Hôm nay,  

Việt Nam: Báo Chí Cách Mạng Hay Cách Miệng?

16/12/200500:00:00(Xem: 5282)
-Nhị Lê và Hồng Vinh lập luận chạy làng bào chữa quyền độc tôn báo chí

HOA THỊNH ĐỐN.- Người cộng sản Việt Nam tự hào họ có một nền Báo chí Cách mạng từ khi Hồ Chí Minh cho ra đời tờ Thanh Niên ở Quảng Châu (Trung Hoa) năm 1925. Báo này được dùng làm cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhưng thế nào là "báo chí cách mạng"" Nếu tính từ năm 1930 là khi đảng Cộng sản thành lập và sau 60 năm có chính quyền thì cái nền báo chí này đã tích cực truyền tải độc tài, bạo lực, tang thương và chết chóc đến cho dân tộc lầm than của Việt Nam.

Nếu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có tội với lịch sử và dân tộc vì những đổ vỡ gây ra cho đất nước từ đó đến nay thì cái nền báo chí của đội ngũ cán bộ tay sai tuyên truyền này cũng có trách nhiệm như thế.

Những người làm báo Cộng sản đã đi tiên phong trong công tác lừa dối dư luận bằng những chiến thắng gỉa tạo, những anh hùng hình nộm và những gương chiến đấu anh dũng bịp bợm để xúi bẩy thanh niên, thiếu nữ thiêu thân vào lửa đạn.

Cái làng báo này cũng đã cúi gầm mặt xuống trước cái chết tức tủi của những thiếu niên trên 10 tuổi bị xích chân vào cây sao su ở Lộc Ninh khi phải chống lại xe tăng tiến đánh của Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975. Họ cũng đã a tòng vào công tác mị dân, nói dối những tổn thất của Bộ dội Cộng sảnViệt Nam ở Lào, Cao Miên, dọc Trường Sơn và ở trong Nam trong 30 năm chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc

Họ đã ngụy biện chuyển cuộc chiến tranh Xâm lăng thành Giải phóng Miền Nam cốt đề thỏa mãn tham vọng bành trướng chủ nghĩa Cộng sản của Liên Sô (cũ) và Tầu. Với súng đạn của Thế giới Cộng sản, đảng CSVN và làng báo được gọi là "cách mạng" của họ đã làm tan nát cả hai miền Nam - Bắc để bây giờ, sau 30 năm kết thúc chiến tranh, họ mới thấy tái tê thất bại trong hòa bình.

Trong suốt 20 năm được gọi là "Đổi mới" để "qúa độ" lên Xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đất nước Việt Nam vẫn còn là một trong những quốc gia chậm tiến, nghèo nàn nhất thế giới.

Vậy mà những người làm báo vẫn có thể cam tâm a dua với chính quyền đề tuyên truyền những thành công gỉa tạo "năm sau cao hơn năm trước" để lửa bịp dư luận và tạo ra những hình ảnh không có thật về đất nước và con người Việt Nam ở Thế kỷ 21.

Họ khoe được tự do viết, tự do nói nhưng đó là thứ tự do có phép, tự do trong khuôn khổ của nội quy của tổ chức và quy luật của đảng. Những người làm báo Việt Nam cũng có Hội Nhà Báo để bảo vệ quyền hành nghề, nhưng thật ra là để kiểm sóat và kềm giữ người viết không vi phạm kỷ luật đảng.

Họ còn cao tiếng khoe khoang ở Việt Nam báo chí không bị "kiểm duyệt" trước khi đem in nhưng người Tổng biện tập là cán bộ của Đảng có bổn phận "tự kiếm duyệt" để không bị khiển trách hay mất chức. Và mặc nhiên họ đã hùa theo lệnh đảng chống lại những đòi hỏi tôn trọng quyền ra Báo, làm Nhà in và, Nhà phát hành sách báo của tư nhân.

Mặc dù Điều 69 của Hiến pháp viết rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật." Nhưng cái giây thòng lọng "Theo quy định của pháp luật" đã giết chết quyền tự do báo chí ở Việt Nam để kéo dài sự tồn tại của một nền báo chí phục vụ độc tài, làm nô lệ và tay sai cho đảng và nhà nước.

Tại Hà Nội ngày 8-8-2005, Hồng Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa - Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã xác định: "Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp Hội cùng với giới báo chí cả nước, đã quán triệt sâu sắc quan điểm báo chí và hoạt động báo chí là vũ khí đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn tin cậy của nhân dân. Là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp và đoàn kết rộng rãi những người làm báo Việt Nam phấn đấu vì mục tiêu và lý tưởng cách mạng của Đảng."

Như vậy thì cái làng báo này có gì để hãnh diện khi không làm chủ được mình để a tòng với đảng chống lại nhu cầu đòi hỏi tự do, dân chủ đang ngày một lên cao của nhân dân "

Một trong những người đã kéo gây cổ ra để bảo vệ chính sách báo chí của đảng là Nhị Lê, một cáo bộ báo chí lớp "đàn anh" của hai ba thế hệ.

Nhị Lê viết trong báo điện tử cũa Trung ương đảng: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và sự quản lý của Nhà nước ta, từ lâu chúng ta đã có một nền báo chí cách mạng Việt Nam tự do, dân chủ phát triển mạnh mẽ không ngừng cả về quy mô, tính chất và chiều sâu, cùng dân tộc nhịp bước trong tiến trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với trách nhiệm xã hội hết sức thiêng liêng, cao cả và vinh quang."

"Nhưng mới đây, tiếp tục trong chiến dịch diễn biến hòa bình, dưới lá bài cái gọi là "tự do, dân chủ và nhân quyền" nhằm chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch bên ngoài ngấm ngầm cấu kết với những phần tử bất mãn, cơ hội và phản động trong nước nhất loạt rêu rao rằng, "ở Việt Nam thiếu tự do báo chí''(! ); rằng "báo chí Việt Nam chỉ có Đảng và Nhà nước chỉ huy", "các nhà báo bị hạn chế thậm chí bị cấm đoán, bóp nghẹt trong rất nhiều phương diện hoạt động nghề nghiệp"(! ) v.v. và v.v. Lý do mà họ đưa ra gồm các "tiêu chí - báo chí ở Việt Nam chưa trở thành lực lượng thứ tư như ở phương Tây; chưa làm thay đổi được luật pháp; chưa có báo chí tư nhân và vẫn có nhà báo bị cầm tù("). Nói gọn lại, theo họ, vì các lý do đó, ở Việt Nam, chưa có tự do báo chí (!)"

"Sự thật có đúng như điều họ đang rêu rao không"", Nhị Lê tự hỏi rồi tự đáp: "Bất kỳ ai, nếu hiểu một cách đúng đắn và thấu đáo về mặt lịch sử Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; am tường một cách cặn kẽ và chân thực về phương diện thực tiễn của báo chí Việt Nam; với thái độ khách quan và vô tư của người quan sát; với cách nhìn toàn diện, cụ thể, sâu sắc và nghiêm nghặt của người thẩm xét... thì chúng tôi cam kết rằng, câu trả lời không chút mảy may do dự của họ nhất định là: Không."

Tại sao lại "Không" ngắn cụt như thế"

Nhị Lê giải thích tròn trịa như nước chảy trên đá cuội: "Trước hết, được bắt đầu bằng quan niệm về tự do. Nếu hiểu tự do với tư cách là một phạm trù triết học để chỉ khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; và dưới góc độ thực tiễn, và trạng thái không bị cấm đoán, hạn chế trong một việc làm cụ thể nào đó... thì rõ ràng, các nhà báo Việt Nam là những người rất tự do, thậm chí có thể so sánh với bất cứ các nhà báo ở bất cứ nước nào được xem và thực sự tự do nhất.

Mặt khác, nếu hiểu tự do với tư cách là một phạm trù lịch sử để chỉ trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị lệ thuộc, bị cấm đoán, bị hạn chế vô lý trong các hoạt động chính trị - xã hội; và ở nghĩa cụ thể, và trạng thái không có những sự ràng buộc, hạn chế về những mặt nào đó, đối lập với những trường hợp thông thường khác... thì không còn nghi ngờ gì, nền báo chí cách mạng Việt Nam non trẻ hơn 80 năm đích thực là một nền báo chí tự do hơn bất cứ một giai đoạn nào trong suốt lịch sử báo chí Việt Nam với 141 năm, kể từ năm 1864 - năm tờ báo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, thậm chí cũng có thể sánh vai với bất cứ một nền báo chí ở bất cứ nước nào được xem và thực sự tự do nhất hiện nay."

Cứ trơn tru như mỡ chảy trên môi, Nhị Lê lại căng cổ ra: "Nói khái lược, nếu hiểu tự do là cái tất yếu được nhận thức và hành động theo đó như ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nền báo chí của bất cứ quốc gia nào được coi là và thực sự là tự do chân chính nhất... thì nền báo chí cách mạng Việt Nam là một nền báo chí tự do và tự nó, trong nó hàm chứa, vận động, luôn thể hiện một cách hết sức tập trung, thống nhất, sinh động và sâu sắc sự tự do phát triển, vì sự hoàn thiện tự do của chính mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam trong một đất nước độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh...."

Nhị Lê đã làm ra vẻ phấn khởi tự hào rằng cái nền báo chí "cách mạng" hiện nay bao giờ cũng vinh hạnh được nằm "dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước" thì có gì để tranh biện với những anh cán bộ điếu cầy chỉ biết cãi chầy cãi cối về quyền tự do báo chí của người dân"

Nhưng căn cứ vào đâu mà Nhị Lê lại dám nói: "Nhân dân Việt Nam coi báo chí là diễn đàn, là công cụ để thực hiện quyền làm chủ của mình, hết lòng chăm sóc, bảo vệ báo chí.""

Ai ở trong nước đã nói những câu vô ý thức như thế nếu không phải nó là con đẻ của cán bộ văn hoá Nhị Lê"

Nhị Lê đã cố gắng ngụy biện cho sự sống mạnh, sống hùng và phát triển của cái làng báo bị đảng xiết cổ này: "Hiện nay, nền báo chí Việt Nam gồm hơn 14000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam làm việc ở hơn 500 tờ báo, tạp chí, ấn hành 650 ấn phẩm báo chí với hơn 600 triệu bản hằng năm, gấp mấy nghìn lần so với nửa thế kỷ trước. Như thế, liệu nói rằng, "báo chí Việt Nam chỉ có Đảng và Nhà nước chỉ huy" nên không phát triển được" (!), liệu có đúng không"."

Tại sao lại không đúng" Nếu chiếc áo không làm nên Thầy tu thì những con số phát hành của làng báo cũng không thể phản ảnh cho một nền báo chí có tự do. Bởi vì khi đã tự do thì quyền này thuộc về mọi người sinh sống ờ Việt Nam chứ không phải chỉ là đặc quyền dành cho các tổ chức đảng và đoàn thể chính trị-xã hộ do đảng lập ra để "đổi trắng ra đen" và tuyên truyền mị dân.

Vậy tại sao lại không cần có báo chí Tư Nhân ở Việt Nam" Nhị Lê thay mặt đảng giải thích rất cu li: "Lâu nay, không ít người quan niệm rằng, trên thế giới, có bốn mô hình báo chí mà một trong bốn loại ấy là báo chí hoàn toàn tư nhân. Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ vì cái lý do "không có báo chí tư nhân", thế là họ vu vạ: "Việt Nam không có tự do báo chí" (!). "Có một lẽ giản đơn là, khi nhu cầu con người cần cái gì thì tạo ra cái đó và nó xuất hiện, để thỏa mãn nhu cầu của mình; không có cái gì do con người tạo ra cốt chỉ để tồn tại một cách tự thân cả. Ở phương Tây, khi báo chí nhà nước do không đủ để thỏa mãn nhu cầu con người thì người phương Tây cho ra đời và phát triển báo chí tư nhân. Do vậy, thật vô lý khi đem chuyện đó áp đặt cho người Việt Nam."

Ô hay Nhị Lê có mơ ngủ không mà ăn nói lung tung như vậy " Không cần nói đến các Nhà nước dân chủ ở phương Tây làm chi cho xa xôi. Hãy cứ nhìn chung quanh Việt Nam trong vùng Đông Nam Á và Á Châu, ngoại trừ Trung Hoa và Bắc Hàn, có chính phủ tự do nào giành quyền ra báo như ở Việt Nam không "

Đảng CSVN muốn "ăn trùm và ăn hết " thì lịch sử đã biết rồi, thà đừng ngụy biện còn hơn. Càng nói càng lộ ra cái hợm hĩnh khó coi.

Nhưng "Nhà báo" kỳ cựu Nhị Lê lại cứ muốn cãi lý: " Sự thật như bất cứ ai đều thấy, hơn 80 năm qua, báo chí là và ngày càng xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước Việt Nam, là diễn đàn của nhân dân lao động Việt Nam, thì tự điều đó đã nói lên tất cả những giá trị tự do căn bản và thiết yếu của nền báo chí Việt Nam. Chính xuất phát từ điều đó và được bảo đảm bởi chính điều đó, báo chí Việt Nam đã và đang hoạt động một cách tự do trong một nước Việt Nam độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, như một quyền độc lập và nghĩa vụ thiêng liêng, bất khả xâm phạm."

Làm như nhân dân rất thỏa mãn, hả hê với cái nền báo chí "đảng bảo, báo vâng" nên Nhị Lê cứ hối hả bịa thêm: "Hơn nữa, hẳn dù bất cứ ai đều biết, năm 2001, trong dịp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua các diễn đàn báo chí, tuyệt đại bộ phận nhân dân bày tỏ ý chí và nguyện vọng, cả những yêu cầu, rằng không cần thiết lập báo chí tư nhân và các nhà xuất bản tư nhân; và chúng ta khuyến khích tư nhân tham gia lãnh vực xuất bản. Đó chính là nhu cầu bức thiết, là quyền tự do chân chính bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam. Đó cũng chính là chân trời tự do phát triển sáng tạo của nền báo chí cách mạng Việt Nam..."

"Bất chấp những lời vu cáo, phủ nhận, ở Việt Nam, đã và đang tồn tại, phát triển không ngừng một nền báo chí tự do. Đảng, Nhà nước và nhân dân chúng ta nói chung, những người làm báo nói riêng đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vì sự tự do và sáng tạo của nền báo chí Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trái với mọi sự bôi nhọ nền báo chí cách mạng Việt Nam suốt bấy lâu nay và nay đang "tái bản" một cách thâm độc và điên cuồng."

Chả cần phải "tái bản" thêm lần nào nữa thì ai cũng thấy cái làng báo "cách mạng" của Việt Nam ngày nay chỉ được coi là nơi ẩn náu dành cho những cán bộ, đảng viên chỉ biết nói hoang, nói cuội để bảo vệ nồi cơm, chỗ đứng của mình trong xã hội. Họ không đại diện cho ai cả vì không ai được phép viết ra những điều tai nghe mắt thấy, hay những trái tai gai mắt đang ngổn ngang chồng chất trong xã hội.

VẸT HỒNG VINH

Hồng Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo còn ba hoa hơn trong tập tài liệu "Lẽ phải của chúng ta, NXB Chính trị quốc gia, 2004" : " Vấn đề "tự do báo chí ở Việt Nam" là một nội dung quan trọng được Hạ nghị viện Mỹ đề cập trong "Đạo luật Nhân quyền Việt Nam" (HR. 2833), và đã được họ thông qua cách đây vài năm trước. Tiếp theo, trong hàng loạt các văn bản khác, như "Dự luật Nhân quyền Việt Nam" được đệ trình lên Hạ nghị viện Mỹ; Báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, của Uỷ ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ; Nghị quyết của Liên minh châu Âu về tình hình nhân quyền trên thế giới, cũng như trong các tài liệu của các tổ chức núp dưới danh nghĩa phi chính phủ, như tổ chức "Quyền con người", "Văn bút quốc tế"; "Tổ chức nhà báo không biên giới", họ đều lặp đi, lặp lại luận điệu đã quá cũ: "ở Việt Nam không có tự do báo chí" (!).

"Ở trong nước, trong các tài liệu lưu truyền trái phép của những người cơ hội chính trị cũng thường đề cập vấn đề "tự do ngôn luận", "tự do báo chí", vu cáo Đảng và Nhà nước ta bóp nghẹt tự do ngôn luận; đòi phải có báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, báo đối lập "nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước" v.v. và v.v. ."

Vinh hồ hởi tự biên tự diễn: "Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân...; đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân."

Có người dân nào trong nước đã ủy quyền cho báo đảng nói thay mình chưa " Đội ngũ cán bộ báo chí có làm tròn bổn phận để phản ảnh những tiếng kêu oan, đòi công bằng, chống cán bộ đàn áp của người dân đang diễn ra hàng ngày và ở mọi nơi chưa "

Trong thực tế báo chí Việt Nam đã làm ngơ trước những vụ dân đi "khiếu kiện đông người", đi biểu tình, nằm ăn vạ kêu oan trước văn phòng Trung ương đảng, trước Quốc hội và trước cửa nhà các Bộ trưởng và nhà Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư đảng) và Phan Văn Khải (Thủ tướng).

Hồng Vinh không biết ngượng cho những thiếu sót đó để tiếp tục ăn nói văng mạng: "Có thể đi đến kết luận là, báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam."

LẠI CHUYỆN BÁO TƯ NHÂN

Hồng Minh đặt câu hỏi: "Vấn đề "báo chí tư nhân" và những người tự nhận là những nhà báo "đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam". Họ là ai""

"Hiện nay, ở Việt Nam chưa có báo tư nhân. Vấn đề không phải có hay không có báo chí tư nhân là sự thể hiện của tự do báo chí hay không có tự do báo chí. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề ra báo tư nhân hiện nay là không cần thiết.

Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà nước tiếp thu, trả lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực tiễn việc ra đời báo tư nhân ở nhiều nước gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị - xã hội ở nhiều nước vốn quảng cáo rầm rộ cho cái gọi là "tự do báo chí" đã là bài học thấm thía cho nhân dân ta. Có lẽ nào, chúng ta lại trượt theo vết xe đổ ấy""

"Sở dĩ có đòi hỏi vô lý trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi "tự do báo chí" theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của "tinh thần dân chủ", tự phong cho mình là "người hăng hái đấu tranh cho dân chủ". Song, họ không hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó, quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có sự góp phần của những tờ báo theo khuynh hướng "tự do báo chí" kiểu phương Tây đó.

"Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng cực đoan phản lại quyền lợi của dân tộc."

"Trong số những người cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực xấu ở bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ.

Những bài báo, những hồi ký của họ đầy rẫy sự xuyên tạc, vu cáo hèn hạ, bêu riếu những người dân nước Việt đang ngày đêm cần cù lao động sáng tạo, chắt chiu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thật trớ trêu khi họ cho rằng, nếu chúng ta không có tự do báo chí như họ mong muốn, thì "đất nước này vẫn không thể cất đầu lên được", vẫn "sống trong vòng lạc hậu tối tăm" (!). Những người nuôi dã tâm xấu xa đó không có quyền nói đến "tự do báo chí", theo nghĩa chân chính nhất của từ này."

À thì ra vì sợ đảng vỡ, nhà nước tan mà đảng CSVN đã không dám cho tư nhân ra báo. Các "lý thuyết gia" Nhị Lê và Hồng Vinh đã nói ra hết cái tâm địa "sáng suốt khôn ngoan" của đảng.

Chỉ có thế mà tại sao Nhị Lê và Hồng Vinh và hàng chục cán bộ làm báo, tư tưởng trong đảng đã phải mất quá nhiều thời giờ và giấy mực để lý giải"

Họ chỉ cần nói một câu: Vì chúng tôi sợ khi tư nhân được quyền ra báo và làm xuất bản thì những xấu xa của cách mạng sẽ bị phơi ra ánh sáng, Đảng chúng tôi sẽ tan, chúng tôi sẽ mất quyền và mất chỗ ngồi nên chúng tôi ủng hộ lãnh đạo cấm tư nhân ra báo ""

Đầu đuôi chỉ có thế mà cứ loay hoay mãi từ mấy năm nay, lúc nào cũng cuống lên như gà mắc đẻ. -/-

Phạm Trần (12-05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.