Hôm nay,  

Lạc Vào Thế Giới Kỳ Lạ Của Loài Chó, Vào Năm Tuất

28/01/200600:00:00(Xem: 5968)

- Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi lần gặp phải nghịch cảnh hay bất cứ điều gì không ưng ý, nhân thế hay đem loài chó ra thóa mạ cho đở tức, làm như con vật này rất là xấu xa bỉ ổi. Nếu quan niệm đó đúng, thì tại sao người Nhật lại tin rằng, những ai sinh nhằm tuổi Tuất, đều được tạo hóa ban phát cho hết thảy mọi nết tốt của con người với đức tính chân thật, trung thành, ngay thẳng, luôn biết nghĩ tới bổn phận.

Điều này cũng dể hiểu, vì hơn bất cứ giống vật nào khác,bẩm sinh loài chó đã có khuynh hướng yêu thích và trung thành với người. Thêm vào đó, Chó được chủ cưu mang, vuốt ve trìu mến, chia sớt buồn vui như moi kẻ thân thuộc khác trong gia đình. Bởi vậy để đền ơn đáp nghĩa, nó đã tận dụng hết khả năng kể cả mạng sống, bảo vệ và cứu chủ khi bị nguy khốn. Hy Lạp ngày xưa vốn khinh ghét Chó, vậy mà phải thay đổi tập quán, sau khi đọc tác phẩm 'IIIiade' của Homère, kể lại sự trung thành thương mến của con chó Argus, đối với người chủ Ulysse, sau 20 năm ly cách. Cuối cùng đã chết vì mừng và kiệt sức sau thời gian dài đi khắp nơi tìm chủ.

Nhưng chính người La Mã là dân tộc đầu tiên nuôi dạy và khai thác lòng can đãm tự nhiên của loài Chó trong khi chiến đấu. Ngay thời thượng cổ, Chó đã biết cách mang thông điệp truyền tin, được xữ dụng như một người lính chiến đấu, bằng các loại vũ khí như vòng cổ bằng sắt, giáo nhọn được cột chặt bên đùi hay trên lưng. Tàn nhẫn nhất là cho chó mang các mồi lửa, xua chạy vào dinh đối phương, để đốt trại như Điền Đan thời Chiến quốc, đã dùng ' Hỏa Ngưu Trận' khi đánh nhau với nước Yên. Ngoài ra như Fernand Méry đã viết trong 'Le chien et son mystère', lợi dụng tính háu ăn của chó, người ta bắt nó nhịn đói nhiều ngày, trưóc khi xung phong ra trận. Còn người Pháp thì cho là tổ tiên mình (dân Celtes và Cunbres), đã khám phá đầu tiên các đặc tính của chó như thông minh, nhạy cãm, lòng can đảm chịu đựng, nên chó đã được sử dụng để săn nai và heo rừng.

Năm 719 sau tây lịch (STL), hoàng đế Pháp ra sắc chỉ phạt tiền từ 40-50 sols, một gia tài rất lớn thời đó, cho bất cứ ai giết chó. Vì ham thích thú đi săn, các nhà quý tộc Pháp thời trung cổ, đã không ngừng tạo ra các giống chó mới. Chính các tu sĩ tại tu viện Saint Hubert vùng Ardennes là tác giả lai giống chó săn khỏe mạnh Saint Hubert, còn tồn tại tới ngày nay. Cuối thế kỷ XVI sau tây lịch (STL), học theo cách của Ý, vua Henri 8 của Pháp cũng cho thành lập một tiểu đoàn quân khuyển 500 con, khi đánh nhau với quân của Charles Quint.

Rồi một con chó thuộc giống Malabar, tên 'Suening' đã làm vua Na Uy năm 1020 (STL). Một con chó khác không có tai và đuôi, tên Hungary, đã trị vì nước này và tên của nó được tồn tại cho quốc gia Động Âu trên tới ngày nay. Các Hoàng đế Pháp như Louis II làm vòng đeo cổ bằng vàng và hồng ngọc cho chó Cherami. Còn vua Charles 8 và Francoi I, không có chó bên cạnh, thì không ngủ được. Độc đáo nhất là Nam tước Lisoire de Montmorency, đòi thành lập huân chương cho chó (ordre du chien), dành cho những quân khuyển can đảm trung thành. Mãi tới thời phục hưng trở về sau, chó mới được phái nữ chiếu cố tận tình.

Tóm lại Pháp là nước đứng đầu về khoản cưng chiều chó, đồng thời cũng chiếm kỷ lục khắp Châu Âu với 17 triệu chó + mèo (Anh 14 triệu, Ý 12 triệu..) với chi phí chăm-nuôi, tốn 3,3 tỉ đô la Mỹ, hằng năm. Chỉ riêng phần nuối chó Pháp, đã có tới ba công ty sản xuất thực phẩm chó là Mars-Unisabl (Hoa kỳ), Nestlé (Thụy Sĩ) và Royal Canin (Pháp). Từ tháng 11-1999 công ty điện thoại di động Nhật, đã bắt đầu dịch vụ mắc điện thoại cho chó liên lạc với người, hoạt động ngày đêm.

Loài chó cũng là nguồn cảm hứng của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng, như Nicole Lauroy, qua các hình ảnh độc đáo của loại chó săn Mỹ Cocker, mặc áo lông mịn màng và dày, để dự thi hoa hậu 'chó'. Nhưng không có nơi nào thích làm những chuyện đồng bóng, giựt gân bằng Hollywood, khi một đám cưới rình rang có 50 khách mời, được tổ chức vào tháng 5-1996, giữa tân lang chó 'Tippy' và nàng cẩu 'Roxie'. Cô dâu chú rễ chó, được ăn mặc đồ cưới như người, hai đàng có hứa hôn ước qua mấy tiếng 'gâu gâu' và cuối cùng Mục sư nhân danh quyền hạn được tiểu bang California ủy thac, tuyên bố hai chó trên chính thức thành vợ chồng, tới răng long đầu bạc.

Sau ngày tân hôn, vợ chông chó được chủ, mời đi hưởng tuần trăng mật, thưởng thúc các món ăn thượng hạng dành cho chó tại Nhà hàng Café Park Bench (Ghế Đá Công Viên) ở Los Angeles và ngủ trong siêu khách sạn Four Season, ở khu sang trọng Beverly Hill (CA), đây là nơi duy nhất có thực đơn, dành riêng cho quý khách 'chó', cùng dịch vụ dắt chó đi dạo cho tiêu cơm sau khi ăn uống no nê,do các hầu bàn trong khách sạn đãm nhận. Cũng tại Hollywood còn có một thám tử tư tên Sherlock Bones, chuyên môn sùng lục các con chó cưng bị thất lạc hay bị đánh cắp, tiền công mỗi ngày chỉ $350.US chưa kể thuế ..

Nhưng không phải lúc nào chó cũng vui và tốt phước như tại các nước phương tây và Nhựt Bổn. Hầu hết các nước khác trên thế giới, luôn coi chó là loài súc sanh, nên hành hạ thậm tệ, lại còn xẻ thịt để ăn. Tại Hàn quốc, ngành kinh doanh thịt chó gần như hợp pháp, vì quan niệm của nước này 'ăn thịt chó là truyền thống ẩm thực, hơn nửa thịt chó cung cấp nhiều chất protein, có thể thay thế thịt bò mắc mỏ khan hiếm'.

Nước này, mỗi năm tiêu thụ vài chục tấn thịt chó, nhất là vào mùa hè nóng nực. Người Hàn nuôi chó trong chuồng và hạ thịt bằng cách treo hai chân chó trên cành cây, rồi đánh vào thân chó cho thịt mềm. Ở VN, người miền Bắc và Bắc Trung Phần, có quan niệm 'sống trên đời không được ăn miếng dồi chó, mai thác xuống âm phủ, kiếp sau đầu thai không được làm người dân xã nghĩa..'. Trong khi đó thì một nhà văn nử Hoa Kỳ Elizabeth. M. Thomas, khi nghiên cứu về thế giới nội tâm của loài chó, đã viết 'nếu ở cõi thiên đàng không có sự hiện diện của loài chó, nơi ấy không còn là thiên đàng'.. Quả thật bước vào thế giới kỳ lạ của loài chó, khiến ta không biềt đâu mà mò, cho nên người đời mới nói 'Lên voi, xuống chó là vậy'. 1-HỌ CHÓ:

Họ chó nằm trong bộ động vật có vú, chiếm địa vị quan trọng nhất trong loài có xương sống, tuy số lượng ít hơn so với các loài khác. Thế giới ngày nay có chừng 4000 loài động vật có vú, sống khắp trái đất, không trung và biển cả. So với các loài khác, bộ có vú đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài nhất, nên hình thành được nhiều cấu trúc vật chất và các chức năng sinh lý phưc tạp như lông, răng, các màng nhầy phân cách ngực bụng, thở bằng phồi và tim có 4 ngăn. Tiếng La Tinh dùng để chỉ bộ có vú là 'Mamma', ngoài nghĩa 'vú', còn nói lên đặc tính sinh con và nuôi bằng sửa. Bộ này gồm ba loại lớn: động vật đơn khổng, động vật có túi và động vật có cuốn rốn. Họ chó thuộc loại có cuốn rốn, nằm trong bộ có vú.

Họ chó có từ lâu đời nhưng tới nay nhân loại cũng chưa biết rõ nguồn gốc của nó một cách chính xác. Tóm lại qua những nghiên cứu lâu dài của các nhà động vật học, cho biết chó nhà, có xuất xứ từ ba nhóm chó ăn thịt như chó rừng (chacal), chó sói (loup) và cáo (renard). Qua kiểm tra của các nước, hiện có chừng 100 triệu chó đủ loại, trong số này Pháp chiếm 7 triệu con.

Tuy nhiên nếu tính luôn các nước thứ ba, thì số chó hiện hữu có thể hơn 300 triệu con. Phát triển nhất trong họ chó là chó nhà, được lai giống từ loại chó săn lùn chân ngắn Basset, xuất hiện hơn 2100 năm trước tây lịch, chó Pointers là sự lai giống giữa hai nòi chó săn thỏ Anh (levrier) và chó săn Pháp Droppers, con cái của nòi chó săn Đan Mạch là Pointers và Setters. Thêm vào đó, còn có giống chó săn lai Wolsh Corgis, là con cháu của loài chó giữ trại và chồn (renard).

Tóm lại ngày nay chó có hơn 200 giống, chia thành bốn loài:

1-Lupoides (chó sói -loup)

2-Bracloides (chó săn-braque),

3-Gracoides (chó săn thỏ-levrier),

4-Molossoider (chó giữ nhà, đầu to mõm dẹp-dogue).

Ngoài ra chó nhà còn được chia thành ba ngành: chó cảnh (chiens d'agrément), chó hữu dụng (chiens d'utilité và chó săn (chien de chasse).

Theo các nhà biên khảo,thì con thú rừng đầu tiên được thuần hóa ở trong nhà, chính là con chó, hậu duệ của loài chó rừng lông vàng, theo tiếng Latin là Canis Aureus, nhằm vào thời kỳ đồ đá. Lúc đó ở Bắc Âu, người ta cũng đã tìm thấy nhiều bộ xương chó rừng trên, nay đạ bị tuyệt chủng.

Trong khi đó hậu duệ của nó, tức là chó nhà, đã lần hồi trôi nổi theo người chủ thợ săn, lang thang khắp đồng cỏ và tiến dân về bờ biển Baltique, bắt đầu truyền giống và sinh sôi nẩy nở. Do tính cách hoang sơ của thời kỳ con người còn ăn lông ở lổ, nên đàn chó cũng chịu chung hoàn cảng hoang dã như chủ, tha hồ lai giống với đồng loại chó rừng, qua bước lang thang vô định. Những tập tính như canh giữ nhà,đi săn, không phải là tập quán hay bẩm sinh của loài chó, mà là được người chỉ dạy.

Khác với những gia cầm gia súc như trâu bò, ngưa dê, heo gà vịt..tuy cùng là thú nuôi trong nhà nhưng chúng chỉ bị thuần hóa, khi bị con người giam giữ lâu ngày, nên biến thành kẻ nô lệ. Còn chó và mèo thì khác, chúng chưa phải là con vật bị người thuần hóa hoàn toàn, không bị nô lệ hóa. Nhưng do cái tình thiêng liêng sẵn có từ lâu đời, chó đã coi người như bạn, luôn trung thành nghĩa khí và sẳn sàng liều thân cứu chủ trong mọi trường hợp nguy hiểm, mà không bao giờ bỏ chạy.

Đó cũng là do cái tập quán có sẵn từ ngàn đời, khi những con cho rừng được chỉ huy bởi thủ lĩnh của bộ tộc, mà chúng coi như chủ. Đọc các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng Mỹ Jack London, ta mới hiểu được những qui luật trong họ hàng nhà chó Husky của người Esquiman sống ở Bắc cực, trong đó cả đàn chó kéo xe đều dưới quyền chỉ huy của con chó đầu đàn, còn lãnh tụ tối cao lại là người chủ. Để ca tụng sự ràng buộc và lòng trung thành giữa người cùng chó, còn hơn người đối với người, nhất là người của xã nghĩa, thi sĩ William Worthworth, đã gọi đó ' mối tình lớn, vượt trên tất cả mọi sự hiểu biết của con người. Ngày nay các nhà động vật học, hầu như đều có chung quan điểm, khi kết luận loài chó trung thành với người nhất, là các loại lai giống từ chó sói và chó rừng lông vàng (Golden jackal)., tức là chó sói chỉ được coi là thủy tổ của chó nhà, khí nó đã được lai giống với các con chó rừng lông vàng, nay đã tuyệt chủng.

Điều này đã được chứng minh, khi hầu hết các giống chó tại Âu Châu ngày nay, đều có xuất xứ từ loại cho rừng lông vàng (aureus) được thuần chủng đầu tiên và có thêm một ít huyết thống của chó sói. Một đặc điểm khác mà các nhà tâm lý học chưa giải thích nổi, đó là tình cảm giữa chó con đối với chó mẹ, sẽ hoàn toàn biến mất khi chó đã trưởng thành và chuyển sang cho người chủ nuôi tới trọn đời

HỌ CHÓ (canidae) gồm chó sói, chó nhà và cáo, thuộc Bộ có vú có rốn, ăn thịt, cơ thể có kích thước trung bình dài 40-160 cm, tai dựng đứng, mõm nhọn, chân trước có 5 ngón, chân sau chỉ có 4 ngón. màu lông đa dạng, gồm 12 giống, sống khắp nơi trừ Nam cực. A-CHÓ SÓI:

Từ xưa, loài người đã có ác cảm với chó sói, chẳng những bằng hành động gặp đâu giết đó, mà còn thể hiện trong thơ văn qua truyện thơ ngụ ngôn như cô gái quàng khăn đỏ và nhiều huyền thoại khác, nói về mấy mụ phù thủy ở Âu Châu rhời trung cổ, hằng đêm biến thành lang-sói, đi giết người. Thời đó, muốn nguyền rũa miệt thị ai, đối thủ hay dùng danh từ 'loài lang-sói'.

Ngày nay, quan niệm đó gần như không còn nữa nhất là tại Âu Châu. Những nhân vật có tăm tiếng như Gérard Ménatory, làm việc trong khu bảo tồn sói tại Sainte-Lucie, rồi Werner Freund tại Merzig (Đứa), một cựu quân nhân nhảy dù, từng sống chung và nuôi dưỡng cả bầy 24 chó sói. Bên Anh, nhà quí tộc Roger Palmer nuôi trong nhà một bầy bốn chó sói. Về sau chúng được thuần hóa và trở thành các ngôi sao quảng cáo, cũng như diễn xuất chung với ngôi sao màn bạc Anh, trong phim 'Người Sói' của Luân Đôn.

Tại Pháp, đoàn xiệc ' Thung lũng bạc' của Philippe Le Hir với hai ngôi sao chó sói Bébel và Wolfy, qua các màn diễn sói chun qua vòng lửa, sói kiêu vũ với người, lưu diễn khắp nơi, ở đâu cũng được ái mộ.

Sói là loài thú sống theo bầy với luật kẻ mạnh giữa sự so tài của con sói đực. Theo qui ước của LHQ được ký kết năm 1976, nước Ý lãnh phần trách nhiệm nuôi sói tại khu bảo tồn Abruzze. Loài Sói Đồng Hoang, có tên khoa học Canis Lupus, trở thành con vật canh giữ tuyệt giỏi, chống trộm và cac con vật khác tới phá hoại vườn đất, trang trại.

Đặc biệt khả năng và sức mạnh của sói Mông Cổ, mỗi con nặng chừng 60 kg. Một con cọp khó có thể chống cự nổi với bốn con sói trên, nếu chúng được thuần hóa. Điều cấm kỵ nhất khi nuôi dưỡng chó sói, là đừng để chúng ngửi thịt sống, vì trong đó có mùi máu, sẽ khêu dậy thú tánh cấu xé có thể nguy hiểm đến con người.

Ngày nay chó sói có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn đuổi ráo riết của con người. Ở phía đông, trong rừng núi nước Pháp, nay còn chừng 600 con, cũng như tại Ý có 500 con. Mông Cổ, Canada..cũng còn rất ít. Nước Pháp đã có chương trình nuôi sói lai giống, thuần hóa và huấn luyện chúng canh gác, đi săn (trừ chăn nuôi cừu), để thay thế chó Berger Đức.

CHÓ SÓI CÓ TÚI: Còn được gọi là sói Kangaroo, nay còn rất ít ở Uc, sống trong rừng rậm trên đảo Tasmania. Sói này có tên khoa học Thylacinus Cynocephalus, là động vật có túi, nên phôi thai được diễn ra trong túi da dưới bụng của sói mẹ. Tuy nhiên về thể xác và tập quán, con vật này giống chó sói hơn là kangaroo, chẳng qua để thích hợp với môi trường sống, nên cơ thể phải bắt buộc trải qua các thời kỳ tiến hóa đặc biệt. Sói kangaroo ăn thịt và săn mồi nhờ hai chân trước có năm ngón với móng vuốt hình nón cứng nhọn, riêng hai chân sau chỉ có bốn ngón. Sói Kangaroo còn được gọi là cọp có túi, vì bộ lông thường có những sọc vằn màu nâu đen. Sói sống đơn độc trên những sườn núi thẳng dốc và các hang động cheo leo, không tru tréo như đồng loại, mà chỉ gầm gừ trong họng khi tức giận.

Nhờ sống tại Úc Châu, nên giống sói có túi không bị tuyệt chủng. Sói có túi ăn cây cỏ đồng thời cũng ăn thịt các con thú nhỏ khác. Khi người da trắng vào Úc, cũng bắt đầu chó sói có túi bị tiêu diệt bởi các thợ săn ham tiền thưởng. Tình trạng này kéo dài tới cuối thế kỷ thứ XIX mới chấm dứt. Tuy nhiên hiểm họa của chó sói có túi không phải chỉ có người, mà còn từ chó rừng Dingo, được mang từ Anh sang Úc, rồi trở thành thú hoang dã. Do bị săn giết quá bạo tàn, nên ngày nay có sói có túi chỉ còn số ít, sống ẩn núp trong các khu rừng rậm trên đảo Tasmania. Trong khi đó cùng họ sói, ta thấy sói Abyssinie ở Ethiopie (Châu Phi) là hung dữ nhất, sống thành đàn và chính chúa tể rừng xanh là sư tử, khi gặp cũng phải cúp đuôi bỏ chạy. Sói Ấn Độ (CanisFallipes) săn theo bầy, con mồi la trâu nai. Sói Mỹ (Canis Osccidentolis) sống trên các núi cao băng lạnh. Tại các thảo nguyên ở Nam Mỹ Châu, có loại sói đỏ, bơi lội rất giỏi chuyên săn mồi dưới nước.

* CHÓ SÓI THẢO NGUYÊN (Canis Latrans) , thuộc Họ Chó (Canidae),lông màu xám nâu, sống trong các đồng cỏ ở Bắc Mỹ, gần giống loại chó rừng (canis aureus) ở Á -Phi-Âu. Sống theo bầy và không gây nguy hiểm cho người cũng như gia súc, dễ dược thuần hóa.

* CHÓ SÓI ÂU CHÂU (Canis lupus) được coi là quý nhiếm nhất trong loài chó sói hiện nay. Chúng cũng sống ở Châu Á và Bắc Mỹ, có chiều dài 1,2m + đuôi 0,45m. Sói này săn huơu hoảng vào mùa đông theo đàn. Khi đói có thể ăn cả xác thối và côn trùng. Tại Châu Á, sói phá hại kinh khủng nhưng khó bị tiêu diệt vì lanh khôn quỷ quyệt.

* CHÓ RỪNG DINGO (Canis familiarris dingo ), Trước khi người Anh tới Úc, ở đây đã có giống chó Ấn Độ. Khi người Anh tới thì giống chó này trở thành hoang dã và thành một nòi riêng gọi là chó rừng Dingo rất hung dữ, có sắc lông màu vàng nhạt.

* SÓI ĐỎ VIỆT NAM, có mõm ngắn, hai tai tròn vễnh lên, lông màu hung đỏ, đuôi xù và nhọn. Sói đỏ săn hươu nai hoảng cả gà ngổng, sống từng bầy trong rừng già từ 5-10 con, đôi khi mò về bản làng bắt gia súc. Tại VN sói đỏ sống nhiều ở Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Nguyên cả Kon Tum. Do tệ nạn phá rừng, loại sói này có nguy cơ tuyệt chủng nên VC đã ra lệnh cấm săn bắn chúng. B-CÁO:

Cáo (vulpes vulpes) là loài độc nhất thuộc Họ Chó, sống trong trạng thái hoang dã tại Châu Âu, một ít ở Bắc Mỹ, Châu Á, Ấn Độ, Bắc Phi và bắc sa mạc Sahara. Cáo có chiều dài chừng 1m, đuôi 0,50m, lông có các màu đỏ nhạt, phần bụng trắng xám nhạt và trắng ở phần cuối đuôi. Cáo sống ở rừng trủng và núi cao trên 2250m, trong các tổ bằng đất, ăn quả mọng, công trùng, ếch nhái, chuột. Ngoài ra còn săn các loại nai hoảng nhỏ, cả chim lớn để lấy thịt nuôi con nhỏ. Tại VN, cáo sống thành từng đàn tới 15 con, sống trong rừng rậm núi cao ở cac tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn thuộc miền thượng du BắcViệt.

* CÁO BẠC (vulpes-vulpes domestica), sống ở Bắc Mỹ, hiện được nuôi trong các trại chăn nuôi đặc biệt..

* CÁO CÁT (Fennecus zerdo), loài cáo nhỏ,sống ở sa mạc, chiều dài chừng 0,45m với cái đuôi 0,20m. Cáo có màu lông giống cát, hai tai lớn lớn, mắt tròn to là loại thú chuyên săn mồi ban đêm, lông mọc cả lòng bàn chân. Cáo cát sống ở Bắc Phi, bán đảo Ả Rập Saudi, Do Thái..trong những vùng hoang mạc, ăn các loại sâu bọ như châu chấu, chuột, chim., thằn lằn, trái cây nhất là chà là. Ban ngày ngủ trong các tổ đất.

* CHÓ THẢO NGUYÊN (Lycaon pictus ), đạc biệt có đội trai tròn lớn giống tai cáo, chân trước chỉ có 4 ngón, chiều dài 1,10m + đuôi 0,40m, bộ lông màu đen có đốm trắng, vàng, nâu. Chó này sống ở phía nam Sahara, Đông Phi từng bầy, ăn thịt bằng cách săn những con mồi lớn như nai hoảng..

* LỬNG CHÓ (Nycterreuter procyonoides), có chiều dài 70cm + đuôi 0, 15m. Sa9n mồi ban đêm, chân ngắn, lông xám có những đốm âu vàng nhạt. Lửng chó sống rại Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản. Nó ăn trái cây, côn trùng và các động vật nhỏ. Lưng chó còn được biết qua cái tên Cáo Nhật, được nuôi để lấy bộ da lông làm các loại áo lạnh đắt tiền. C-LINH CẨU:

Theo quan niệm của người Trung Hoa xưa, thì Sài (Linh cẩu), Lang (Chó sói), Hổ, Báo là bốn loại thú hung tàn nhất chốn rừng xanh. Trong số này Linh cẩu tức là Sài được đứng đầu tứ hung, chứng tỏ nó là con vật ăn thịt độc ác và mạnh mẽ đến bực nào. Linh cẩu thuộc Họ Chó, sống khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn ở các nước Kenya, Tanazia (Châu Phi), nhờ có đôi mắt lớn và tinh của nó, nên thích ứng với việc săn mồi về đêm. Theo nhà động vật học Hans Krunk tại Viện nghiên cứu Serengeti, thì loài linh cẩu không những chỉ ăn xác chết, mà còn là những tay săn mồi mạnh mẽ, không thua gì sư tử.

Tóm lại 34% linh cẩu sống bằng mồi của những thú khác giết hại, tức là xác chết, chỉ vì bị bắt buộc khi đói, chứ không phải do sở thích. Bởi vậy có tới 80% ăn mồi do chính linh cẩu tự tìm lấy. Kỹ thuật săn mồi của loài này cũng rất đặc biệt, luôn thay đổi theo hoàn cảnh nhưng chủ yếu dựa theo sức mạnh của đàn. Với những con vật ăn cỏ to xác như Ngựa Vằn, thì cả bọn nhào vô tấn công, còn khi gặp cả đàn Linh Dương, lúc đó Linh cẩu phân nhau bủa vây bốn phía, làm cho đàn dê hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Chừng đó con linh cẩu đầu đàn mới chọn mục tiêu và ra lệnh đồng bọn tấn công, công việc kiếm ăn thường diễn ra ban đêm.

Linh cẩu nhỏ hơn chó sói nhưng lớn hơn cáo (chồn), bề dài chừng 1m, trán thấp, tai tròn nhỏ, mõm ngắn hơn sói, có bộ răng rất khỏe luôn phát triển, sống thành đàn cả chục con trở lên, khi đói chúng dám tấtn công cả những con vật lớn xác hơn mình, trong lúc món ăn bình thường là thỏ, chuột..Tính tính của Linh cẩu hung ác, tàn nhẩn nhất là lúc săn mồi. Đối với ngựa, lừa, dê, nai bắt gặp, linh cẩu bám theo dai dẳng, rồi thừa cơ linh cẩu nhảy lên lưng con mồi, nhanh như cắt xoay thân lại, thọc mõm vào hậu môn của con vật đó, ngoạm lòi ruột và nội tạng, chừng đó cả bọn chia nhau phanh thây con mồi xấu số. Bò rừng là con vật to lớn và dữ ở rừng, nhưng vẫn không thoát được lũ chó hung tàn này.

Có điều kỳ lạ, đó là sự sống cộng sinh giữa cọp và linh cẩu, chung trong một khu rừng. Linh cẩu chờ ăn mồi dư của cọp, đôi khi còn dám tranh dành với chúa sơn lâm, trái lại hổ nhờ linh cẩu báo động để biết tình hình vì giống chó này có nhản quan rất tinh nhạy. Đối với con vật hiền lành là Gấu Mèo, loài linh cẩu luôn nể mặt vì chẳng làm gì được, cho dù chỉ một con đơn độc, nhờ vào những vuốt nhọn ở bốn chân, có thể cào rách da thịt của bầy chó, qua thế trận của Mèo, nằm ngữa đưa bốn chân có vuốt nhọn lên trời.

Giống Linh cẩu đốm sống nhiều ở các thảo nguyên bao la Phi Châu, có tập tính khác biệt với Linh cẩu nâu ở Rhodésie và Mozambique, vì khi xâu xé con mồi, miệng của chúng thường phát ra một loại âm thanh, tựa tiếng cười ngạo nghễ khanh khách, nghe rất khó chịu. Nhưng chính tiếng cười này, đã làm hại chúng, vì vô tình báo động cho đàn sư tử biết, a tới chiến trường hưởng chiến lợi phậm. Lúc đó bầy linh cẩu chỉ còn biết chạy bỏ mồi giữ mạng và chỉ trở lại để lượm mót những gì còn lại với bầy kên kên cũng đang rình rập. Linh cẩu sống thành đàn đông đảo, trong các bụi rậm hay hang hầm của các con thú khác đã bỏ đi Linh cẩu con vừa sinh ra, đã có răng nhọn, mắt to và tự đứng lên đi chạy. Vài thang lông được thay đổi từ đen, thành đốm trên nền vàng.

Ở loài này khó phân biệt đực cái vì bộ phận của chúng gần giống nhau. Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu, loài linh cẩu tự đổi giống mỗi năm, cho nên chỉ có cách sờ mó vào bộ phận sinh dục của chúng mới phân biệt được. Tuy nhiên người ta cũng có thể nhìn vào cử chỉ của chúng trong mùa động dục, thường con đực tỏ tình với cái, bằng cách cúi mọp đầu xuống rồi ngẩng lên hay dùng chân cào đất loạn xạ.

Nhờ có bộ lông cứng ngắt và xù xì, nên linh cẩu nhanh chóng xóa sạch tất cả tàn dư của mùi xú uế xác chết, sau khi phanh thây con mồi. Giống Linh cẩu lớn có trọng lượng trên 80kg, bề dài từ 1,30-1,60m, có dáng đi lum khum vì cặp chân trước dài hơn chân sau nhiều. Do bốn chân không có móng vuốt như cọp mèo, nên linh cẩu làm thịt con mồi rất tàn nhẩn ghê rợn, bằng bộ răng, nhất là những chiếc nanh và hàm, nhọn hót cứng rắn như gươm thép.

Đây là con vật xấu xí và bị loài người khinh ghét nhất. Tuy nhiên cũng nhờ chúng giúp thu dọn cặn bã tại vùng thảo nguyên và đặc tính ưa thích thịt linh dương, ngựa vằn, nên đã góp phần cân bằng hiện tượng sinh thái của Họ thú móng guốc an cỏ, luôn sinh sản rất nhiều. Đối với nhiều bộ lạc bán khai Phi Châu, điển hình nhất là người Masai ở Serengeti, khi có thân nhân chết, đem xác chết đặt nơi lùm bụi để bầy linh cẩu tới xé xác phanh thây, gọi là giai đoạn cuối cùng của nghi lễ mai táng, giống như Điểu táng của người TâyTạng theo Phật Giáo Mật Tông. Lúc đói, bầy linh cẩu dám mò về sát làng để tấn công người. D-HẢI CÂU:

Hải cẩu hay chó biển, có khuôn mặt giống chó, trán gồ, tai có vànhtròng mắt linh hoạt, có bộ lông mềm dày đen bao phủ toàn thân. Riêng bốn chân biến thành vây để thích hợp bơi lội dưới nước, đặc biệt hai chân sau cong lên về phía trước nên có thể ngồi như chó, trong khi sự đi lại trên bờ, lại có phần nhanh nhẹn loài Báo biển. Hải cẩu được các nhà động vật học xếp vào loại tương cận với Họ Chó, riêng con đực có bề dài khoảng 2m, con cái nhỏ hơn dài chừng 1,2m.

Trên các quần đảo Kurin, Camandon và Pribilot, vào giữa xuân và hè, hàng hàng lớp lóp hải cẩu theo tập quán có tự ngàn đời, cùng tìm tới đây để giao phối và sinh sản. Đầu tiên là các chàng hải cẩu đực tới trước để dành vùng trên bãi cạn, xong rồi chừng hai tuần sau, các nàng mới vượt trùng dương tới đảo tìm chàng. Chừng đó các chàng đực mới gom các ả vào trong địa bàn của mình, càng đông càng vui vì số lượng có khi lên tới hằng trăm con. Thế rồi hai phía giao duyên sinh con. Đặc biệt suốt thời gian chờ hải cẩu con lớn, hải cẩu đực luôn ở lại tử thủ trên đảo, để bảo vệ đàn vợ con đông đảo, có khi kéo dài vài tháng phải nhịn ăn chịu đói khát, cho tới hết hè, vì không thể xuống nước tìm mồi.

Để giành vợ, các chàng đực đã phải chiến đấu đẫm máu dữ dội, cho tới khi một bên thua phải bỏ chạy nhưng các chàng bại trận này đâu có cam nhận chịu số phận, lại xông tới chỗ khác để tiếp tục cấu xé đồng loại, nhiều chàng bị thương bỏ chạy mà lòng vẫn còn ấm ức, nên cắn bừa vào lũ hải cẩu nhỏ. Tại quần đảo Pribilot thường có trên một triệu con hải cẩu sinh sống, chiếm 80% toàn thể hải cẩu hiện nay.

Vì các đảo rất nhỏ, nên hầu như khắp mọi nơi, từ bãi cát tới vùng biển bao quanh đảo, chổ nào cũng có hải cẩu. Nhiều năm hải vcẩu tập trung về quá đông lên tới hằng triệu con, nên không đủ chỗ để chen chân, khiến bọn chúng phải ngồi sát nhau như cá hộp.

Về phía bắc Arkhangelak chừng 200 km, có một ngôi làng hẽo lánh của bộ tộc Pomors, được người Nga mệnh danh là 'thị trấn của thiên thần', nằm giữa biển tuyết trắng và đầm lầy của vùng lãnh nguyên Toudra, nên khí hậu ở đây có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới, vì vậy luôn luôn chỉ có ba thứ là rượu Vodka, bánh mì cũ cùng mì hộp và quanh năm suốt tháng, từ đời này tới kiếp nọ, chỉ có ăn cá để sống mà thôi. Còn thịt hải cẩu bị chê vì toát ra mùi cá thối, nên người điạ phương chỉ ăn tim, gan, cật của hải cẩu con trong mùa hè. Phần còn lại của hải cẩu, được Nga xuất khẩu sang các nước Bắc Âu. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng hai nghề chính là đánh cá Hồi vào tháng 8 và săn bắt hải cẩu từ tháng 3-4 hằng năm.

Hải cẩu con có màu a trắng như tuyết cho nên khó nhãn, hiền lành như trẻ sơ sinh nên dễ bị những thợ săn hốt bắt bằng lưới, trước sự chống đối kịch liệt của những hải cẩu mẹ, khi nhìn đàn con thơ dại bị loài người bắt mang đi nơi khác. Hải cẩu con sau đó bị nhốt vào những cái chuồng, một nửa để lại trong các trại tập trung, bị bỏ đói hơn hai tuần cho tới khi nào chúng hoàn toàn thay đổi bộ lông. Nhờ 1/10 phần mở được tích tụ dưới lớp da, nên dù hải cẩu con bị bỏ đói chúng vẫn sống.

Tóm lại mỗi mùa săn, người Pomors giết hơn 20.000 hải cẩu con, trong vòng 10 ngày. Nhưng kinh khủng hơn là tại Canada, người ta dùng chày đập chết hải cẩu con, rồi lột da lầy bộ lòng tại chỗ. Theo quá trình sinh nở, thì hải cẩu con ra đời khi băng bắt đầu trôi giạt, có bộ lông màu xanh nhạt trong tuần lễ đầu, nên dễ nhận thấy.

Tuần thứ hai, bộ lông hải cẩu con trở thành màu trắng tuyết nhưng chúng vẫn chưa biết bơi lội và đây là thời kỳ nguy hiểm nhất của hải cẩu con, bị thợ săn vây bắt bằng lưới hay dùng chày đập chết. Từ tuần thứ ba trở đi, hải câủ con lại thay lông và bắt đầu bơi lội, nên khó bắt được chúng, nếu có cũng rất nguy hiểm vì răng hải cẩu trưởng thành rất sắc bén.

Ngoài ra món 'Thận Hải Cẩu' là một trong 1001 món tráng dương bổ thận của người Trung Hoa từ xưa tới nay. Đây là con vật được người xưa đánh giá cao và đả dùng để chế 'Đại bổ tể' , còn được biết tới cái tên 'Ngột nạp thú'. Trong tác phẩm Y dược có tên 'Thú vật di danh sơ', có ghi chú như sau: Ngột nạp giống như chó có đuôi dài, thường nổi trên mặt nước, khi mặt trời mọc.

Luận về dược tính thì hải cẩu, thì rốn của nó có mùi xạ hương màu đỏ hay vàng. Đời Minh, có thêm sách 'Vạn Lịch dã hoạch thiên' có ghi: Trong các vị thuốc tráng dương bổ thận, có món Rốn của Ngột Nạp hay Thận Hải Cẩu, uống vào rất hiệu nghiệm đại bổ nhưng nóng nên khi dùng phải cẩn thận.

Ngoài ra muốn biết thuốc thiệt hay giả, thì cho chó cái nằm lên trên, nếu thấy thuốc khô và con vật bị kích thích động cởn, đó là thuốc thiệt. Trên thế giới ngày nay, săn hải cẩu tuyệt dối không bao giờ dùng súng, mà chỉ dùng sào dài lùa chúng xa bờ biển và đập loạn xạ. Còn làm thuốc, chỉ dùng Thận của Hải Cẩu Đực vì khả năng của chúng vô cùng kinh khủng, khi chỉ một chàng cùng lúc đã phục vụ thỏa mãn cả trăm nàng.

HẢI CẨU RÂU BẮC CỰC: Sống nhiều tại vùng Svalbard, về phía đông bắc bờ biển Na Uy có khí hâu rất khắc nghiệt,với nhiệt độ quanh năm -29 độ C hoặc lạnh hơn nữa. Có lẽ vậy nên tới nay chứ có ai nghiên cứu tường tận về loại hải cẩu này, mà chỉ biết chúng qua cái tên khoa học là Erignathus Barbatus. Nói chung, loài hải cẩu râu thích sống biệt lập tại những vùng băng giá nhất ở Bắc Cực mà ít người dám đặt chân tới.

Về thể chất, hải cẩu râu nặng tới 410 kg, bề dài chừng 3m. Vì râu mép của loài này mọc tua tủa che lấp cả miệng, nên mới có tên là hải cẩu râu, mỗi ngày ăn từ 6-10 kg cá các loại, phải tìm bắt có khi ở dưới độ sâu hằng 100m, để săn mồi , no nê rồi trồi lên nằm ngủ trên các tảng băng. Khi mới sinh nó đã cân nặng tới 36 kg và trọng lượng tăng tới 110 kg chỉ sau ba tuần nhưng luôn luôn có hải cẩu mẹ theo bảo vệ.

Đặc biệt cơ thể của hải cẩu râu chứa tới 50% mở tinh ròng rất dày, nên chúng mới chịu đựng được sự lạnh lẽo băng giá tuyết lạnh. Để nuôi con, vú hải cẩu mẹ tiết ra sữa nhưng chỉ trong 24 ngày rối ngưng hẳn, đồng thời các vú cũng teo lại . Loài này tính tính hiền lành nên dễ làm mồi cho laọi gấu trắng Bắc cực. Ngoài ra chúng cũng bị người săn bắn để ăn thịt, lấy mỡ và nhất là một vài bộ phận quý để chế thuốc tam tinh hải cẩu bộ thận hoàn. Hiện Na Uy có khoảng 2600 hải câu râu được chính phủ bảo vệ chặt chẽ. E-CHÓ NHÀ:

Mặc dù đã được loài người thuần dưỡng, theo sự sáng tạo từ các tiêu chuẩn thẩm mỹ, rèn luyện, lai giống từ thế hệ này tới thế hệ khác nhưng thực tế tới nay, các loại chó nhà cũng chẳng khác hơn loài chó sói hoang dã, bởi vì cả hai đều được sinh ra từ giống Cynodictis, loài thú ăn thịt nhỏ, xuất hiện hơn 12 triệu năm về trước. Do trên chó sói và chó nhà có thể giao hợp để sinh ra một giống chó mang tập tính cả hia loài. Hiên đã có hơn 300 nòi, từ giống Chihuahua chỉ nặng có 1,5 kg tới loài Mastiff trọng lượng tới 90 kg. Theo thú y sĩ Joel Dehasse, thì tập quán của loài chó có 20% di truyền, còn lại là ảnh hưởng từ môi trường, sự huấn luyện của chủ và tập quán chung quanh.. Để phân biệt các giống chó nhà, người ta còn căn cứ vào nhiệm vụ của chúng. Theo đó hiện nay có:

- CHÓ CHĂN GIA SÚC: Nòi này đều có đặc tính chung với bộ lông cứng ngắn phát triển tùy theo khí hậu bản địa của chúng, rất khỏe mạnh, do bẩm sinh nên có khả năng chăn giữ bầy gia súc rất toàn hảo, nếu được huấn luyện và có chủ đi kềm. Nòi này có CHÓ BOUVIER, cao chừng 60 - 65 cm. CHÓ BERGER PHÁP (De Brie, Picard, Langnedoc) cao từ 40 - 70 cm. CHÓ BERGER ĐỨC, là hậu duệ từ giống sói rừng đen, khôn ngoan và dễ huấn luyện, ngoài khả năng chăn thú, còn được huấn luyện để làm các công việc bảo vệ, dò tìm, liên lạc, đi săn và cứu nguy. CHÓ BERGER BỈ VÀ SCOTLAND (Collie,Colley), BERGER NGA (KelpieBard), BERGER CATULUNA HAY TÂY BAN NHA (Gos Atula)..được lai giống từ nòi Colley và chó hoang dã Dingo.

- CHÓ GIỮ NHÀ VÀ GIÚP VIỆC: Hiện có CHÓ DOGUE, cao lớn, khỏe mạnh chỉ quan tâm và thương mến bảo vệ chủ mình mà thôi, tuy rằng cũng thân thiện với mọi người chung quanh. Nòi này có CHÓ DANOIS LỚN (Dogne Đức, Boarhound) là hậu duệ của nòi Donge, từ sự lai giống giữa chó Lévrier và Mastiff, cao khoảng 80cm, lanh lẹ khoẻ mạnh. CHÓ MASTIFF (Donge Anh), mặt ngắn, đầu to, còn loài Bullmastiff nhỏ hơn. - CHÓ BOULEDONGE là loại Dogne nhỏ con, là loài chó nhà được người thuần hóa và nuôi trong nhà, gồm giống Bull-Doganh, đầu to, hàm răng dưới nhô ra đằng trước. CHÓ DOBERMANN, SCHNAUZER, tức loại chó Pincher khổng lồ.

- CHÓ VÙNG NÚI xuất phát từ Tây Tạng, là tổ tiên của cac nòi chó vùng núi, ít có loài thuần chủng và rất khó thích ứng với các miền khác khí hậu bản địa, nên không phát triển được tại vùng thấp. Chó cao trên 1m, nặng trên 100 kg, có hình dáng khác biệt với các nòi chó khác trong họ chó. Nòi này có CHÓ NÚI PYRÉNÉES, BOUVIER, THỤY SĨ, ROTTWEILLER (Đức), SAINTBERNARD..có khả năng canh gác giữ nhà, tính tình hiền lành, rất mến trẻ con.

- CHÓ KÉO XE gồm nòi ESQUIMAU ở đảo Groenland (Đan Mạch) , nòi MALAMUTE của người Esquimau Canada, nòi Laponie - CHÓ SAMOYÈDE có gốc miền Tây Bá Lợi Á thuộc Nga, màu lông trắng đẹp, chỉ trung thành với chủ. CHÓ OSTIAK LAIKA, gốc Nga dùng để săn gấu.

Ngoài ra còn giống chó quý Bắc Kinh, thường được mênh danh là chó hoàng tộc, rất thuần chủng, ngày xưa từng được nuôi trong cung đình của các vua chúa Tàu. Chó này thân hình nhỏ thó, bốn chân lùn, đặc biệt bộ lông mượt đẹp, rất dài bao phủ toàn thân tới mắt mũi. Đây là giống chó khó nuôi, nên phải chăm sóc rất kỹ lưởng nhất là bộ lông rất dòn dể rụng nếu chải chuốc sơ ý làm mạnh. Vì thế ngày xưa, chó được giao phó cho các quan ngự y chăm sóc, để chúng luôn có vẻ đẹp quý phái làm đẹp lòng vua chúa phi tần trong cung.

Việt Nam và vùng Đông Nam Á là nơi thuần hóa loài chó sớm nhất. Trên đảo Phú Quốc có giống chó thuộc nòi chó sói Dingo và chó hoang dã, hiện nay cũng sống ở Úc Châu. Nòi chó VN được thuần hóa hớn 4000 năm trước tây lịch, để đi săn và giữ nhà, bắt nguồn từ loại sói lớn hiện còn sống trong rừng núi VN. Có 3 giống: Chó Vàng vì bộ lông màu vàng, chuyên đi săn tầm vóc trung bình. Chó Mèo vóc lớn, tai nhỏ vểnh, sống ở mạn núi cao. Chó Lào có bộ lông vàng hung, đặc biệt với hai vệt trắng ở trên mắt.

2-LẠC VÀO THẾ GIỚIKỲ LẠ CỦA CHÓ:

Hơn bất cứ loài nào trong thế giới động vật, loài chó từ bẩm sinh đã có khuynh hướng yêu mến và chung thủy với mọi người, trung thành nên sẳn sàng hy sinh tính mệnh để bảo vệ chủ mình. Tuy đã trở thành gia súc từ bao chục thế kỷ nhưng chúng vẫn còn giữ được tập quán của tổ tiên nơi hoang dã, nên thích rượt đuổi, cắn lột cũng như khả năng định hướng tìm được đường về nhà. Lúc ngủ thường xoay vòng tròn hàm ý muốn dọn dẹp chổ nằm, biết đào lỗ chôn giấu cặn bã, tru lên khi đêm về để gọi bạn tính và hay lăn mình trong bụi bặm để xóa đi cái vết tích riêng mình, một trong những mánh khóe của các thợ săn thú.

Khi những người tiền sử bắt đầu thuần hóa những con chó rừng, họ đã cho lai giống nhiều đời nên ngày nay mới có hơn 115 giống chó mới, có phẩm chất tốt đặc biệt, được xếp thành 6 nhóm như chó lao động, chó thể thao, chó săn, chó du lịch, chó kiểng..nhưng dù cho bất cứ loại nào chăng nữa, từ loại chó khổng lồ Great Dane tới bé xíu Chihuahua, bẫm sinh và tập quán của Chó là Trung Thành và Tận Tụy.

Do tổ tiên của chó nhà là sói nên dù đã được thuần hóa và nuôi dưỡng, chó nhà vẫn có tập quán bầy đàn và đặc biệt của chúng là chỉ có cặp sói trội nhật, mới có quyền sinh nở để nối giòng. Bao đời qui luật của kẻ mạnh là thế. Tập tính đó xưa nay, dù sống tự do trong rừng hay bị bắt về nuôi, đều không thay đổi, nghĩa là Gene chỉ được truyền từ nhửng con khoẻ mạnh, thông minh nhất để sống còn. Nhưng theo các bác sỹ thú y, thì chính sự giao hợp cưỡng bức của loài chó, thường kết thúc bằng sự thất bại, khiến cho con đực nhiều khi mất khả năng hứng thú. Để giải quyết những điều không ưng ý trên, thông thường người chủ hay thiến cả cho đực lẫn chó cái, để tránh sự ra đời của những chó con không thuần chủng.

Người Âu Mỹ do truyền thống bảo vệ gia súc, nên chẳng bao giờ ăn thịt chó như hầu hết người Á Châu. Nhưng Chó vẫn được tận dụng trong kỹ nghệ. Tại Đức có các loại kem ăn Wiecorek với hai thứ vanila và chocolate dành cho chó nhưng người cũng có thể ăn được.

Ở Los Angeles có cửa hàng bánh mì hiệu 3 con chó, dành cho các chú khuyển. Cũng tại thành phố Culver, tiểu bang California, còn có một câu lạc bộ mang tên Kennel Club , phục vụ cho quí khách cẩu từ A-Z như rèn luyện thể lực, tắm trong bể bơi, rong chơi đó đây và ngơi nghĩ trên giường nệm coi truyền hình. Lại có 6 công ty Chó thám tử ở Virginia, mà lớn nhất là Interquest, chuyên chống ma tuý và làm thám tử tại các trường học, tư gia cũng như các công ty.

Trên thế giới, Pháp là quốc gia cưng chó nhất với số lượng 17 triệu con với tổn phí chăm sóc tới 3,3 tỉ đô hằng năm. Marie Claude Lebret, được huấn luyện từ Mỹ và trở thành giáo sư sinh học tại trường trung học nông nghiệp Alencon Pháp, là người đã huấn luyện những con chó giúp cho người bị liệt tứ chi, biết làm đủ mọi chuyện trong nhà từ rửa chén, dọnbàn ăn, mở đóng cửa tới trả lời điện thoại, đó là chưa kể tới những con chó khác giúp người mù và điếc.

Chó còn tác dụng làm êm dịu, giúp các bệnh nhân hạ huyết áp, đối với các bệnh nhân trong nhà có nuôi chó. Theo Thú Y Sĩ Pommery viết trong 'Que Jaire En Attendant Le Vétérinaire' thì chó nghe được những âm thanh cực nhỏ, mà tai người chỉ có thể nghe tối đa 30.000 chấn động, còn tai chó có thể nghe tới 100.000, tóm lại người rất khó khăn nghe được âm thanh ngoài 4m nhưng chó lại có thể bắt được âm thanh xa hơn 25 thước, là chuyện bình thường. Nó còn có tài đánh hơi một giọt máu được hòa tan trong 5 lít nước lạnh và đặc biệt phát hiện được mùi cay cay nơi con người đang ở trạng thái sợ hãi.

Tại Anh hiện có trên 10.000 con chó đủ loại, từ giống Berger to xác cho tới nòi Griffon có bộ lông dài lấp mắt và cuối cùng là các chú khuyển Pékinois mõm ngắn mắt lồi nhưng quái đản nhất là chuyện chó Anh nhiều con được mặc quần áo may sẵn, đeo đầy nử trang và được mời dự tiệc tùng, cùng với các chính khách, mệnh phụ., coi đó như là một biểu tượn giàu có trí thức của những chủ chó.

Năm 1990 trong khi nhiều chục triệu người Phi và Á Châu chết đói, ngay tại nước Anh cũng không thiếu kẻ nghèo không miếng ăn nơi ngủ, thì thống kê cho biết Anh đã tốn hết 842.000 tấn thực phẩm để lo cho các ông bà chó. Quái nhất là người ta luôn kêu gào tranh đấu chính phủ phải ban hành nhiều đạo luật..trong đó có khoản yêu cầu các nhà buôn khi sản xuất thực phẩm dành cho chó, phải làm sao đừng để có chất đường mỡ trong đó, khiến cho chó mập và bị cholesterol và tiểu đường, trong khi chính con người đã và đang thứ đắt đỏ và trân quí như thịt thỏ, gà tây, cá thu kể cả sửa heo.. mà triệu triệu người VN hiện sống trong xã nghĩa thiên đường, suốt kiếp chắc đâu một lần có để mà hưởng.

Đã vậy thức ăn chó còn được nấu nướng trang trọng, thêm vào là các món tráng miệng yaout chống mập, không có đường mứt và sốt trứng gà.

Rồi thì vào tháng giêng hằng năm, lại có Hội Chợ Chó, qui tụ tất cả những con chó quí từ muôn phương về, được bán với giá ai nhìn tới cũng chóng mặt, dù trong số này có nhiều thứ chó chẳng ra gì như Caniche, Épagneul, Labrador..Rất nhiều nhà giàu đã xây nhà riêng cho chó và cũng vì được cưng quá nên cô cậu ông bà cẩu lên ngôi đâm ra mập phì, biếng nhác , thậm chí gặp trộm vào nhà cũng chả thèm sủa báo động.

Ở Anh 52% chó được ngủ chung phòng với chủ, trong đó 26% chó ngủ chung với chủ. Lạ nhất là các bà thường cau có la ó vì tiếng ngáy của chồng nhưng lại hoan hỉ chấp nhận cái mùi đặc trưng của Chó. Nghiêm chỉnh hơn là cái vụ đặt tên chó cũng cẩn thận, chứ không giống như một số người Việt tị nạn ưa tên ngoại quốc nhưng ít khi để ý tới tên nào đáng đặt mà không phải bị người ta cười vì lẩn lộn. Cho nên chị chó thì phải là Sweety, Bonie, Candy..còn chàng chó thì tên phải oai như các anh hùng Spartacus, Harcule, Hamniball..

Cũng bên Anh còn có nhiều khách sạn năm sao dành riêng hay ưu tiên cho chính khách chó, như Canigou, Marjorie, Titchen, White Top Hotel..phục vụ chó hết cỡ theo đồng riền với phương châm 'phục vụ từ muỗi đến voi.' Nhưng tuyệt đỉnh vẫn là Trung tâm sửa sắc đẹp chó Peter 's Posh Pet của Peter Young, chuyên lo xịt keo, chải lông và làm bất cứ việc gì để các ngài chó được nổi tiếng vì trổ mã xinh đẹp. Cho nên nếu có dịp đến Anh, xin chớ dại đá vào các vua chó ở đây, cảnh sát sẽ đến còng tay ngay, đó là chưa nói tới dùng gậy gộc để đã cẩu, một hành động bị coi là phạm pháp nghiêm trọng.

Về tiếng chó sủa thường hay xãy ra vào lúc nửa đêm gà gáy canh ba, mà nhiều người thắc mắc là bẩm sinh hay là đặc trưng của loài chó" Theo các khoa học gia Raymond Coppinger, Mark Feinsrein tại trường đại học Hampshire (Massschusetts - Hoa Kỳ), cho biết có những con chó đã sủa liên tiếp 7 giờ liền hay sủa mỗi phút tới 70 lân như nòi chó Cocker, loài chó Anh có hai tai dài rủ xuống. Mỗi lần chó sủa sẽ làm tổn hao rất nhiều năng lượng của chúng. Nhưng chó đâu chó sủa lỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày, như là một trả lời , đó là sự khích lệ của một dị chứng rất mạnh mẽ của quá trình thuần dưỡng, từ lúc mới sinh cho tới khi lớn và trở nên quen thuộc khi cần nài xin một điều gì. Đó cũng là tính năng trao đổi để tạo nên sự thân thiện giữa chó và chủ. Tiếng sủa còn là một biểu tượng gọi đàn hay bày tỏ thái độ hận thù, một điều không bao giờ xảy ra đối với chủ của nó, dù chó cũng suả nhưng với một âm thanh êm dịu trìu mến.

Cũng tại nước Anh vào thế kỷ XIX, nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng, người ta lai tạo ra một giống chó to lớn hung dữ, để đấu với bò rừng bị xích lại, tại các đâu trường. Đó là giống chó Staffordshite mà ngày nay được gọi Chó Pit-Bull. Đây là giống chó được phối hợp bởi nòi Bul-Terrier tại vùng Stafford và giống chó Boule-Dogne của Anh.

Năm 1870 con chó Ngao Anh theo đoàn quân viễn chinh sang Tân Thế Giới (Hoa Kỳ) và nó đã hạ hết các giống chó tại đây. Sau đó chó Pit -Bull tới Âu Châu và lần nữa cũng chiến thắng, để trở thành vô địch. Gần này chó này lại càng được ưa chuộng cuồng nhiệt, khi thường xuất hiện làm cảnh cho các ca sĩ nhạc Rap trên sân khấu. Chó Pit Bull tuy vóc dáng lùn nhưng thân thể gân guốc, hàm to đầu khỏe, đối với người quả là một con vật đáng sợ, nên không biết gọi nó là thiên thần hay ác quỷ.

Vào ngày 22-7-1996 tại Pháp, ai nuôi Chó Pit-Bull bị coi là kẻ xử dụng vũ khí làm hại người khác. Do đó, đã có nhiều biện pháp đưa ra nhằm tiêu diệt giống chó dữ trên, cũng như cấm nhập cảng, nuôi, chuyên chở và tàng trử chó Pit-Pull trên toàn nước Pháp. Theo Sigmund Freud và Konrad Lorenz thì bản chất của giống chó Pit-Pull không phải do bản năng hay di truyền mà do chính con người đã huấn luyện tạo ra tính hung bạo của nó. Quan niệm này cũng được Thú Y Sĩ, đồng thời là thành viên của Hội bảo vệ súc vật Pháp (SPA) tên Serge Belais đồng tình 'chó nào cũng vậy, hiền hay dữ đều do chủ nó tạo ra'.

Ngay từ thời Cổ Ai Cập, loài người đã biết sử dụng thú vật trong chiến trận và Chó là một trong những con vật được sử dụng nhiều nhất. Người Pháp cho chó đeo mặt nạ chống hơi độc trên chiến tuyến chống quân Đức vào năm 1917. Quân đội Thụy Sĩ vào năm 1942 đã bí mật đã huấn luyện chó thành những đặc công gài mìn, để làm nổ tung tàu ngầm Đức.

Trong thế chiến II, người Nga đã cột mìn vào chó, rồi xua chúng vào chiến xa Đức để nổ tung. Cuộc chiến hiện đại ngày nay, chó chăn cừu được huấn luyện, cho đeo mặt nạ, chui qua đám khói độc, lưng mang đường dây điện thoại và chuồng chim bồ câu, chay dưới làn mưa đạn tới tận chiến hào đưa tin cho quân bạn. Ở Nhật có lập một Đài kỷ niệm một con chó, đã cứu sống một người Nhật bị vùi trong bão tuyết, mà cả nhiều người với các phương tiện tối tân vẫn phải bó tay.

Tại Pháp con chó tên Jackie vì thương mến chủ, nên khi người ấy qua đời, chó đã tiễn chủ mình tới nghĩa trang hằng chục cây số bảo tuyết. Sau đó chó chạy ra mồ chủ và nhịn đói 7 ngày để chết. Hồi đệ nhị thế chiến, một công nhân Ý làm tại hãng xe, có nuôi môt con chó nhỏ. Sau đó người công nhân bị Đức bỏ bom chết nhưng con cho Danny vẫn không hay biết, nên suốt hai tháng ròng rã, chó vẫn cứ đi về trên chặng đường mà nó từng đưa đón chủ đi làm, tới khi trời tối mịt không gặp chủ, nó buồn bã mới chịu bỏ ra về. Trước nghĩa cử trung thành thương mến chủ của chó, nên chính phủ đã ban cho nó huân chương 'trung dũng bội tinh' và đem về nuôi dưỡng.

Người Đức có giống chó Berger nổi tiếng thuần chũng. Giống chó này ra đời từ năm 1887 do một người Đức tên Leonberg tạo thành, qua sự lai giống giữa nòi chó nhà và chó sói Đức, qua cái tên Wolfhund (chó lai) với vóc dáng cao lớn hùng dũng của loài chó sinh trưởng tại hai bờ sông Rhine, ranh giới hai nước Đức-Pháp.

Năm 1891 câu lạc bộ chăn nuôi chó Berger Đức ra đời và con chó Đức đầu tiên được ghi vào sổ thú vật thế giới vào năm 1895. Trước thế chiế II Đức cấm xuất cảng chó Berger. Khi chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận đã đoạt chó Berger đem về nước mình, coi như một trong những chiến lợi phẩm. Trong số này, một đại úy Mỹ đã chộp được một con berger Đức tên Rintintin, nguyên là một con chó trong đoàn xiếc. Chó Rintintin khi về Mỹ được quay phim đưa lên màn bạc, đã thu hút hằg triệu khán giả thời đó. Nhờ vậy mà phong trào nuôi chó Berger Đức bùng nổ khắp thế giới nhưng nhiều nhất tại Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Đài Loan.

Ở VN người ta nuôi Berger Đức từ thời Pháp thuộc. Ở miền Nam (1955-1975), QLVNCH có Đơn Vị Quân Khuyển với hơn 10.000 chó Berger Đức, được huấn luyện tại Trường Quân Khuyển ở Long Thành-Biên Hòa, với nhiệm vụ bảo vệ các kho xăng dầu, đạn dược, cơ sở quân sự cả tác chiến như dò mìn, khám phá hầm hố địa đạo của địch.

Tại Mỹ, trong cuộc chống khủng bố hiện nay, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã tận dụng khứu giác của giống chó Labrador, canh gác tại sân bay quốc tế Kennedy (New York). Dù Quốc Hội Mỹ đã dành ngân khoản tới 144 triệu đô la để cải tiến hệ thống an ninh nhưng theo các chuyên gia, thì khả năng phát hiện đặt chất nổ của bọn khủng bố vẫn là chiếc mũi chó. Do trên quốc hội cũng đã chuẩn chi 8,8 triệu mỹ kim, cho cơ quan quản lý hàng không liên bang (FAA) để huấn luyện 100 đội chó dò bom và chất nổ, tại 31 sân bay.

Riêng cục quản lý rượu, thuốc lá và vũ khí (ATF), từ năm 1997 tới nay, mỗi năm huấn luyện trên 100 chó chống khủng bố. Trường Quân Khuyển AFB nằm trong căn cứ không quân Lackland của Hoa Kỳ, được coi là lớn nhất thế giới hiện nay, chuyên huấn luyện đào tạo nòi chó đặc biệt Sheba, hằng năm huấn luyện từ 300-350 con. Tóm lại thực tế cho thấy bên cạnh những thiết bị chiến tranh tốn hằng tỷ bạc, 'chó' vẫn là thiết bị tốt nhất vì hoạt động vô cùng hiệu quả, đồng thời cũng ít tốn kém tiền bạc.

Cuối cùng là một số kỷ lục mới nhất được ghi nhận về cho , chẳng hạn như về trọng lượng nặng nhất là giống chó nhà St Bernard, có trọng lượng kỷ lục tới 140,6 kg và cao 0,99m, Chó này có tên Benedictine Jr Schwarwald Hof, sinh năm 1982, của một gia đình người Mỹ tại Grand Rapids, Michigan. Giữ kỷ lục cao nhất là chó Đức tên Shamgret Danzas ở Hamshire (Anh), nặng 108kg, có chiều cao 106,6 cm.

Còn nòi chó nhỏ nhất thường là giống Terrier Yokshire, Chihuahua và các loại chó cảnh lông xù..nặng tới 0,450kg. Đứng nhất về giống chó nhỏ nhất hiện nay vói hình dạng đo chỉ bằng bao diêm, đo tới vai được 6,3 cm, dài từ đầu tới đuôi 9,5cm và nặng vỏn vẹn 113g.

Đây là giống chó Anh, chết năm 1945. Bình thường họ chó có tuổi thọ từ 8-15 năm và tối đa 20 tuổi. Nhưng chó chăn gia súc tên Bluey ở Victoria (Úc) đã sống tới 29 năm 5 tháng mới chết.

Ngày 19-6-1944, con chó cái săn cáo ở Pensynvania (Hoa Kỳ) đã sinh một lứa tới 23 con. Năm 1931 Ella Welden ở New York (Hoa Kỳ) để lại một gia tài tới 15 triệu bảng Anh, cho một con chó xù tên Toby. Từ năm 1820-1824, con chó Billy nặng 11,8 kg, đã diệt được 4000 chuột, chiếm kỷ lục trong những lần thi tại London-Anh.

Ở Kochi trên đảo Shikoku của Nhật Bổn, có một trường đặc biệt dạy các võ sĩ Sumo chó, môn võ truyền thống của xứ Phù Tang. Mỗi lâm trung tâm này tổ chức 5 lần thi đấu y hệt người với sự phân biệt đẳng cấp, hang cân và mặc trang phục buộc đai, trong khi tại võ đài cũng khói hương nghi ngút, vách được trang trí bằng các tượng gỗ. Thời gian hoạt động của một võ sĩ Sumo chó chừng 10 năm, bắt đầu học nghề từ 1 tuổi, sau đó tham gia các trận đấu tới 8 tuổi mới về hưu. Lúc chết, võ sĩ chó cũng hưởng đủ các nghi thức dành cho một Sumo người của Nhật. Tại Florida (Mỹ) vào tháng hai hằng năm, thường tổ chức cuộc thi quốc tế về môn 'Chó Trượt Tuyết' rất được nhiều người hăm mộ.

Đấu chó hiện nay bị nghiêm trị tại Mỹ nhất là ở California, do trên những người ham cái trò chơi man rợ trên, tại các tiểu bang miền tây và nam, dân chơi phải lén lút tổ chức các cuộc đấu chó rất bí mật vào đêm thứ bảy hàng tuần mà những kẻ tham dự là các chủ trại chăn nuôi nhỏ, người da đỏ va mọi thành phần khác trong xã hội Hoa Kỳ, trong đó không hiếm hạng trí thức. Như người VN ưa thích đá gà, trên thế giới hiện nay có nhiều nước mê chọi chó, trong số này có Pakistans.

Chính binh lính viễn chinh Anh Cát Lợi trong khi tới đô hộ Ấn Độ, đã đem trò chọi chó vào Hồi Quốc và được người bản địa phát huy mỗi lúc thêm dữ tợn, thường thu hút hằng chục ngàn khách chơi với tiền đánh cá mỗi độ cả trăm ngàn phật lăng. Đấu trường chó thường được tổ chức tại một cánh đồng bỏ hoang cách xa làng mạc hằng cây số.

Nói chung để biến một con chó hiền lành, trở thành kẻ hung tàn lạnh lùng tàn nhẩn, dám bôi mặt để cấu xé cắn giết đồng loại..loài người phải mất rất nhiều công sức hơn nửa năm, hằng ngày 12 tiếng, để huấn luyện chó, bằng đủ mọi thủ đoạn. Tất cả cũng chỉ để dành chiến thắng, thu lợi nhuận mà thôi.

Thường người ta nuôi chó Pit-Bull để tham dự các cuộc chọi chó. Thật sự cái tên Pit-Bull chỉ là một danh từ chung để chỉ tất cả các loại chó to con lớn xác, mà không cần phải lựa chọn theo một nòi giống hay tiêu chuẩn nào cả, ngoại trừ hình dáng, hàm răng và sức bền. Bắt đầu chó được huấn luyện từ lúc còn nhỏ, bằng cách kích thích cho chúng cắn lộn để tập tính hung dữ. Nhờ đó chó đã biến thành những cái máy đụng gì cắn nấy bất kể lớn nhỏ ăn thua, giống như người dân sống trong xã nghĩa, được nhồi sọ trồng người, theo kiểu nhắm mắt, tuân theo mệnh lệnh của kẻ cầm quyền.

Theo tập quán, chó khi đấu nhau bằng các động tác bẩm sinh như cắn, táp..khi bị hăm dọa hay để bảo vệ mình, con cái và chủ nhân. Nhưng đối với các loại chó Pit-Bull nuôi để chọi thì hành động của chúng hoàn toàn khác, vì chó được huấn luyện chỉ để xé xác đối thủ, cho dù chính mình cũng gần bỏ mạng. Để chó đạt được tột đỉnh của cơn đau đớn, để nảo bộ phải tự động tiết ra chất giảm đau endorphine, có tác dụng như một morphine, người ta phải bắt nó chịu những cơn đau khủng khiếp nhất trong suốt thời gian huấn luyện.

Chọi chó bị hầu hết các nước trên thế giới ngăn cấm và coi như phạm pháp, đồng thời sự nuôi dưởng giống chó Pit-Bull cũng đã gây ra biết bao tranh cải, vì đa số đều muốn hủy diệt giống chó hung tàn này. Tuy nhiêm cấm thì cấm, thiên hạ tại Mỹ vẫn cứ tổ chức chui thường xuyên, tại các địa điểm xa xôi hẻo quạnh như ga xếp bỏ hoang, các kho hàng nằm sâu trong hẽm, ít bị ai để ý vào lúc trời sắp tối.

Khách tham dự hầu hết là những tên trọc phú giàu đổ vách nhờ bất lương, cùng với bọn cướp cạn có máu lạnh, coi mạng người lá rụng. Đấu trường sơ sài nhưng lũ chó đấu thì được huấn luyện kỹ càng đến mức khi lâm trận, chỉ có chết để đạt chiến thắng mà thôi, lúc này chúng còn dữ tợn hơn chó sói hay linh cẩu nhiều lần. Trong khi đang đấu, chó nào sợ bỏ chạy sẽ bị chủ đập chết ngay tại chỗ, vì đó là luật giang hồ .

Đời chiến quốc bên Tàu vào thời Tuyên Vương nước Sở, có Chiêu Hề Tuất dù chỉ là bề tôi nhưng tới đâu ai cũng sợ. Vua Sở biết chuyện mới hỏi quần thần, được Giang Nhật thưa rằng "Một hôm cáo bị hổ bắt được tính xơi, bị nó hù ngược' này đừng chạm tới ta do trời sai xuống cầm quyền thiên hạ, không tin cứ đi hỏi thì biết. Rồi cả hai đồng đi, cáo trước hổ sau, quả nhiên tới đâu bách thú đều cụp đuôi bỏ chạy, vì sợ oai hổ.' Tóm lược người đời sợ Chiêu Hề Tuất hay bách thú sợ cáo, thật sự là sợ vua và hổ mà thôi.

Nước Tề có người xem tướng chó rất giỏi, nên người hàng xóm nhờ mua một con đem về để bắt chuột. Thế rồi chó được nuôi mấy năm mà không thấy nó bắt được một con chuột nào, bèn hỏi người xem tướng được trả lời "chó này tốt lắm nhưng nghề của nó là săn hươu, nai, cầy, cáo..chứ không phải bắt chuột. Vậy phải cùm chân nó lại, để làm cho nó sống hèn, có vậy mới đổi tính quay qua bắt chuột. Quả nhiên từ đó về sau, chó chỉ còn biết bắt chuột.

Hỡi ôi cáo chết ba năm quay đầu về núi, cũng đâu khác con người, dù phải sống lang bạt tha hương chân trời gốc biển, cũng đâu có ai nhẩn tâm quên được quê làng xa cũ, cho nên người xưa đã nói 'Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chí' là vậy đó. Nhưng đất nước ngày nay nhìn lại buồn ơi là buồn, ở đâu cũng thấy nghèo hận thương sầu và những bi kịch 'cáo mượn oai hổ', đã khiến cho cả VN ngày nay trở thành một ngục tù vĩ đại, dân tộc VN anh hùng kiêu dũng bao đờì, nay vì bị cùm chân khóa miệng, nên có khác nào 'loài chó săn hươu, biến thành con cẩu chỉ biết vồ chuột mà thôi.”

Vậy đó nên không sớm muộn gì, non sông Hồng Lạc cũng bì Tàu đô hộ -/-

Viết tại Xóm Cồn

vào chạp 2005

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.