Hôm nay,  

Nhật Ký Đặng Thùy Trâm Sản Phẩm Dối Trá, Phản Bội - Phần 2

23/12/200500:00:00(Xem: 5813)
5.- NGHI VẤN TRONG BẢN GỐC NHẬT KÝ:

5.1.- NÉT BÚT:

tk_12232005_9

tk_12232005_10
Nét bút thật của Đặng Thùy Trâm

Dựa vào sự khác biệt của lối bỏ dấu, sự khác biệt của chữ G, chữ N, phong cách viết, người viết tìm thấy có sáu nét chữ khác biệt trong nhật ký như sau:

tk_12232005_11
Nét bút của người thứ hai

5.1.2. Người thứ hai: có nét chữ nắn nót, chữ G thường đá cao lên đầu, có chữ ký cũng khác biệt chữ ký của DTT. Mặc dù đương sự cố bắt chước theo nhưng vẫn thấy rõ nét khác biệt, sau đây là toàn bộ nét chữ và vị trí viết của người thứ hai.

5.1.3. Người thứ ba: Xem lại BT7 có chữ XHCN được viết ở dưới địa chỉ trang cuối của quyển 1. Đặc biệt nét nút này viết cẩu thả, chữ g đi thẳng xuống không hề đá lên như của DTT và người thứ hai.

tk_12232005_12
5.1.4 Người thứ tư: là người vẽ hình bìa trang đầu quyển 2. Chữ T hoa (Xuân Canh Tuất) của người này hoàn toàn khác các người trên. Nét chữ còn vụng về, không vững chải).

5.1.5 Người thứ năm: Nét bút của lá thư Khiêm dán vào Nhật Ký

tk_12232005_13
5.1.6 Người thứ sáu: Nét bút lá thư của Thuận dán vào Nhật ký.

6.1.1.- DTT: Tác giả đã viết nội dung chính của nhật ký và câu đầu tiên của trang thứ nhất quyển 1

BT.1 Nét bút DTT ở trang 1 quyển 1

BT2 Nét bút DTT ở những trang trong nhật ký

BT.3: trang 1 quyển 2: Cùng nội dung với (BT1) nhưng nét bút và chữ ký hoàn toàn khác.

BT.4: bên trái trang 1 quyển 1

BT.5: trang 2 quyển 1

BT.6: trang 3 quyển 1

Loại ra nét chữ của DTT và hai lá thư được dán vào, còn lại 3 nét chữ của ai"

NGƯỜI THỨ HAI là ai" Đây là người đã 7 lần viết vào nhật ký DTT

Người viết dùng phương pháp loại suy và đi ngược thời gian đi tìm dấu vết của người thứ hai như sau:

•Chữ ký ở trang ngày 1.2-.70 (BT.8) chỉ có thể ký sau ngày này khi trang nhật ký đã được viết.

•Những dòng địa chỉ ở trang cuối quyển 1 (BT.7) phải được ghi sau ngày kết thúc nhật ký 04-12-69 và trước ngày 15-01-70 (là ngày bị mất nhật ký) (Điểm suy luận này sẽ được xét lại ở phần sau)

•Dòng chữ “Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giống tố ở trang 3 quyển 1 (BT.6) giống câu DTT ghi nhật ký ngày 30-6-1968. Vậy ai đã sao chép của ai" Ở đây có thể phân tích hai trường hợp:

-Trường hợp 1: DTT sao chép của người thứ hai, tức là nét chữ ở trang 3 quyển 1 (BT.6) phải được viết trước ngày 30-6-68 là ngày ghi nhật ký.

-Trường hợp người thứ hai sao chép của DTT, tức là nét chữ này ghi sau ngày 30-6-68 và trước ngày mất nhật ký 15.01.70

•Dòng chữ “Những ngày rực lửa, vui buồn tràn ngập giữa tim ta” của DTT (BT.1) trang 1 quyển 1 được người thứ hai chép sai lại ở trang 1 quyển 2 (BT.3)

•Người thứ hai đã 4 lần viết vào nhật ký, với nội dung vay mượn của Hoàng văn Thụ (BT.9), N.A. OSTROTSKY (BT.5), và DTT (BT.3 và BT.6). Chứng tỏ người thứ hai không có bản lĩnh sáng tạo hay nói cách khác trình độ rất kém xa DTT. Chỉ có khoa trương bề ngoài qua nắn nót chữ viết thôi.

•Tên DTT (BT.4) có thể viết cùng một ngày viết địa chỉ (BT.7).

•Quyển 2 nhật ký luôn luôn ở bên mình DTT từ ngày viết cho đến khi chết thế mà đã có nét bút người thứ hai. Vậy người thứ hai viết lúc nào. Có hai giả thiết:

-Được thêm vào sau khi DTT đã chết thì người thứ hai là lính Mỹ hay Nguyễn Trung Hiếu. Nhưng hai người này làm sao biết được tên cha, mẹ và địa chỉ của DTT để viết vào trang cuối quyển 1 (BT.7). Vì nét chữ địa chỉ và nét chữ trang đầu quyển 2 đều của người thứ 2. Vậy giả thiết này không vững.

-Người thứ hai đã viết vào nhật ký lúc DTT còn sống, và biết rõ lý lịch DTT không ai khác hơn là người trong đơn vị, có thẩm quyền đọc nhật ký, kiểm tra mọi hành vi của DTT. Đây có phải là một sự xúc phạm nhân phẩm xen vào đời tư người khác không"

Ngoài ra còn một nghi vấn nữa, tại sao DTT khi viết nhật ký lại chừa 7 trang giấy trắng (tức là 4 trang đầu của bản copy) " là một điều bất thường trong tình hình khan hiếm giấy mực của thời chiến tranh. Trong khi quyển thứ 2 chỉ chừa lại 2 trang đầu như thường lệ.

NGƯỜI THỨ BA và THỨ TƯ chỉ xuất hiện một lần trong nhật ký, không đóng vai trò quyết định, cũng không loại trừ hai người này là một. Họ là ai mà có thể ghi vào nhật ký"

Như vậy chỉ có người thứ hai đã nhiều lần đọc nhật ký DTT, nhiều lần ghi chép vào nhật ký, thậm chí lại còn biết rõ tên cha mẹ, địa chỉ của từng người để viết vào nhật ký. Trong thời gian này DTT không có người yêu, cũng không có người thân gia đình. Thì chỉ có thể kết luận người thứ hai là người có thẩm quyền nắm sinh mạng chính trị của DTT. Đó là bí thư chi bộ hay chính trị viên đơn vị. Và người này đã cho lệnh DTT viết nhật ký với điều kiện chừa lại 7 trang đầu để đơn vị kiểm duyệt, và mỗi lần ghi vào nhật ký là đánh dấu một lần kiểm tra"

Tổng hợp nội dung hai phần 4 và 5.1 người viết có thể tạm đúc kết câu chuyện dàn dựng như sau: Vào thời kỳ sau 1968 phong trào phản chiến Mỹ lên cao, các đơn vị Việt Cọng được mật lệnh khuyến khích viết nhật ký (theo xác nhận của Thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu với báo Tuổi Trẻ là có 40% lính CS viết Nhật ký), dưới sự giám sát theo dõi của Đảng. Sự kiện viết nhật ký này có ba tác dụng : 1- Kiểm soát tư tưởng đảng viên . 2- Nếu đảng viên chết thì đem nhật ký này về động viên gia đình . 3- Nếu nhật ký có giá trị tuyên truyền phản chiến thì được Mỹ ăn cướp(")sau khi đã cắt xén hoặc thêm bớt theo nhu cầu cuộc chiến.

Nhật ký DTT đã từng bị kiểm duyệt và được đánh giá có thể sử dụng theo tác dụng thứ ba là làm tài liệu tuyên truyền. Do vậy đơn vị (Đảng) đã đánh cắp nhật ký DTT, gởi thượng cấp phê duyệt, nghiên cứu hơn một năm sau mới được chấp thuận cho làm tài liệu tuyên truyền. Sau đó người đạo diễn chính là người thứ hai viết tên địa chỉ nơi làm việc cha mẹ DTT vào nhật ký trước khi bố trí cho Hiếu nhặt được cuốn nhật ký này" Trước đó Hiếu đã từng bị lợi dụng Hiếu được rỉ tai là nhật ký có lửa, rồi Hiếu báo lại cho Fred biết về nhật ký của DTT, chứ thật sự Hiếu chưa hề đọc trước nhật ký DTT.

Ở đây còn có một nghi vấn nữa tại sao lại không ghi địa chỉ cư trú của gia đình DTT, mà lại ghi rỏ tên cha, mẹ và hai địa chỉ làm việc của họ" Theo lời khai của gia đình Cha DTT tiểu tư sản lý lịch không rõ ràng, đến chết chưa được vào đảng dù là chuyên viên giải phẫu xuất sắc. Mẹ là dược sĩ, đối tượng đảng sau 30 năm mới được kết nạp. Vào thời điểm DTT vào miền Nam cha mẹ của DTT ở trong diện lý lịch không rõ ràng, nằm trong thành phần nghi ngờ, (thành phần có vấn đề). Vì thế sự tiết lộ tên cha mẹ địa chỉ làm việc trong nhật ký đã được tính toán kỹ như là một cái bẩy chờ bắt cá cả ổ, nếu cha mẹ DTT có sơ hở gì sau khi nhật ký DTT rơi vào tay địch mà thôi.

5.2.- NHẬT KÝ LÀ GÌ":

Với tự điển trên tay bạn đọc có thể tìm thấy câu trả lời dễ dàng, thế nhưng đối với DTT nhật ký lại mang ý nghĩa khác. Và sau đây có thể là một trong những câu trả lời đó:

5.2.1.- LÀ NHỮNG CHUYỆN HƯ CẤU

Theo Nguyễn Bình “Đọc Nhật ký DTT” - Đàn Chim Việt:

Trước hết về cái chết của Khiêm. Trong nhật ký đề ngày 14.8.68 DTT viết “ Khiêm đã chết rồi! Trong một buổi càn giặc Mỹ đã tìm thấy công sự của Khiêm. Chúng mở nắp công sự, Khiêm vọt lên dùng quả lựu đạn duy nhất trong tay quăng vào lũ giặc. Bọn quỷ khát máu sợ hãi nằm rạp xuống. Khiêm chạy được một đoạn nhưng quả lựu đạn chó chết đã câm, bọn giặc chồm dậy đuổi theo Khiêm và đến băm nát người Khiêm. Khiêm chết rồi, đôi mắt đen dịu hiền giờ đây mở trừng căm giận. Mái tóc đen xanh của Khiêm giờ đây đẫm máu và bụi cát.. Chiếc áo Ninfan màu xám giờ đây rách nát và loang lổ máu“Đọc đoạn trên chúng ta có cảm tưởng là DTT đang trốn ở đâu đó, gần nơi Khiêm bị giết. DTT đã mô tả rất rõ ràng từng chi tiết.

Nhưng đọc tiếp thì mình mới thấy “nghe tin..” tức là do người khác kể lại! Vậy ai đã khiếp nhược nằm trốn để chứng kiến cảnh “đồng chí” của mình bị giết, hay đó là óc tưởng tượng của DTT. Vì chỉ có DTT thì mới có thể nhìn và nhận ra chiếc áo “ Ninfan màu xám” đầy ắp kỷ niệm “Chiếc áo ấy Khiêm đã mặc hôm đầu tiên gặp mình, cũng chiếc áo ấy Khiêm đã cùng Th. len lỏi trên con đường nhỏ hẹp đầy gai lưỡi hùm&.. Và cũng chiếc áo ấy một đêm trăng đẹp từ Phổ Khánh trở về. Gió lạnh từ biển thổi vào làm Kh. Khẽ run.Th. đã đưa chiếc áo của Quế cho Khiêm mặc, trên nền áo xám giản dị nổi bật màu đỏ đậm đà như lời nói Khiêm hôm ấy: “ Thùy ơi! Trên đời này trừ ba má, Khiêm không thương ai hơn Thùy, kể cả người yêu Khiêm”.

Chúng ta phải đợi đến 13 ngày sau (17.9.68) khi “ Nghe chị Cấp kể lại ngày hy sinh càng thương Khiêm đến đứt ruột”. Điều này chứng tỏ nhật ký ngày 14.8.68 là không có thật, đó là sản phẩm của óc tưởng tượng của DTT ( hay của ai đó). Ngoài ra chúng ta hãy nghe chị Cấp kể tiếp “ Cha Khiêm hai tay bị trói chặt, vai ròng ròng máu vì vết thương. Khi nhìn thấy xác Khiêm dòng nước mắt ông tuôn trào, trong đôi mắt rực lửa căm thù và đau xót ấy người ta đã thấy tình thương vĩ đại của người cha”. Chúng ta thấy ngay cảnh bọn lính Mỹ đã bắt được cha của Khiêm, và dẫn đến để nhìn xác con !".

Người kể lại cảnh này phải là một cán binh CS, bị bắt cùng với cha của Khiêm, nên mới có thể nhìn rõ “ đôi mắt rực lửa căm thù”. Như vậy người đó được thả ra lúc nào để kể lại cho chị Cấp nghe"

Câu chuyện thứ 2:

19-02-69 (Tr.126)

:... Một buổi sáng trên đường hành quân cũng rừng cây cao im lặng cũng ánh nắng hồng chói chan trên đỉnh núi... một buổi sáng dưới đồng bằng nắng xuyên qua rặng tre len lỏi chiếu lên chiếc bàn sau khung cửa...

DTT đã đi hành quân diệt Mỹ với tâm hồn của nhà văn" Đọc đoạn sau là lời tự thú của DTT

27-7-69 (Tr.173)

Đêm nay một đêm đầu tiên mình phải sống bơ vơ không có ai đảm bảo cho mình ngoài những người dân đối với mình chỉ có một tình thương bình thường gần 3 năm nay đi đâu mình cũng vô tư mặc dù giữa tình hình rất căng thẳng mình vẫn yên tâm vì đã có người bảo vệ mình chu đáo, dựa vào họ mình không phải lo lắng gì cả. Đêm nay chỉ một mình lần đầu tiên kể từ ngày bước chân vào Nam mình phải suy nghĩ, địch càn xuống mình sẽ chạy đi đâu, nếu chúng tập kích vào đêm nay thì phải xử trí thế nào" Cần liên hệ với ai để có công sự ở.

DTT đã tự tố cáo vẫn còn vô tư trước tình hình căng thẳng thì làm sao có thể xảy ra cảnh DTT đi hành quân ở đoạn trên. Như vậy chuyện đi hành quân ở trên là chuyện hư cấu để viết văn chơi mà thôi chứ không có thật.

5.2.2.- LÀ LỜI NÓI DỐI HOANG TƯỞNG:

26.07.69 (Tr.172)

Đoàn du kích đi cõng đàn về qua Khe Sanh bị phục kích tại núi cửa, mấy thằng Mỹ đi phục mà nằm ngủ như chết, mấy đồng chí của mình đi sát đến nơi mới nhận ra những thằng Mỹ nằm ngổn ngang trên những tảng đá. Vì vội vàng, một đồng chí lọt chân rơi xuống vực sâu may mà vướng một mỏm đá nên mắc lại, bọn Mỹ liệng mìn ra nhưng không gây thiệt hại gì.

Cả toán lính Mỹ phục kích mà lại nằm ngủ ngổn ngang trên những tảng đá" Tại sao đoàn du kích (đông người") không giết lính Mỹ lúc ngủ để lấy vũ khí lập thành tích cá nhân cơ hội ngàn năm một thủa, mà để Mỹ liệng mìn chạy trối chết như vậy" Một đồng chí rơi xuống vực thẳm kẹt vào mỏm đá bị mìn không chết" mà còn leo lên được thoát khỏi sự phục kích của Mỹ" Phải chăng cả bọn Mỹ còn nhắm mắt ngũ sau khi liệng mìn"

5.2.3.- LÀ NƠI BÁO CÁO THÀNH TÍCH TUYÊN TRUYỀN

19.9.68 (Tr.83)

Em Hằng, 14 tuổi trong 6 tháng đần năm giết được 6 tên Mỹ, đánh lật được hai xe bằng vũ khí tự tạo, lấy được bảy súng giặc trong có hai cối cá nhân và các loại khác. Em Phổ Châu lấy năm súng có hai cối cá nhân, một đài RC. Các em đã anh hùng từ trong trứng nước. Đáng tự hào thay dân tộc của ta!

30.08.1969 (Tr.186)

Trong một tuần chiến đấu liên tục ta diệt 14 tăng, 1 HU1A, 15 xe nhà binh, diệt 150 tên Mỹ, một du kích hy sinh, 2 đồng chí bị thương.

Chỉ có lính Mỹ chết, còn lính VNCH không chết trong các cuộc hành quân hỗn hợp(").

5.2.4.- LÀ SỔ TAY LÀM VIỆC HỘI HỌP HẰNG NGÀY:

29.11.68 (Tr.100)

Chỉnh huấn Đảng:

Ưu:

•Tập thể kiên định, không sợ ác liệt, không ngại hy sinh hoàn thành nhiệm vụ

•Ý thức tổ chức cao

•Hòa nhã được quần chúng yêu mến

•Lo lắng cảm thông với thương binh tốt

•Công tác huấn luyện tốt

Khuyết:

•Lãnh đạo không quán xuyến hết

•Còn thiếu linh hoạt trong công tác có lúc chưa tranh thủ hết sự lãnh đạo tập thể

•Tác phong còn tiểu tư sản

•Công tác bảo mật phòng gian còn yếu

•Kiểm tra đôn đốc thực hiện còn yếu.

16.03.69 (Tr.134)

Chỉnh huấn Đảng, học tập 3 xây, 3 chống. Ý kiến đóng góp của chi bộ

Ưu:

•Lãnh đạo có nhiều tiến bộ, quán triệt nhiệm vụ, quán xuyến các mặt công việc.

•Làm trọn nhiệm vụ nặng nề trên giao phó

•Lập trường tư tưởng kiên định, ý thức tổ chức cao

•Kế hoạch sát sao, có kiểm tra đôn đốc

Khuyết:

•Còn có lúc có nơi chưa sâu sát công việc

•Chưa tận dụng hết khả năng nghiên cứu rút kinh nghiệm kịp thời trong công tác điều trị

•Chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ còn yếu

5.2.5.- LÀ NƠI THỀ TRẢ THÙ DIỆT MỸ MÀ DTT KHÔNG CẦN ĐI HÀNH QUÂN.

10-01-69 (Tr.117)

:... Biết nói thế nào đây... một ngày còn bóng giặc Mỹ, một ngày còn đau thương tang tóc. Ôi! Mối thù này bao giờ mới trả hết đây.

28-4-69 (Tr.148)

Không có con đường nào khác hơn là phải đánh cho không còn một tên đế quốc Mỹ nào trên đất nước chúng ta lúc đó mới có thể có hạnh phúc

05-11-69 (Bản in cắt bỏ)

[BG: Ôi! Giặc Mỹ chồng bao tội ác của bay đã chất đầy như núi. Còn sống ngày nào tao thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để trả được mối thù vạn kiếp đó.]

05-05-70 (Bản in cắt sửa đổi)

[BG: Cuộc chiến tranh lan rộng trên dải đất Đông Dương, thằng chó đểu Nickson đã liều lĩnh điên cuồng mở rộng thêm cuộc chiến, chúng ta sẽ phải đương đầu với một khó khăn ghê gớm hơn nữa đấy. Nhưng tao thề cùng những đồng chí của tao rồi, dù có chết cũng quyết định đánh cho đến cùng để đánh giập đầu con rắn độc hiếu chiến.

Ôi! Căm thù đến bầm gan tím ruột, tại sao cũng là con người mà lại có những con người độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng loại để làm nước tưới cho gốc cây vàng của nó, như vậy, bao nhiêu cũng không đủ túi tham, bao nhiêu cũng không thỏa mãn cái cuồng vọng của bọn quỷ khát máu.]

Dtt với lời thề rất sắt máu nhưng không trực tiếp cầm súng giết địch.

5.2.6.- LÀ NƠI CÓ THỂ LÀM TRÁI LỆNH ĐẢNG.

Hồ Chí Minh đã ra lệnh chiến đấu “Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào” thế mà DTT chỉ có đánh Mỹ qua nội dung 5.2.5 chứ không căm thù đánh Ngụy. Trong báo cáo thành tích cũng không có xác ngụy. Như vậy DTT đã không chấp hành nghiêm túc lệnh Đảng. DTT ngang nhiên không chấp hành đúng mệnh lệnh của Đảng mà vẫn được tuyên dương điển hình toàn tỉnh.

5.2.7.- LÀ NƠI CA TỤNG LÝ TƯỞNG CS VÀ XHCN TỐT ĐẸP. Để cho ai đọc"

08-10-68 (Tr.86)

:... Người Cọng Sản rất yêu cuộc sống nhưng khi cần có thể nhẹ nhàng mà chết được.

01-9-68 (Tr.78)

Biết sống sao đây, tốt hơn hết là Thùy hãy ngẩng cao đầu mà sống, sống với tình cảm trong trẻo, với lý tưởng cao đẹp của mình: “Hãy giữ vững tình cảm của người Cộng Sản, tinh thần sáng suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng...”

24-07-69 (Tr.172)

Sang ơi, ra miền Bắc có nói cho những người đang sống trên mảnh đất XHCN rằng miền Nam còn đau khổ, chỉ khi nào hết giặc Mỹ lúc đó mới thực sự có cuộc sống mà thôi!

5.2.8.- LÀ NƠI CHÔN GIẤU ƯU TƯ THẦM KÍN, KHÔNG VIẾT ĐƯỢC TRÊN GIẤY

25.05.68 (Tr.49)

Những ngày u uất của tâm hồn. Cái gì đè nặng trên trái tim ta" Đâu phải chỉ có một nỗi buồn của vết thương rỉ máu của con tim do đâu" Mà còn những gì nữa kia" Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội vẫn diễn ra hằng ngày, vẫn có những con sâu, con mọt đang gặm dần danh dự Đảng, những con sâu mọt ấy nếu không bị diệt đi nó sẽ đục khoét dần lòng tin yêu của Đảng. Rất buồn rằng mình chưa được đứng trong hàng ngũ Đảng để đấu tranh cho đến cùng có lẽ vì thế mà những người đó cứ chần chừ không dám kết nạp mình mặc dù tất cả Đảng viên trong chi bộ, và rất nhiều người có trách nhiệm trong huyện, trong tỉnh này đều đôn đốc thúc giục việc giải quyết quyền lợi chính trị cho mình. Càng nghĩ càng buồn, muốn tâm sự với những người thân về những bực tức ấy nhưng với mình lại lặng thinh. nói ra liệu có ai hiểu hết cho mình hay không" Có ai phải sống những ngày nặng nề u uất như mình hay không" Sống giữa yêu thương mà không hề cảm thấy hạnh phúc bởi vì luôn có người ghen ghét trước lòng yêu thương mà nhiều người đã dành cho mình. Đã đành rằng đời bao giờ cũng có hai mặt tốt và xấu, không bao giờ có toàn mặt tốt, vậy mà sao Thùy cứ xót xa cay đắng mãi hở Thùy"

23-12-68 (Tr.107)

Chiều nay, Th. đã biết dẹp mọi nỗi bực dọc lại, tươi cười cầm quyển vở đứng lên giảng bài, tối nay Th. đã biết mỉm cười bình tĩnh trước những phản ứng của một kẻ bị đụng chạm đến quyền lợi cá nhân vậy thì cớ sao bây giờ bên ngọn đèn khuya với trang sổ nhỏ Th. lại rưng rưng nước mắt" Đừng khóc Thùy ơi! Hãy bình tĩnh vững vàng khi biết mình là kẽ đúng đắn. Có khóc thì hãy đợi khi cầm bàn tay của một người thân yêu nào đó mà kể mọi nỗi niềm. Còn trước mọi chông gai cay đắng của cuộc đời, trước mọi gian nguy thử thách mong Thùy hãy giữ vững nụ cười như bấy lâu nay Thùy vẫn giữ được. Dù đã che dấu đằng sau nó biết bao nhiêu nước mắt. Nước mắt hãy để dành riêng cho những người thân yêu thôi, nghe không hở Thùy"

Với trang giấy riêng tư mà cũng không dám kể hết uất ức của mình cho nhẹ lòng mà phải chôn chặt trong lòng chờ bộc lộ với người thân yêu thôi(")

5.2.9 LÀ NƠI KHÔNG PHẢI VIẾT CHO RIÊNG MÌNH:

Đây chính là câu trả lời chính thức của Đặng Thùy Trâm

20-10-69 (Tr.191)

Rất lâu rồi không ghi nhật ký, cuộc sống lẽ nào lại để mất dần những suy tư của một con người biết suy nghĩ hay sao" Không mình không muốn như vậy nhưng công việc đè nặng bên mình và hàng ngày trong cái chết đau xót của anh em đồng chí làm minh quên đi những cái thuộc về bản thân mình nhưng quyển nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gang thép trên mảnh đất miền Nam này.

Đây là hình thức chối bỏ minh thị thân phận DTT trong nhật ký. DTT đã khéo léo giấu giếm nỗi niềm thật sự của mình khi viết nhật ký" DTT đã biết nhật ký của mình thường bị kiểm duyệt nếu nói những suy nghĩ của mình chắc chắn cũng sẽ nhận lấy hậu quả như tác giả Trần Vàng Sao người cùng thời, “Hồi ức của một người tù không bị giam vào ngục” (Talawas)

Và nhật ký chỉ là bản tường trình công khai những câu chuyện chiến đấu chung chung chứ không phải riêng cá nhân Đặng Thùy Trâm. Với tầm giới hạn của nhật ký như vậy có đáng để Vương Trí Nhàn so sánh với nhật ký của Anne Frank hay không" Tr. 13 Anne Frank thú nhận: “Điều tuyệt diệu nhất là tôi có thể viết ra tất cả những cảm nghĩ bằng không sẽ chết ngạt mất”. “Những người nào không viết, không biết được những kỳ ảo của nó. Ngày xưa tôi luôn luôn đau đớn vì không biết vẽ, nhưng bậy giờ lòng tôi phơi phới vì ít ra tôi đã có thể viết.”

6.- KỶ LỤC CỦA NHẬT KÝ BẢN IN:

Hội Nhà Văn Việt Nam nên chuẩn bị báo công với Đảng và Nhà nước nhân kỳ Đại hội Đảng X sắp đến, về kỷ lục của nkdtt đạt được như sau

6.1.- TỐC ĐỘ XUẤT BẢN

Kỷ lục đầu tiên đáng ghi nhận đối với sách truyện Việt Nam đó là thời gian chưa đầy một tháng mà hội nhà văn, nhà Xuất bản đã chỉnh lý, ra mắt dộc giả tác phẩm nhật ký DTT. Hiên ngang đi bằng cửa chính, không bị kiểm duyệt, không lót tay hay làm thủ tục “Đầu tiên”.

Trong khi một bản thảo bình thường muốn được ra mắt độc giả phải đi qua cửa ải “Đầu tiên” phải mất hết từ sáu tháng đến một năm hay lâu hơn nữa là mãi mãi đợi chờ.

6.2.- SỐ LƯỢNG ẤN BẢN:

Theo lời ông Vũ Hoàng Giang, Phó giám đốc Cty Nhã Nam đợt in đầu tiên là 1.500 cho một tác phẩm thuộc loại truyền thống được bán hết trong một thị trường có 2 triệu đảng viên CS và trên 83 triệu dân. Chưa kể Việt kiều Hải ngoại là một con số đáng tự hào(").Nếu so sánh cảnh người xếp hàng rất lâu mới được mua sách “Khi Đồng Minh tháo chạy” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, với 300 cuốn sách không đủ cung ứng trong buổi ra mắt sách đầu tiên ở thành phố Westminster, chỉ có 300.000 Việt Kiều thì số lượng bản in đầu tiên nhật ký DTT không đáng kể gì.

Điều kỷ lục nói ở đây là theo báo Tuổi trẻ 7-10-2005 trong bài “Âm hưởng từ chuyến đi đánh động lương tri” cho biết tác phẩm này đã bán hơn hai trăm ngàn cuốn chỉ hơn trong vài tháng là một điều đáng mừng. Vì con số này đúng sự thật thì nó đã vượt qua mặt các tác phẩm truyền thống khác kể cả tác phẩm nói về Hồ Chí Minh xuất bản kiểu “Tình cho không biếu không” mà cũng không đạt được số lượng trong cùng thời gian đó.

Đối chiếu thực tế cuốn sách người viết mua được vào thời điểm 15-11-2005 là bản in trong số 20.000 cuốn của lần xuất bản đầu tiên. Vậy đâu là sự thật" Có hai cách trả lời

•Báo Tuổi Trẻ đã dối trá thổi phồng số lượng bản in hòng quảng cáo lường gạt độc giả"

•Nếu báo Tuổi trẻ nói sự thật, thì nhà xuất bản đã làm ăn gian dối không nói rõ số lượng bản in cũng như lần tái bản". Ta thử làm bàn tính với một lần in 20.000 cuốn. nếu bán đúng theo số lượng của báo Tuổi Trẻ thì nhà xuất bản đã tái bản hơn 10 lần trong vòng 4 tháng Tại sao một bản in đã tái bản nhiều lần, lại không hiếu đính, vẫn vi phạm những lỗi sơ suất kỹ thuật cơ bản như đã trình bày ở phần đầu. Phải chăng NXB đã làm ăn cẩu thả, xem thường độc giả.

6.3.- CHI PHÍ QUẢNG CÁO:

Cũng là một kỷ lục lớn lao cho một cuốn sách tư nhân (nhà xuất bản Nhã Nam) lại được sự quảng cáo chùa của 600 tờ báo trong nước, tất cả đài truyền hình, phát thanh ( nếu tính mỗi tỉnh một đài, mỗi huyện một đài thì cả cũng lên đến vài trăm đài, cũng may hiện nay không còn đài phát thanh xã, phường. Nếu còn, thì có lẽ DTT sống lại sẽ giàu to nhờ chuyển nghề bác sĩ mắt thành bác sĩ tai chữa điếc cho nhân dân). Lại được chính quyền ngầm hổ trợ bằng cách chỉ thị cơ quan đoàn thể mua để học tập nhân điển hình anh hùng Đặng Thùy Trâm. Như vậy theo kinh tế thị trường mà nói chi phí quảng cáo số không, sách in ra bán hết nhà xuất bản được lợi nhuận tối đa, một cách làm ăn mới trên bước đường hội nhập WTO. Vái trời đừng có kẽ thối mồm nào vác chiếu ra tòa thưa về tội cạnh tranh không công bằng như vụ kiện cá ba sa thì thật là cảnh “ biết rồi! khổ lắm nói mãi!”.

6.4.- LẬP THÀNH TÍCH DÂNG ĐẢNG SỚM NHẤT:

Thật vậy đại hội Đảng X sắp tới còn vấn vương nhiều vấn đề nhân sự nóng bỏng, thế mà hội Nhà Văn đã nỗ lực lập thành tích sớm nhất hoàn thành vượt bực chỉ tiêu xuất bản ngoài dự kiến khi gấp rút cho xuất bản nhật ký DTT tạo chiến dịch rầm rộ nhằm ru ngủ tầng lớp thanh niên trong hào quang anh hùng mới, nhằm quên đi vấn đề thời sự hiện tại. Để cho Đảng CS và nhà nước rảnh tay đối phó với những tiếng nói dân chủ, nhân quyền. Thật là một công hai ba cái lợi, chẳng đáng ghi kỷ lục cho hội nhà văn hay sao"

6.5.- TẬP SÁCH SỚM ĐI VÀO HIỆN THỰC NHẤT:

Nhật ký xuất bản chưa đầy hai tháng, mà những kẽ bảo hoàng hơn vua đã tâng bốc, nâng bi đã đề nghị gây quỹ lập bệnh viện DTT, đề nghị lập tên đường DTT giữa lòng Hà Nội. Lại còn có hãng phim dự định xây dựng thành phim bộ nhiều tập.( Báo Tuổi trẻ 12-8-2005 bài đưa nkdtt lên màn ảnh). Một tác phẩm văn học đi vào hiện thực còn nhanh hơn những tác phẩm đoạt giải Nobel thế giới... Và đây cũng là lần đầu tiên một cuốn sách Việt Nam được đánh gia sớm nhất, ngang tầm cỡ sách văn học quốc tế: Nhật ký Anne Frank(")

6.6.- SÁCH TRUNG THỰC NHẤT SO VỚI BẢN GỐC(")

Đây là cuốn sách được đảm bảo công khai bởi người biên tập và chỉnh lý đúng theo bản gốc. Chỉ cần đọc lại phần đầu bạn đọc có thể tự đánh giá kỷ lục này.

6.7.- KỶ LỤC CUỐI CÙNG LÀ CUỐN SÁCH DỐI TRÁ VÀ PHẢN BỘI NHẤT:

Phần dối trá đã trình bày ở trên từ nội dung nhật ký đến câu chuyện hư cấu đưa nhật ký từ tay DTT đến chiến trường, lưu giữ và xuất hiện vào thời điểm nóng bỏng hiện nay. Phần phản bội xem tiếp phần sau.

7.- TIỂU SỬ ĐẶNG THÙY TRÂM:

Nhằm mục đích giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam dễ đọc thuộc lòng, dễ nhớ, học tập phấn đấu theo gương anh hùng Đặng Thùy Trâm.

Nhằm tiếp tay với Đảng CS và Nhà Nước quảng bá sâu rộng cho toàn thế giới biết mẫu “Anh hùng XHCN Việt Nam“

Dựa vào nhật ký, lời xác nhận của gia đình, nhân chứng liên quan, báo chí của Đảng, Nhà nước. Cuộc đời hoạt động của Đặng Thùy Trâm có thể tạm đúc kết rõ ràng như sau:

Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942 trong một gia đình trí thức tiểu tư sản. Cha, Đặng Ngọc Khuê, là một chuyên gia giải phẫu có tiếng theo kháng chiến cho đến khi về hưu vẫn không được vào Đảng vì lý lịch không rõ ràng. Mẹ, Dược sĩ Doãn Ngọc Trâm, sau 30 năm cảm tình đảng mới được kết nạp, năm nay 81 tuổi, có một em trai Đặng Hồng Quang em trai út (đã chết ở Nga) và ba chị em gái là Đặng Kim Trâm em gái út, Đặng Hiền Trâm, và Đặng Phương Châm.

Từ nhỏ đã là cháu ngoan bác Hồ. Ngày 01.04.1960 kết nạp Đoàn. Năm 1960-1961 học sinh lớp 10C trường Chu Văn An Hà Nội. Sau đó học đại học y khoa chuyên về mắt. Trong 5 năm đại học, hằng ngày DTT học chính trị, học chuyên môn, hoạt động đoàn viên còn theo cha vào phòng mổ học lóm mổ xẻ, theo mẹ và chị em ra vườn đố vui học cây lá thuốc Nam, tối về theo cha học vẽ “anatomice”.

Năm 1966 DTT ra trường sớm một năm, loại ưu(").Nhà trường không có hồ sơ lưu trữ, không có tên trong danh sách đã tốt nghiệp. Gia đình không lưu giữ văn bằng tốt nghiệp, hay hình ảnh kỷ niệm ngày ra trường. Năm 1967 đã khai man lý lịch là bác sĩ mắt để được làm công tác chuyên môn ở một bệnh xá nhỏ tại Đức Phổ Quãng Ngải. Ngày 17-9-1969 kết nạp Đảng.

Đã lập thành tích xuất sắc:

VỀ CHUYÊN MÔN: là bác sĩ mắt nhưng làm công việc của chuyên gia giải phẫu đủ các bệnh ruột thừa, ung thư dạ dày, cắt cụt chân tay, vá thận, chửa bệnh bằng thuốc Nam cây nhà lá vườn. Tổng kết hoạt động trong một năm chết 5 người. Được tuyên dương diễn hình toàn tỉnh ngày 1.11.1968. Hãnh diện với hai chữ “Bác Sỹ”. Người trí thức toàn diện XHCN.

VỀ CHIẾN ĐẤU: Chưa một ngày cầm súng trực tiếp chiến đấu, đi đâu đều có người bảo vệ như là vốn quý của Đảng. Từng bị bỏ rơi một mình khi lính Mỹ càn quét, và không biết xử trí ra sao. Hăng say thề trả thù rất sắt máu, chiến đấu đánh đuổi đế quốc Mỹ trên giấy. Đã từng bị đế quốc Mỹ đánh cướp hai quyển nhật ký. Những ngày cuối cùng DTT bị đơn vị bỏ lại một mình với năm thương binh giống như một vỏ chanh đã vắt hết nước. DTT một mình chống lại 120 lính Mỹ như là một chuyện cổ tích vậy.

Lúc 17g20 ngày 22-6-1970 bị một viên đạn duy nhất bắn vào trán chết. Đặc biệt trước khi chết còn hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh Muôn năm, đã đảo đế quốc Mỹ”. Khi chết để lại một cây súng SKS và một túi vải trong đó có sổ tay. Đó là nhật ký không phải là chuyện riêng của DTT.

Cuốn nhật ký được thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu cho là nhật ký có lửa, và được luật sư tiến sĩ FRED WHIDERICST lưu giữ 35 năm.

•Nay trước tình hình chính trị phức tạp sau chuyến đi Mỹ, Canada và Nhật Bản của Thủ tướng Phan Văn Khải.

•Nay trước tình hình Việt Nam vuốt ve Mỹ để được dễ dàng gia nhập WTO.

•Nay thực hiện lời kêu gọi của Thủ Tướng sau 30 chiến tranh “Xếp lại quá khứ hướng về tương lai”. Kêu gọi Việt kiều hải ngoại trở về xây dựng đất nước.

•Nay trước tình hình nóng bỏng về nhân sự tiền Đại Hội Đảng X

•Nay định hướng mới về lý tưởng tương lai cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Nhật Ký Đặng Thùy Trâm được cấp tốc chỉnh lý, xuất bản nhằm phục vụ các nhu cầu chính trị nói trên. Câu chuyện này được Thủ tướng đích thân viết thơ khen tặng, cựu bí thư Đảng Lê Khả Phiêu, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ đến gia đình thăm hỏi, chúc tụng, nhiều nhân vật khác nữa. Sáu trăm tờ báo Đảng, toàn bộ hệ thống truyền thanh truyền hình quảng cáo xây dựng chiến dịch tôn vinh DTT thành mẫu anh hùng thời đại đối với thế hệ trẻ Việt Nam, ngang hàng với Paven trong “Thép đã tôi thế đấy!”. Qua các hoạt động họp báo quốc tế, đồng hành thắp sáng, triển lãm bán tranh, hội thảo, hội thoại. Lập nhiều kỷ lục sáng chói cho nền văn học Việt Nam.

Để đền ơn đáp nghĩa, Đảng và nhà nước hô hào toàn dân lập quỹ xây dựng bệnh viện DTT, lập con đường DTT giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chiều hướng phát triển tương lai đưa nhật ký vào phim bộ nhiều tập để chiếu khắp thế giới.

Và còn gì nữa, phần sau để dành cho Đảng và Nhà nước viết tiếp.

Ôi! Nhục nhã thay! Ê chề thay! Một thần tượng của tuổi trẻ thanh niên XHCN Việt Nam!

Một cú lừa vĩ đại vô tiền khoáng hậu của một nữ du kích tiểu tư sản, đã chết mà vẫn còn lừa được Đảng, Nhà Nước và báo chí truyền thanh truyền hình Việt Nam. Khâm phục! khâm phục!

Người lính già này xin ngả nón chào. Nếu có gì còn thiếu sót xin linh hồn Đặng Thùy Trâm linh thiêng báo mộng để điền khuyết nhất là những điều ấm ức chưa nói rõ trong nhật ký, cũng như tên tuổi người dàn dựng chưa xuất hiện trong câu chuyện anh hùng vĩ đại này.

8.- LỜI KẾT: SỰ PHẢN BỘI.

Thưa luật sư tiến sĩ Frederic Whitehurst,

Người đã lưu giữ và đọc đi đọc lại nhật ký DTT rất nhiều lần suốt 35 năm nay. Người viết xin nghiêng mình ngưỡng mộ lòng kiên nhẫn của ông. Ông cũng là người biết rõ và tôn trọng ý nguyện sau cùng của người viết nhật ký là gởi về cho gia đình.

05-06-69.:... Đêm rất khuya rồi, không ai chợp mắt. Th. ngồi lặng thinh bên mình, em không nói một lời nào mãi đèn lúc chia tay em mới nói một câu ngắn: “Chị làm sao chứ em lo quá đi...” và mình thì không nói hết một câu: “Chị gửi ba lô cho em trong đó có quyển sổ...” muốn nói tiếp rằng: “nếu chị không về nữa thì em giữ quyển sổ đó và sau này gửi về cho gia đình” (Tr.157)

Thế mà ông lại có ý định phổ biến công khai nhật ký DTT cho toàn thế giới biết trước khi trao lại cho gia đình. Phải chăng dự kiến hành động này là một sự phản bội lại ý nguyện của người đã chết". Cũng giống như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phản bội lại di chúc Hồ Chí Minh, ướp xác, chôn nổi giữa Ba Đình Hà Nội. Hành động của Đảng CS là một sự phản bội lãnh tụ, lịch sử sẽ phê phán. Riêng ý định của ông có thể châm chước, khoan dung khi mà ông đã thành tâm viết thư cho gia đình:

Thứ Sáu, 6.5.2005

Em gái Kim,

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là một anh hùng đối với toàn thế giới. Đó không phải một lời khoa trương mà hoàn toàn là sự thật. Anh Robert và tôi đã nghĩ rằng nếu không tìm được gia đình chị thì chúng tôi sẽ xuất bản một cuốn sách về chị Thùy, qua đó, nếu còn sống thì gia đình em sẽ biết về chị. Ý tưởng của em về một cuốn sách cũng trùng với ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ phần đầu của cuốn sách sẽ viết về Thùy bằng tiếng Việt và sẽ bao gồm cả những trang nhật ký. Phần giữa cuốn sách sẽ là những bức ảnh gia đình và các chiến sĩ giải phóng ở Đức Phổ, những người đã được Thùy che chở chăm sóc, rồi những bức ảnh do người phóng viên người Hà Nội đã hy sinh mà tôi đã kể cho em nghe. Phần cuối cuốn sách sẽ là bản tiếng Anh dịch phần thứ nhất sang. Cuốn sách sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới trong một thời gian ngắn. Thùy đã cho chúng ta mọi hy vọng về tương lai. Chị nhận thấy cái đẹp ngay giữa cuộc chiến tranh, điều đó quá đặc biệt, mọi người phải cùng biết tới. Đó là ý tưởng của chúng tôi. Đó là ý tưởng của chúng tôi. Fred (Di sản DTT - Talawas)

Giờ này ông đã cầm trên tay bản in của NXB Hội Nhà Văn, do gia đình DTT đích thân ký tặng. Vì thế tôi rất vững tin rằng: Hơn ai hết ông đã đọc kỹ và biết rõ ràng bản in nhật ký đã cắt xén và chỉnh lý, sửa đổi và bóp méo nội dung. Trong đó có cả những bức thư của ông cũng bị sửa đổi. Thế mà cho đến nay ông vẫn im lặng! Và sẽ mãi mãi im lặng(").Sự im lặng khó hiểu này có thể giải trình theo hai trạng thái đối nghịch như sau:

8.1.- IM LẶNG LÀ MỘT HÌNH THỨC ĐỐI KHÁNG KHÔNG THÀNH LỜI:

trình hoạt động của ông theo thư ông tự giới thiệu. Lại đi chọn một giải pháp thuận theo thời thế của một người hèn nhát trước bất công, áp lực, dối trá và phản bội. Đây là một việc rất khó xảy ra đối với ông(")

8.2.- IM LẶNG LÀ BẰNG LÒNG :

Nếu ông chấp nhận sự im lặng theo ý nghĩa này, cũng là có nghĩa ông đã phản bội ý nguyện tác giả nhật ký chỉ viết cho gia đình đọc chứ không phải cho thế giới đọc (Như đã trình bày trên). Ngoài ra ông đã phản bội lại ước mong của ông, cuốn nhật ký được xuất bản phải in toàn bộ các trang nhật ký bản gốc, thế mà giờ đây bản in trên tay ông chỉ là sản phẩm què quặt, méo mó so với bản gốc. Và ông cũng phản bội lại chính ông khi mà thư của ông bị chỉnh lý sửa đổi mà ông vẫn không có lời than phiền hay đính chính.

Theo luật học, sự im lặng trong trường hợp này phải chăng là một bằng chứng của sự đồng lõa" Là bằng chứng của đồng bọn" Thưa ông Frederic Whitehurst có phải thế không nhỉ"

Riêng bà Đặng Kim Trâm người đại diện cho gia đình đã đọc nhật ký DTT không những bằng lý trí của người biên tập mà còn bằng con tim của người em út đối với người chị đã tức tưởi nằm xuống. Hơn ai hết bà phải hiểu cuốn nhật ký đó không phản ảnh trung thực con người của Đặng Thùy Trâm. Thế mà bà vẫn làm công việc đóng góp phần ca tụng giả dối con người DTT theo nhật ký đã viết.

Chắc bà cũng đã hiểu rõ bề sâu của những trang nhật ký cuối cùng DTT nằm xuống trong hoàn cảnh bỏ rơi không lối thoát. Lời DTT ngày 20-6-70 ... Những câu hỏi cứ cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì sao" Lý do vì sao mà không trở lại. Có khó khăn gì" Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn bỏ bọn mình trong cách này sao"”. (Tr.255)

Đây là lời trăng trối của DTT. Là lời trăng trối chưa bao giờ nói hết. Với con tim chảy cùng dòng máu của bà, người viết tin rằng bà đã hiểu. Cuốn nhật ký không phản ảnh đúng cuộc đời thật của Đặng Thùy Trâm. Thế nhưng bà vẫn biên tập, đành đoạn cắt xén chỉnh lý nội dung bản gốc, sai lạc hết ý nghĩa đích thật nhật ký mà DTT đã viết. Như vậy bà đã lợi dụng nhật ký của chị bà như là một cái phao nổi trong xã hội. Hành động này chính là một tội lỗi khó tha thứ được đối với người đã chết. Nói một cách nào đó cũng là sự phản bội. Phản bội chính người chị ruột của bà.

Và bà vẫn xác định trên đài BBC bà đã biên tập lại hoàn toàn không bỏ sót câu nào(")Trong khi bản in và bản gốc đã nằm trong tay bạn đọc như là một bằng chứng dối gạt của bà. Bà đã phản bội lòng tin yêu của độc giả đến với DTT như là một biểu tượng thời đại theo cách nói của Đảng và nhà Nước. Lời của bà “dám chịu trách nhiệm và không sợ thách thức của dư luận” có còn ý nghĩa nào không thưa bà Đặng Kim Trâm"

Bài viết trên đã dài, thế nhưng vẫn chưa nói hết những điều còn thắc mắc trong lòng người viết như là động cơ trong sáng nào đưa nhật ký DTT đến với độc giả" Đàng sau sự dàn dựng câu chuyên anh hùng là cái gì" Đảng và Nhà Nước CS đề cao Nhật ký DTT trong tình hình xếp lại quá khứ hương về tương lai là nhằm vào mục đích gì" còn nhiều nữa... người viết không nhớ hết xin dành cho độc giả viết tiếp vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.