Hôm nay,  

Nhân Vụ Tranh Biếm Họa, Nghĩ Gì Về Tự Do?

10/02/200600:00:00(Xem: 5530)
-Lời giới thiệu: Chu tất Tiến nguyên là giáo sư Trung Học ở Việt Nam. Sau khi sang Mỹ, đã tiếp tục dậy học một thời gian, rồi chuyển sang làm nhiều công việc khác nhau. Hiện đang là Cố Vấn Phục Hồi (Rehab Counselor) cho những người bị tâm trí và tàn tật muốn đi làm. Bài viết này có tính cách một phát biểu cá nhân, không nhất thiết là ý kiến của tòa soạn.

*

Năm Tuất vừa tới đã mang theo nhiều biến động và đe dọa. Lực lượng cảm tử Hamas chiếm đa số phiếu của Palestine đã làm cho Tây Phương e ngại. Hamas vẫn không công nhận Israel, trong khi phe Bin Laden lại tung ra những lời lẽ đe dọa sẽ tấn công Tây Phương, đại diện là nước Mỹ. Riêng tuần lễ vừa qua, có lẽ là thời gian biến động nhất của năm mới với tai nạn trên biển làm chìm chiếc tầu phà Ai Cập, gây tử vong cho gần 1,000 người vì sự bất cẩn của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, khiến dân chúng nổi giận, xuống đường đập phá tan nát cơ sở chủ tầu. Nhưng, trên hết là vụ phổ biến 12 bức tranh biếm họa về Tiên Tri Mohammed gây xung đột, tranh luận gay gắt giữa những người Hồi Giáo cực đoan và những người tôn trọng Tự Do tuyệt đối của báo chí Phuơng Tây, đại diện là Đan Mạch. Tình hình nghiêm trọng không những về việc vẽ biếm họa về một đấng Tiên Tri của một tôn giáo mà còn là cuộc chiến giữa phe bênh vực Tự Do Tuyệt Đối và phe Bảo vệ Giá Trị Của Một Tín Ngưỡng.

Người tạo ra nguyên nhân xung đột là tờ báo Jyllands-Posten của Đan Mạch trong ngày 30 tháng 9 đã tung ra những bức tranh hí họa kèm theo việc lên án sự kiểm duyệt của báo chí Đan Mạch. Ngày 20 tháng 10, nhiều đại sứ của các quốc gia Hồi Giáo phê phán sự châm biếm này. Nhận thấy việc phê phán đã động chạm đến quyền Tự Do Báo Chí, Na Uy nhẩy vào cuộc bằng cách in lại những bức tranh trên. Quốc gia Hồi Giáo Saudi Arabia nổi giận, triệu hồi đại sứ của họ tại Đan Mạch về nước. Hình thức này chưa thỏa mãn những người cực đoan, nên ngày 30 tháng 1, 2006, một nhóm người bịt mặt xông vào trụ sở của Au Châu, đòi xin lỗi. Báo Đan Mạch lên tiếng xin lỗi vào ngày 31 tháng 1. Tưởng như vậy đã yên, không ngờ Báo chí Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, để bênh vực quyền Tự Do của mình, đã đồng loạt đăng lại những bức hình hí họa trên. Tới đây, sự việc nổ lớn bằng việc người Syria tấn công tòa Đại Sứ Đan Mạch và Na Uy ở Damacus vào ngày 4 tháng 2. Ngày hôm sau, những người cực đoan đã đập phá toàn bộ tòa Đại Sứ Đan Mạch ở Beirut. Tiếp đó, làn sóng phẫn nộ lan qua tới Á Châu, tại Philippine, Afganistan và Indonesia. Các cuộc tấn công vào các tòa Đại sứ không còn ôn hòa nữa. Máu đã đổ ra. Cho tới nay đã trên chục người chết và nhiều chục khác bị thương cùng với nhiều tòa Đại sứ bị phá. Để làm dịu cơn giận, Thủ Tướng Đan Mạch lên tiếng ân hận về sự việc nhưng vẫn bênh vực quyền Tự Do Phát Biểu và tuyên bố không can thiệp vào Tự Do của báo chí ở nước này.

Như vết dầu loang, các cuộc biểu tình phản đối đã lan tới Bắc Châu Phi và có nguy cơ nổ lớn khắp toàn cầu. Nước Mỹ không can dự vào việc này nhưng vài căn cứ Mỹ trên thế giới cũng bị tấn công, vì các tổ chức quá khích đổ lỗi cho Tây Phương mà nước Mỹ là người đại diện đã kỳ thị tôn giáo. Cùng lúc, tại Alabama, 9 nhà thờ Baptist đột nhiên bị đốt cháy, nhà chức trách chưa biết có phải đây là hãnh động trả thù của nguời Hồi quá khích hay không, và cố đưa ra những lời bình luận thận trọng, coi như một hành động cá nhân, để vụ việc khỏi bùng nổ trên nước Mỹ. Tuy nhiên, các nhân vật lãnh đạo tôn giáo và quốc gia phải vội vã lên tiếng. Đức Giáo Hoàng đã gửi thư phê phán những ai lạm dụng quyền Tự do để đụng chạm đến tín ngưỡng của người khác. Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc vừa chỉ trích những người lạm dụng đồng thời kêu gọi mọi người tự chế, không để đổ thêm máu nữa. Tổng Thống Pháp Chirac tuyên bố: "Quyền Tự Do phát biểu phải được hành xử với tinh thần trách nhiệm" trong khi, ngược lại, Tổng Thống Mỹ gửi thư chia xẻ với Đan Mạch về những điều không hay đã xẩy ra.

Tới đây, cuộc xung đột gây ra từ một trang biếm họa đã chuyển hướng. Trong khi trên khắp các xứ sở Hồi Giáo, các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra chống đối Tây Phương kỳ thị tôn giáo, một số nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục lại đặt nặng vấn đề Tự Do Phát Biểu và biến cuộc chiến thành hai khuynh hướng: một bên quyết bênh vực quyền Tự Do tuyệt đối và một phía kêu gọi hạn chế Tự Do nếu quyền Tự do đó động chạm đến người khác.

Bên bảo vệ Tự Do Phát Biểu cương quyết không nhận lỗi và cho rằng các nước Tự Do phải có trách nhiệm hướng dẫn những người sống trong Tự Do hạn chế phải học tập quyền sống Tự Do của văn minh Au châu. Họ viết những bài báo với tựa đề: "Tại sao ta lại phải xin lỗi"" và cho rằng mấy nước Hồi Giáo thủ cựu kia quá khắt khe với chính dân tộc của mình, hay làm to chuyện một việc "bình thường" vẫn xẩy ra trong các quốc gia văn minh. Tại đây, từ Tổng Thống, Quốc Trưởng, hay Giáo Hoàng đều có thể bị châm biếm mà không ai phàn nàn cả. Vì quyền Tự Do Phát Biểu (Freedom of Expression) là quyền tối cao của Con Người nên không một ai có thể trù dập. Phải bảo vệ quyền này cho đến cùng, cho dù phải hy sinh, đổ máu. Họ còn kêu gọi thế giới phải nhìn kỹ vào các nước Hồi Giáo là nơi vẫn thường thủ tiêu, tra tấn, đánh đập dã man đồng bào của mình, và đưa ra các con số chứng minh hàng triệu người đã bị chết chỉ vì một nền tôn giáo cực đoan. Thủ Tướng Đan Mạch thì bênh vực nhẹ nhàng hơn. Ong cho rằng đây chỉ là một sự va chạm giữa hai nền văn hóa (a clash of cultures) mà thôi. Ong cũng nói: "chúng ta đang đối diện với một khủng hoảng toàn cầu về văn hóa." Dĩ nhiên, ông muốn: "chúng ta nên đối thoại với nhau chứ không nên dùng bạo lực." Ngoài ra, ông xác nhận rằng: "Chúng tôi không phải kẻ thù của Hồi Giáo. Chỉ những kẻ cực đoan và bảo thủ là những người đi tìm sự đối đầu giữa hai nền văn hóa và tôn giáo mới đẩy cuộc xung đột sâu rộng thêm." Cùng với việc phân trần, ông lại đổ lỗi cho Iran chịu trách nhiệm về việc tòa Đại Sứ Đan Mạch bị tấn công mà không dám nói đến việc Iran đã cấm nhập cảng hàng hóa từ Đan Mạch khiến cho Châu Au cũng bị ảnh hưởng. (Đan Mạch có trao đổi với Iran 11.8 tỷ Euro, Liên Hiệp Châu Au có 170 triệu Euro, tương đương với 204 triệu đôla Mỹ.)

Đối lại với những lý luận trên, một số nhà nghiên cứu đã về phe với Tổng Thống Pháp và cho rằng Tự Do Phát Biểu không có nghĩa là Tự Do Vô Trách Nhiệm. Giáo sư Hileh Avshan, giảng dậy môn Chính Trị và Nghiên Cứu về Phụ Nữ của đại học York University, cho rằng không thể xử dụng Tự do để tấn công vào Tín Ngưỡng của người Hồi Giáo. Nhiều nhà nghiên cứu và sử học khác nói rằng muốn cho Tự Do được trường cửu, người xử dụng Tự Do phải biết tôn trọng người khác. Mỗi con người có quyền Tự Do chọn lựa tín ngưỡng và niềm tin của mình. Không ai có thể chế diễu họ được, cho dù đó là một tín ngưỡng mà người Au châu cảm thấy quái dị. Trường hợp một tín ngưỡng kêu gọi tiêu diệt tín nguỡng khác, thì sự việc không còn là Tôn Giáo nữa mà lại thuộc về vấn đề an ninh công cộng. Lúc đó, chính quyền mới có thể can thiệp để bảo vệ sinh mạng của dân chúng. Đặc biệt với người theo đạo Hồi, cần phải thận trọng vì những tín đồ Hồi Giáo có một niềm tin rất vững mạnh. Bất cứ sự chống đối, diễu cợt nào cũng đều đưa lại những kết quả không tốt, mặc dầu Kinh Coran không hề có đoạn nào kêu gọi giết người vô tội. "Người Chiến Sĩ Hồi Giáo không được giết kẻ đã rơi gươm, không được giết đàn bà và trẻ con...Phải tha thứ cho kẻ thù". Nhưng đã có ít nhất hai nhà văn, một nam một nữ đã phải bỏ chạy khỏi quê hương của mình vì nhận bản án Tử Hình khi viết bài đụng chạm đến niềm tin Hồi giáo. Ngoài ra, những người cầm bút phải biết nhận thức về những ảnh hưởng có thể xẩy ra một khi bài viết, hay tranh vẽ của mình sẽ gây tranh luận hay xung đột.

Thực sự, những bức tranh biếm hoạ đã vẽ gì" Sau khi một nhà báo Đan Mạch Kare Bluitgen viết bài phàn nàn là ông ta không thể tìm ra một bức hình về Tiên Tri Mohamed cho cuốn sách trẻ em của ông ta, vì không ai muốn đụng chạm đến việc cấm kỵ vẽ về vị Tiên Tri này. Lập tức tờ báo Jyllands-Posten kêu gọi các họa sĩ biếm họa hãy vẽ về vị Tiên Tri như người ta vẫn quan niệm về ông ta. Sau đó, tờ báo đã chọn bức tranh chính giữa vẽ về vị Tiên Tri đứng giữa một hàng người mặc y phục cổ truyền với khăn bịt đầu và một người nhân chứng nói rằng: "Tôi không thể biết ông ta là người nào trong hàng người này!" Điều muốn nói là trong hàng người này, có cả Chúa Giêsu, và nhân vật cực hữu Đan Mạch Pia Kjaersgaard và chính tác giả. Mười một bức khác xoay quanh chủ đề chính trong nhiều hình thức châm biếm khác nhau. Có hình vẽ vị Tiên Tri có tai và mõm heo. Một bức vẽ Tiên Tri lang thang trong sa mạc với mặt trời lặn đàng sau. Bức khác vẽ vị Tiên Tri nổi lên với sao và ánh sáng.. Những bức gây phẫn nộ nhất là hình vị Tiên Tri với bộ mặt dữ dằn, đội cái mũ chùm có hình trái bom. Hình khác vẽ Mohamed cầm gươm đứng trước mấy người phụ nữ và đang chuẩn bị tấn công. Một hàng chữ viết: "Ong Tiên Tri ơi! Ong là một người khùng! Ong giữ hết đàn bà trong cái ách của ông rồi!" Tấm hí họa khác thì vẽ Tiên Tri đang đứng trên một đám mây, giữ một chùm bom tự sát đang cố lên Thiên Đàng, và nói: "Ngừng lại! Ngừng lại! Chúng ta sắp hết trinh nữ rồi!"

Thực tế, nếu đọc báo Au Châu và báo Mỹ, chúng ta thấy những bức hình diễu cợt các nhân vật lãnh đạo còn độc địa hơn nữa, mà những người bị đem ra làm đề tài diễu cợt không có phản ứng gì. Thảng hoặc, có vài lời phàn nàn là người vẽ hí họa đã quá đáng. Thế thôi. Tuy nhiên, về tranh biếm họa của báo Đan Mạch, người viết nhận xét một cách thô thiển rằng, người họa sĩ biếm họa ấy đã không nhận thức được rằng kẻ vẽ tranh và nhân vật trong tranh đã đại diện cho hai nền văn minh khác nhau, cho hai dân tộc không có chung mầu da, tín ngưỡng. Hai người đại diện đó thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau, hai niềm tin hoàn toàn xung khắc nếu không muốn nói là thường xuyên xung đột. Lịch sử của các cuộc xung đột đã kéo dài vài trăm năm, và vẫn còn âm ỉ nặng nề trong đời sống, như một ngọn lửa đã tàn nhưng còn ngút khói. Chỉ một hơi gió thổi qua, ngọn lửa sẽ bùng lên khủng khiếp. Trong khi toàn cầu vẫn đang căng thẳng với việc Mỹ (đại diện văn minh Phương Tây) xâm chiếm Iraq (đại diện thế giới Hồi Giáo), với bao nhiêu sinh mạng bị hủy diệt hàng ngày, những bức biếm họa kia, không phải là biểu hiện của quyền Tự Do Phát Biểu nữa, mà là quyền Tự Do Tấn Công, (vì Tự Do Phát Biểu chỉ có giá trị trong phạm vi chung một đất nước, một Tổ quốc, một Dân Tộc mà thôi) đã khơi dậy một cuộc chiến Ý thức hệ một các vô ý thức.. Khi một người trong gia đình anh A thóa mạ tín nguỡng của thân phụ anh hàng xóm B, anh A đã tước đoạt quyền tự do sinh hoạt, tự do tư tưởng của anh B rồi. Khi người của nước A không cùng một xứ sở với bên B, nếu bên A đăng bài chửi xéo bên B, tức là bên A đã tấn công bên B rồi. Anh A không thể viện dẫn quyền Tự Do Phát Biểu mà tối ngày chửi "mất gà" làm nhức đầu bên B, vì bên B cũng có quyền Tự do hưởng sự Thinh Lặng của họ. Nền Tự Do của Nhân loại chỉ có thể có giá trị vĩnh cửu nếu mọi người trên thế giới này biết tôn trọng Tự Do của nhau.

Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.