Hôm nay,  

Rổ Rá Cạp Lại Trên Đất Úc

14/04/200100:00:00(Xem: 4625)
Hai vợ chồng tôi đáp phi cơ đến Úc là lúc cả hai đã ở tuổi ngoài 50. Mười năm trời chờ đợi đằng đẵng và cuộc sống thiếu thốn trăm bề ở trại tỵ nạn đã khiến chúng tôi già trước tuổi và mất hết cả tinh thần, nghị lực. Vì vậy khi đến Úc, cả hai vợ chồng tôi chẳng muốn làm ăn gì, chỉ muốn rong chơi rồi chờ ngày về bên kia thế giới mà thôi. Hơn mười năm trước đó, khi ông xã tôi và tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện vượt biên, cả hai mới ở tuổi ngót 40. Lúc đó, cả hai đều ôm ấp bao nhiêu mộng đẹp cùng nhiều dự tính sẽ làm chuyện này, sẽ làm chuyện nọ khi đặt chân đến Mỹ... Nhưng sau mấy lần vượt biên bất thành, chúng tôi đã chán nản lắm rồi. Tiền bạc thì mất, nhà cửa còn đó nhưng chẳng dám trở lại vì sợ tụi công an phường khóm làm khó dễ, nên chúng tôi phải sống lang thang, ăn nhờ ở đậu hết chỗ này đến chỗ khác. Cũng may, hai vợ chồng chẳng có con cái gì nên nó là cái khổ mà trong hoàn cảnh đó hóa lại là cái may, chứ con cái đùm đề thì ai dám chứa, dám giúp. Giữa lúc đang tuyệt vọng như vậy thì gặp người bạn tài công giúp cho đi mà không phải trả đồng xu các bạc nào. Đi khơi khơi vậy mà lại thành công. Đến trại tỵ nạn, tuy cả hai vợ chồng đều muốn đi Mỹ nhưng điều kiện khó khăn quá. Lại gặp chuyện thanh lọc tỵ nạn, người tự thiêu, kẻ treo cổ tự tử, thiệt bi thảm không kể đâu cho hết. Cuối cùng, hai vợ chồng đành đồng ý đi Úc. (Bây giờ, đọc báo thấy nói đồng Úc kim ngày càng mất giá so với tiền Mỹ, tôi cứ nghĩ giá mà ngày ấy, tôi đi Mỹ thì...)

Đến Úc được một năm thì ông xã nhà tôi đổ bệnh nặng mà lại bệnh nan y mới khổ. Trăm sự cũng tại ổng hút thuốc lá, thuốc lào nhiều quá. Trước kia chẳng bao giờ sờ đến điếu thuốc. Nhưng từ khi đi cải tạo về là hút triền miên, hút không dứt, ngày cũng như đêm. Hỏi ra mới biết, ở trại cải tạo, buồn bực, cô đơn, rồi thấy anh em hút, ổng cũng hút cho vui. Trước vui sau nghiện mấy hồi. Vả lại, cải tạo ở Miền Bắc lạnh lẽo vô cùng. Có hơi thuốc lào vô bụng nó ấm hẳn lên. Ông lão nhà tôi nói vậy thì tôi cũng biết vậy chứ đâu có hút thuốc lá thuốc lào bao giờ đâu mà biết. Mà ai đã hút thuốc là bị bệnh ung thư, trốn tránh sao nổi. Bị ung thư mà ổng đâu có biết. Đến khi bệnh nó chạy tùm lum trong cơ thể mới biết thì đã muộn. Nằm bệnh viện được đúng ba tháng hai ngày thì ổng nhắm mắt qua đời, bỏ tôi ở lại cô quạnh trên thế gian. Những lúc còn tỉnh táo, hễ mở mắt thấy tôi ngồi cạnh là ổng cầm tay tôi, thềo thào bảo: "Tôi đi rồi thì yên phận cho tôi, chỉ khổ cho bà... Bà ở lại một thân một mình, cô đơn biết nương tựa vào đâu!" Những lần nghe ông nói vậy, tôi chỉ khóc ròng không à. Có lần ổng còn bảo, nếu biết cuộc đời ổng ngắn ngủi như vậy, thì hai vợ chồng chẳng vượt biên làm gì. Cứ ở Việt Nam mà sống thì khi ổng ra đi, tôi còn chỗ bà con họ hàng làng xóm tâm sự... Hai ngày trước khi mất, ổng còn bảo tôi, thôi thì kiếm người nào mà gá nghĩa vợ chồng cho đỡ cô quạnh. Nghe ổng nói vậy, tôi giận lắm. Vợ chồng ăn ở với nhau chẳng gì cũng trên ba chục năm trời. Nói có trời làm chứng, tôi có khi nào đầu mày cuối mắt với ai bao giờ mà ổng bỗng dưng lại nói vậy. Giận thì giận thiệt đấy, nhưng thôi thì ổng cũng gần đất xa trời, nên tôi chẳng đôi co làm gì.

Sau khi chôn cất chồng thật tử tế, tôi nguyện trước mộ phần của ổng, sẽ sống một thân một mình thờ ổng cho đến chết. Tôi nguyện như vậy và trong thâm tâm tôi cũng muốn được sống như vậy. Chẳng gì mình cũng là phụ nữ Việt Nam, cái đạo tam tòng nó đã thấm vào tâm huyết của mình từ bao giờ chẳng rõ. Cũng biết, thời đại bây giờ, đạo tam tòng nó không ràng buộc ghê gớm như ngày xưa, nhưng phụ nữ còn nhà gia giáo, cũng coi nó là cái đức thiêng liêng mình phải theo. Vả lại, chẳng gì tôi cũng đã ở cái tuổi ngoài 50 rồi. Nhan sắc của tôi cũng chẳng đẹp đẽ gì. Lại vất vả từ bé, nên già trước tuổi, thì có ai quyến rũ gì mà sợ lỗi đức tam tòng. Vì vậy, tôi an tâm nghĩ chuyện sống cảnh góa bụa cho đến khi chết là điều chẳng khó.

Nhưng cuộc sống ở bên Úc này nó lạ lắm. Ở Việt Nam, một người phụ nữ sống tiết hạnh thờ chồng thì được hàng xóm láng giềng kính nể, nội ngoại tôn trọng. Bên nhà chồng qúy mến đã đành mà bên mình cũng coi đó là điều vinh hiển cho gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, nỗi cô đơn tuy có nhưng không ghê gớm bằng bên này. Mình không có con ruột để hú hí thì cũng có cháu gọi bằng dì, bằng bác trông nom cho quên ngày quên tháng. Còn ở bên này, góa bụa thì khổ đủ điều. Cô đơn thê thảm vô cùng. Đã vậy, lại còn mấy cái hội của Úc họ cũng muốn giúp tôi khuyây khỏa bằng cách khuyến khích tôi quen ông này, ông nọ. Rồi mấy bà hàng xóm người Úc cũng xúi tôi đi sinh hoạt để làm quen người này người nọ. Cũng vì cả nể, lại phần cô đơn, nên tôi nghe lời họ. Vì thế mới sinh ra chuyện rổ rá cạp lại trên đất Úc. Câu chuyện đầu đuôi như thế này.

Cách đây hai năm, tôi có đi dự một bữa tiệc sinh nhật con cháu gì đó của một bà hàng xóm người di dân. Không hiểu sao, trong bữa tiệc đó lại có một ông người Hoa nhưng nói tiếng Việt rất sõi. Thì ra ông ta là người Việt gốc Hoa, trước ở Việt Nam học chương trình Việt. Ông bảo, ông nói viết tiếng Việt còn giỏi hơn tiếng Hoa. Tuổi thật của ổng cũng đã gần "sáu bó" (đó là nguyên văn lời của ổng), nhưng trông ổng chỉ ngoài 50 vì ông ăn diện một cây, tóc tai nhuộm đều chi. Ổng bảo vì nghề nghiệp địa ốc nên ổng phải ăn diện để tạo "ấn tượng tốt" cho khách. Tôi chẳng biết với khách hàng ông có tạo được "ấn tượng tốt" như lời ông nói hay không, nhưng với tôi, ông chẳng tạo cho tôi một chút ấn tượng tốt đẹp nào. Tôi luôn luôn nghĩ rằng, sự giản dị trong đời sống cá nhân là một đức tính tốt. Nhuộm tóc, ăn diện se sua, đồ đạc lỉnh kỉnh trên người là điều tối kỵ đối với tôi.

Cũng tưởng hai người quen biết sơ sơ ở bữa tiệc hôm đó rồi chia tay là xong. Không ngờ, hai ngày sau, tôi nhận được một bó hoa hồng thiệt đẹp. Kèm theo bó hoa là tấm danh thiết của ông già địa ốc. Phải nói tôi rất ngạc nhiên và bàng hoàng khi nhận bó hoa rực rỡ đó từ tay người giao hàng. Chẳng hiểu sao lúc đó tôi lại hỏi một câu hỏi rất bất lịch sự là bó hoa đó mày nghĩ giá bao nhiêu tiền. Người giao hàng nhún vai, không nói gì. Tôi nhận ra sự bất lịch sự của mình nên ngỏ lời xin lỗi. Thấy tôi xin lỗi, người giao hoa lại nhún vai một lần nữa rồi nói, "Xin lỗi mày, tao không biết. Tao chỉ là người giao hàng. Nhưng tao đoán, bó hoa này cũng phải trên $500 là ít".

Nghe vậy, tôi giật mình. Nhìn bó hoa rực rỡ với trên 200 bông hồng, tôi nghĩ phải đắt tiền lắm. Nhưng tôi không ngờ nó có thể lên đến $500. Tôi ngạc nhiên vì không thề ngờ "ông già địa ốc" lại có thể tặng hoa cho tôi và tặng một cách hào phóng như thế. Tôi biết, bản thân tôi đâu có gì để có thể tạo "ấn tượng tốt đẹp" cho ông ta" Một chiếc áo dài hơi cũ, một chiếc áo khoác màu thanh thiên, với một gương mặt không phấn son và một nụ cười gượng lúc nào tôi cũng đeo trên mặt kể từ khi ông xã tôi qua đời, làm sao tôi có thể tạo "ấn tượng tốt đẹp" cho một người đàn ông "chuộng hình thức" như "ông già địa ốc"" Nhất là buổi tốt hôm đó, tôi đâu có nói chuyện gì nhiều. Chỉ có ông ta là ba hoa đủ thứ chuyện và suốt cả buổi tối chỉ loanh quanh chạy quanh tôi như đèn kéo quân... Nhưng bó hoa hồng rực rỡ trong tay là một bằng cớ chứng tỏ tôi có một vài điểm nào đó "hợp nhãn" ổng.

Như trên tôi đã viết, tôi là người phụ nữ sống bần hàn từ khi còn bé. Nhan sắc lại không đẹp. Truyền thống gia giáo đã khiến cuộc sống của tôi càng thêm khép kín. Tôi được ba má tôi dậy từ cách đi đứng sao phải nhẹ nhàng, ăn nói sao thật từ tốn, lễ phép cho đúng là con nhà gia giáo. Thậm chí ngay cả khi cười tôi cũng không được cười to, cười phá lên hay cười ngặt nghẽo. Sống cuộc sống điềm đạm như vậy từ bé, cho đến khi về nhà chồng, tôi lúc nào cũng khép kín tâm tư và luôn luôn đeo vào bên ngoài con người của tôi một chiếc áo gia giáo, lễ nghĩa. Hơn 50 năm, coi như gần hết cả cuộc đời, tôi sống đạo hạnh vị tha, trên kính dưới nhường, chẳng có khi nào tôi thực sự sống cho chính bản thân. Thậm chí ngay cả khi đi ngủ, chẳng may nằm mơ thấy những chuyện bậy bạ, tôi cũng tự sỉ vả chính mình, thấy đó là những tội lỗi nhơ nhớp mình đã phạm phải, nên tôi phải ngồi dậy đọc kinh sám hối, rồi cứ vậy, thao thức, trăn trở cho đến sáng.

Sống trong cuộc sống tự mình ràng buộc chính mình như vậy nên cả cuộc đời tôi, từ khi biết suy nghĩ, biết mộng mơ cho đến khi cầm trên tay bó hồng rực rỡ của "ông già địa ốc", tôi chưa bao giờ được hưởng cái hạnh phúc được người khác tặng quà, dù là một vật nhỏ bé, nói chi đến cả một bó hồng rực rỡ trị giá trên $500 đô. Tôi bàng hoàng nhìn bó hồng, tim tôi đập mạnh, lòng tôi xao xuyến. Tôi chẳng biết gương mặt của tôi lúc đó như thế nào, nhưng tôi đoán, hai gò má tôi chắc đỏ ửng, vì tôi thấy mặt tôi nóng bừng bừng... Tôi đứng ở cửa, ánh mặt trời buổi sáng chiếu vô rực rỡ, những tia sáng như nhảy múa... Hương thơm hoa hồng nồng nàn trong không gian. Bên ngoài, tiếng một cặp chim hót líu lo nghe thật hạnh phúc... Nhìn ra vườn, tôi thấy cạnh mấy cây hoa là những con bướm đủ màu sắc đang bay chập chờn... Vọng lại từ xa là tiếng nô đùa ồn ào của học sinh tại một trường trung học công lập trong giờ ra chơi buổi sáng...

Sau vài phút tận hưởng những hạnh phúc ngất ngây, tôi vội quay vô nhà tìm một chiếc lọ hoa... Nhưng căn nhà một phòng ngủ của chính phủ dành cho người đàn bà góa thật nghèo nàn. Tôi chỉ có một chiếc lọ hoa nhỏ, đủ cắm vài bông hồng. Sau một hồi loay hoay tìm kiếm không được thứ gì như ý, tôi phải chạy vội sang nhà hàng xóm, mượn lọ hoa. Tôi tính mượn tạm từ giờ đến chiều rồi tôi sẽ mua một chiếc lọ hoa thật đẹp. Bà Sam, một người hàng xóm Libăng tốt bụng, vừa trao chiếc lọ hoa bằng pha lê nặng gần một ký cho tôi vừa tươi cười hỏi:

- Bà Vũ, bà có tin gì vui vậy"

Tôi ngạc nhiên. Khoảng tích tắc đồng hồ sau, tôi hiểu ý, vội nói:

- Không có tin gì vui đâu bà. Có người bạn cho ít hoa, tôi mượn tạm bà chiếc lọ đến sáng mai tôi trả liền.

Bà Sam mỉm cười, dễ dãi:

- Không sao đâu. Bà cứ giữ lấy mà sài. Tại tôi thấy bà vui vẻ khác hẳn mọi khi nên tôi đoán bà đang có tin gì vui lắm...

"Vui vẻ khác hẳn mọi khi"" Lời nói chân tình của bà hàng xóm làm tôi đỏ mặt. Cầm lọ hoa trên đường về, tôi cứ bần thần nghĩ đến câu nói của bà Sam. Vô đến nhà, ngồi xuống chiếc ghế salong duy nhất một chỗ ngồi, tay vẫn ôm chiếc lọ hoa, tôi bâng khuâng nghĩ ngợi. Ngước nhìn lên chiếc bàn thờ nho nhỏ, nơi thờ vong linh người chồng quá cố, tôi thấy mình như người phạm tội bị chồng bắt quả tang... Bó hoa mấy trăm bông nằm trên bàn không còn vẻ quyến rũ rực rỡ như lúc nẫy. Bây giờ, trong căn phòng thiếu ánh sáng mặt trời, màu hoa không còn tươi thắm mà trở nên tím bầm. Hương thơm ngào ngạt lúc ban đầu, nay có lẽ đã quen thuộc với khứu giác của tôi nên tôi không còn nhận ra mùi hương của nó...

Tôi đứng dậy, bước đến bàn thờ chồng, đốt mấy nén nhang. Hương nhang thơm ngào ngạt, lan tỏa trong không gian, khiến tâm hồn tôi trở nên thanh tịnh lạ lùng. Hít thở thật sâu mùa hương quen thuộc, tôi thấy mình trở nên bình tĩnh hẳn lên. Những giây phút yếu lòng qua đi. Tôi bước tới bàn, cầm bó hoa hồng đi thẳng ra phía sau nhà...

Giống như tất cả những căn nhà trong khu nhà của chính phủ, ở đó có một cửa hậu đi ra sân sau để phơi đồ và đổ rác. Tôi mở cửa bước thẳng về phía thùng rác, tính vứt bó hoa vô đó... Nhưng ngay lúc đó, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, tiếng chim hót, những con bướm bay chập chờn lại khiến tôi ngần ngại... Nhìn những bông hồng tươi thắm dưới ánh sáng mặt trời, tự dưng hình ảnh "ông già địa ốc" lại hiện về trong tâm trí... Từ trong sâu thẳm của tâm hồn, tôi biết, tôi rung động trước món quà bất ngờ và điệu nghệ của người đàn ông. Tôi bỗng nhớ lại, hôm đó, khi đưa ly nước cam tươi cho tôi, ông già địa ốc có nói một câu: "Trông bà mặc chiếc áo dài, tôi lại nhớ tới cô giáo dậy Việt văn của tôi ngày xưa". Lúc đó, nghe nói vậy, tôi chỉ dửng dưng. Bây giờ, cầm bó hoa trên tay, đứng cạnh thùng rác, nhớ lại câu nói đó, tôi thấy có một cái gì xao xuyến trong lòng... Tôi lại nhớ đến lời khuyên của chồng khuyên tôi nên đi thêm bước nữa sau khi ông qua đời. Nhưng làm sao tôi biết "ông già địa ốc" đến với tôi bằng một tấm lòng chân tình hay chỉ là kẻ lợi dụng giống như người khách qua đường" Trông ổng hào hoa, bay bướm, mới thấy đàn bà con gái là xoắn xuýt, là tặng hoa ngay sau lần gặp mặt đầu tiên thì cũng đâu có tử tế gì" Nhưng biết đâu, tiếng sét ái tình khiến ông như vậy thì sao" Dù gì, tôi cũng đâu có thể vội vàng đánh giá ông là người đàng điếm"

Sau mấy phút nghĩ ngợi, tôi thở dài, cầm bó hồng đi vô nhà. Lần này, tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, thản nhiên cắm hoa vào lọ, đổ tí nước có pha đường để giữ hoa được lâu. Làm xong, tôi để lọ hoa trên bàn, ngắm nghía một hồi rồi không biết nghĩ sao, tôi lấy ra một bông đẹp nhất cắm vô chiếc lọ nhỏ, đặt lên trên bàn thờ chồng. Khi làm việc này, không biết vô tình hay cố ý, tôi tránh không nhìn vào cặp mắt của chồng trong hình.

Làm xong mọi chuyện, tôi đóng cửa trước, cửa sau, rồi vô phòng ngủ. Phòng ngủ của tôi thật đơn sơ và giản dị. Chỉ có một chiếc giường đơn, một chiếc gối, một chiếc bàn để đèn, vài quyển sách truyện của Quỳnh Dao và một chiếc gương to của hội Saint Vincent cho khi tôi mới dọn vô sau khi chồng mất được hai, ba tháng. Đứng trước tấm gương phủ đầy bụi, tôi thấy tôi trong gương. Một người phụ nữ Việt Nam, tuổi đã ngoài 50. Mái tóc đã có vài sợi bạc. Gương mặt nhẹ nhõm, tuy không đẹp nhưng cũng không xấu. Nếp nhăn chân chim đã có ở khóe mắt, nhưng nếu trang điểm lớp kem lót cẩn thận, chắc ít người để ý. Riêng cặp mắt của tôi, to tròn, nhưng u buồn. Nhiều người bảo, khi nào tôi cười thật tươi thì mắt tôi trở nên đẹp hơn. Tôi không biết điều đó có đúng không, nhưng tôi đoán, một người khi trò chuyện, có cặp mắt tươi tỉnh cũng đỡ xấu hơn cặp mặt u buồn, cau có. Được cái miệng tôi tươi và thân hình vì không có con, lại kiêng khem, nên ngoài 50 vẫn còn thanh thoát. Tôi biết, nếu tôi chịu khó và để ý cách ăn diện một chút, tôi sẽ có những đường nét quyến rũ riêng của tôi.

Chiều Thứ Sáu tuần đó, "ông già địa ốc" điện thoại cho tôi. Tôi biết, trên phương diện xử thế, tôi không điện thoại cảm ơn ổng là tôi có lỗi. Nhưng nhiều lần, cầm đến điện thoại, tôi lại ngần ngại không biết mình phải nói gì. Lần khân mãi, cuối cùng tôi cho qua luôn. Vì vậy, khi nghe giọng nói của ông trên điện thoại, tôi giật mình, lúng túng. Ông ngỏ lời mời tôi đi ăn vào tối Thứ Bảy. Tôi đang định từ chối thì ông nói thêm, ngoài tôi ra, ông có mời cả bà cụ thân sinh ra ổng và bà chị ruột. Phần cảm động trước bó hoa hồng, phần thấy mình có lỗi không gọi điện thoại cảm ơn ông ngay sau khi nhận hoa, phần thấy có cả thân mẫu và chị của ông cũng tham dự bữa ăn tối nên tôi nhận lời.

Tối Thứ Bảy, tôi băn khoăn đứng trước gương cả tiếng đồng hồ mà không biết mặc bồ quần áo nào. Sự băn khoăn của tôi càng khiến tôi giận dữ với chính mình. Tôi tính điện thoại cho ổng, kiếm cớ không đi, nhưng nghĩ đến thân mẫu của ổng, nên tôi lại thôi. Cuối cùng thì tôi cũng chọn được cho mình một bộ đồ nửa Việt nửa Tàu. Tôi mặc chiếc áo dài xoa màu tím, ngoài khoác chiếc áo vét gấm Thượng Hải kiểu tàu. Mặt tôi chỉ thoa một lớp phấn hồng rất nhẹ và đi phớt một đường son môi. Chỉ vậy thôi đã thấy khác. Đã từ lâu, tôi biết tôi không đẹp. Nhưng nhìn mình trong gương, tôi thấy tôi như lột xác. Lâu lắm rồi, tôi đâu có sờ đến son phấn, quần áo. Nay tôi thấy tôi khác hẳn. Nhìn cặp mắt, làn môi, gò má của mình trong gương, chẳng hiểu sao tôi lại tự nhủ: "Thì ra, mình cũng chưa đến nỗi già như mình tưởng!"

Bữa ăn tối hôm đó của chúng tôi thiệt vui. Mẹ của "ông già địa ốc" rất nhã nhặn và rất ân cần trò chuyện với tôi. Chị của ổng cũng rất tế nhị và khéo léo nói những điều tôi ưa thích. Thì ra chị cũng là một người ái mộ Quỳnh Dao, nhưng hiểu biết của chị về về tiểu sử tác giả nhiều hơn tôi gấp bội. Qua câu chuyện, tôi mới biết, chị đã từng về Đài Loan chụp hình với Quỳnh Dao nhân dịp ra mắt sách, hay phát phần thưởng sách vở gì đó. Còn "ông già địa ốc" thì suốt bữa ăn, ổng nói rất ít, uống rất ít và ăn cũng rất ít. Suốt bữa ăn, ông chỉ im lặng nghe ba người thi nhau nói (chẳng hiểu sao tối hôm đó tôi cũng nói rất nhiều). Qua chuyện trò buổi tối hôm đó, tôi mới biết rõ, quả thực tôi giống cô giáo dậy Việt văn của ổng thiệt. Giống về gương mặt và đường nét chứ không phải giống ở chiếc áo dài như ông tâm sự trong bữa tiệc quen biết lần đầu.

(Còn tiếp một kỳ)

Vũ Thị Phương - Melbourne VIC

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.