Hôm nay,  

Đình Công, Đình Công

10/01/200600:00:00(Xem: 5576)
- Không có bao nhiêu hình ảnh gây cảm xúc hơn là đình công, khi người công nhân quyết định ngừng làm việc để đòi tăng quyền lợi, mà thường khi cơ may không chắc đã đứng về họ. Phải là tới chân tường, người ta mới đình công.

Tình hình đình công lại càng gay go hơn đối với người thợ trong các nứớc cộng sản, như tại Việt Nam chẳng hạn, nơi mà người ta có thể bị bắt đi vào lúc nửa đêm và biệt tích luôn nhiều năm -- thậm chí như dịch giả Phạm Văn Viêm ở tại Sofi, Bulgaria, cũng còn bị công an Hà Nội sang bắt cóc để giaỉ giao về Hà Nội giam từ nhiều năm nay.

Thật khó để lưạ chọn. Những người tổ chức đình công hẳn nhiên đã có lúc nghĩ rằng mình là phải liều thân, phải có vài người đứng ra tổ chức để cứu cho nhiều ngàn bạn công nhân. Công an chắc chắn là sẽ điều tra để triệt từng người tổ chức đình công, vì nhà núứơc này không cho phép bất kỳ một ai có khả năng tổ chức, giàu lòng hy sinh mà làm những điều không hề xin phép nhà nứơc. Đó là điều chúng ta đang lo ngại: sau các đợt biểu tình nhiều chục ngàn công nhân ở Sài Gòn và Bình Dương, công an sau khi thuyết phục thợ thuyền về làm việc lại thì đã bắt hơn 100 công nhân. Không ai có danh sách các công nhân này, cũng không thấy Viện Kiểm Sát CSVN cho biết sẽ đưa họa ra tòa nào, tội danh gì.

Đình công là chuyện nhạy cảm. Vì công nhân chỉ có quyền đình công ở các nứơc tự do dân chủ thôi, còn ở các nước xã hội chủ nghĩa như CSVN thì là cấm tuyệt, vì sẽ thành các tội danh phá hoại sản xuất, phá rối trị an, chống đối sự nghiệp kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa...

Chưa thấy nhà hoạt động dân chủ nào lên tiếng đòi các quyền pháp lý cho 100 người tổ chức đình công này. Họ là ai" Là Nguyễn Văn A, là Lê Thị B., là Trần Văn, vân vân..." Nhà nước CSVN chắc chắn sẽ không bao giờ đưa họ ra ánh sáng, sẽ không xử trứơc tòa án công khai, sẽ không báo nhà nước nào dám tới phỏng vấn gia đình của họ... chỉ vì nhà nước CSVN sẽ không muốn người dân và dư luận phong thánh cho những người tổ chức đình công này. Họ không có quyền xuất hiện trứơc ánh sáng. Đó là kinh nghiệm tác chiến mà chủ nghĩa CS một thời hưởng lợi, khi đấu tranh dưới các chính thể tự do, dân chủ và pháp trị.

Nếu bạn vào đọc các ngày 9 và 10 tháng 1-2006, sẽ thấy các báo điện tử Đảng CSVN, nhật báo Nhân Dân... đều không nói gì tới các cuộc đình công sôi động những ngày qua. Không một dòng chữ. Nếu các báo này có nói, mà để tin đình công ở một góc nào khó thấy, thì cho người viết xin lỗi, vì thật lòng là ngó hoài mà không thấy.

Vì sao 2 báo lớn này, đều là tiếng nói của đảng, mà liên tục 2 ngày không nói gì tới các vụ đình công -- đặc biệt là đối với tin của thông tấn Đức DPA là nhiều tư bản Đài Loan đe dọa bỏ chạy khỏi Việt Nam, và tin của thông tấn Asia Pulse là Bộ Ngoaị Giao Đài Loan đe dọa Hà Nội, đòi dẹp đình công và phải bảo vệ cơ sở kinh doanh tư bản Đaì Loan. Vì sao 2 báo đảng im lặng" Mà chỉ có các báo nhỏ hơn mới nói tới, như dường rằng đó là chuyện nhỏ thôi"

Nhưng, đứng về pháp lý thì muốn đình công phải có thủ tục gì ở Việt Nam"

Báo Tuổi Trẻ trong ngày Thứ Hai 9-1-2006 có bài “Ai bảo vệ quyền lợi người lao động"” đã phân tích qua lới nhà báo Thu An, trích:

“Không kể một vài hành vi quá khích, người ta dễ đồng cảm với hàng ngàn người lao động lẽ ra đang phải làm việc miệt mài để kiếm thêm những đồng thu nhập cuối năm lại bất đắc dĩ tham gia một sự kiện không mong muốn. Vì sao" Có người nói "tức nước thì vỡ bờ".

Cũng phải thôi, khi mà trước sự kiện này nhiều người mới giật mình "nhớ" ra đã sáu năm rồi người lao động khu vực này không được tăng lương tối thiểu - phải nhận đồng lương không đúng sức lao động, kéo theo đó là nhiều quyền lợi hợp pháp khác của người lao động như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp... cũng bị thiệt hại (vì đều căn cứ theo lương).

Chưa kể họ thường xuyên bị vắt kiệt sức vì tăng ca quá mức, vì chế độ ăn uống không bảo đảm… Nhưng rồi không có ai kiểm tra, giám sát tới nơi tới chốn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ngay cả tổ chức công đoàn cơ sở - mà Bộ luật lao động qui định rất rõ là được thành lập tại doanh nghiệp "để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động" - thì người lao động cũng không mấy trông mong vì thực chất nhiều công đoàn cơ sở gần như không còn vai trò với cơ chế hoạt động như hiện nay. Còn công đoàn cấp trên thì lại càng... xa xôi, thường chỉ có mặt khi sự việc đã rồi. Và người lao động đành phải sử dụng "vũ khí" cuối cùng: đình công.

Ai bảo vệ quyền lợi người lao động" Ai giúp người lao động biết cách đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp, chính đáng để không xảy ra những sự cố đáng tiếc" Tất nhiên, không chỉ có tổ chức công đoàn, mà các cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống pháp luật VN phải thực hiện vai trò này. Điều đáng tiếc là pháp luật của chúng ta vẫn còn những qui định chưa hợp lý, chưa sát thực tế.

Đơn cử, khoản 2 điều 173 Bộ luật lao động qui định: "Việc đình công do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký". Nhưng như trên đã nói, luật đã "trao quyền" cho một tổ chức rất khó thực hiện vai trò thật sự của mình trong thực tế. Vì vậy người lao động khó có thể cậy nhờ tổ chức đại diện của mình một cách chính thức....”

Vậy rồi người công nhân có ý kiến gì" Báo Người Lao Động, trong mục Ý Kiến Công Nhân, số ngày 7-1-2006, đã ghi nhận các ý kiến, trích như sau:

“Khi biết Chính phủ có quyết định chính thức nâng lương tối thiểu, tuyệt đại đa số công nhân đều mong muốn trở lại làm việc để có thu nhập

. Trần Thị Nguyệt (Công ty Freetrend A - KCX Linh Trung 2): Sau khi có những kiến nghị hôm qua, bắt đầu từ 6-1 giám đốc công ty đã tăng tiền ăn từ 3.900 đồng lên 4.500 đồng/suất. Tuy số tiền tăng không chẳng bao nhiêu nhưng bữa ăn đã được cải thiện rõ ràng. Hôm nay, bọn em ăn được 3 món: cá lóc kho (hoặc thịt kho trứng), bắp cải luộc, dưa leo và canh cải. Với bữa ăn như thế này, bọn em sẽ không có ý kiến gì và yên tâm làm việc.

. CN Đàm Thị Minh (quê Nghệ An): Hôm nay ban giám đốc công ty đến xem xét chất lượng bữa ăn và ghi nhận ý kiến của CN. Hôm qua tuy làm việc nửa ngày nhưng công ty trả đủ một ngày lương. Nếu tiếp tục duy trì những cải thiện này, tôi nghĩ sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra nữa.

. CN Lê Ngọc Phượng (quận 9- TPHCM): Nếu tình trạng đình công tiếp tục xảy ra thì thật thiệt thòi cho chúng tôi, chẳng những bị mất tiền lương mà còn tốn tiền ăn. Việc CN phản ứng mấy ngày nay chủ yếu do một vài người quá khích, lôi kéo. Chúng tôi mong muốn trở lại làm việc.

. CN Nguyễn Minh Hạnh (quê Hà Nam): Tết sắp đến rồi, chúng tôi cũng muốn làm việc nhiều để kiếm ít tiền về quê, mua quà cho gia đình. Đình công là việc bất khả kháng, chúng tôi hoàn toàn không muốn điều này xảy ra. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì chúng tôi thật sự khó khăn vì còn bao nhiêu thứ cần phải chi tiêu. Chúng tôi rất muốn trở lại làm việc để có tiền về quê.

. CN Trần Thị Thanh (Công ty Danu Vina): Mọi ngày quen làm việc rồi, mấy hôm nay ngồi đây từ sáng không làm gì còn mệt hơn đi làm. Thật ra, chúng tôi rất muốn ổn định để còn làm việc, mình làm vất vả cả năm, gần Tết rồi, không có tiền lương, tiền thưởng thì biết lấy gì chi tiêu.

. CN Nguyễn Thị Hồng (Công ty Danu Vina): Sáng nay tôi định đi làm, vào tới nơi thấy mọi người tiếp tục đình công nên phải ngồi chờ. Tôi rất mong được sớm trở lại làm việc.

. Nguyễn Thị Vinh (quê Hà Tĩnh): Tôi làm ở khâu may, lương chỉ có 650.000 đồng/tháng. Vật giá ngày càng leo thang mà lương không tăng, không đủ sống. Mọi người nói cần phải chờ đợi quyết định của Chính phủ nên sáng nay tôi cũng muốn vào làm lại, chứ đình công mấy ngày nay rồi, lo âu không biết tiền lương, tiền thưởng có bị trừ hay không. Chỉ mong ông chủ nghĩ đến đời sống của CN mà tăng lương....

. CN Nguyễn Thị Bưởi (quê Bến Tre): Tôi vào làm việc đã được 5 tháng với mức lương 630.000 đồng; nếu tăng ca đến 22 giờ thì được khoảng 1 triệu đồng/tháng. Tiện tặn lắm tôi mới dành dụm được 400.000 đồng. Tôi rất mong được nâng lương nên tham gia đình công.”

Ai cũng thấy được, hễ đình công là cả chủ cùng thợ đều thiệt thòi. Những công nhân dẫn lời trên tất nhiên là mong muốn đi làm lại, và đều vui mừng vì được tăng lương, nhưng đã đình công chính đáng thì sao lại không đòi trả tự do cho hơn 100 người tổ chức đình công đang bị công an bắt giam" Họ cũng có vợ con đang chờ đợi về ăn Tết chứ. Sao không ai nói gì tới họ.

Chỉ thấy báo chí nói rằng, có 25 doanh nghiệp Đài Loan ở Việt nam đã bị ảnh hưởng vì làn sóng đình công của các công nhân đòi tăng lương. Đúng vậy. Thông tấn Đaì Loan CNA ghi rằng từ ngày 28-12-2005 đến ngày 8-1-2006, các vụ đình công đã ảnh hưởng tới 59 công ty nước ngoài ở Việt nam, trong đó có gần một nửa là các công ty Đài loan. Một số cơ sở sản xuất của những công ty này đã bị công nhân gây hư hại. Và rồi hôm thứ 5, thủ tướng CSVN Phan Văn Khải đã cho tăng 40% mức lương tối thiểu của công nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Dự kiến, bắt đầu từ tháng 2 tới đây lương tối thiểu của công nhân sẽ từ mức 30 - 40 đô la hiện nay tăng lên tới 45 - 55 đô la mỗi tháng.

Có phải công an đang thẩm vấn 100 người tổ chức đình công này để tìm xem họ có chung thuộc tổ chức hay không, có kết hợp với các nhà dân chủ nào hay không... hay chính họ là thuộc một phe nào trong Thành Ủy Sài Gòn, đang muốn quậy sóng cho cuộc đaị hội tranh quyền sắp tới ở Hà Nội. Hay chỉ vì họ là gián điệp Bắc Kinh gài vào Sài Gòn để phá hoại các doanh nghiệp Đài Loan. Hay chỉ vì họ là những công nhân chơn chất, vất vả, mong muốn thấy mình và bạn mình có thêm lương, thêm bổng, và rồi liều thân đứng ra kêu gọi đình công giữa thời u ám cộng sản này.

Vấn đề hiện nay là, công an đang giấu danh sách 100 người tổ chức đình công này. Và họ không được phép có tiếng nói ở nơi đâu hết, giữa thời đất nứơc có thặng dư tới 700 tờ báo, đài...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.