Hôm nay,  

Chiến Lược Tọa Hổ

07/04/200100:00:00(Xem: 4412)
Khi con hổ vồ được mồi nó làm gì" Nó ngồi, một chân nanh vuốt nhọn của nó đặt lên con mồi còn sống và thản nhiên vểnh râu nhìn thiên hạ hoa gươm đao nhẩy nhót xung quanh la hét. Nó không dại gì mà vọng động, nó đã chiếm thế thượng phong. Người ta gọi đó là thế “hổ tọa quan”. Tôi muốn dùng chữ Hán-Việt một chút cho hợp thời hợp cảnh. Nó chỉ có nghĩa là cọp ngồi nhìn.

Vụ căng thẳng về chiếc phi cơ do thám Mỹ bị thương phải dáp xuống căn cứ quân sự Linhshui trên đảo Hải Nam đã leo thang thêm một nấc. Mỹ hăm phải thả ngay 24 sĩ quan và chuyên viên và chiếc phi cơ EP-3E, nếu không thì liệu hồn, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ bị thương tổn lớn đó. Ngày thứ ba, Tổng Thống Bush đã cảnh cáo Bắc Kinh. Ngày thứ tư, Chủ tịch Giang Trạch Dân chính thức đặt lên chiếu bạc xì-phé nước tố “Mỹ phải xin lỗi”. Chưa thấy ông Bush nói sao, nhưng Ngoại trưởng Colin Powell, vị cựu đại tướng Tổng tham mưu trưởng năm xưa đã lừng danh trong trận bão Sa Mạc, đã dứt khoát trả lời “không khi nào có chuyện xin lỗi”. Lập trường này rất đúng, bởi vì sự nhận lỗi sẽ đưa đến một loạt những thế lùi khác. Bắc Kinh đã cột theo lời đòi xin lỗi này yêu sách khi Mỹ đã nhận lỗi rồi là phải cam kết từ nay không được thám sát gần bờ biển Hoa lục. Và nếu Mỹ chịu nhận, vấn đề Đài Loan sẽ bật lên với tất cả những hậu quả vì Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh phản nghịch của Hoa Lục. Đó là cái cớ để buộc Mỹ không được bán vũ khí cho Đài Loan.

Xin lỗi còn có nghĩa ngầm là Mỹ nhìn nhận chiếc EP-3E đã bay vào không phận Trung Quốc. Đây là yêu sách vô lý vì vụ đụng phi cơ xẩy ra cách bờ biển Hải Nam đến 60 dậm, trong khi chủ quyền lãnh hải và không phận của một nước theo luật quốc tế chỉ cách bờ biển 12 dậm. Ở đây có những câu hỏi tò mò được đặt ra: Tại sao vụ đụng phi cơ lại “ngẫu nhiên” xẩy ra ở ngoài khơi đảo Hải Nam chớ không phải xẩy ra ở dọc theo ngoài khơi duyên hải rất dài của Hoa Lục" Hải Nam có gì lạ khiến chiếc phi cơ do thám Mỹ phải mất công bay đến gần 60 dậm để làm sứ mạng “nghe điện tử”" Đảo Hải Nam là một tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đảo rất lớn chỉ mới phát triển ở những vùng ven biển, nhưng đặc điểm của nó là có biển bao quanh và không tiếp giáp với một biên cương nào trên bộ, điều kiện thích hợp nhất để thử những những loại vũ khi mới, nhất là Hải Nam nhòm xuống toàn bộ Nam Hải.

Phi cơ EP-3E bị thương phải khẩn cấp đáp xuống Hải Nam mà không xin phép. Đây là lý do khiến Bắc Kinh nói có quyền giữ phi cơ lại. Mỹ nói phi cơ đó có chủ quyền như lãnh thổ của một tòa đại sứ, chính quyền Trung Quốc không được xâm phạm vào đó. Phát ngôn nhân Zhu Bangzao của bộ Ngoại giao Bắc Kinh cuời nhạt: “Nếu là lãnh thổ của Mỹ, tại sao nó xuống hạ xuống đất của Trung Quốc"” Nhưng tranh luận ngoại giao đã trở thành chuyện nói cho vui, giờ đây căng thẳng đã leo thang đến thế kẹt cứng, không còn đấu võ mồm được nữa. Khi Giang Trạch Dân quật lá bài “Mỹ phải xin lỗi” là hổ dữ nhảy qua sông rồi, chẳng thể nào thoái. Rút lại yêu sách này là thua. Còn Tổng Thống Bush chấp nhận xin lỗi cũng là thua. Hai bên đã đấu đến mức chót hoặc thua hoặc được chớ không còn đất nào du di dung hòa để đôi bên cùng vui vẻ.

Tại sao Giang leo một nấc thang quyết liệt như vậy" Có nhiều lý do về nhu cầu cũng như về thời cơ. Nhu cầu là Giang chuẩn bị về hưu, nhưng không phải về hưu theo kiểu cứ đến 65 tuổi là về viện dưỡng lão của đảng. Giang về hưu theo kiểu “Thái Thượng Hoàng” như Đặng, và muốn được như vậy là phải có một “di sản” để lớp lãnh đạo kế tiếp tôn sùng và gìn giữ như một lãnh tụ Trung Quốc đầu tiên đã thắng siêu cường Mỹ, chứng tỏ Trung Quốc đã có tư thế siêu cường với quốc tế từ thời Giang cầm quyền. Thời cơ là niềm tự hào dân tộc của người Trung Quốc, lòng tự ái của bất cứ dân tộc nào tự coi mình là “đại” là “siêu”. Dân Trung Quốc đã nổi giận khi Mỹ oanh tạc Sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư năm xưa. Nay sự phẫn nộ cũng lên cao, kể cả trong giới người trẻ, khi Bắc Kinh cố tình quy lỗi cho phi cơ do thám Mỹ đã làm thương tổn danh dự nước lớn của họ. Giang biết đã có tư thế mạnh trong nước.

Nhưng đã tri kỷ là phải tri bỉ. Biết mình đã vậy, còn phải biết người. Giang đã ngửi thấy hơi từ chính trường Mỹ. Con hổ ngồi còn có công phu “cách không chẩn bệnh”, từ xa nó bắt mạch thấy rõ siêu cường Mỹ đang mắc những chứng bệnh gì. Vậy lòng dân Mỹ ra sao" Giới truyền thông Mỹ đưa tin tới tấp vụ căng thẳng. Nhưng dân Mỹ lại hướng về Wall Street nhiều hơn. Chỉ số Dow Jones sụt gần 300 điểm. Dân Mỹ lo túi tiền của họ, và nếu một nửa các gia đình ở Mỹ chơi “tốc” (stock), con số cũng hơi nhiều chưa kể các đại tổ hợp công ty. Đau khổ vẫn là thiểu số gia dình của 24 người đang nằm “nhà khách” ở Hải Nam. Họ mong mỏi thân nhân sớm trở về, nhưng cho đến nay chỉ có tin “đã được thăm” chớ không thấy nói gì đến “sắp về”. Hỏi lòng dân ở một nước đại tư bản, quán quân tự do dân chủ như Mỹ cũng hơi lạ, đáng lẽ phải hỏi những nước sống dưới chế độ độc tài đảng trị thì đúng hơn. Dù sao câu hỏi cũng gợi đến những kỷ niệm xa xưa ở Mỹ khi các nhóm phản chiến làm ông Lyndon Johnson năm 1968 không dám ra tái tranh cử Tổng Thống.

Bây giờ canh xì-phé đã kẹt cứng vì danh dự quốc gia đã bị đặt lên chiếu bạc. Liệu Trung Quốc có leo thang thêm nữa không" Con cọp đã nắm được mồi, nó chỉ việc ngồi nhìn thế kẹt kéo dài vì thời gian làm việc cho nó. Chính sự “tọa quan” tự nó cũng đã là một sự leo thang không ngưng nghỉ. Và khi nó đã biết bắt mạch không cần mó vào người bệnh, tự nhiên nó cũng có kungfu “cách không đả huyệt” chờ thời thi thố. Thật mệt vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.