Hôm nay,  

Mùa Xuân Nhìn Về Diễn Trình Võ Học Đã Qua

10/02/200600:00:00(Xem: 6382)
-Ngày thứ Bảy, 21 tháng Giêng, 2006 môn phái Kienando Kung Fu đã tổ chức buổi Xuân Hội Ngộ gồm lễ thi triển võ thuật, lên đai, ban phát bằng và tiệc hàn huyên cùng phụ huynh các môn sinh cùng thân hữu. Kienando như truyền thống giảng dạy các môn sinh một kỹ thuật võ công cao độ ích lợi cho thể chất và tự vệ cũng như một tinh thần võ đạo kỹ luật và tự tin, võ đức giúp người khi họ ra tiếp giáp với đời sống. Đó là những nguyên tắc sống rất cần thiết cho thanh thiếu niên sinh hoạt trong cộng đồng hay ngoài xã hội.

Kienando được võ sư chưởng môn sáng lập qua một diễn trình dài được ôn lại như sau: Võ sư Nguyễn Lâm có quê quán tại Kiến An (Hải Phòng). Cả cha mẹ đều xuất thân từ gia đình văn ôn vũ luyện tại đất Kiến An và Hà Đông. Ngay từ 5 tuổi ông được thân phụ chân truyền võ thuật từ tập tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, bộ pháp và quyền pháp và sự vận chuyển khí công (hơi thở) để gia tăng kình lực.

Năm 1945 khi đất nước loạn lạc phát xít Nhật tấn công thực dân Pháp tại Đông Dương thì Việt Nam là chiến trường hai thế lực tranh giành kình chống nhau làm cho dân tình khổ lụy, cha mẹ ông mang ông đi lưu lạc tránh chiến tranh. Khi ra Đồ Sơn lánh nạn ông được một vị cao thủ võ lâm về hệ phái Thiếu Lâm Sơn Đông, cụ Thái Quan, nhận giảng dạy vì nhận thấy sự tinh anh, lanh lẹ của chú bé Nguyễn Lâm. Sang năm 1950 ông được thọ giáo một vị cao đồ võ thuật khác là cụ Hồng Sắc Kim.

Năm 1954 khi tình hình đất nước phân đôi ông bôn ba vào Nam, tại Sài Gòn ông học thêm võ nhu đạo từ thầy Phạm Lợi và Karate từ thầy Hồ Cẩm Ngạc, những lần tu nghiệp nơi xứ ngoài dù Đông Nam Á hay Bắc Mỹ trước 1971 là cơ hội cho ông nghiên cứu thêm nhiều môn phái võ thuật khác nhau. Ông yêu quý võ thuật và có công trình viết biên khảo về võ học và viết khá nhiều bài tham luận võ thuật trên các tập chí võ thuật, cũng như cho ấn hành sách võ thuật. Năm 1972 ông mở võ đường truyền bá tất cả những tinh hoa võ nghệ mà ông đã hấp thụ, và Kienando được ra đời là môn phái thiếu lâm Kiến An, mà quê hương ông là cái nôi ghi dấu những bước đầu 5 tuổi ông nhận thiếu lâm là môn võ chân truyền.

Tôn Chỉ và Mục Đích của Kienando:

Là môn sinh Kienando, võ sinh được rèn luyện một thân thể cường tráng trong một tâm hồn lành mạnh và lương thiện. Một bản năng võ công vững chắc để tự tin khi tự vệ, giúp đỡ và phụng sự xã hội. Một công dân gương mẫu có đạo đức và lưu giữ tinh thần dân tộc, yêu võ thuật; yếu tố sâu xa là phát huy tinh thần võ thuật không mai một hay thất truyền. Đó là những điều tâm niệm của võ sinh thiếu niên được giảng dạy. Đối võ sinh trung niên hay cao niên họ hấp thụ võ học vì sở thích, vì tự vệ hay vì ích lợi cho sức khỏe. Trường đại học California State University at Northridge (CSUN) chính thức mời võ sư Nguyễn Lâm giảng dạy trung bình 3 lớp mỗi semester. Lớp học được cấp tín chỉ đại học.

Kỹ Thuật Kienando:

Vì là bộ môn võ thuật rút tỉa tinh hoa trong nguồn gốc của võ phái thiếu lâm Kienando du nhập khí công và thái cực quyền vào chương trình học qua các bài quyền. Võ sinh cũng được rèn luyện những thế pháp cơ bản như đứng tấn, thủ pháp, cước pháp, bộ pháp. Đi sâu vào lý thuyết võ thuyết võ thuyệt, độc giả nên tham khảo sách "Thiếu Lâm Kiến An và Lôi Vũ Quyền":

* Thủ pháp được chia ra làm 4 loại như:

1/ Quyền pháp (tức quả đấm khi ta cum tay lại) có Thôi sơn, Đảo bạt sơn, Thôi sơn cổn cầu, Thôi sơn lộng tiền, Báo quyền (nắm tay beo), Long đầu quyền, ưng trảo thôi sơn. Ngưu đầu quyền.

2/ Chưởng pháp (đòn đánh bằng bàn tay) gồm 4 loại như Phách chưởng, Suất chưởng, Hùng chưởng, Thiết chưởng.

3/ Chỉ pháp (tức dùng đầu ngón tay) cũng có 4 loại là Hổ trảo (móng vuốt cọp), Ưng trảo (móng vuốt chim ưng), Nhị chỉ (hay song chỉ bằng 2 ngón tay), nhất chỉ (dùng một ngón tay).

4/ Chửu pháp: (đánh bằng đòn cùi chỏ hay khủy tay) đây là thủ pháp mà tôi rất thích tập ngày xưa hay khi xem vì khi đánh nhanh liên hoàn 7 pháp trông rất đẹp mắt bằng đòn cùi chỏ:

- Phượng dực đã loan đài (chỏ đánh thốc tung khủy tay lên cao)

- Phượng dực thần xà (chỏ đánh thúc, giựt chỏ ra sau)

- Phượng dực hoành phong (chỏ đánh ngang)

- Phượng dực kim chung (chỏ đánh khúych tay ra phía trước)

- Phượng dực ẩn long (chỏ cắm, ấn cùi chỏ cắm dọc xuống)

- Phượng dực bạt phong (chỏ bủa hay chỏ lật bủa từ trên cao xuống)

- Phượng dực bạt hổ (chỏ cắm xéo từ trên xuống dưới)

Các thế chỏ này vô cùng lợi hại vì khi đánh xáp lá cà đòn chỏ vung ra thật mạnh có thể hạ địch thủ trong tích tắc.

Cước pháp:

* Cước pháp được chia ra làm 6 loại như:

1/ Đòn chân căn bản: gồm 15 thế đá căn bản mà học viên phải nhớ và biết phân biệt từ Âm dương cước,..., kim tiêu cước, lôi công cước, câu liêm cước)

2/ Đảo nghịch cước: gồm 7 thế đá như nghịch long cước, nghịch vĩ cước, nghịch lôi cước, nghịch liêm cước, nghịch lân cước và hồi mã cước.

* Ngọa cước (Thế đá nằm): gồm 5 thế nhu Ngọa âm cước, Ngọa liêm cước, Ngọa long cước, Ngọa tiêu cước và Kỳ lân cước.

* Phi Cước (Thế đá bay) gồm 10 thế đá chính như Thăng thiên độc cước, phi vân cước, Phi lôi cước, Song long cước,...

*Phối hợp cước: Các thế đá gồm 3 loại là đá kép, đá ghép và đá liên hoàn.

* Tất Pháp (tức lên gối) gòm 4 thế là Gối ngang, Gối dọc, Gối cắm và Gối bay.

Những thế đánh đòn tay hay đòn chân nêu trên được đặt theo vị trí di động của tay hoặc chân hoạt hành động biểu kiến của thú vật như cọp, báo, chim ưng, hạc hay rồng, vì ngày xưa các cao đồ thiếu lâm phát triển võ thuật dựa vào thiên nhiên.

Nhiều động tác kếp hợp lại tạo thành bài quyền, nhiều bài quyền kết hợp lại thành hệ thống bài quyền. Mỗi môn phái hay mỗi môn võ đặc thù thì có hệ thống bài quyền khác nhau. Kienando có nhiều bài quyền. Những bài quyền nổi bật của môn phái Kienando là: Âm Dương Nhật quyền kết hợp những bước căn bản của Kienando, Ngũ hành quyền, bài Túc quyền, bài Phục hổ quyền, Hồng Hoa quyền,... và Lôi vũ quyền. Bài Lôi vũ quyền là bài quyền cao cấp do giáo sư Nguyễn Lâm khai sáng trong một hôm mưa sấm sét mà ông tập võ tại bãi biển Đồ Sơn năm xưa, nhìn mây đen vần vũ, không trung sấm sét tạo cho ông thể hiện trọn bài quyền này. Tạp chí Karate của Hoa Kỳ khen bài quyền Thundering rain kata (Lôi vũ quyền) là bài quyền ý nghĩa và ngoạn mục của Kienando. Trong một ý nghĩa nào dó nó biểu tượng cho sự đẹp mắt và sức mạnh của Kienando. Việt Hải đã viết một bài riêng phân tích sự lợi hại và giá trị lâu dài của Lôi vũ quyền vào năm 2004.

Sự hiện diện của Kienando tại Mỹ:

Bên ngoài hàng ngàn môn sinh đã được đào tạo tại Việt Nam, số môn sinh Mỹ Việt tại hai võ đường CSUN campus và võ đường Corbin lên hơn 700 học viên (sinh viên học lấy credit tai CSUN) và môn sinh theo học dài hạn. Con số học viên hay môn sinh trẻ vẫn theo đuổi mục tiêu võ học rất khích lệ cho Kienando. Hôm nay các môn sinh viên đã thi triển bài Ngũhành quyền, Âm dương nhật nguyệt quyền, em môn sinh tí hon Victor Nguyễn 6 tuổi đi quyến đánh độc long côn thật đẹp mắt, em tránh né, xoay mình, phi thân, nhào lộn như một dũng sĩ tí hon khi vung côn theo côn quyền, nhìn Victor và hàng chục em nhỏ ở lứa tuổi thiếu nhi mỗi tuần bỏ 4 ngày đến võ đường luyện tập võ thuật quả là điều tốt cho thế hệ trẻ Việt Nam. Khán giả vỗ tay cổ võ nồng nhiệt cho Victor.

Tham dự chia vui cùng môn phái Kienando còn có sự hiện diện của đông đủ quý phụ huynh võ sinh, ông chủ tịch Mười Trương của CĐSFV, võ sư Nguyễn Khánh Hồng Tae Kwon Do đệ Ngũ Đẳng IFT, đại diện của HLV Tô Hùng Phước của môn phái Thiếu Lâm Thất Sơn (do cố võ sư Tô Hùng Bính, 3 tỉnh Long Xuyên, Bạc Liêu, Châu Đốc) và đại diện HLV Lương Hà của môn phái Thiếu Lâm Bạch Long (Tây Thiếu Long Tự của cố võ sư Lê Văn Tào, Chợ Lớn). Ban giám khảo Kiennando hôm nay gồm GS Chưởng môn Nguyễn Lâm, võ sư HLV Hồng Ngoc Đại Nghĩa, võ sư HLV Trần Phương, HLV Lynelle Millitate, HLV Trần Minh, HLV Nguyễn Bảo và HLV Ashad Decou (một bác sĩ gốc Pháp có đam mê võ thuật). Vì GS Nguyễn Lâm giảng dạy tại CSUN campus, nên Kienando có nhiều học viên hay võ sinh người ngoại quốc như HLV Ken McCain, Ashad Decou,... hay Lynelle Millitate.

Ba huấn luyện viên (HLV) trung thành này đã theo học với Kienando nhiều năm và họ trở thành HLV phụ giảng cho người nói Anh ngữ. Lynelle là cô gái Mỹ mắt xanh tóc vàng mang dáng dấp của Farrah Fawcette hay Linda Evans, cô học lấy cử nhân văn chương và cao học báo chí, hiện đang thực hiện các loạt phim tài liệu về văn hóa (documentary film in culture). GS Nguyễn Lâm giới thiệu với quan khách về Lynelle Millitate như một người phụ nữ Mỹ duyên dáng yêu chuộng võ thuật, cô nghiên cứu về võ Việt Nam về kỹ tuật và nguồn gốc, nếu ca dao khi xưa bảo rằng:

Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định múa roi, đi quyền

(Ca dao xưa)

Giờ đây tại buổi lễ này ca dao được đổi lại cho thích hợp như:

Ai về Phố Việt mà coi

Lynelly gái Mỹ múa roi, đi quyền

(Ca dao nay)

Lynelly dùng chân hất tung thanh côn lên cao, liền chụp lấy nó xoay mình tung ngọn côn đi bài quyền "Phá bát quái trận đon tiết côn", cô cho cử tọa thấy sự uyển chuyển từng bộ pháp, cước pháp trong chiến pháp dùng côn. Chỉ một thanh trường côn mà người phụ nữ như Lynelle có thể bay nhảy như loài bạch hạc đánh đối thủ từ bốn phương hay tứ hướng. Nét tự tin và phong cách điêu luyện của người con gái Mỹ dùng võ phương đông nhuần nhuyễn có lẽ là một hình ảnh đẹp theo ý tôi.

Tiết mục kế tiếp, một võ sinh mang nhiều triển vọng cho Kienando khác là em Trần Đại Nhân, cấp 16 tuổi, là môn sinh huấn luyện viên trung cấp. Trần Đại Nhân đi bài quyền Lôi vũ quyền thật đẹp mắt, bài quyền tiêu biểu cho võ phái Kienando hay tiêu biểu cho một nét đặt thù nào đó trong giá trị võ học. Thực vậy, mỗi môn phái, mỗi lò võ nên ôn lại cái giá trị hay bài bản cũ cho nhuần nhuyễn và song song đưa ra những khám phá mới cho lạ vì cái giá trị mới và mới vì võ học vẫn được mãi tiếp diễn. Tôi nói như vậy để tri ân và khuyến khích các thế hệ đàn em khi lớn lên đừng mặc cảm khi mình đưa ra những ý niệm một bài quyền mới hay một cách đánh mới (new styles) là vi phạm đến các tổ phụ trong ngành võ hay không tôn kính giá trị cổ truyền đâu.

Trong các ngành nghệ thuật khác cũng đã chứng minh điều tôi nói rồi. Trong ngành cổ nhạc hay cải lương có câu chuyện về một sự cải cách trong nghệ thuật tìm sự mới lạ, soạn giả vọng cổ Viễn Châu khi xưa đưa ra sáng kiến pha trộn tân nhạc và cổ nhạc lại để thành bài ca tân cổ giao duyên, cả hai phía bảo thủ bên tân nhạc và cổ nhạc đều chống đối cho là kỳ quặc vì tân là tân, cổ là cổ, không thể pha trộn chung lẫn nhau được. Thời gian trôi qua, tân cổ giao duyên phát triển mạnh mẽ vì nó đáp ứng đúng cái cần có của sự đổi mới.

Tương tự như vậy trong phạm vi khiêu vũ khi John Travolta đưa ra kỹ thuật nhảy New Wave qua những bước nhảy uốn éo, mạnh dạn, lạ mắt đi theo tiếng nhạc, giới bảo thủ có thiên kiến từ hệ phái latin balldance (lối nhảy truyền thống nhu mì hơn như rumba, tango, bolero, chachacha, mambo,...) không thích lối nhảy mới này, họ chỉ trích sự mạnh bạo, vì John Travolta du nhập kỹ thuật nhảy gymnastics vào những xu hướng nhảy mới của anh. New Wave được đón nhận nồng nhiệt xu hướng mới, để sau này nhiều loại nhảy khác ra đời cũng mới lạ thành công như break dance nổi tiếng với Michael Jackson hay Hip-Hop dance lới nhảy thịnh hành ngày hôm nay như break dance có nhiều tính gymnastics, Hip Hop được Clive Campbell, gốc người Kingston, Jaimaca, đưa ra, như Krump dance do Thomas Johnson tại Compton, California đề ra, anh pha chế nhạc Rap trong lối nhảy Funk dance của James Brown (cha đẻ của nhạc Soul) và lối break dance của Michael Jackson...

Do đó, giới trẻ trong ngành võ thuật hãy lưu giữ lại tinh hoa cũ và du nhập cái mới để cải tiếng cho chính mình, trong làng võ thuật đã có Lý Tiểu Long, Thành Long, hay Nguyễn Lâm,... dùng nguyên tắc cũ của thiếu lâm để khai triển bài quyền mới, lối đánh mới.

Khán giả vỗ tay vang dội cho Trần Đại Nhân khi em dứt bài quyền độc đáo Lôi vũ quyền. Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa xướng danh hai môn sinh Trần Phước Hải Việt và Trần Phước Hải Nam ra sân khấu trình diễn bài "Phá bát quái trận song tiết côn", hai em sẽ đánh song tiết côn. Kienando có nhiều bài quyền về binh khí. Thông thường võ thiếu lâm Trung Hoa hay võ cổ truyền dân tộc Việt Nam xử dụng 18 loại binh khí thông dụng như từ Côn (chia ra nhiều loại như trường côn, đỏan côn, tề mi côn, đơn tiết côn, song tiết côn - còn gọi là lưỡng tiết côn), Đao ( gồm hai loại đoản đao hay đao ngắn vì cán không dài, loại kia là đại đao (hay còn gọi là trường đao, long đao hay siêu đao, cán khá dài), Thương (khá giống đao), giáo, kiếm,... Kienando có 7 bài quyền về binh khí như:

- Độc long côn

- Lục hợp côn

- Phá bát quái trận đơn tiết côn

- Phá bát quái trận song tiết côn

- Hồng hoa lưỡng tiết côn (tức đánh nhị khúc loại khí giới sở trường của Lý Tiểu Long, mà võ nhật gọi là nunchaku).

- Lưỡng nghi kiếm

- Tuyết tỏa lê hoa thương

Tuyết tỏa lê hoa thương là bài quyền binh khí cao cấp, kỹ thuật đánh thương phải chính xác và nhanh nhẹn nên đòi hỏi môn sinh một trình độ võ thuật cao. Kienando chỉ dạy bài quyền cho cấp hồng đai (cấp cao). Môn sinh học võ thuật càng lên cao sẽ được học những kỹ thuật cao hơn tương ứng với đai cấp, và khi đó môn sinh được khuyến khích tạo ra bài quyền mới do sự hấp thụ của mình, đại để nhu bên văn học trình luận án tốt nghiệp. Võ học hay văn học (học về văn hóa) nên có tiêu chuẩn đo lường mức độ thụ huấn của học viên.

Võ sư Hồng Ngọc Đại Nghĩa đã huấn luyện cho hai em di bài quyền độc đáo này. Hải Việt và Hải Nam nhanh nhẹ múa song tiết côn song song bên nhau. Hai em được thực tập cùng một khóa nên trình độ hầu như ngang nhau. Khi đi bài quyền thiếu lâm "Phá bát quái trận song tiết côn", võ sinh biết rằng mình đang ở trong thế bị địch thủ bao vây, bây giờ ta dùng song côn kháng cự lại địch thủ để giải vây. Cái khó khi điều khiển đôi côn, hai tay phải nhanh nhẹ, đánh trúng mục tiêu, trong khi cơ thể vận chuyển liên hồi phá bỏ vòng vây, võ sinh phải né tránh, nhào lộn, đỡ đòn, xử dụng tôi đa sự nhanh nhẹ và chính xác. Khán giả vỗ tay như lời ngợi khen.

Kế tiếp là nữ võ sinh Nguyễn Ngọc Cam Ly, võ sư Trần Phương cho biết em sẽ đi bài quyền "Lưỡng nghi kiếm". Lưỡng nghi kiếm là bài quyền ôn nhu trông sự múa kiếm, nhưng có lúc mãnh liệt khi đỡ đòn, khi thì mềm mại tránh né đòn. Bài quyền này dược võ sư Nguyễn Lâm khai sáng do nguyên tắc thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, kiếm thức diễm ảo, công thủ liên hoàn, bài quyền này được em Cam Ly phô triển kỹ thuật múa kiếm đầy kỹ thuật chiến đấu và nghệ thuật thẩm mỹ. Cam Ly còn có người anh là võ sinh Nguyễn Ngọc Duy Mộng, hai em là con của nhà văn Nguyễn Ngọc Minh. Một nhà văn có đam mê nghệ thuật và võ thuật. Cam Ly dứt đường kiếm bằng thế xuống tấn chào quan khách thật dẹp mắt. Mọi người vỗ tay khen thưởng em.

Những mục kế tiếp là song đấu giữa ba cấp, sơ cấp hay cấp một giữa hai em Kenneth Lưu và Jonathan Bùi, trung cấp hay cấp hai giữa Văn Đức và Ricky Thế Hồ, và cao cấp tức cấp ba giữa Minh Tăng và Trần Đại Nhân. Các em phô diễn kỹ thuật học hỏi và chứng minh sự ứng dụng khi giao đấu trên tinh thần thượng võ, sự ngoạn mục và sự giới hạn kình lực và những đòn sát phạt ngoài nguyên tắc giao dấu. Một buổi lễ đáng xem và dáng khuyến khích cho giới trẻ Việt Nam.

Tóm lại, trong khung cảnh ly lương tuổi trẻ Việt Nam sẽ lạc lỏng, sẽ tự hỏi về nguồn gốc của họ có gì để hãnh diện tại xứ này thì Kienando cũng như các lò võ khác, bao môn phái khác từ Việt Nam sang, bao chưởng môn, bao sư phụ hay bao huấn luyện viên võ thuật vẫn kiên trì, vẫn tận tụy trao truyền kiến thức cũng như kỹ năng võ học cho giới trẻ từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, hay từ năm này sang năm khác, là những gì sưởi ấm sự lạc lỏng cho tương lai tuổi trẻ, họ đứng lên bằng sự tự tin về nguồn gốc của mình, bằng nguồn văn hóa tinh thần, vốn lắm cao đẹp của người Việt Nam. Và Cuối buổi lễ đón mừng Tết Bính Tuất năm nay của môn phái Kienando được kết thúc với lễ phong đai, phát bằng, chụp hình lưu niệm cũng như buổi tiệc ăn mừng 2006 đã sưởi ấm tâm tình người Việt ly hương khi mùa xuân về.

Việt Hải, Los Angeles

(Ghi chú về tác giả: VIỆT HẢI

Tên họ: Trần Việt Hải

Sinh năm: Quí Tỵ, rắn nước hiền khô

Sinh quán: Tây Ninh Việt Nam

Trước 1975, theo học đại học kinh tế thương mại tại đại học Minh Đức và đại học Luật Khoa Sài gòn. Hiện cư ngụ tại Los Angeles.

Làm thơ, viết văn. Sáng tác nhiều thể loại Văn, Thơ, Biên Khảo, Truyện Ngắn, Tùy Bút, ... tại hải ngoại.

Bút hiệu: Việt Hải, Hoàng Tiểu Ca, Vương Thư Sinh

Tác phẩm đã xuất bản, phổ biến: trên nhiều trang web, đặc biệt là trang: saigongate.com, suoinguontamtu.com, ninh-hoa.com,…

(http://www.ninh-hoa.com/dacsan-2006/DS2006_VietHai-MuaXuanNhinVeDienTrinhVoHoc.htm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.