Hôm nay,  

Từ Việt Nam Đến…. Nội Chiến Iraq

24/02/200600:00:00(Xem: 5443)
-Khi ngôi đền al-Askariyah bị đặt bom, nhiều người đã tự hỏi Iraq sẽ bị nội chiến"…

Bi quan quá đáng.

Rất nhiều người Việt chưa quên được mối hận là "bị Hoa Kỳ phản bội". Trong số này, không thiếu người ngày nay lại cho rằng Hoa Kỳ bị sa lầy tại Iraq và sẽ phải bỏ cuộc. Vụ ngôi đền vàng của giáo phái Shia tại thành phố As Samarra bị tấn công vào mờ sáng 22 càng khiến họ nghĩ vậy vì cho rằng Iraq khó tránh nổi một cuộc nội chiến giữa hai tôn giáo lớn là Shia và Sunni trong cùng một đạo Hồi.

Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam từ tháng Ba năm 1965 và bị thảm bại vào tháng Tư năm 1975 - mười năm đằng đẵng - sau khi mất cả trăm tỷ và gần 60 ngàn binh sĩ. Kể về thời gian và tổn phí (so với lợi tức quốc gia thời xưa và thời nay), cuộc chiến tại Iraq vẫn chưa thấm vào đâu. Mà thời đó, đặc công của Bắc Việt không đe dọa New York hay Los Angeles. Họ chỉ muốn cộng sản hóa miền Nam theo chủ trương điên rồ của Hà Nội.

Trước khi đổ quân vào Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhúng tay vào nội tình Việt Nam với việc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 11 năm 1963 mà lãnh đạo không hề giải thích rõ ràng mục tiêu và sự lợi hại của việc can thiệp ấy. Từ thời điểm ấy cho đến tháng Bảy năm 1967, khi miền Nam chuẩn bị một bản hiến pháp mới thay Hiến pháp 1956 và tổ chức bầu cử lãnh đạo, miền Nam là một hỗn loạn lớn, một thời gian còn lâu hơn sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Iraq ngày nay (từ tháng Ba năm 2003 đến ngày nay, tròn ba năm). Ngoài cuộc chiến phá hoại đang chuyển thành chiến tranh du kích và mở ra trận địa chiến do sự yểm trợ của Cộng sản Bắc Việt thì chính trường miền Nam là một trò hề đẫm máu trong nhiều năm liền.

Nhìn từ Hoa Kỳ, với các cuộc đảo chánh và chỉnh lý lấp loáng màu sắc của đèn kéo quân tại Saigon, dư luận Mỹ có phản ứng hoài nghi tương tự như những gì đang xảy ra tại Iraq, giữa hai phe Sunni và Shia và đòn khủng bố mù quáng của các nhóm mệnh danh Thánh chiến. Vụ chính biến nhuốm màu tôn giáo tại miền Trung khiến quân đội phải đi dẹp bàn thờ Phật ngoài đường và hờm súng vào nhau càng khiến dư luận Mỹ nghĩ đến nguy cơ nội chiến, trong khi họ coi việc quân khủng bố pháo kích bừa bãi vào trường vào chợ là một thứ tai trời ách nước, một nhiễu âm chát chúa nằm trong một bối cảnh khó hiểu.

Đó là về dư luận của người Mỹ. Họ không hiểu mà lãnh đạo miền Nam thời ấy còn khiến họ hiểu lầm thêm.

Còn dư luận của nhiều người Việt ngày nay"

Những ai oán than người Mỹ là bỏ rơi Việt Nam nhưng lại sốt ruột về những gì đang xảy ra tại Iraq nên cố nhớ lại chuyện cũ của mình. Và tự nhủ là dù sao Hoa Kỳ ở lại Việt Nam cũng quá lâu trước khi nản chí bỏ cuộc. Phải chăng, chúng ta quá rộng lượng khi xét đoán trách nhiệm của miền Nam và quá bi quan khi nhìn vào Iraq với nhãn quan hời hợt của người Mỹ"

Tại Iraq, Hoa Kỳ đang cố dàn xếp một giải pháp chính trị giữa hai khuynh hướng lớn là Shia và Sunni, trong mục tiêu chiến lược là diệt trừ khủng bố mệnh danh Thánh chiến và đem lại một hy vọng khác cho thế giới Hồi giáo.

Cái rắc rối của bài toán là đằng sau lực lượng đa số Shia lại có Iran, và trà trộn vào khu vực Sunni lại có khủng bố Thánh chiến.

Làm sao vận động sự hợp tác giữa hai phe Sunni và Shia mà loại trừ được ảnh hưởng khuynh đảo của Iran và diệt trừ được cơ sở khủng bố Thánh chiến là một bài toán vừa chính trị, vừa an ninh, vừa thông tin tuyên truyền vừa ngoại giao. Một bài toán phức tạp hơn nhận thức chung của nhiều người.

Sau một năm có ba cuộc bầu cử, Iraq đang tiến dần đến một giải pháp chính trị cho tương lai, với một số lãnh tụ Sunni hết tẩy chay tiến trình thương thảo mà đi vào đấu tranh chính trị với lực lượng Shia trong khi các cơ sở khủng bố bị cô lập dần, đến độ phải tấn công thẳng vào dân Sunni, một hậu cứ cố hữu của quân khủng bố.

Trên đại thể ấy, hôm 22 vừa qua đã xảy ra vụ ngôi đền Shia bị tấn công.

Mờ sáng (6 giờ 55 giờ địa phương) ngày 22, ngôi đền al-Askariyah tại thị trấn As Samarra bị đánh bom, vòm đền có thếp vàng bị xập. Đây là ngôi đền thiêng, có lăng tẩm của hai bị Giáo chủ đời thứ 10 và thứ 11 (cuối thế kỷ thứ IX) của dân Shia. Chưa biết ai là kẻ nhúng tay vào vụ phá hoại, người ta đã vội nói đến nguy cơ nội chiến, khi dân Shia biểu tình phản đối. Từ As Samarra đã thấy nổi lên lời cáo buộc của dân Shia rằng Hoa Kỳ và Do Thái là thủ phạm. Không thể tin vào lời tố giác ấy, người ta cần nhìn xem các lãnh tụ trong cuộc phản ứng ra sao.

Ngay sau khi ngôi đền bị phá, Đại giáo chủ Ali al-Sistani của dân Shia đã bước ra khỏi sự im lặng cố hữu để lên đài truyền hình kêu gọi giáo dân biểu tình phản đối. Nhưng, vị lãnh tụ tinh thần tối cao của dân Shia cũng đồng thời khuyên can dân chúng bình tĩnh và tuyệt đối tránh gây đổ máu với tộc Sunni, vốn bị nghi là có nhúng tay vào vụ phá hoại.

Nếu vậy, trong vụ này, ai là hung thủ - Mỹ, Do Thái, phe quốc gia cực đoan Sunni hay quân khủng bố ngoại nhập - và ai có lợi"

Nêu lên câu hỏi, người ta phải theo dõi sát hơn và thấy rằng nguy cơ nội chiến sẽ khó bùng nổ như cảm quan ban đầu. Sự lười biếng có khi khiến ta kết luận sai…

Người ta không quên rằng hai ngày trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq là ông Zalmay Khalilzad đã đưa ra lời cảnh báo: "Hoa Kỳ không muốn các giáo phái lũng đoạn cơ chế chính trị của Iraq". Hoa Kỳ không chấp nhận là giáo quyền sẽ cao hơn pháp quyền nhà nước; trên bàn cờ chính trị Iraq, giữa các phe Kurd, Sunni và Shia, lời cảnh báo ấy nhắm vào các lãnh tụ tôn giáo Shia. Và đằng sau dân Shia là các lãnh tụ Hồi giáo của Iran.

Vì vậy, ngay sau vụ đánh bom phá đền, một số lãnh tụ Shia đã lập tức đổ lỗi cho Hoa Kỳ.

Cầm đầu lực lượng United Iraqi Alliance (UIA), Abdel Aziz al-Hakim tuyên bố rằng lời phê phán của Đại sứ Khalilzad là nguồn cổ võ cho quân khủng bố. Họ đánh bom đền thờ để gây chiến tranh tôn giáo. Hoa Kỳ không là hung thủ đặt bom mà là kẻ khuyến khích khủng bố! Từ Tehran, lãnh tụ tối cao của Iran, Đại Giáo chủ Ali Khamenei cũng nhảy vào cuộc: "Lỗi tại Mỹ, nhưng dân Shia đừng tấn công người Sunni".

Ngần ấy luận điểm đều xoay quanh hai chuyện: đả kích Mỹ, nhưng hạ hỏa dân Shia.

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và các tướng lãnh Mỹ tại chỗ đều ngợi ca tinh thần tự chế ấy của các lãnh tụ Shia. Chuyện nội chiến chưa có nguy cơ bùng nổ.

Nhưng, chuyện đấu tranh chính trị trở thành gay go hơn.

Trước hết, phe Sunni bị yếu thế vì vụ tấn công này. Nếu không bị kết án là cho dân quân đi phá đền Shia thì cũng bị đả kích là không triệt để ngăn chặn quân khủng bố. Chẳng nói ra, ai cũng nghĩ rằng đây là đòn phá hoại của khủng bố nhằm cản trở tiến trình dân chủ hóa.

Cho tới gần đây, Hoa Kỳ bắt đầu nâng đỡ các lãnh tụ Sunni để thứ nhất cô lập các phần tử khủng bố vẫn trà trộn trong khu vực sinh hoạt Sunni, và thứ hai, chặn đà thắng thế của phe Shia chiếm đa số và qua đó, chặn bớt ảnh hưởng khuynh đảo của Tehran đằng sau lực lượng Shia.

Với vụ phá đền vừa qua, chẳng những phe Sunni bị yếu thế mà Hoa Kỳ cũng bị lúng túng.

Lý do là dân Shia và Iran ở phía sau được thể làm già. Nghĩa là củng cố thế lực trong cơ chế chính trị Iraq. Vì vậy, lãnh tụ Tehran là Đại giáo chủ Khameini mới lập tức nhảy vào cuộc và Đại giáo chủ al-Sistani mới lên đài truyền hình, cả hai vừa khích động giáo dân Shia vừa kêu gọi tự chế. Dàn âm binh được các phù thủy thổi lên thành nguy cơ nội chiến.

Họ nhắc nhở Mỹ về tư thế của dân Shia và riêng Khameini còn cho thấy khả năng phá hoại của Tehran. Trong khi Iran mở ván bài nguyên tử để thách đố Hoa Kỳ và hăm dọa Israel, vụ đánh bom đền thờ còn cho thấy các giáo chủ tại Tehran có thể xua dân xuống đường tại Iraq, với mục tiêu sau cùng vẫn là củng cố lợi thế cho phe Shia. Và họ tác động vào hậu phương Hoa Kỳ khi nói tới nguy cơ nội chiến.

Vì vậy, nội chiến chưa chắc đã bùng nổ, nhưng Hoa Kỳ gặp nhiều chướng ngại trong việc dàn xếp một giải pháp ổn định cho Iraq.

Những chuyện éo le rắc rối này khiến dư luận Mỹ có thể nản chí. Nhưng, người Việt Nam có khi phải nhìn cách khác. Bốn mươi năm trước, làm sao giải thích cho dư luận Hoa Kỳ hiểu được những rắc rối trong cục diện Việt Nam, giữa bộ đội chính quy và đặc công Bắc Việt với cán bộ Mặt trận Giải phóng miền Nam mà người Mỹ lầm gọi là "Việt Cộng"" Làm sao nói đến chính nghĩa quốc gia khi các tướng lãnh bận đảo chính nhau hơn là diệt cộng và một số lãnh tụ tôn giáo còn đòi Mỹ rút quân"…

Thời ấy, cục diện Việt Nam cũng rối bời như những gì đang xảy ra ngày nay tại Iraq. Nếu thời ấy truyền thông Mỹ tường thuật cho hậu phương Hoa Kỳ rằng Việt Nam là chuyện vô vọng và nội chiến có thể bùng nổ tại miền Trung, chúng ta tất nhiên là không đồng ý. Cớ sao ngày nay chúng ta cũng lại tin rằng Iraq sẽ bị nội chiến, y như lý luận đầy hăm dọa của Iran"

Chúng ta đừng trách người Mỹ về chuyện xưa và chuyện nay, nếu chính mình cũng mơ hồ như dư luận và nhiều nhà bình luận Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.