Hôm nay,  

Biến Vào Hư Vô?

22/01/200600:00:00(Xem: 5320)
- Mọi chuyện tưởng như là xong rồi, nhưng thực sự vẫn là chưa. Những cuộc đình công của hàng chục ngàn công nhân Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai nguyên khởi từ tuần lễ cuối tháng 11, rồi bùng dậy trong tháng 12-2005, và rồi bây giờ, những ngày gần cuối tháng 1-2006 vẫn chưa êm hoàn toàn.

Thử lược sơ vài cuộc biểu tình: Ngày 23-11-2005, 960 công nhân hãng giày Rieker Vietnam đình công; ngày 7-12-05, khoảng 115 công nhân chế biến thủy sản của Công ty Đông Phương đình công; ngày 15-12-2005, hơn 250 trong tổng số gần 400 công nhân thuộc Công ty Year 2000 đình công; ngày 19-12-2005, hơn 300 công nhân Công ty Giày An Lộc đình công... và rồi tăng vọt, tới một trong những cuộc biểu tình lớn nhất đầu tiên là ngày 28/12/2005 với 18,000 công nhân ở công ty giày Freetrend Shoe Co. tại Sài Gòn... và liên tục...

Phong trào đình công tăng ào ạt và ép Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải phải ký lệnh tăng lương… Và vài tuần sau nữa thì chúng ta tưởng là xong rồi. Nhưng thực tế vẫn chưa.

Vấn đề là, tất cả các cơ quan thông tấn trong nước, tòan bộ báo, đài… tuy hầu hết bày tỏ quan tâm tới các công nhân đình công, nhưng không hãng thông tấn nào nói gì về 100 lãnh tụ đình công bị công an bắt đi.

Họ là ai" Không ai có danh sách. Họ đang bị giam ở đâu" Trên trời, dưới đất không một dấu tích.

Và họ sẽ bị đưa ra tòa nào, hay là bị giam chung thân vì nhà nứơc CSVN trứơc giờ vẫn sợ những người có khả năng tác động quần chúng" Không một tăm hơi nào, dù là một lời thắc mắc từ phía Hội Luật Gia VN, trong đó có rất nhiều luật sư can đảm đã dám nhận các trường hợp sóng gió, như những người trứơc giờ sẵn sàng bênh vực cho Năm Cam, Gary Glitter… Nhưng không một lời nào đòi hỏi danh sách 100 lãnh tụ công nhân bị bắt, hay là một lời xin phỏng vấn những người mà cả nứơc đang nhìn thấy như biến vào hư vô này.

Dù công an đã bắt hơn 100 lãnh tụ công nhân đó, thì chuyện vẫn chưa xong. Những cuộc đình công vẫn còn rải rác. Không phải vì những các lãnh tụ công nhân có mạng lưới chỉ huy ngầm, mà chỉ vì đời thợ dưới chế độ vinh quang XHCN này rất mực khổ đau, rất mực cực khổ và thương tâm gấp biết bao lần đời thợ dưới thời Tây hay thời Việt Nam Cộng Hòa. Cho dù công an có tra tấn, ép cung, có quy chụp 100 lãnh tụ đình công đó là tình báo CIA, hay là tình báo Trung Quốc, hay là tình báo Tổng Cục 2 múôn quậy phá dằn mặt đảng trong khi họp hội nghị ban chấp hành trung ương CSVN… thì cũng vẫn có đình công nổ ra thêm, chỉ vì thợ đói quá, cực quá và nhục quá. Chuyện vẫn chưa xong.

Trích báo Lao Động, ngày 20.01.2006:

"Công ty TNHH CN Daeryang Việt Nam (Đà Nẵng) và Công ty Kingmaker (Bình Dương): Công nhân đình công vì lãnh đạo... hứa hão

* Sáng 19.1, trên 70 công nhân của Cty Daeryang - 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy, máy nông nghiệp tại Khu công nghiệp Hoà Khánh đã đồng loạt đình công, để phản đối lãnh đạo Cty không thực hiện lời hứa.

Theo phản ánh, từ năm 2004, lãnh đạo đã có văn bản hứa sẽ thưởng xe máy và tiền cho những ai làm việc tốt. Thế nhưng nay cam kết trên vẫn chưa được thực hiện. Đến 16 giờ cùng ngày, bà Đàm Thị Thanh Xuân - Chủ tịch CĐ các KCN -KCX cho biết: "Cty đã cam kết "miệng" trích 30 triệu đồng để thưởng, nhưng hiện chưa có văn bản".

-- Sáng 19.1, khoảng 5.000 công nhân Công ty Kingmaker Foodwer đã đình công. Đây là công ty 100% vốn Đài Loan, chuyên sản xuất giày tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Công nhân công ty này cho biết: Công ty nói là thưởng mỗi công nhân tháng lương thứ 13, nhưng trên thực tế, hầu hết các công nhân đều chỉ được thưởng với mức thấp hơn mức lương căn bản…"

Mà chuyện đâu phải chỉ ở Sài Gòn thôi đâu. Hãy đọc báo Tuổi Trẻ ngày 19/01/2006:

"Lâm Đồng: 800 công nhân may đình công

TT - Suốt hai ngày qua, gần 800 công nhân ở 20 dây chuyền may của Nhà máy may thuộc Công ty may xuất khẩu SCAVI (vốn của Việt kiều Pháp) đặt ở thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng đã đình công.

Theo các công nhân, từ tháng 12-2005 công ty đã đơn phương chuyển hình thức tính lương tháng theo thời gian sang tính lương khoán sản phẩm mà không trao đổi với người lao động và trái với hợp đồng lao động. Công nhân nói rằng việc làm này của SCAVI đã không tôn trọng người lao động mà còn làm cho đời sống của họ thêm bấp bênh khi lương đang nhận từ 500.000-800.000 đồng/tháng bị hạ xuống chỉ còn 210.000-240.000 đồng/tháng."

Rồi số báo trứơc đó một ngày nữa, tờ Tuổi Trẻ ngày Thứ Tư, 18/01/2006:

"Thêm 3 vụ đình công

TT (TP.HCM, Bình Dương) - Sáng 17-1, khoảng 500 công nhân Công ty Shijar VN, chuyên sản xuất gạch ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, 100% vốn Đài Loan, đã đình công. Công nhân phản ảnh công ty công bố tết này sẽ không có tiền thưởng.

Mặt khác, công ty vẫn chưa thông báo về kế hoạch tăng lương theo qui định tại nghị định 03 của Chính phủ.

Cùng ngày, 200 công nhân Công ty Asti (100% vốn Nhật Bản, đóng tại huyện Dĩ An) đình công, yêu cầu công ty phải công bố rõ ràng mức lương mới và mức thưởng tết cho công nhân.

* Sáng 17-1, hơn 100 lao động (LĐ) của Công ty TNHH Sài Gòn Precision, vốn đầu tư của Nhật tại Khu chế xuất Linh Trung 1, Thủ Đức, TP.HCM đã đồng loạt ngừng việc vì cho rằng việc sắp xếp lương mới của công ty cào bằng, không đánh giá được đúng LĐ. Cùng ngày, công ty cho biết sẽ điều chỉnh tăng lương 20% theo hợp đồng đối với LĐ trực tiếp, tăng 18% cho bộ phận quản lý và tăng 8% cho nhân viên văn phòng."

Vấn đề, tất cả các báo trên vẫn còn có ngôn ngữ bênh vực công nhân, nhưng vẫn không báo nào nhắc tới hoàn cảnh 100 công nhân bị công an bắt và đẩy vào hư vô.

Thử đọc lại tờ báo Thái Lan Bangkok Post, số ngày 7-1-2006, bản tin tựa đề "VN strikes may end Taiwan investment" ghi là của thông tấn Đức DPA, có link trên mạng:

http://www.bangkokpost.com/breaking_news/breakingnews.php"id=71827

với trích vài dòng như sau về số mệnh 100 người chỉ huy đình công bị công an bắt và đẩy vào hư vô:

…"As of Saturday evening, most of the strikes had stopped but strikes in 40 to 50 Taiwanese companies in the Song Than Industrial Zone in Binh Duong Province were continuing," the China Times said.

"Police have detained some 100 striking workers in two Taiwanese companies in Binh Duong Province, and the provincial government promised that there won't be any more strikes, but many Taiwanese investors are worried that strikes will become a trend," the United Daily News reported….

Dịch như sau:

… "Vào tối Thứ Bảy, hầu hết các cuộc đình công đã ngưng, nhưng đình công tại 40 trong 50 công ty Đài Loan ở Khu Kỹ Nghệ Sóng Thần ở Tỉnh Bình Dương vẫn tiếp diễn," theo báo China Times (báo của Đài Loan) viết.

"Công an đã bắt giam khỏang 100 công nhân đình công tại 2 công ty Đài Loan ở Tỉnh Bình Dương, và chính quyền tỉnh hứa rằng sẽ không có thêm cuộc đình công nào, nhưng nhiều nhà đầu tư Đài Loan lo ngại rằng đình công sẽ trở thành một khuynh hướng," theo tờ United Daily News (báo của Đài Loan) tường trình…

Đó là con số chúng ta biết vào bản tin ngày 7-1-2006. Tới bây giờ, ngày Chủ Nhật 22-1-2006, công an đã bắt thêm bao nhiêu công nhân nữa, và vì sao không báo chí nào phỏng vấn gia đình họ, mà cũng không Hội Luật Gia nào đòi bảo vệ họ theo luật pháp"

Và có phải là 100 công nhân kia đã bị biến mất y hệt như trường hợp dịch giả Phạm Văn Viêm, người kỹ sư đang tị nạn ở Sofia, Bulgaria, bị công an từ Hà Nội sang tận Sofia để bắt cóc anh Viêm về, nhằm xóa hết mọi dấu tích của những người yêu thương tự do, công bằng ra khỏi cuộc đời này"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.