tới đây. Các giải pháp ấy chỉ tạo cho các nước sản xuất dầu gây thêm áp lực tăng giá. Hình ảnh bãi công của các nghiệp đoàn chuyên chở ở Tây Âu, những khó khăn mà các chánh phủ bên cựu lục địa đang gặp phải, nếu xảy ra ở Mỹ sẽ là một tai họa. Thử tưởng tượng một ngày đất nước này không xăng, cái gì sẽ xảy ra. Thiệt hại không thua bị tấn công bằng bom nguyên tử.

Giới chức có trách nhiệm về quốc phòng cũng thấy rõ vấn đề. Tạp chí Army số mới nhứt cũng đồng ý nhân dân Mỹ có quyền hỏi tại sao quân đội Mỹ có mặt đông và mạnh ở Vùng Vịnh, có thể giúp cho Mỹ có ảnh hưởng lớn trong việc thương lượng giá dầu. Nhưng tại sao giá dầu cứ tăng, và nhân dân Mỹ phải trả giá mắc như hiện tại. Nuôi quân ba năm, sử dụng một ngày. Ngày N của trận chiến dầu đã tới chưa"

Trong một cuộc chất vấn Ô. Walter B. Slocombe, Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách chính sách, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy. Dân chủ tiểu bang Massachusetts, ngày 19-9-2000, đã bực bội, cắt ngang ông thứ trưởng, “Đó hoàn toàn là một câu trả lời vô nghĩa” khi vị thứ trưởng tường trình rằng chính sách của bộ thường không dính vào thị trường xăng dầu thế giới.

Quan điểm rõ rệt của TNS Kennedy là giá xăng dầu tăng vọt sẽ dẫn đến tình trạng người dân Mỹ phải trả giá mắc hơn cho việc sưởi ấm trong mùa đông sắp tới. Giá cả xăng dầu - tăng hơn 30% so với năm rồi - đang lan rộng ảnh hưởng đến những nhà nông, giao thông vận tải, và mọi tầng lớp xã hội Mỹ.

Trong khi nhân dân Mỹ trong nước đang gặp khó khăn về xăng dầu như vậy, thì 20.000 quân nhân Mỹ phải xa quê, xa nhà đi bảo vệ cho các nước sản xuất xăng dầu ở ngoại quốc. Nhưng các nước này lại chẳng buồn chú ý đến giá cả, chỉ có tăng mà không hề giảm cho một thùng dầu thô làm cả thế giới điêu đứng. Nhiều người ở Washington cũng đang thắc mắc tại sao các quốc gia sản xuất xăng dầu không tăng sản lượng. Tại sao Mỹ với một lực lượng quân sự sát bên nách các nước này mà không can thiệp gì trong vấn đề tăng giá cả. “Ít nhứt họ cũng có thể tăng sản lượng dầu để bớt gánh nặng cho chúng ta”, TNS Kennedy nói.

Dù bị TNS cắt ngang, Thứ trưởng Quốc phòng Slocombe vẫn tiếp tục giải thích. Dù rằng thị trường hàng hóa thường không thuộc công tác quốc phòng, Mỹ hiện có ảnh hưởng lớn trong ngoại giao trong vùng sản xuất dầu nhờ sự hiện diện của quân đội Mỹ. “Khả năng để ảnh hưởng của chúng ta liên kết chặt chẽ với quân lực chúng ta đang cung ứng cho vùng”. Các đồng minh Á rập của Mỹ trong vùng Vịnh đang sản xuất gần đến mức tối đa, theo lời của của vị thứ trưởng trước một ủy ban của Thượng viện.

Tưởng cũng nên nhắc trước đây khi giá cả xăng dầu tăng vọt khiến cho Quốc hội rất lưu tâm, Tướng Thủy Quân Lục Chiến Anthony C. Zinni binh vực các nước sản xuất dầu Á rập, giúp cho các nước này hợp tác chận đứng sự sụt giá dầu bằng cách tạm thời cắt giảm sản lượng. Vị tướng ấy cho rằng trong suốt thập niên 1990, các quốc gia vùng Vịnh đã phải chịu giá dầu bán quá thấp, có lúc xuống chỉ còn 10 đô la một thùng dầu thô. Trong lúc đó họ phải chi phí nặng nề, tái thiết đất nước sau cuộc chiến Vùng Vịnh, hiện đại hóa quân đội, và yểm trợ cho Quân đội Mỹ trú đóng trong vùng. Tướng Zinni từ chức (") tổng chỉ huy từ vụ này.

Thực vậy trong suốt thập niên 90, nhiều nơi của các nước trong Vùng Vịnh, chỉ tiền bơm dầu lên tới mặt đất thôi cũng đã tốn 11 đô la rồi. Cho nên suốt thập niên ấy, ít có nước hay công ty nào có đủ tiền lời để mở mang và khai thác thêm các giếng và vỉa dầu mới. Các chuyên gia cho lý do trên đã làm cho khả năng bơm dầu lên và khả năng sản xuất dầu khắp thế giới sút giảm; từ đó giá xăng dầu leo thang.

Vị Thứ trưởng đặc trách về chánh sách quốc phòng Mỹ kết luận trước TNS Kennedy, ”...chúng ta không còn sống trong một thế giới dư thừa phương tiện nữa.”

Trung bình mỗi ngày, một người Mỹ vứt 5 cân Anh (gần hai kí lô rưỡi) rác, gồm giấy, kim loại, chất nhựa plastic và các món linh tinh khác (Franklin Associates và Corley, 1993). Một người Mỹ trung bình xài 50 lần thép, 170 lần sách báo, 250 lần xăng dầu, và 300 lần chất plastic nhiều hơn một người Ấn (Miller, 1992). Chẳng những người Mỹ xài nhiều hơn mà vứt bỏ cũng nhiều hơn các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng tài nguyên của địa cầu lại có giới hạn. Thế hệ này phung phí, thế hệ sau sẽ bị thiệt thòi. Dân tộc này dư thừa sẽ tạo nên mặc cảm so đo của dân tộc thiếu thốn khác. Trên tinh thần đó mà Thánh Gandhi khuyên xã hội chỉ nên cung ứng “vì nhu cầu của con người, chớ không phải vì lòng tham.”

Trở lại việc Mỹ có sử dụng ảnh hưởng quân sự đối với các nước sản xuất dầu vùng Vịnh không. Câu trả lời là đã có. Nhưng các giới chức quốc phòng cũng hiểu biết những khó khăn của các nước ấy nên sử dụng đến một chừng mực nào đó. Điều chắc chắn là các nước ấy không thể bắt bí được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, nhằm gây một cuộc khủng khoảng lớn xăng dầu đưa đến khủng khoảng kinh tế của Mỹ hay của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.