Hôm nay,  

Ý Nghĩa Ngày Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ

10/12/200500:00:00(Xem: 6462)
- Hằng năm, cứ vào ngày 25 tháng 11 âm lịch là hàng triệu tín đồ PGHH từ khắp mọi nơi đều long trọng tổ chức Lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Đức Huỳnh Giáo Chủ thế danh là Huỳnh Phú Sổ ra đời ngày 25-11 năm Kỷ Mùi (nhằm ngày 15-01-1920 dl.) tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nam Việt Nam. Thân phụ mẫu của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm thuộc gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và uy tín với người dân trong vùng.

Thuở nhỏ, sau khi đậu cấp bằng Tiểu học (Certificat d’études élémentaires) tại Tân Châu thì bị đau ốm liên miên nên Ngài phải rời nhà trường về nhà dưỡng bịnh. Từ 15 tuổi trở đi, Ngài không lúc nào dứt được tình trạng đau yếu và cũng không một lương y nào trị được. Thì ra, đây là cơ hội cho các đấng thiêng liêng dọn xác Ngài để cho Ngài có thể tiếp những điển quang mạnh mẽ tinh khiết sau nầy.

Khi ở Bạc Liêu, Ngài có nói với một tín đồ tín cẩn như sau:”‘Ơn trên’ làm như mình ‘súc ve’ cho sạch vậy”.

Mùa Thu năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn (phiá Tây Nam Việt) đặc biệt là núi Tà-Lơn (Bokor) nằm trên địa phận tỉnh Cần-Giọt (Kampot) thuộc đất Cao-Miên, giáp giới Hà Tiên, Ngài hốt nhiên tỏ ra đại ngộ. Và ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 4 tháng 7 năm 1939 dl.), Ngài chánh thức khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong xã hội miền Nam và đóng một vai trò vô cùng quan trọng không những trong sinh hoạt tín ngưỡng mà còn trong lịch sử đấu tranh của Dân tộc. Đúng như lời Ngài viết trong bài “Thay Lời Tựa” (tức Sứ mạng của Đức Thầy): “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão,vì thời cơ đã đến, lý Thiên Đình hoạch định…” hoặc “ Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh…Ta chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế”. Vì vậy, việc giáng sinh của Ngài không phải do ngẫu nhiên mà là do sự sắp xếp từ nơi Thiên đình thượng giới, như lời Ngài tiết lộ:

“Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn.

Xuống Hạ giới truyền khai Đạo pháp”.

Hay:

“ Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,

Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca”.

Hoặc là ngay thế danh Huỳnh Phú Sổ của Ngài cũng lộ chút huyền cơ trong đó: Đấng Tối cao của Tạo hóa là Hoàng Thiên (Hoàng cũng là HUỲNH) đã ban xuống cho chúng ta (tức là PHÚ cho) một đấng anh hùng bậc nhất (từ trên ban xuống là gạch SỔ) điều nầy gần như linh nghiệm với câu Sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau đây:

“Thiên sinh đệ nhứt anh hùng,

Cứu dân độ thế, trừ hung diệt tà “.

Cả thân thế và sự nghiệp Chánh trị “vùa dân giúp nước” cùng vĩ nghiệp mở Đạo độ Đời của Ngài đã được cụ Trạng Trình tóm gọn vào một câu lục bát thật súc tích và vô cùng tuyệt diệu.

Rõ ràng, như lịch sử thường chứng nhận: Trong những hoàn cảnh băng hoại, nhơn tâm ly tán, thế Đạo suy đồi, lòng người hung ác, mê muội bạo tàn…chính là lúc Đấng Cứu Thế giáng trần để dìu dắt nhơn dân, cải ác tùng lương, chấn chỉnh luân thường đạo nghiã. Chẳng hạn, cách đây 2549 năm, xã hội Ấn Độ phân chia giai cấp trầm trọng, tà đạo hoành hành, tín ngưỡng hỗn man, làm cho tâm trí con người điên đảo. Trong bối cảnh tối tăm như đêm không trăng sao đó, Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện đem ánh Đạo nhiệm mầu soi sáng thế gian, ban rải đức Từ bi Bác ái cứu vớt chúng sanh khắp nẻo.

Tại Trung Đông hơn 500 năm sau đó, trong một xã hội rối loạn, hung ác và tội lỗi, Đức Chúa Jésus đã giáng sanh, đem tình thương, công lý giải thoát con người và treo gương hy sinh cao cả trên thập tự giá để cứu rỗi Nhơn loại.

Vào thời Đức Huỳnh Giáo Chủ lâm phàm cũng vậy, xã hội Việt Nam đang trong tình trạng băng hoại, thế đạo suy vi, nhân tâm ly tán, thảm họa chiến tranh lan tràn. Đặc biệt, đất nước bị đặt dưới sự đô hộ nghiệt ngã của Thực dân Pháp làm cho dân tộc phải điêu linh, thống khổ chịu bao nỗi áp bức, bất công, sống trong cảnh tối tăm, cơ cực…Sự ra đời của Ngài vào lúc nầy chính là để “Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh” vậy.

Thoạt tiên, là công việc chữa bịnh độ đời. Ngài đã chữa lành được hàng vạn chứng hiểm nghèo như bịnh tà, bịnh suyển, bịnh phong, bịnh dịch, bịnh dư ruột…chỉ bằng phương pháp chữa trị thật đơn giản như giấy vàng, nước lã, lá xoài, lá ổi, lá mít, bông trang …khiến cho các bác sĩ Tây y, các dược sĩ Đông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị, nhất là quần chúng nơi nơi hết lòng ngưỡng mộ, theo về tấp nập. Từ đó, họ bắt đầu tin tưởng Phật Trời, nghe Pháp và quy y theo Đạo, như Ngài đã viết:” Nên phương pháp của Ta tùy trình độ cơ cảm của Tín nữ Thiện nam, trên thì nói Phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên gia độ bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi của Chư vị với Trăm Quan…” Đích thị, Ngài chính là vị hoạt Phật hoặc Đại Bồ Tát hóa hiện xuống trần để mở Đạo độ Đời.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài trổ tài thuyết pháp thao thao bất tuyệt làm cho các văn gia thi sĩ hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm, xuất chúng. Đồng thời, Ngài còn sáng tác rất nhiều Sấm giảng và Thi văn giáo lý, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan (điển hình là Thế chiến thứ nhì 1939-1945), nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên làm lành lánh dữ, thực hành TỨ ÂN, trau dồi Thiền Tịnh, Học Phật Tu Nhân để trở thành thiện nhân trong xã hội, tiến đến sự nhập diệu của cõi Đạo.

Giáo pháp của Ngài tuy cao siêu nhưng rất thực tế, có thể áp dụng cho bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng có thể phụng hành. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Ngài thu phục được gần hai triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng mỗi lúc càng lan rộng thêm ra. Chính vì vậy, nhà chức trách Pháp thời bấy giờ buộc Ngài phải rời Hòa Hảo và đem đi quản thúc tại làng Nhơn Nghiã (Cần Thơ).

Nơi đây, Ngài lại được dân chúng tôn sùng hơn trước nữa, thế là nhà cầm quyền phải đem Ngài an trí tại nhà thương Chợ Quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc Liêu đến năm 1942, và dù bất cứ nơi đâu Ngài cũng hóa giải hết mọi trở ngại trên bước đường truyền Đạo, Ngài nói:

“Càng đi càng biết nhiều nơi,

Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông”.

Khi quân phiệt Nhựt nhúng tay vào Đông Dương, họ đã cưỡng bách đem Ngài về Sàigòn và Ngài buộc lòng phải tá túc tại Sở Hiến Binh của bọn họ. Bọn nầy muốn thi ơn để lợi dụng khối tín đồ đông đảo của Ngài hầu làm hậu thuẫn sau nầy nhưng mọi việc Ngài đều biết trước nên quân Nhựt không dễ gì mua chuộc được.

Tóm tắt, chỉ trong vòng không đầy 8 năm, từ ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo PGHH (18/5 năm Kỷ Mão -1939) cho đến ngày Ngài thọ nạn tại Đốc Vàng (24/2 năm Đinh Hợi -1947) Ngài đã để lại cho đời:

- 5 quyển Sấm giảng (gồm các quyển; Sấm giảng khuyên người đời tu niệm, Kệ dân của người khùng, Sấm giảng, Giác mê tâm kệ, Khuyến thiện, tổng cộng 3.254 câu thơ, viết theo thể Lục bát và Thất ngôn).

- 1 quyển Hướng dẫn Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo (viết theo lối văn xuôi nhưng lời văn lưu loát, âm hưởng khéo dùng nên có nhiều đoạn đọc lên như khúc nhạc khi bổng lúc trầm…)

- và 1 Sưu tập Thi văn Giáo lý (sách dầy hơn 350 trang, gồm có gần đủ loại thơ ca như thất ngôn bát cú ,tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, thất ngôn trường thiên, song thất lục bát, tứ ngôn và một số bài biến thể. Nội dung là để dạy riêng một người hay đáp họa với một người khác,hoặc để cảnh giác, hoặc để khuyến tu… tựu trung, nhứt nhứt đều có bao hàm một giáo nghiã thâm huyền mà cho dẫu không phải người trong cuộc, đọc đến cũng đều có lợi ích cho sự tu hành).

Ngoài ra, Ngài còn không biết bao nhiêu lần thuyết pháp cho bổn đạo cùng thập phương bá tánh và nếu cộng Hoặc:

“Tu đền nợ thế cho rồi,

Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen”.

Ngay sau sự thất sách của Hồ chí Minh qua Hiệp ước mùng 6 tháng 3 năm 1946, tạo cơ hội thuận tiện cho Thực dân Pháp trở lại VN, các lãnh tụ quốc gia và giới quân sự đứng lên thành lập Mặt trận Quốc Gia Liên Hiệp và bầu Ngài làm Chủ tịch. Mặt trận nầy được quần chúng ủng hộ nồng nhiệt nên lại bị Việt Minh giở ngón độc tài giải tán. Tiếp theo, ngày 21-9-1946 Ngài cùng với các chiến sĩ quốc gia và khối tín đồ PGHH thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng ngõ hầu kết nạp những đoàn thể quốc gia lẻ tẻ khác, với chủ trương Công bằng Xã hội và Dân chủ hóa nước Việt Nam.

Cuối cùng, vào trung tuần tháng 10-1946 nhằm để tỏ cho quốc dân và chánh phủ Việt Minh thấy rằng Ngài chủ trương Thống nhứt lãnh thổ và Độc lập quốc gia, để tỏ cho các Đảng phái thấy rằng Ngài không khi nào có tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc và nhứt là để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem lại thắng lợi cuối cùng cho đất nước, Ngài chấp nhận tham gia Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ với chức vụ Ủy viên Đặc biệt.

Tuy nhiên, vì đường lối của Ngài trái ngược với chủ trương Cộng sản và giáo thuyết của Ngài có thể gây đổ vỡ cho Chủ nghiã vô thần nên bọn Cộng sản đã tìm cách ám hại Ngài nhiều lần nhưng đều thất bại. Vì vậy, Ngài đành thốt:

“Nếu mất, thôi đành xong mối nợ,

Nay còn, há dễ ngó lơ sao"”

Đầu năm 1947, có nhiều cuộc xô xát đẩm máu giữa Việt Minh và Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ nên Ngài phải từ Chiến khu 7 (Miền Đông) di binh về miền Tây để tìm cách hòa giải, nhưng vô hiệu. Cuối cùng, Ngài bị bọn Việt Minh âm mưu ám hại tại rạch Đốc Vàng Hạ thuộc xã Tân Phú (Đồng Tháp) vào đêm 16-4-1947 (nhằm ngày 24 tháng Hai nhuần năm Đinh Hợi).

Từ đó đến nay, không ai rõ tin tức về Ngài nhưng toàn thể tín đồ PGHH không ai tin rằng bọn Việt Minh Cộng sản có thể làm hại được Ngài. Và muôn người như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ mạng vinh quang nhứt của Ngài, như lời Ngài hứa hẹn:

“Ít lâu Ta cũng trở về,

Khuyên trong bổn đạo chớ hề lãng xao”.

Hoặc:

“Từ nay cách biệt xa ngàn,

Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.

Giữa chừng đờn nỡ đứt dây’

Chưa vui buổi hợp bỗng Thầy lại xa.”

Hay:

“Chừng nào Thầy lại gia trung,

Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che.”

Từ một Giáo chủ của một Tôn giáo thuần túy Việt Nam trong tay có 2 triệu tín đồ trung kiên luôn kính Thầy trọng Đạo, Ngài dấn thân vào trường chánh trị bằng những bước chân thật vững vàng giữa lúc tình hình nước nhà đang hồi đảo điên, nghiêng ngữa.

Những cố gắng liên tục và không ngừng nghỉ của Ngài trong suốt 2 năm chỉ nhằm tranh đấu cho đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi ách nô lệ của Thực dân Pháp của Phát xít Nhựt và mưu cầu cho dân tộc Việt Nam được hoàn toàn Tự do và Độc lập.

Tóm lại, nếu Đức Phật Thích Ca sanh làm con người bình thường để nêu cho chúng sanh thấy tiến trình của sự tu hành hầu tìm cho chúng sanh con đường giải thoát, thì Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng sống như một người bình thường, cũng chịu đựng bao nhiêu điều đau khổ của bá tánh, cũng trải qua những áp bức của người dân bị trị, cũng đích thân dũng cảm xông vào đời, vào cách mạng, vào kháng chiến để giải thoát chúng sanh và giải thoát quê hương đất nước. Ngài đã đem Đạo vào Đời, đem Phật pháp truyền vào cuộc sống thường nhựt, khiến cho giáo lý siêu mầu của Đức Phật trở nên gần gủi, phù hợp với đặc tính Quốc gia Dân tộc và con đường tu tập Học Phật Tu Nhân trở nên giản dị, ai cũng có thể thực hành. Chính vì vậy. Phật Giáo Hòa Hảo được đón nhận như là một Tôn Giáo Dân Tộc, tiếp nối truyền thống Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An đã xuất hiện từ năm 1849.

Sự đản sanh của Ngài không những giương cao ngọn đuốc sáng ngời trong đêm tối của lịch sử và trong sự ám u, mờ mịt của chúng sanh, mà còn nêu lên tấm gương trong sáng của một cuộc đời Hành Đạo và Cách Mạng cho con người Việt Nam chân chánh. Với vĩ nghiệp hoằng dương Chánh pháp, với tinh thần yêu nước thương dân nồng nàn, tha thiết, vớí lòng từ ái chứa chan thương bách tính đang hồi tai họa, Đức Huỳnh Giáo Chủ không những sống mãi trong niềm kính yêu ngưỡng vọng của toàn thể tín đồ PGHH mà còn mãi mãi trường tồn trong dòng Lịch sử Dân tộc.

Đặc biệt, Lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ năm nay (25-11 Ất Dậu) trùng với ngày Lễ Giáng sanh của Đức Chúa Jésus (25-12-2005 dl), cũng như Lễ Đản Sanh của Ngài cách nay 5 năm lại trùng vào ngày đầu tiên của Thiên niên kỷ (01-01-2000). Sự ngẫu nhiên trùng hợp nầy, quả là một sự kiện kỳ diệu, lạ thường không thể nào giải thích được.

Đã 30 năm qua, kể từ ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, nhuộm đỏ toàn cỏi Việt Nam thì ngày Lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ không còn được cử hành trọng thể nữa. Người tín đồ PGHH trong nước phải sống trong sự sợ hải, lo âu trước sự đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền như bắt bớ, giam cầm tra tấn chỉ vì lòng kính Thầy trọng Đạo. Biết bao Trị sự viên của Giáo hội PGHH đã hy sinh trong tù ngục, có người đã tự thiêu để bảo vệ Đạo pháp và hiện nay vẫn còn rất nhiều người đang bị giam giữ qua những bản án của luật rừng Việt cộng, thân nhân của những tín đồ nầy đang sống rày đây mai đó, thiếu thốn mọi phương diện.

Cụ Lê Quang Liêm mặc dù tuổi già, sức yếu vẫn cố gắng liên tục đấu tranh trực diện với bạo quyền Cộng sản suốt gần 20 năm nay, cương quyết duy trì Giáo hội PGHH thuần túy và cùng với các nhà tranh đấu cho Dân chủ lên tiếng đòi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.

Qua quá trình đấu tranh bất khuất đó, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã nhiệt liệt tuyên dương và trao Giải Nhân quyền 2005 cho Cụ cùng 2 vị khác là Linh mục Phan văn Lợi và Thượng tọa Thích tuệ Sỹ vào ngày 10 tháng12 năm 2005.

Bên cạnh đó, Giáo Hội PGHH Hải ngoại, nhứt là tại Hoa kỳ, hiện do một nhóm tín đồ trẻ tuổi lãnh đạo đang tạo những thành quả đáng khích lệ. Họ là những người trí thức, có kiến thức khoa học, có sức khoẻ, có nhiệt tình sẵn sàng phục vụ Đạo pháp và Dân tộc. Họ đang âm thầm và hứa hẹn sẽ tổ chức Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ thật vô cùng long trọng, vĩ đại và ngoạn mục để tỏ tấm lòng trọng Đạo, báo ơn Thầy trong những ngày sắp đến./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.