Hôm nay,  

Diễn Đàn Quốc Nội: Về Một Bài Vè Dân Gian

30/12/200500:00:00(Xem: 6664)
- Bác mình tên cũ là Ba

Hồ là họ mới, hiệu là Chí Minh

Sinh ra trong một gia đình

Nho nghèo hiếu học, bố Kinh, mẹ Mường

Lớn lên gặp buổi đau thương

Bác liền theo cái tàu buôn nước ngoài

Suốt ngày cọ chảo thái khoai

Lau sàn, rửa bát, mệt nhoài... chỉn chu

Ba Lê tuyết lạnh mùa thu

Ngồi ôm hòn gạch mà thù thằng tây

Xem ra khó sống nơi này

Đầu năm 41 về ngay nước mình

Bác liền thành lập Việt minh

Người nhiều súng ít, tình hình khó khăn

Ban đầu chỉ có công nhân

Về sau thấy lợi nông dân xin vào

Tiến lên giết hết đồng bào

Địa điền cải cách lật nhào không tha

Bác mình tên gọi là Ba...

Hồ là họ mới, hiệu là Chí Minh...

Bài thơ khá phổ biến trong giới trí thức cũng như dân thường Việt Nam vì nôm na dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ đã đành, còn khá ấn tượng, có thể ngồi đọc cả ngày không hết. Từ câu đầu: Bác mình tên cũ là Ba... một lèo đến câu cuối: Địa điền cải cách lật nhào không tha" lại quay lại câu đầu theo kiểu diễn ca, tràng giang đại hải...

Chỉ cần bỏ vài nghìn mua tờ báo, đánh giày hoặc ngồi lâu lâu ở vườn hoa Lý Tử Trọng, công viên Lê Nin, trước cửa nhà lãnh đạo, nơi tập trung đông đủ bà con dân oan khiếu kiện, hay nhà hàng, quán xá sang trọng nào đó là có thể được nghe... miễn phí. Lần đầu nghe từ miệng một cậu bé chuyên đạp xe bán bánh đa nướng, tôi ngạc nhiên đến sững người, không rõ tác giả dân gian nào đã sáng tác ra để nó sớm trở thành sản phẩm của đại chúng như vậy" Khi tôi đọc lại trong đám bạn hữu, người bảo: - Lại là "của độc" của ông Nguyễn Duy đấy, chả phải ông ấy đã từng có đoạn thơ: "Bác Hồ nằm ở trong lăng. Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng giật mình. Rằng giờ chúng nó linh tinh..." là gì"

- Lại còn cả đoạn: Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu" Dạ thưa tướng Giáp lo khâu đặt vòng, nữa chứ, cứ đọc là lại cười nôn ruột.

Người lại bảo:

- Không phải, ông Duy đâu có tính phản động như vậy. Cái đoạn cuối dám nhắc đến cải cách địa điền,vạch tội cụ Hồ bố ai dám nói. Dù 100% dân Việt Nam đều biết đi chăng nữa, nhưng chỉ có Đảng mình nói láo thành quen thôi, chứ dân mình nói thật...Nếu không tự nhuộm đen cuộc đời thì cũng chen chân vào tù ngay. Vì vậy chỉ có thể hiểu là bài thơ của nhiều tác giả, đã được mô đi phê để chân dung bác chúng ta hiện ra rõ nét mà thôi.

Lần thứ 2 ngồi ở quán cóc vỉa hè tôi hỏi cậu bé đánh giày.

- Sao cháu biết bài thơ này, cháu nghe ở đâu, có nhầm câu nào không"

- Cháu nghe ở nhiều nơi, chủ yếu là ở các quán ăn,nhà hàng nơi có rất nhiều khách xịn. Trong lúc họ ăn, chúng cháu tranh thủ đánh giày, cháu nghe lỏm vài lần rồi thuộc làu. Có điều...

- Sao cơ"

- Mỗi lần cháu nghe một khác.

- Ừ cũng có thể nó bị tam sao thất bản, thế khác như thế nào, cháu còn nhớ không"

- Nhớ chứ ạ, như hôm các cô các chú ngồi trong quán bia ở Tăng Bạt Hổ (trước cửa nhà văn hoá Thanh Niên) đọc thơ, cháu nhớ rõ đoạn cuối cùng là: Tiến lên chiến thắng ào ào. Cho nên ta phải tự hào bác ta, chứ có nhắc đến cải cách, địa điền gì đâu"

Tôi cười, hỏi lại:

- Chứ không phải: Tiến lên chiến thắng đồng bào. Bắc Nam vỡ mặt... đau nào đau hơn à"

Nó ghé vào tai tôi thầm thì.

- Lần mới rồi cháu còn nghe mấy chú ở Sài gòn đọc:

Tiến lên chiến sĩ, đồng bào. Bắc Nam xúm lại... lật nhào Đảng ta...

Tôi đưa nó 1 tờ đỏ 10.000 đồng, bảo không phải trả lại, nó cười toét miệng:

- Từ hôm cháu thuộc bài thơ này, lúc nào cũng trúng lớn. Có hôm các chú còn cười khà khà xoa đầu khen cháu là "thằng nhỏ phản động" rồi cho cháu hẳn tờ xanh 20.000 nữa cơ. Và nó cúi gập người ngoan ngoãn chào cả hội: - Cháu cám ơn các cô, các chú.

... Dù là của nhà thơ bình dân hay đám dân oan (nhàn cư vi bất thiện) làm thì tác phẩm đã rời họ như con thuyền rời bến và trở thành sản phẩm của công chúng rồi. Điều đáng nói ở đây là bức chân dung của bác thể hiện khá sinh động. Cụ thể câu đầu: Bác mình tên cũ là Ba. Đơn giản vì bác là anh thứ ba trong nhà, dưới bác còn một cậu em nữa, nhưng vì mẹ chết, bố đang lang thang kiếm sống ở xa nên không về kịp, bị khát sữa, đau ốm, suy dinh dưỡng mà chết.

Người Miền Bắc khác Miền Nam ở chỗ gọi con cái theo đúng thứ tự Một, Hai, Ba, Bốn chứ không coi bố mẹ là nhất, sau đó mới là các con. Vì thế con cả bao giờ cũng gọi là anh Hai, chị Hai, sau đó mới là Ba, là Tư, chứ không gọi là Bốn như dân Bắc. Vì vậy khi may mắn được "theo cái tàu buôn nước ngoài" bác liền lấy tên Ba để khẳng định vị thế của mình trong nhà.

Câu tiếp: Hồ là họ mới, hiệu là Chí Minh. Chứng tỏ tác giả dân gian này rất am hiểu về tiểu sử của bác. Họ cũ của bác là Nguyễn. Nguyễn Sinh Công, Nguyễn Tất Thành, đổi thành họ Hồ do nhiều lý do, cũng nhiều giai thoại. Theo người dân quê Nam Đàn Nghệ An kể cho nhà sử học Trần Quốc Vượng nghe thì bố của bác là con rơi của Hồ Sĩ Tạo với cô gái chủ nhà, nơi mình dạy học, mang họ Hà, tên Hy. Vì thế mới có câu: "Cử Hồ đúc cốt, đồ Nguyễn tráng men". Sau này khi biết rõ thân phận mình bác mới lấy lại họ Hồ cho mình, còn Chí Minh theo cách hiểu của người Nghệ là chính mi. Nghiã là chính mi là họ Hồ chứ không phải họ Nguyễn. Chẳng qua muốn nhập nhèm trí trá, đánh lận con đen nên mượn cửa nhà Nguyễn Sinh Nhậm già cả goá vợ, nghèo khó mà vào. Giờ họ của mi lại trả về cho mi.

Cái tên Hồ Chí Minh cũng gợi nhớ đến một giai đoạn hoạt động cách mạng đầy gian hùng của bác trước khi kịp cướp chính quyền về tay, đó là thời gian bác lang thang bên tàu, phải chiếm tên Hồ Chí Minh của ông Hồ Học Lãm (một nhà ái quốc lừng danh lưu vong sang Tàu) cùng toàn bộ tổ chức "Việt Nam độc lập đồng minh hội" do ông phụ trách, khi con gái ông Lãm phát hiện ra, làm ầm ĩ trước cửa phủ chủ tịch năm 1946, bác đã bí mật cho người thủ tiêu trên đường bà này về thăm quê ở Thanh Hoá để bảo vệ hình ảnh mình trong lòng dân chúng.

Cũng như sau này khi gian díu với cô Nguyễn thị Xuân, có con trai là Nguyễn Tất Trung, biết cô muốn ra công khai cho toàn dân Việt Nam biết, bác liền cho người giết chết tươi để bảo vệ hình ảnh cha già dân tộc theo đúng cách làm của nhà nước Việt Nam: Giết một người để triệu người... suy tôn.

Hai câu sau:

Sinh ra trong một gia đình

Nhà nho hiếu học, bố Kinh, mẹ Mường.

Câu này có lẽ phải sửa từ hiếu học thành thất học thì đúng hơn, vì chỉ có sách báo của Đảng mới ca ngợi bác chăm chỉ, thông minh, còn ngoài đời ai cũng biết bác nằm trong diện dốt nát, "khinh học" như đặc điểm chung của tất cả các tầng lớp lãnh đạo Việt Nam khi đó. Khi bố được bổ làm quan ở Huế (sau khi đỗ phó bảng 1901). 11 tuổi mới được vào học lớp đồng ấu của trường Pháp Việt Đông Ba. 17 tuổi tốt nghiệp tiểu học cũng là lúc bố thà chán sống chứ không chán rượu nên Tất Thành đương nhiên phải trở thành thất bại, thất thế...

Rời khỏi trường quốc học, bao nhiêu chữ nghiã rơi táo tác dọc đường hết cả. Trở về quê nội thì xa hun hút, những cơn đói, lạnh đến run người từ năm nảo năm nào vẫn còn ám ảnh mãi trong tâm trí từ suốt thời thơ ấu cho đến khi mẹ ốm và mất (1901) nên đành cắm đầu đi tiếp.

Đến Phan Thiết, đói quá phải dừng lại rao bán mớ chữ vừa học cho bọn trẻ con các chủ vựa cá mới phất. 18 tuổi mới bén mảng vào cửa trường trung học cơ sở, tương đương lớp 5 ngày nay, vừa kịp đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ, thuộc 4 phép tính nhân chia cộng trừ trong phạm vi 100 thì bị đuổi thẳng cổ, sao gọi là hiếu học" Khen bác Hồ hiếu học cũng giống như khen bác vì nước quên thân, vì nhân dân mà không cần vợ vậy.

Câu này còn thêm một tia sáng soi dọi vào tiểu sử bác: chứng tỏ bố là dân tộc... sợ, còn mẹ - tức bà Hoàng Thị Loan là người Mường. Một trong bốn dòng họ nổi tiếng của người Mường là Đinh Quách, Bạch, Hoàng.

Đúng là rau nào sâu ấy, bố là con sâu ăn lá dâu của người Mường, nên con cũng là thứ sâu chỉ thích nghiền gái thổ mừ, từ Nông thị Ngát, Nông thị Xuân và còn rất nhiều Nông thị khác trong suốt cuộc đời hoạt động "Kách Mệnh" trong lòng họ của người (từ năm 1941 đến 1954).

Vì thế sau ngày Thủ Đô bị... phỏng giái, phải bê cả nhà sàn của người Mường về giữa Ba đình lộng lẫy cờ hoa, bao la nắng gió để ở cho nguôi nỗi nhớ đất Mường.

Dừng lại ở Phan Thiết ít lâu, mục đích tìm cha chưa thực hiện được (do cha uống rượu làm chết người rồi lại tiếp tục đánh người nhưng chưa chết) nên bị chính phủ đại Pháp bãi chức, lột mũ ô sa ra khỏi triều đình. Xấu hổ không dám về quê gặp lại người làng, liền bỏ đi biệt, mặc đàn con tự do lấm láp, tự lo mặc, tự lo ăn, tự lo lớn như củ khoai củ sắn, con lợn, con gà ngoài vườn... Nghĩa là ngay từ khi ấy ngài phó bảng đã nêu cao khẩu hiệu: "Không có gì quý hơn độc lập, tự... lo, để trở thành một tư tưởng lớn, xuyên suốt của Hồ Chí Minh sau này: Không có gì...

Thời gian từ lúc bác oe oe khóc ở cõi trần (1890) đến khi vào sài gòn, làm bồi tàu cho tàu buôn của pháp (1911) chính là "buổi đau thương" mà câu thơ đã viết:

Lớn lên gặp buổi đau thương

Bác liền theo cái tàu buôn nước ngoài.

Để miêu tả kỹ lưỡng hơn công việc của bác trên cái tàu buôn nước ngoài, 4 câu sau viết:

Suốt ngày cọ chảo thái khoai

Lau sàn, rửa bát, mệt nhoài... chỉnh chu

Ba Lê tuyết lạnh mùa thu

Ngồi ôm hòn gạch mà thù thằng tây

Tiết đoạn này chính bác Trần Dân Tiên đã nói rõ trong cuộc đời cách mạng của Hồ chủ tịch. Từ 4 giờ sáng đến tận đêm khuya, suốt ngày bác bị sai bảo: - Ba lấy nước đi; Ba nhóm bếp đi; Rồi: Ba bỏ thêm than, Ba cọ nồi v.v đến mức mệt nhoài mới thôi, vậy mà, theo bác ca ngợi Hồ, anh Lê văn Ba khi đó vẫn tranh thủ học thêm ngoại ngữ Anh, Pháp cùng tiếng quốc ngữ để bày cho các bạn bồi tàu người Việt cùng học theo. Thật là tấm gương về sự... háo học, cũng giống với sự háo sắc, háo đàn bà, háo tiền tài danh vọng chức quyền của bác vậy.

Kinh thành Ba Lê mùa đông rét mướt, số tiền công ít ỏi đến nỗi bác ta phải ở trong những căn phòng trọ rẻ tiền, không lò sưởi, vì thế mỗi sáng đến làm bác đều để 4 viên gạch trong lò để trước khi về nhà trọ nhấc ra, bọc vào trong báo, cho gạch xuống dưới chiếu để sưởi ấm phòng, ấm người trong đêm dài lạnh lẽo chờ mặt trời cách mạng bừng lên.

Thời gian bác yêu của ghét người: "Ngồi ôm hòn gạch mà thù thằng tây" không ngắn như trong bài thơ đã viết,thể hiện ở hai câu:

Xem ra khó sống nơi này

Đầu năm 41 về ngay nước mình.

Mà dài hẳn 30 năm từ khi theo cái tàu buôn nước ngoài rồi lênh đênh bốn biển một con tàu, qua Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, làm nghề bồi bàn, cạo tuyết, thợ ảnh, thợ làm bánh nướng v.v đến 1917 qua Liên xô (lần 1) 1923 qua Liên xô lần 2 trở thành gián điệp của Nga xô, hưởng lương cao cấp của quốc tế cộng sản, sang Thái Lan, Hồng Công, Trung Quốc làm nhiệm vụ dò xét, nắm bắt tình hình, báo cáo cấp trên, chán chê mê mỏi mới chịu tìm về...phá nước.

Khi đặt chân lên địa đầu tổ quốc là đầu năm 1941, đến ngày 19-5 tổ chức cách mạng đầu tiên của Việt Nam được thành lập dưới tên gọi: Đội tuyên truyền giải phóng quân Việt Nam gồm 34 người. Thơ viết.

Bác liền thành lập Việt minh

Người nhiều súng ít, tình hình khó khăn.

Trong giai đoạn 30 năm này, người từng làm những chuyện đồi bại gian hùng nhất trong cuộc đời. Nào đạo tên của nhóm Nguyễn ái Quốc ở Pháp để hoạt động, bán nhà yêu nước Phan Bội Châu cho Pháp, lấy tiền ăn diện, nuôi gái, nuôi tổ chức cách mạng non trẻ. Bán đứng bí mật của Việt Nam quốc dân Đảng nhằm đẩy họ vào chỗ chết. "Thịt" tất cả những ai có ý qua mặt mình để giải phóng đất nước khỏi ách của thực dân, hòng chiếm vị trí cao nhất là chủ tịch nước, để toàn tâm toàn ý dâng nước cho Trung cộng và Nga xô sau này.

Bởi là chính đảng của giai cấp công nhân với khẩu hiệu công nông liên minh nên câu thơ viết:

Ban đầu chỉ có công nhân

Về sau thấy lợi nông dân xin vào

Từ con số 34 người sau hơn 4 năm thành lập, đến ngày khởi nghĩa tháng tám, con số đã lên tới cả triệu người trong đó đa phần là nông dân chân đất, mắt toet, đói ăn, đói mặc. Từ chỗ trang bị chỉ vài khẩu súng, chủ yếu vẫn phải dùng mã tấu, cuốc xẻng gậy gộc... đến chỗ: "Tiến lên chiến thắng ào ào" mà mỗi người được trang bị một khẩu súng. Thậm chí sau khi vào trận 5,10 phút, đội hình chuệch choạc, người chết như ngả rạ, mỗi người còn được 3, 4, 5 khẩu liền, chỉ sợ không đủ sức vác mà thôi.

Hai câu cuối là cuộc "thủ ti cở cải" long trời lở đất mà bất cứ gia đình Việt Nam nào cũng đều là nạn nhân. Điều này miêu tả sắc nét trong Thiên đường mù của nhà văn Dương Thu Hương. Một thiên đường mù loà chỉ có thể đẻ ra những quái thai cộng sản khát máu đồng bào, đồng chí. Người say thành tích, khát máu đồng bào nhất không ai xa lạ chính là bác chúng ta.

Nhắc lại sự kiện đau thương tang tóc này, nhà văn Vũ Thư Hiên - con trai cả của Vũ Đình Hùynh - khi ấy là thư ký riêng của Hồ Chí Minh, viết trong "Đêm giữa ban ngày": Sau đi thị sát thực tế trở về, không thể chấp nhận được cảnh những người dân vô tội bị chết oan uổng dưới bàn tay của bác, không kiêng nể gì nữa, nên vừa đặt chân đến bậc thềm của phủ chủ tịch, ông Vũ Đình Huỳnh nóng gáy quát:

- Giờ này bác còn ngồi hút thuốc lá được ư" Bác không thấy các đồng chí cố vấn Trung Quốc anh em đang ra sức tắm máu đồng bào mình à"

Không một chút mảy may rung động, xót thương đồng bào, bác nạt:

- Chú Huỳnh, làm chi mà dữ như lửa vậy.

Thay vì xuống thực địa khảo sát, chặn đứng hành động tàn ác của các cố vấn bạn lại, bác dùng nước lạnh để dập tắt lửa trong lòng người thư ký già. Và khi biết không thể dập nổi liền bỏ đi nơi khác, coi như tránh voi chẳng xấu mặt nào. Mặc các con voi Trung Quốc tha hồ hươ vòi, dậm chân dẫm nát hàng trăm số phận của dân mình, miễn ghi công bác trong trang sử oanh liệt vẻ vang của họ là được.

Trước đó khi cố vấn Trung Quốc quyết định xử tử hình bà Nguyễn thị Năm - Thái Nguyên. Người nổi tiếng vì nền độc lập của quê hương,đất nước nên đã hy sinh quyền lợi của gia đình nuôi cán bộ, anh em, cũng là bà mẹ của hai đại tá quân đội... Trong lúc lòng dân tứ tán, xao xác, hốt hoảng, bác vẫn bình chân như vại, coi như việc dâng công, chuộc tội với các đồng chí cố vấn nước bạn là việc cần thiết, đương nhiên, nên chỉ bày tỏ thắc mắc:- Chả lẽ không tìm địa chủ nam giới được hay sao mà ngay từ ngày đầu tiên của chiến dịch đã bắn nữ địa chủ"

Hiểu rõ cái tâm cái tình của bác vốn bao la như biển rộng, trời cao. Lo cho nữ đồng chí hơn hẳn các nam đồng chí, cố vấn bảo: Hổ đực hay hổ cái cũng đều là hổ, đều ăn thịt người. Bắn tất.

Không cần "cố véo" một lời nào nữa. Bác ung ung trở lại bắc bộ phủ hút thuốc lá thơm. Loại thuốc vốn phải nhập khẩu từ Anh, Pháp đắt gấp 30 lần thuốc Tam Đảo, Điện Biên do các nhà máy lớn trong nước sản xuất.

Cuối năm 1957 sau ba năm tàn sát nông thôn miền Bắc, ngại ra mặt trước nhân dân, bác sai tướng Giáp: Chú đi đi, bác ra không tiện. Thế là tướng Giáp vui vẻ nhận lệnh từ miệng cha già giải thích cho bà con, đơn giản như trò tập trận, bị đánh vờ, chết giả vờ (!) Trong khi 17 trên tổng số 31 triệu đồng bào cả nước phải chịu cảnh rên xiết lầm than. Hàng nghìn người chết ai oán tức tưởi dưới bàn tay của cha già độc địa.

Bài thơ - nếu có kết thúc như chú bé đánh giày bảo: Tiến lên chiến thắng ào ào. Cho nên ta phải tự hào bác ta, cũng chỉ là một sự giễu cợt, bôi bác, ẩn dưới sự ca ngợi bác mà thôi. Sở dĩ nó được toàn dân chú ý vì nhà thơ dân gian đã sử dụng một bút pháp nhẹ nhàng pha chút khôi hài, khác hẳn những bài thơ đạo mạo trịnh trọng lên gân lên cốt khác.

Của xê ra phải trả về cho Xê ra, 2 câu thơ của tiên Điền Nguyễn Du viết cho chính hậu bối của mình mà Hồ Chí Minh trước khi chết đã phải ngậm ngùi thốt lên

Rằng con biết tội đã nhiều

Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam.

Xin trả lại cho Hồ Chí Minh tất cả tội lỗi mà ông ta đã làm cho dân nước hôm nay. Dưới sự chăm lo, dạy dỗ của cha già, đất nước đã bị xé nát dưới bàn tay cộng sản. Chỉ khi nào đảng theo bác vào lăng, tiền đồ đất nước mới hồi sinh trở lại. Kẻo cứ "ăn nhờ truyền thống, sống nhờ tiềm năng" theo đúng bản chất lưu manh, vô học của Đảng thì bà con chỉ còn...trên răng, dưới... ấy... mà thôi.

Viết giữa những ngày "Kinh thành Hà Nội chít khăn sô".

16-12-2005

Nguyễn Quý Dân

(42 tuổi đời, không tuổi Đảng, cháu hư bác Hồ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.