Hôm nay,  

Vn & Thế Giới Sau Kỷ Nguyên Bính Tuất

29/01/200600:00:00(Xem: 5237)
- Trong 16 năm liền qua bốn nhiệm kỳ tổng thống, Hoa Kỳ được lãnh đạo bởi hai người có cùng tuổi Bính Tuất 1946, và chu kỳ Bính Tuất 1946-2006 lại là 60 năm nhiễu loạn của một thế giới tưởng là đã hết Thế chiến.

Tương lai sẽ ra sao từ năm Bính Tuất 2006 này"

Tổng thống William J. Clinton là một người Bính Tuất may mắn. Ông làm Tổng thống trong tám năm liền và đã hưởng mọi buồn vui vinh nhục của vai trò cực kỳ quan trọng của đệ nhất siêu cường là Hoa Kỳ khi siêu cường kia là Liên Xô tan rã. Ông may mắn vì tám năm cầm quyền là tám năm tương đối yên bình thịnh vượng và sau khi ra về vẫn được nhiều người mến mộ. Nhưng, nói về hậu vận, thì sức khỏe của ông sẽ không bằng ông Bush.

Tổng thống George W. Bush là một người Bính Tuất đặc biệt hơn. Những may mắn nếu có thì ông đã hưởng khi còn trẻ, chứ từ khi lên lãnh đạo nước Mỹ, ông liên tục gặp những thách đố chết người, như khủng bố, chiến tranh và thiên tai. "Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng", người xưa nói vậy. Có lẽ ông Bush thuộc cách ấy vì trong hai vị Tổng thống, Bush là người sẽ để lại nhiều ảnh hưởng cho thế giới hơn Clinton.

Vì sao lại kết luận như vậy" Vì những gì sẽ xảy ra trên thế giới sau này.

Dự đoán chuyện xa bao giờ cũng dễ hơn chuyện gần, vì càng xa thì càng có hy vọng trúng, không năm này thì năm khác!

Tư thế Hoa Kỳ

Xa nhất là chuyện tư thế Hoa Kỳ sau kỷ nguyên Bính Tuất của hai ông Clinton và Bush.

Khởi đi từ năm Giáp Tuất 1874, Hoa Kỳ liên tục phát triển, mỗi năm trở thành giàu hơn và mạnh hơn tất cả các quốc gia đã từng hiện hữu trên mặt địa cầu, kể cả các nước đã muốn đọ sức hoặc chặn đà tăng trưởng của Mỹ. Các siêu cường khác đều dần dần lụn bại và các cường quốc hiện đại cũng vậy vì quy luật nhân khẩu: càng thịnh vượng càng muốn hưởng nên đẻ con ít đi khiến dân số bị lão hóa. Hoa Kỳ không bị nạn ấy vì một đặc tính văn hóa lịch sử: là một quốc gia hình thành từ di dân và lớn mạnh nhờ di dân, Hoa Kỳ luôn luôn có một dân số "trẻ" hơn các nước công nghiệp hoặc hậu công nghiệp. Nhưng dân số ấy sẽ bớt trắng mà có màu đậm đặc hơn vì yếu tố di dân từ Nam Mỹ và Á châu.

Hoa Kỳ tiếp tục là siêu cường vô địch trong nhiều thập niên tới, dù gặp nhiều kẻ thù hay đối thủ hơn cũng vì vị trí siêu cường vô địch ấy. Chính là sự hình thành của những thế lực đối lập này mới khiến quan hệ thế giới trong tương lai trở nên phức tạp hơn. Là bạn hay thù của Mỹ cũng đều có vấn đề và đổi thù thành bạn hay ngược lại cũng sẽ là chuyện thường tình.

Bang giao quốc tế vì vậy là một trò chơi nhức đầu, tính sai là lỗ 10 năm như không!

Trung Quốc khủng hoảng,

Tây Tạng sẽ tự trị

Mọi người, kể cả người Mỹ, đều nói đến thế kỷ 21 như thế kỷ của Á châu và đến sự lớn mạnh của Trung Quốc, cường quốc kinh tế sẽ vượt Nhật Bản để đọ sức cùng Mỹ trong vài chục năm tới. Người ta quên là vài chục năm trước, thiên hạ cũng báo động là Nhật Bản sẽ là cường quốc kinh tế vượt qua Hoa Kỳ và thách đố thế lực Mỹ.

Nhật Bản ngày nay vừa khỏi ốm sau 12 năm khủng hoảng kinh tế và đang là đồng minh chiến lược của Mỹ tại Á châu Thái bình dương. Nhật Bản sẽ là cường quốc nguyên tử, quân sự và sẽ đảm nhiệm một vai trò ổn định hoặc cân bằng trọng yếu hơn trên vùng Á châu Thái bình dương. Hoa Kỳ thời Bính Tuất George W. Bush có góp phần tích cực cho việc ấy.

Trung Quốc cũng sẽ trải qua một thời kỳ thoát xác như Nhật Bản, nhưng vì không là một xứ dân chủ như Nhật Bản, việc thoát xác có khi sẽ thành tan xác. Trong vài thập niên tới, và gần nhất là trong vài năm tới, nếu Trung Quốc có bị khủng hoảng thì không nên ngạc nhiên. Đảng Cộng sản Trung Quốc có khi mất quyền và nước Tầu có bị chia năm xẻ bảy thành nhiều cường quốc kinh tế cấp vùng thì cũng hợp với quy luật lịch sử Trung Hoa.

Từ những biến cố thời sự gần đây, có thể thấy rõ là đức Đạt Lai La Lạt Ma sẽ trở lại cung điện Potola ở Lasha. Tây Tạng sẽ có ngày giành lại được quyền tự trị. Làm gì được với quyền ấy là trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo sau Đạt Lai Lạt Ma. Ông đã thực sự giành cả một kiếp cho sự an bình của thế giới và sự tồn tại của Tây Tạng. Hy vọng sau ông, vẫn còn nhân vật đủ tài đức và uy tín để khai thác cơ hội tự trị.

Liên lục địa Âu Á

nhiều thay đổi

Sau nhiều thế kỷ bị xoay vần vì những biến động và vọng động của các nước Âu châu, kỷ nguyên Bính Tuất 2006 có thể thấy sự chuyển dịch của trọng tâm thế giới từ Âu sang Á. Liên lục địa Âu Á sẽ là địa bàn có nhiều thay đổi.

Ngoài cơn sốt vỡ da của Trung Quốc, người ta sẽ chứng kiến sự phục hồi giai đoạn của Liên bang Nga và sự lớn mạnh của Ấn Độ.

Sau khi bị truất quyền siêu cường vì sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Liên bang Nga đã suy mòn và bị Hoa Kỳ bào mỏng trong nhiều năm, nhất là dưới triều đại Bính Tuất của Bush. Sẽ có ngày nước Nga vùng dậy, với một chính quyền độc đoán hơn về chính trị, tập trung hơn về kinh tế, và tìm cách liên kết với các nước khác để giới hạn vai trò độc bá của Mỹ.

Nhưng, Liên bang Nga không là đồng minh chiến lược của Trung Quốc và mâu thuẫn quyền lợi tại vùng Viễn Đông của Nga (Viễn Tây của Trung Quốc) khiến tranh chấp sẽ dễ xảy ra giữa hai nước.

Trong khi ấy, một tỷ dân Ấn Độ cũng không ngồi im. Siêu cường kinh tế có thể làm thế giá Trung Quốc sớm lu mờ chính là Ấn Độ, một quốc gia dù sao cũng là dân chủ và đông dân nhất địa cầu, lại nói tiếng Anh và đi đầu trong các lãnh vực siêu kỹ thuật. Sau nhiều năm tưởng rằng thắng lớn nhờ thắt lưng buộc bụng sản xuất thật rẻ để chinh phục thế giới, Trung Quốc sẽ thấy Ấn Độ mới có tiềm năng lớn về kinh tế và trình độ cao về kỹ thuật. Một điều kiện cần thiết để Ấn Độ trở thành đại cường kinh tế là họ phải phát triển hạ tầng giao thông và chuyển vận trong lãnh thổ, một việc họ có thể làm được.

Vì vậy, cạnh tranh Ấn-Hoa sẽ là thời sự của thập niên tới, nhất là khi Trung Quốc sợ là sẽ vỡ thành từng mảnh. Khi nhiều doanh nghiệp Mỹ thất vọng vì lối ăn xổi tại Hoa lục thì nhiều doanh nghiệp khác lại nhìn xa hơn và tính xa hơn, qua việc đầu tư vào Ấn Độ. Vai trò kín đáo mà rất mạnh của người Mỹ gốc Ấn trong các địa hạt kỹ thuật và giáo dục, có góp phần tích cực cho việc ấy. Sau Nhật Bản và Úc Đại Lợi, Ấn Độ sẽ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ và hết bị ám ảnh bởi hồ sơ Kashmir trong chuyện tranh chấp với Pakistan. Và đấy là một ảnh hưởng lâu dài mà lặng lẽ của chính quyền Bush.

CSVN đại hội đảng lần cuối

Khi mà cả lục địa Âu Á xoay chuyển như vậy, như những chuyển dịch âm thầm mà mãnh liệt của nhiều giai tầng địa chất, động đất sẽ dễ xảy ra. Những cơn địa chấn chính trị này sẽ thách đố các nước ngoại vi, nằm ở vùng tiếp giáp giữa các đại cường. Vì thế, từ loạn có thể đổi thành trị là hoàn cảnh của Miến Điện với nỗ lực dân chủ hóa sẽ thành hình nhờ bà Aung San Suu Kyie.

Ngược lại, từ trị có thể biến thành loạn là Việt Nam, vì lãnh đạo không dám nhìn xa hơn con dấu và chồng bạc trước mặt! Trong năm Tuất, Cộng Sản Việt Nam đang lo dàn dựng Đại Hội Đảng. Nhiều phần, đây sẽ là cái đại hội Đảng cuối cùng của họ.

Các nước càng hội nhập kinh tế với nhau trong thế toàn cầu hóa thì càng dễ có tranh chấp quyền lợi và điều ấy thường xuyên gây bất ổn cho quan hệ quốc tế. Các nước tự do về kinh tế và dân chủ về chính trị không muốn gây chiến với nhau, chuyện ấy có thể đúng, nhưng không gây chiến chẳng có nghĩa là không có mâu thuẫn hay xung đột về quyền lợi. Trận thế nếu có sẽ là bàn hội nghị và đòn phép về luật lệ, ngoại thương, là những trò Việt Nam chưa biết và không thể thuộc nổi. Có vào WTO thì càng sớm bị khốn đốn.

Cục diện Trung Đông

sẽ đảo lộn

Nếu các nước trên thế giới đều không dự đoán nổi sự hình thành của phong trào Hồi giáo quá khích và hiện tượng khủng bố của "Thánh chiến" (Islamic Jihad) thì thế giới cũng không dự đoán nổi những đổi thay tại Trung Đông sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bush.

Nếu ông Clinton có thể vuốt ve được Yasser Arafat và nói đến hòa bình giữa dân Palestine và Do Thái, ông Bush mới là người táo bạo đề nghị và đòi hỏi sự hiện hữu của một quốc gia Palestine dân chủ.

Chính quyết tâm này sẽ đảo lộn cục diện Trung Đông và rút hẳn một ngòi nổ trong thế giới Hồi giáo. Nghĩa là giải giới một phần lý luận quá khích của phe khủng bố.

Nhưng, trong nội bộ Hồi giáo tại Trung Đông, mâu thuẫn cũng sẽ bùng nổ giữa phe Sunni (chiếm đa số tại Trung Đông mà thiểu số tại Iraq) và phe Shia (chiếm đa số tại Iraq và Iran mà là thiểu số tại Trung Đông) chẳng vì hay chẳng ở Iraq mà trên toàn khu vực. Trong năm tới, Hoa Kỳ có thể rút một phần quân số tại Iraq nhưng vẫn hiện diện tại đấy chính là vì mâu thuẫn này. Cuộc chiến chống Thánh chiến hay Al Qaeda sẽ tàn lụi dần nhưng thế quân bình bất ổn giữa các cường quốc trong vùng là Iran, Egypt, Saudi Arabia và cả Iraq đang hồi sinh, sẽ đòi hỏi sự can thiệp và vai trò trọng tài của Hoa Kỳ.

Khi mở chiến dịch vào Iraq, ông Bush đã phá vỡ một trật tự bất ổn đang có và Hoa Kỳ phải xây dựng lại một trật tự khác trong vùng.

Một trong những chỉ dấu về sự biến đổi này là việc chuyển quyền tại Egypt, Syria, Saudi Arabia. Giải pháp tưởng như lý tưởng và không tưởng là dân chủ cho các xứ Hồi giáo mà ông Bush đề xướng có khi lại là sự chọn lựa ít đắt đỏ nhất cho các cường quốc trong vùng.

Âu châu cũ, Âu châu mới

Trong ngần ấy chuyển động của thế giới, đâu là vai trò của Âu châu"

Liên hiệp Âu châu với trục Pháp-Đức hay thế liên kết giữa Pháp-Đức-Nga đã cáo chung. Âu châu cũ thực ra đang lụn bại và sẽ còn sớm bị suy trầm kinh tế. Ngược lại, Âu châu mới - tức là Đông Âu cũ - đang xác định một tư thế quan trọng hơn. Điều ly kỳ nhất là trong đà phản công của Liên bang Nga, địa bàn chinh phục của Nga sẽ là khu vực Âu châu mới này - vì vốn là chư hầu cũ của Liên bang Xô viết.

Nhưng, sau thời đại Bính Tuất của George Bush, Hoa Kỳ sẽ tích cực yểm trợ Âu châu cũ, vừa để chặn đà bành trướng của Liên bang Nga vừa khiến toàn khối Âu châu mới và cũ phải nằm trong xu thế tự do và dân chủ của mình. Kỷ niệm 60 năm sau ngày chiến thắng Đức quốc xã, ông Bush là người đầu tiên công nhận sự sai lầm của Hoa Kỳ sau Đệ nhị Thế chiến là đã buông các nước Đông Âu vào thảm họa cộng sản khi muốn thỏa hiệp với Liên Xô. Luận điệu ấy chứng tỏ tính chất độc đáo của con người Bính Tuất George W. Bush.

Hy vọng nhờ tính chất này, lời tuyên hứa coi dân chủ là chiến lược toàn cầu của chính sách Bush, còn đáng để chờ đợi.

Và chúc lành cho mùa xuân tương lai của thế giới.

VÕ THÀNH VĂN

(Trích báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.