Hôm nay,  

Một Nửa Sự Thật Võ Văn Kiệt

30/12/200500:00:00(Xem: 5983)
Hồng Y Phạm Minh Mẫn: VN không có "quyền" tự do, nhưng có tự do ‘trong sự cho phép’.

Hoa Thịnh Đốn.- Từ tháng Tư đến Giáng sinh năm 2005, ông Võ Văn Kiệt, Cựu Thủ tướng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã viết hay nói về một số vấn đề liên quan đến Dân chủ (trong Đảng, không phải trong nhân dân), tệ nạn Tham nhũng, Quan liêu, Hư hỏng, Giáo điều, Hành dân của đội ngũ cán bộ đảng viên khiến nhiều người khen ông đã biết thức thời, dù ông chưa dám đòi Đảng của ông bỏ Điều 4 Hiến pháp để chấp nhận chế độ dân chủ đa nguyên.

Nhưng khi ông lên tiếng trong bài viết “Người Công giáo gặp Chúa trong lòng dân tộc” vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh vừa qua thì ông Kiệt đã lộ ra một người không nói thật với lòng mình và không dám bênh vực những người có đạo đang bị đảng kìm kẹp và đàn áp cả bằng Luật pháp lẫn hành động.

Bài ông viết, được một số báo trong nước phổ biến, có những đọan như: “ Ba mươi năm qua kể từ khi đất nước thống nhất, dù trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả, TP.HCM chưa từng thiếu vắng tiếng chuông nhà thờ kính chúa cũng như tiếng chuông, tiếng mõ thờ cúng phật, trời, tổ tiên. Đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo đã mang lại một nét đẹp rất đáng trân trọng cho diện mạo tinh thần của thành phố. Nét đẹp đó tô điểm cho cả nước ta, trong đó đặc biệt Nam Bộ và TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh) như một bảo tàng sống động của đời sống tôn giáo đi cùng với dân tộc, với đất nước.”

Có lẽ đây là lần đầu tiên một người Cộng sản cấp Lãnh đạo đã biết kính trọng đời sống tâm linh của dân tộc, trái với lập luận xuyên tạc vô thần cố hữu của đảng và của vô số cán bộ coi Tôn giáo là “liều thuốc phiện”, là mê tín, dị đoan.

Trong khi đảng lại tỏ ra hả hê, hãnh diện về việc nhiều nơi trong nước lập bàn thờ ông Nguyễn Sinh Sắc, người được đảng tuyên truyền là Bố Hồ Chí Minh; lập Miếu thờ Hồ Chí Minh và Bà Nguyễn Thị Định !

Kiệt viết tiếp: “ Thực sự 30 năm qua người công giáo TP (Thành phố Sài Gòn) đã “hòa mình” bằng trách nhiệm công dân nghiêm túc và chân thành. Đó là một sự hòa mình không phải là không có khó khăn. Nhất là trong hòan cảnh Tòa thánh Vatican chưa bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhiều mặc cảm, định kiến trong quá khứ của cả hai bên không thể một sớm một chiều xóa bỏ…”

Câu này có hai vấn đề cần bàn. Trước hết, danh xưng “Toà thánh” được ông Kiệt sử dụng bằng sự tôn kính như cả Thế giới vẫn dùng từ bấy lâu nay, ngoại trừ nhà nước Việt Nam. Nếu không nhầm thì chưa bao giờ chính quyền Hà Nội dùng hai chữ “Tòa Thánh” để gọi Vatican. Tên Vatican cụt ngủn, thiếu nghi lễ vẫn thường được nhà nước Việt Nam sử dụng mỗi khi có việc.

Nhưng mặc cảm và định kiến trong qúa khứ do đâu mà có và tại sao chúng đã thành thứ “không thể một sớm một chiều xóa bỏ”"

Thứ nhất, người Cộng sản vẫn coi Thiên Chúa giáo là thứ đạo ngoại nhập từ Tây phương được Thực dân Pháp bao che, nâng đỡ để tạo hậu thuẫn quần chúng nội địa trong cuộc chiến tranh xâm lược đô hộ dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, sau khi đảng Cộng sản cai trị một nửa đất nước từ Vỹ tuyến 17 ra bắc, Giáo hội Công giáo miền Bắc đã bị đảng dồn vào chân tường, bị kiểm soát gắt gao để trừng phạt cái tội đã đồng lõa với thực dân Pháp chống lại lực lượng Việt Minh. Liên hệ giữa Giáo hội miền Bắc với Giáo Hoàng và Thủ đô Vatican bị cắt đứt. Người theo đạo cũng bị trả thù lây cả cho sự bỏ Bắc vào Nam sau Hiệp định Geneve 1954 của trên một triệu người di cư, đa số là người theo đạo Công giáo. Nhưng dù bị kìm kẹp, bị tịch thu tài sản, không cho đào tạo Tu sỹ, phong chức Linh mục, cấm lập dòng tu để mở mang, Giáo hội Công giáo miền Bắc vẫn sống, vẫn tồn tại hiên ngang giữa lòng dân tộc trong khó nghèo và bị đầy đọa.

Thứ ba, trong 20 năm đảng CSVN đem quân gây chiến trong Nam qua chiêu bài “giải phóng, chống Mỹ cứu nước”, đảng và nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cáo buộc Giáo hội Công giáo miền Nam đồng lõa với cuộc chiến tranh được gọi là “xâm lược của Đế quốc Mỹ”. Thái độ này bắt nguồn từ việc ông Ngô Đình Diệm rồi đến Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu là hai người Công giáo được Mỹ ủng hộ cầm đầu chính quyền Quốc gia chống Cộng ở trong Nam.

Thứ tư, các nhà lãnh đạo Phật giáo và Thiên Chúa giáo như Thượng tọa (nay là Hoà Thượng) Thích Tâm Châu đang sống ở Gia Nã Đại , Cố Giám mục Lê Hữu Từ (từng là Cố vấn cho Hồ Chí Minh) và Cố Linh mục Hoàng Qùynh của Giáo khu kháng chiến Phát Diệm – Bùi Chu chống Việt Minh trước 1954 là những nhân vật nằm trong danh sách “kẻ thù” của đảng vì họ tiêu biểu cho hàng ngũ Hữu thần chống Vô thần Cộng sản Việt Nam.

Như vậy thì cái “định kiến trong qúa khứ” là do người Cộng sản tạo ra chứ không phải do những người có đạo, đặc biệt là Công giáo đề xướng. Nó tiềm ẩn cho đến hôm nay và có thể tồn tại lâu dài chừng nào đảng chưa chấm dứt chính sách kỳ thị, độc tài đối với các Tôn giáo.

Ông Kiệt còn viết:“…Hòa chung với đông đảo các tầng lớp nhân dân, sau ngày giải phóng, bà con theo đạo ở TP.HCM, trong đó có người công giáo, đã thể hiện ý thức trách nhiệm tham gia tích cực công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển thành phố. Ý thức trách nhiệm ấy càng được thể hiện rõ vào những lúc khó khăn của đất nước, trong giáo dân, các nam, nữ tu sĩ, và những người đứng đầu giáo phận của các tôn giáo.

Nhớ lại những năm tháng ấy, thật nhiều hình ảnh đẹp. Trên những công trường lao động xây dựng kinh tế mới, làm thủy lợi, tăng gia sản xuất, người dân thành phố, có cả các vị chức sắc, nam, nữ tu sĩ cùng chia sẻ với nhau miếng ăn, viên thuốc và niềm vui lao động. Tôi còn nhớ giới công giáo TP được Thành ủy tạo điều kiện để có nông trường ở Củ Chi. Chính các linh mục, nam, nữ tu sĩ, và ngay cả cố Tổng Giám mục đã thường xuyên lên trực tiếp tăng gia sản xuất.

Ở nhiều xóm đạo, các cha xứ vận động giáo dân lao động cải thiện đời sống, tháo gỡ khó khăn. Có những xóm đạo đông bà con di cư như ở Xóm Mới, Xóm Chiếu, các cha xứ và giáo dân, với sự giúp đỡ của Thành ủy và các cấp chính quyền, đã phát triển nghề truyền thống, tạo ra công ăn việc làm, lo được đời sống cho bà con. Từ sự hòa mình rất tự nhiên đó, ở nhiều xóm đạo người dân xóa được đói, giảm được nghèo, tham gia phát triển địa phương, chăm lo cho cộng đồng.”

Đấy, truyền thống của những người có Tín ngưỡng, không riêng gì Tín đồ Công giáo, là như thế đó. Họ là những người biết chịu đựng, biết nhẫn nhục và hy sinh để phục vụ công ích xã hội và đồng loại dù trong bất cứ hòan cảnh nào. Đức tin Công giáo đã cho họ sức mạnh, đã giúp cho họ vượt mọi khó khăn để vươn lên giữa đống bùn nhơ của bất công, tội lỗi và hận thù. Nhưng người Cộng sản Việt Nam vẫn không hiểu và càng ngày càng tỏ ra kiêu hãnh, ương ngạnh và coi thường sức mạnh của đời sống tâm linh nên họ vẫn không hòa nhập được với dân tộc và không thể hòa đồng vào văn minh của các Tôn giáo.

Bằng chứng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dù có bị loại ra khỏi vòng pháp luật, các nhà Lãnh đạo như Đại lão Tăng thống Hoà thượng Thích Huyền Quang, và Hoà thượng Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá đạo có bị vào tù ra khám, bị phong tỏa, chận hết đầu này tới đầu kia nhưng họ vẫn hiên ngang và kiên cường sống Phật. Tiếng nói của họ vẫn được bổn đạo lắng nghe và các chính quyền khắp năm châu bốn biển tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh bất bạo động đòi tự do Tôn giáo của họ.

Trong khi hai tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam do Nhà nước dựng lên có được ai để ý đến không"

Sự cách biệt này càng làm cho chính quyền Cộng sản cay cú để tiếp tục kìm kẹp những tổ chức tôn giáo không nằm trong vòng kiểm soát của mình, trong chiếc dù trá hình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các Tôn giáo khác như Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo, dù Nhà nước đã công nhận một số người trong hai Tôn giáo này, nhưng tín đồ ngoài tổ chức vẫn không chịu khép mình vào quy luật của Nhà nước để sinh hoạt tự do, truyền đạo không cần xin phép vì những hoạt động này không vi phạm trật tư an ninh và không chống lại Nhà nước. Nhiều ngàn tín đồ Thiên Chúa giáo và Tin lành người Dân tộc anh em ở Tây Nguyên và vùng cao ở miền Bắc như người Hmong vẫn giừ vững Đức Tin sống đạo dù liên tục bị công an, bộ đội phá phách,khủng bố, dọa nạt, bỏ tù, bắt giam.

Tất cả những tệ nạn vi phạm quyền tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đang xẩy ra hàng ngày không có trong nội dung bài viết của Võ Văn Kiệt. Ông kiểm điểm lại lịch sử như người “Cưỡi Ngựa Xem Hoa” chỉ nhìn thấy ánh hào quang giả tưởng và thành tích của cá nhân ông trong thời gian ông còn nắm quyền ở thành phố Sài Gòn sau 30-5-1975 và sau này về Trung ương giữ chức vụ Thủ tướng (1991) thay Đỗ Mười. Ông đã cố ý không muốn nhìn thấy những chông, mìn được đã được đảng chôn sẵn trong Pháp lệnh Tôn giáo ban hành ngày 18-6-2004.

* HỒNG Y MẪN – TGM BÌNH

Hai tháng sau vào ngày 4-8-2004, Đức tân Hồng Y Giáo phận Sài Gòn Phạm Minh Mẫn nói với hãng Thông tấn Công giáo UCANEWS: “Pháp lệnh tôn giáo mới vẫn còn giữ cơ chế cũ là "xin-cho" đối với mọi thứ. Kiểu hệ thống này thay đổi quyền tự do thành cho phép tự do. Tôi nói với Nhà Nước nhiều lần rằng khi các nhà ngoại giao nước ngoài hỏi tôi là tôi có đồng ý với họ là Việt Nam không có tự do không, tôi nói: "Không! Việt Nam không có "quyền" tự do, nhưng có tự do "trong sự cho phép". Ở đây chúng tôi có tự do, nhưng phải được phép, bị hạn chế và bị kiểm soát.

“Tôi nói với Nhà Nước rằng cái tự do mà người dân muốn có là lớn bằng cái bàn. Nhưng cái tự do ở Saigon thì giống như một cái đĩa trên cái bàn này, và ở những nơi khác thì chỉ bằng cái tách. Đó là một thực tế. Vì thế ---(thông qua pháp lệnh mới này) --- họ cố làm cho các thứ cởi mở hơn. Nhưng tôi vẫn nhận thấy có cùng một hệ thống. Chúng tôi phải đòi hỏi và chờ đợi để có tự do.”

Hỏi: “Thưa Đức Hồng Y, Điều này ảnh hưởng như thế nào đến người Công giáo và việc sống đức tin ở Việt Nam"”

Đáp: “Người Công giáo với tư cách là cá nhân không gặp khó khăn nào trong việc đi nhà thờ và sống đạo của mình. Nhưng Nhà Nước không công nhận một tổ chức tôn giáo như là một cơ quan. Sống đức tin trong môi trường hiện nay là rất khó. Chẳng hạn, ở trường học, dù là trường tiểu học, trung học hay đại học, không phải tất cả, nhưng đa số học sinh có tính gian lận. Học sinh Công giáo suy nghĩ về đức tin của mình như thế nào trong môi trường này" Lại còn có quá nhiều tham nhũng trong công ty và cơ quan. Người Công giáo sống như thế nào trong môi trường này" Đây là vấn đề lớn thách thức họ.”

Hỏi: “Sứ mệnh chính của Giáo hội là rao giảng Tin mừng. Việc này có thể thực hiện được trong một xạ hội chính thức theo thuyết vô thần không, thưa Đức Hồng Y"”

Đáp: “Tôi nói với giáo dân rằng có quá nhiều khó khăn và tệ nạn xã hội trong xã hội. Họ và gia đình họ thôi cũng không thể vượt qua những khó khăn này. Họ nên đoàn kết lại (để truyền giáo). Hiện nay tôi đã thành lập một nhóm các bác sĩ y khoa với khoảng 100 thành viên; một nhóm nghệ sĩ Công giáo, gần 100; một nhóm doanh nhân Công giáo, vài trăm người; một nhóm giáo viên Công giáo, vài ngàn người. Tôi cũng sẽ tập họp những người Công giáo nằm trong số các viên chức Nhà Nước đã được trúng cử.”

“Tôi hỏi họ là làm người Công giáo trong môi trường hiện tại này như thế nào. Tôi bảo họ nên bảo vệ sự thật, công lý và bác ái trong công việc phát triển xã hội và đất nước. Họ có thể làm điều đó như thế nào" Đó là nhiệm vụ họ phải khám phá. Đây là truyền giáo.”

Ông Kiệt còn nhắc lại, sau khi chiến tranh kết thúc ngày 30-4-1975: “Hậu quả nặng nề của chiến tranh chưa kịp khắc phục hết, cộng vào là nhiều vấn đề xã hội, kể cả tệ nạn xã hội, luôn là nỗi âu lo, ray rứt trong các giới đồng bào, trong các cấp lãnh đạo của TP.HCM. Ba mươi năm qua công sức của TP tập trung cho những vấn đề này không nhỏ. Trong đó có phần đóng góp rất xứng đáng của cộng đồng công giáo thành phố, nhất là trong các họat động nhân đạo.

Nhiều nội dung hoạt động của bà con công giáo TP đã lan tỏa sâu rộng như mô hình hoạt động trẻ em đường phố, lớp học tình thương…Đặc biệt, trong các họat động chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm, không thể không nhắc đến tinh thần xả thân của nhiều bà con, nhất là của chị em nữ tu...”

“...Dịp Giáng sinh năm nay, cũng là Giáng sinh sau 30 năm đất nước thống nhất, tôi muốn nói nhiều hơn đến những trải nghiệm của mình với đồng bào công giáo, vốn kiên trì lựa chọn “sống Phúc âm trong lòng dân tộc..”.

"...Là người công giáo, chúng ta gặp Chúa trong cuộc sống của dân tộc. Và đức tin không góp phần xây dựng trần thế là đức tin chết”.

“Ngày Quốc khánh 30 năm trước, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình đã viết như vậy. Dịp Giáng sinh này đọc lại, tôi có điều kiện suy ngẫm đầy đủ về ý thức dân tộc làm nên tầm vóc và càng nhớ đến công đức của bậc chân tu yêu nước ấy. Về phần mình, có dịp gặp gỡ và kết bạn với ông, khi ở TP.HCM và sau này công tác ở TƯ, tôi nhận được ở ông nhiều sự chia sẻ.

Giữa biết bao mặc cảm và cả ngộ nhận, ông đã chia sẻ với một người cộng sản, không phải để chiều thời mà để “xây dựng trần thế”. “Gặp Chúa trong cuộc sống của dân tộc” ở đất nước do Đảng cộng sản lãnh đạo, cố Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình là một tấm gương về sự kiên trì xóa bỏ thành kiến, bằng cách chủ động bước vào cuộc sống mới, tạo ra thực tế mới để xây dựng niềm tin chân thành, vững chắc. Tinh thần đó đã được những người kế tục ông như Tổng giám mục Phạm Minh Mẫn cùng các vị chức sắc và bà con công giáo thành phố tiếp tục đeo đuổi.”

Rồi ông hỏi mọi người và đảng CSVN: “Cùng là người yêu nước, tại sao không thể chia sẻ với nhau niềm tin"”

Nhưng tin ai và tin cái gì" Nếu bây giờ, sau 8 năm rời bỏ chính quyền (ông Kiệt về hưu năm 1997) ông mới nhận ra chân lý đáng yêu của những người có đạo để nói ra những điều chân thật thì có đem lại lợi lộc gì cho họ, hay chỉ nói để cho “mát lòng nhau”"

Ông còn bảo: “...Từ môi trường họat động thực tiễn, dù lúc tôi trực tiếp công tác ở TP.HCM hay của Nam Bộ, cũng như sau này trải qua công việc ở TƯ, gắn bó với đồng bào có đạo, tôi thấu hiểu sâu sắc rằng, với người công giáo, kính Chúa không hề mâu thuẫn với yêu nước. Rộng ra các tôn giáo, tín ngưỡng không hề ngăn trở tinh thần dân tộc. Chính trách nhiệm với dân tộc và lòng yêu nước chân thành là cơ sở giúp cho người có đạo, cũng như người không có đạo, và người cộng sản, không những không đố kỵ, mà còn có thể đồng điệu, đồng hành. Tổ quốc không của riêng người cộng sản, cũng như không của riêng tôn phái nào, mà là cội nguồn cảm thông và gắn bó chặt chẽ khối đại đòan kết dân tộc. Chúng ta không nên và không thể đòi hỏi tòan xã hội đều có hành động yêu nước giống nhau.”

Ông Kiệt nói thế nhưng đảng có bao giờ nghĩ như ông không, hay đã hành động ngược lại ngay khi ông còn tại chức trước khi nghỉ hưu năm 1997. Tại sao hồi còn nắm quyền trong tay ông không nói những điều “dễ nghe” như bây giờ "

Ai cũng biết ông cũng chỉ là một mắt xích của cái guồng máy cầm quyền độc tài, độc trị phản dân chủ và tự do từ bao nhiêu năm nay. Chính ông đã thấy cái đảng mà ông đã tận tâm phục vụ cả đời đã coi Tổ quốc và quyền lợi của Dân tộc là của riêng phe nhóm muốn làm gì thì làm nên đất nước mới tiếp tục lầm than như bây giờ.

Khi còn sống, vào dịp Kỷ niệm 20 năm ngày Sài Gòn “được giải phóng” năm 1995, Cố Tổng Giám Mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình đã nói với báo Sài Gòn Giải Phóng rằng sau 20 năm ông vẫn còn sợ người Cộng sản, vì mọi thứ chỉ nói trên giấy tờ. Chủ trương, chính sách đối với các Tôn giáo thì đâu vào đó nhưng đến khi thi hành thì không theo đúng như vậy.

Đáng chú ý là lời tuyên bố này xẩy ra khi ông Kiệt còn giữ chức vụ Thủ tướng. Chẳng nhẽ mới có 11 năm mà ông Kiệt không còn nhớ gì nữa nên mới nói tòan chuyện “tốt trời đẹp đạo” thay cho đảng của ông" -/-

Phạm Trần

(12-05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.