Hôm nay,  

Thơ Chất Vấn Đỗ Mười Và Lê Đức Anh: Ông Anh Là Ai?

23/11/200500:00:00(Xem: 5644)
- LGT: Đã khá lâu trong Đảng CSVN nổ ra nhiều vụ đấu đá, trừ khử nhau để tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, phe phái. Phe Lê Đức Anh và Đỗ Mười bị nhắm bắn khá kỹ, đặc biệt là quá trình vô Đảng của Lê Đức Anh. Sau đây là thư chất vấn của một đảng viên 82 tuổi đời, 50 tuổi Đảng, về lai lịch của Lê Đức Anh.

Nha Trang, ngày 24/10/2005

Kính gửi:

- Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng

- Ông Đỗ Mười và ông Lê Đức Anh.

- Tổng biên tập báo Nhân dân, Báo QĐND Việt Nam

- Tổng Công ty Phát hành sách Việt Nam và ông Khuất Biên Hoà

Thư gửi "Chất vấn và tranh luận với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh" về cuốn sách ký sự chân dung "Đại tướng Lê Đức Anh".

Tôi Nguyễn Văn Bé - 82 tuổi (Giáp Tý) tham gia cách mạng Tiền cách mạng tháng 8/1945 đã được Đảng và Nhà nước công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã hưởng chế độ tiền khởi nghĩa. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, nguyên Quyền trưởng ban Đại diện hưu trí, Uỷ viên Mặt trận thành phố Nha Trang (20 năm tham gia công tác Mặt trận được tặng huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc), hiện nay Đảng viên, hưu trí, Cựu chiến binh ở số 9 Phan Bội Châu, thuộc Đảng bộ Phường Xương Huân, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

Trước hết tôi báo cáo với Bộ chính trị, Ban Bí thư với trách nhiệm là một Đảng viên, căn cứ vào điều lệ Đảng đã quyết định ở Điều nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên "Đảng viên có quyền chất vấn các tổ chức, cá nhân từ lãnh đạo ở Trung ương đến cơ sở Đảng".

Ngày 7/10/2005 tại Hà Nội, Nhà xuất bản QĐND và Tổng Công ty Phát hành sách tổ chức họp báo giới thiệu cuốn sách ký sự chân dung "Đại tướng Lê Đức Anh" của tác giả Khuất Biên Hoà, người viết lời tựa là ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Lời tựa cuốn sách này có 2 vấn đề mà tôi cần chất vấn và tranh luận với 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

1. Nội dung cuốn sách chia thành 5 phần theo "Quá trình thời gian từ những ngày đầu tiên cách mạng tháng 8/1945" đến khi hoà bình, thống nhất đất nước và thời kỳ đổi mới sau này (gửi kèm theo số báo nhân dân).

2. Ông Đỗ Mười viết lời tựa nhận định "Ông Lê Đức Anh là nhà chính trị tầm cỡ, nhà Quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta".

Hiện nay tôi chưa có cuốn sách này nên nội dung ra sao thì sau này có vấn đề gì nổi cộm không đúng với lịch sử hoạt động cách mạng của ông Lê Đức Anh thì tôi sẽ tiếp tục chất vấn và tranh luận với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

A. Tôi chất vấn và tranh luận với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh ở nội dung "Quá trình thời gian (hoạt động cách mạng) từ "Những ngày đầu tiên cách mạng tháng 8/1945 của ông Lê Đức Anh".

Căn cứ vào "Pháp lệnh người có công với cách mạng" mà Quốc hội đã thông qua có quy định về đối tượng:

1. Cán bộ hoạt động cách mạng từ 01/12/1944 trở về trước thì gọi là "cán bộ cách mạng lão thành ưu đãi, viết tắt cán bộ ưu đãi có nhiều chế độ, chính sách rất ưu đãi.

2. Cán bộ hoạt động từ ngày 1/01/1945 đến trước ngày khởi nghĩa 19/8/1945 được Đảng công nhận, gọi "cán bộ tiền khởi nghĩa" về chế độ, chính sách có ít hơn.

Ở Nha Trang, cán bộ cách mạng lão thành ưu đãi, cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ cao cấp Cựu chiến binh và dân chính Đảng, trong đõ có tôi thảo luận rất kỹ về từ ngữ câu lời tựa quá trình hoạt động cách mạng của ông Lê Đức Anh "thời gian từ những ngày đầu tiên cách mạng tháng 8/1945" thì căn cứ vào Pháp lệnh người có công quy định thì ông Lê Đức Anh ở đối tượng thứ hai "Cán bộ tiền khởi nghĩa chứ không phải ở đối tượng" cán bộ hoạt động từ 31/12/1944 trở về trước, tên gọi ở pháp lệnh "cán bộ cách mạng lão thành ưu đãi, viết tắt "cán bộ ưu đãi".

Chúng tôi thống nhất là lời tựa của ông Đỗ Mười ở cuốn sách chân dung "Đại tướng Lê Đức Anh" thừa nhận công khai "ông Lê Đức Anh hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước ngày khởi nghĩa 19/8/1945, nếu được Đảng công nhận thì chỉ công nhận là "cán bộ tiền khởi nghĩa" chứ không phải công nhận là "cán bộ cách mạng lão thành cách mạng "ưu đãi", viết tắt "cán bộ ưu đãi".

Vậy tôi xin chất vấn hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh: "Tại sao ông Lê Đức Anh lại được Đảng tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng từ năm 1998, tức là ông Lê Đức Anh vào Đảng từ năm 1938 là hoàn toàn không đúng".

Cuốn sách chân dung "Đại tướng Lê Đức Anh" mà ông Đỗ Mười viết lời tựa và tác giả Khuất Biên Hoà viết theo lời kể của ông Lê Đức Anh. NXB Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng Công ty Phát hành sách Việt Nam cũng đã thừa nhận là ông Lê Đức Anh chỉ tham gia cách mạng từ "Những ngày đầu tiền khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945" chớ không có tham gia cách mạng từ 31/12/1944 trở về trước.

Trước đây tôi có thăm 2 đồng chí cán bộ cách mạng lão thành có uy tín nhất ở nam bộ: đồng chí Phan Văn Xô tức Hai Xô và đồng chí Đồng Văn Cống, trung tướng có tâm sự với tôi là 2 đồng chí đã nhiều lần viết thư phản ảnh với các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Bộ Chính trị của các thời kỳ Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Phước Thọ, Đỗ Quang Thắng và các uỷ viên: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Mỹ v.v... ngày các đồng chí Bộ chính trị ở Đại hội 9 hiện nay về ngày tháng, năm vào Đảng không có Chi bộ nào kết nạp, không có Đảng viên nào giới thiệu ông Lê Đức Anh vào Đảng cộng sản Việt Nam từ 31/12/1944 trở về trước.

Kể từ năm 1945 cũng không có Chi bộ nào, không có đảng viên nào giới thiệu kết nạp ông Lê Đức Anh. Nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá trước từ thời đồng chí Lê Duẩn đến Đại hội 9 hiện nay cũng chưa giải quyết, chưa làm sáng tỏ ngày, tháng, năm vào Đảng" Chi bộ nào kết nạp" Hai Đảng viên cũ giới thiệu là ai"

Vậy thì hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh trả lời cho tôi và toàn Đảng biết chính xác ngày, tháng, năm vào Đảng" Chi bộ nào kết nạp" Hai Đảng viên nào giới thiệu ông Lê Đức Anh vào Đảng năm 1938 - 1945.

Hiện nay dư luận trong toàn Đảng, toàn quân rất thắc mắc về ngày, tháng, năm vào Đảng, ở Chi bộ nào" Ai giới thiệu ông Lê Đức Anh. Tôi cũng đề nghị Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, toàn thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 trước khi vào Đại hội X kiên quyết, điều tra xác minh có kết luận rõ ràng, minh bạch để báo cho toàn Đảng biết ngày, tháng, năm vào Đảng" ở Chi bộ nào" Hai Đảng viên là ai kết nạp ông Lê Đức Anh"

Tôi cũng đề nghị Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, các đồng chí Bộ chính trị, Ban Bí thư TW Đảng việc cuốn sách "Chân dung Đại tướng Lê Đức Anh" viết quá trình thời gian tham gia cách mạng của ông Lê Đức Anh chỉ từ ngày "đầu tiên cách mạng tháng 8/1845" chớ ông Lê Đức Anh không có tham gia cách mạng từ 31/12/1944 trở về trước là hoàn toàn chính xác.

Đó là vấn đề thứ nhất, tôi chất vấn hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

B. Còn vấn đề thứ hai, tôi cần tranh luận với 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

Ông Đỗ Mười viết lời tựa cuốn sách "chân dung Đại tướng Lê Đức Anh" nhận định rằng "Ông Lê Đức Anh nhà chính trị "tầm cỡ", nhà Quân sự "lớn" của Đảng và Nhà nước ta".

Tôi cũng như toàn Đảng, toàn quân và nhân dân Việt Nam chưa bao giờ thấy, nghe văn bản nào của Đảng và Nhà nước ta từ thời đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư cho đến nay hơn 45 năm nay (1960 cho đến nay), ngay cả trong các Đại hội 6, đổi mới đến Đại hội 9 mà các ông Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Uỷ viên Bộ chính trị, chủ tịch Quốc hội Trần Đức Lương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Phan Văn Khải, Uỷ viện Bộ Chính trị, thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ tôi nghe Tổng Bí thư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ra văn bản nào và ngay cả lời phát biểu của các vị trên cũng chưa bao giờ nói trước Quốc hội, nói trong Chính phủ và nói cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân công nhận ông Lê Đức Anh là "Một nhà chính trị có tầm cỡ và một nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước".

Như vậy, ông Đỗ Mười viết lời tựa đề trên với nhân danh Đảng và Nhà nước ta hay nhân danh "Nguyên Tổng Bí thư Đảng". Theo tôi, ông Đỗ Mười không thể nhân danh Đảng và Nhà nước để công nhận ông Lê Đức Anh là "Một nhà chính trị có tầm cỡ và một nhà quân sự lớn" được. Vì ông Đỗ Mười với danh nghĩa "Nguyên Tổng Bí thư" tức là ông Đỗ Mười đã thôi giữ chức Tổng Bí thư lâu rồi. Nếu lấy danh nghĩa cá nhân để công nhận ông Lê Đức Anh là "Một nhà chính trị có tầm cỡ và một nhà quân sự lớn" của Đảng và Nhà nước ta là sai lầm và khuyết điểm rất nghiêm trọng vì đã phạm nguyên tắc Đảng, phát ngôn một việc lớn như trên mà tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và toàn thể Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ chưa ra sắc lệnh hoặc ra quy định công nhận ông Lê Đức Anh là "Một nhà chính trị có tầm cỡ và một nhà quân sự lớn" của Đảng và Nhà nước ta.

Tôi tranh luận với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

A. Về phần nhận định ông Lê Đức Anh là một nhà chính trị có tầm cỡ của Đảng và Nhà nước ta:

1. Ông Lê Đức Anh là một nhà chính trị có tầm cỡ thì tầm cỡ như thế nào" Trình độ chính trị của ông Lê Đức Anh đã để lại những tuyển tập về lý luận nào, nói cái gì cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân để nghiên cứu học tập từ trước đến nay" Trình độ chính trị của ông Lê Đức Anh có bằng hoặc hơn các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu kể cả ngay ông Đỗ Mười hay không" Chắc chắn không bằng rồi, như thế làm sao tôn lên là một nhà chính trị có tầm cỡ được" thế mà các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v.. ở trên cũng chưa có Đảng và Nhà nước ta công nhận là nhà chính trị có tầm cỡ. Và bản thân các đồng chí trên cũng chưa bao giờ tự xưng mình như thế.

B. Về phần nhận định của ông Đỗ Mười và ông Lê Đức Anh là một nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta:

Đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh ngay từ năm 1948 thì ông Lê Đức Anh làm sao so sánh nổi một trời một vực, nhưng đồng chí Đại tướng, Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp không bao giờ tự xưng mình là "Một nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta", kể cả Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước của các thời kỳ cũng chưa bao giờ có văn bản nói: "Đại tướng, Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp là một nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta".

Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong nước và cả thế giới đều biết đến Việt Nam "Nói đến Việt Nam là nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đến nhà quân sự tài tình của Việt Nam thì nói đến Đại tướng Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam Võ Nguyên Giáp".

Ông Lê Đức Anh đâu có phải là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian hoạt động cách mạng nói chung và chỉ huy quân đội nói riêng thì so sánh với các đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê... kể cả so sánh với các thượng tướng Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Thiện... thì ông Lê Đức Anh chỉ là bậc đàn em.

Nhìn lại chức vụ, cấp bậc quân đội NDVN trong kháng chiến chống Pháp thì ông Lê Đức Anh hoàn toàn không tiếng tăm gì ở trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Điều này rất chắc chắn 100% ngay tôi cũng chưa bao giờ nghe tiếng ông Lê Đức Anh trong kháng chiến chống Pháp.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông Lê Đức Anh vẫn là cấp dưới của đồng chí thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam (từ Quảng Bình đến Mũi Cà Mau). Sau khi thống nhất nước nhà, nhờ sự quan tâm của các đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư: Lê Đức Thọ, Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức TW Đảng cất nhắc từ Đại tá lên Trung tướng, lên Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ tịch nước, chỉ có thế thôi. Ông Lê Đức Anh cũng không có để lại những văn kiện gì lớn lao về lý luận quân sự, về chiến lược, chiến thuật quân sự. Ông cũng chưa bao giờ được Đảng và Nhà nước phân công giữ chỉ huy trưởng cấp quân đoàn, đại đoàn trong quân đội.

Về giúp đỡ bạn ở Campuchia ông Lê Đức Anh được phân công phụ trách đoàn 779 thì để xẩy ra vụ Siêm Riệp làm cho cán bộ, Đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng nhân dân cách mạng Campuchia bị thiệt hại rất lớn. Tiếp đến, ra thành lập Tổng cục II, vượt quá quyền hạn Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, vượt quá quyền hạn Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nên để Tổng cục II dựng lên vụ T4. Tất cả các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và nhiều uỷ viên Bộ Chính trị trong các thời kỳ đều gán vào cái tội tầy trời "làm CIA cho Mỹ".

Vụ Sáu Sứ dựng lên để gán tội cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chống Đảng. Vụ đồng chí Võ Thị Thắng, nay uỷ viên TW Đảng, Tổng cục du lịch Việt Nam, gắn cho cái tội "làm CIA cho Mỹ" những vụ việc tầy trời ở trên, các báo Internet đã đăng tải, ngoài cán bộ, Đảng viên, các tướng tá quân đội ra thì người dân thường, ai ai cũng biết cả. Kể các cháu sinh viên cùng biết.

Những lời góp ý kiến chân tình, trung thực, có trách nhiệm với Đảng và Nhà nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và các bậc cách mạng lão thành từ trong Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ, từ miền núi đến miền xuôi đều có thư góp ý với tinh thần xây dựng và bảo vệ Đảng gửi cho các đồng chí Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành TW khoá 9 để giải quyết cần phải ổn định tình hình tư tưởng trong Đảng, trong quân đội và toàn dân.

Nhưng cho đến nay, những vụ việc trên; kể cả lý lịch vào Đảng của ông Lê Đức Anh mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành TW Đảng khoá 9 chuẩn bị cho Đại hội X cũng chưa giải quyết làm cho tôi cũng như bao Đảng viên bình thường, các bậc lão thành cách mạng, các tướng tá trong quân đội đã nghỉ hưu rất lo lắng.

Tôi cứ suy nghĩ vụ ông Nguyễn Hà Phan, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước khai man lý lịch, dấu Đảng, không trung thực với Đảng nên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH TW Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ lúc bấy giờ kiên quyết, kiểm điểm xử lý khai trừ ông Phan ra khỏi Đảng và cách chức các chức vụ. Nay ông Phan về quê sống cuộc đời người dân bình thường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các vụ việc tầy trời: lý lịch Đảng ông Lê Đức Anh, vụ Tổng vụ II, vụ T4, vụ Sáu Sứ, vụ Võ Thị Thắng thì tại sao Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành TW Đảng khoá 9 không giải quyết dứt điểm. Đứng về phương diện trong Đảng thì tôi cho Đảng ta cũng không công bằng lắm. Đảng ta trước đây thì nghiêm minh, kiên quyết kiểm điểm xử lý ông Nguyễn Hà Phan làm cho toàn Đảng, toàn dân rất hoan nghênh và ủng hộ Đảng vô cùng, nay bản thân ông Nguyễn Hà Phan cũng vui vẻ, tự nguyện công nhận việc sai trái của mình và phục tùng nhận kỷ luật một cách nghiêm chỉnh, thái độ đó rất hoan nghênh. Vậy vì cớ nào mà Đảng ta hiện nay lại bỏ qua những vụ việc tày trời như vậy. Đó là hoàn toàn Đảng ta không công bằng trong Đảng thế thì làm sao thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đề ra "làm cho xã hội công bằng.

Câu hỏi "trong Đảng không có công bằng với nhau thì làm gì có xã hội công bằng". Đó là lẽ tất nhiên, Đảng ta và Bác Hồ dạy Đảng viên giáo dục quần chúng "Đảng viên đi trước làng nước sẽ đi ngay sau. Đảng viên phải khổ trước dân để dân sướng trước đã thì dân mới tin, trên các mọi lĩnh vực: chiến đấu thì Đảng viên phải xung phong lên trước, trên lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì Đảng viên phải làm gương mẫu, làm đầu tàu lôi cả đoàn tàu, lôi cả phong trào quần chúng, Đảng viên không được ăn cắp của công, ăn cắp của dân, của tập thể thì dân mới tin đi theo Đảng.

Nhưng hiện nay, tôi cũng như các bậc lão thành, các tướng tá trong quân đội nghỉ hưu, nhân dân thấy sao cán bộ cao cấp kế cận sau, này như: Trung tướng, Viện phó Viện kiểm sát tối cao, Tổng Giám đốc Đài phát thanh, thường vụ tỉnh uỷ, thị uỷ, thường trực UBND tỉnh, huyện, phường. Tổng Giám đốc đều là Đảng viên bị còng số 8 đưa vào nhà lao bỏ tù nhiều vô số từ mấy chục năm đổi mới cho đến nay. "Quốc nạn" về tham nhũng và các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ đều phải thừa nhận nhưng tại sao Đảng ta, Nhà nước ta chống tham nhũng không có kết quả bao nhiêu.

Nguyên nhân tại sao hiện nay Đảng ta, Nhà nước ta chưa tìm được nguyên nhân chính, dự luận rộng rãi trong Đảng, toàn quân và nhân dân cho rằng "Dột từ trên nóc nhà dột xuống". ở tỉnh Khánh Hoà của chúng tôi mà đã được các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Pháp luật Việt Nam, pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh kể cả báo Nhân dân về vụ siêu lừa đảo Nguyễn Đức Chi đưa 700.000 đô la bôi nhọ các cơ quan của tỉnh, đến vụ 5 anh em ngồi trên chiếc xe tăng để trồng rừng, vụ đất đai của bà Tư Hường thì đều có đăng tải trên báo chí đều có tên đích danh từ cấp uỷ viên TW Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Khánh Hoà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh, các ông Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Địa chính, Sở Kế hoạch Đầu tư v.v... Như thế, ở Khánh Hoà có phải "Dột từ trên nóc dột xuống không"" Dư luận đó là có thật, ai bây giờ làm sao tin ở lãnh đạo của các vị đó được.

Tháng 8/2005, kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, tôi ra Hà Nội, trước tiên là vào lăng Bắc để nhìn rất lâu vào thân thể từ đầu, mặt, tay, chân với tư thế nằm ngủ yên giấc ngàn thu mà làm cho tôi luôn luôn quá thương cha già của dân tộc, suốt đời vì dân vì nước.

Khi ra đi theo Các Mác - Lênin và tổ tiên ông bà, cha mẹ mà Bác không có nhà lầu mấy tầng sang trọng, không có của cải tài sản gì chỉ còn để lại cái giường cá nhân, cái mũ, bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi dép cao su đã mòn, cái đồng hồ, cái máy chữ cũ kỹ và cái tình thương vô hạn đối với nhân dân, đối với Đảng, đối với các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, đối với bạn bè thế giới.

Nhân dịp này tôi có lên Ba vì - thăm viếng mộ của chị tôi ở nghĩa trang. Tôi thấy trên đồi núi mà khi Bác qua đời để bảo vệ thi hài của Bác nên Đảng và Nhà nước ta đào hầm sâu đưa thi hài Bác vào đó thì lúc đó không có một nhà lầu nào cả. Nhưng nay tôi thấy biết bao là nhà biệt thự, lâu đài khang trang, hỏi ra nhân dân cho đó là nhà của các ông cán bộ cao cấp, các ông Bộ, thứ trưởng, những ông Đảng viên kế cận nào đó. Sao họ giầu thế, các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Bộ Chính trị, nhất là đối với trong Đảng, lời di chúc của Bác dặn rất kỹ "Phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Theo tôi, nhìn chung hơn 1,5 triệu Đảng viên già về hưu như chúng tôi ở trên toàn quốc thì chắc chắn hầu hết là vẫn giữ gìn sự đoàn kết trong Chi bộ, trong Đảng bộ ở các xã, phường, thực hiện nghiêm chỉnh lời di chúc của Bác Hồ. Vì chúng tôi là Đảng viên già về hưu thì đâu có còn có chức, có quyền gì vì Đảng đã quy định là tuổi từ 60 trở lên là Đảng viên nghỉ hưu thì không đủ tiêu chuẩn tham gia vào Bí thư Đảng uỷ, không được tham gia làm Chủ tịch UBND và Mặt trận từ xã phường trở lên, để cho lớp thanh niên kế cận làm, đó là tre già măng mọc.

Còn chúng tôi là Đảng viên già phải làm Bí thư Chi bộ khóm, thôn, làm khóm trưởng, làm ông thôn trưởng, làm tổ trưởng nhân dân, làm tổ trưởng phụ nữ. Mặt trận khóm, có nghĩa là phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng mà không đòi hỏi đãi ngộ nào, không đòi hỏi khen thưởng gì. Đó là trách nhiệm của chúng tôi đã xác định vai trò và nhiệm vụ của người Đảng viên mà Đảng ta và Bác Hồ đã giáo dục rèn luyện chúng tôi từ khi bước vào cuộc cách mạng hơn 60 năm nay vẫn tin tưởng ở Đảng, vẫn tin tưởng ở chế độ tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chúng tôi luôn luôn lấy tinh thần xây dựng và bảo vệ Đảng với hơi thở cuối cùng. Những ý kiến chân tình, trung thực của các Đảng viên bậc lão thành cách mạng để đạt lên Đảng thì không thể nói những ý kiến đó là chống Đảng.

Cá nhân hay một vài người có chức có quyền ở trong Đảng, trong Nhà nước hiện nay có quan điểm, tư tưởng cho rằng những ý kiến để đạt chân tình, trung thực của các đồng chí Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thi (Năm Thi) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyễn Đức Tâm, Võ Văn Kiệt và nhiều đồng chí khác nữa mà cho rằng chống Đảng ư.

Tôi luôn luôn cực lực phản đối những quan điểm tư tưởng sai trái đó bất kỳ họ ở cương vị nào trong Đảng và Nhà nước hiện nay. Về vấn đề đoàn kết trong Đảng mà Bác Hồ đã căn dặn trong Di chúc của Người thì tôi thấy ai gây ra mất đoàn kết, chính là những Đảng viên có chức có quyền gây ra phe phái lẫn nhau để giành chức, giành quyền nên sinh ra cái nạn tìm mọi thủ đoạn để nói xấu, xuyên tạc người này, người khác mà không ở phe cánh mình.

Hiện tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân công đi làm kế hoạch sinh đẻ và Lê Khả Phiêu thôi giữ Tổng Bí thư chẳng hạn. Trong Bộ Chính trị, trong TW còn như thế thì làm sao chúng tôi không lo lắng đến tiền đồ của Đảng ra sao đây" Trong đó, hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh nên xem lại cá nhân mình có thực hiện nghiêm chỉnh lời di chúc của Bác Hồ về vấn đề "giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" hay không"

Kính thưa các đồng chí Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 trên đây là một số vấn đề tôi có quyền chất vấn và tranh luận với 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh để tỏ rõ quan điểm, tư tưởng của mình đối với hai ông ra cuốn sách "Chân dung Đại tướng Lê Đức Anh".

Cuốn sách này ra đời, theo tôi thì không có cơ hội gì cho sự đoàn kết trong Đảng, trong quân đội và làm cho nhân dân phân tâm. Đây là công tác văn hoá tư tưởng nảy sinh rất lớn và hết sức phức tạp không lường hết trước bởi vì nội dung của cuốn sách này đã đề cao vai trò của ông Lê Đức Anh lên tận mây xanh mà Đảng, Nhà nước, quân đội nhân dân chưa thừa nhận, chưa công bố "ông Lê Đức Anh là một nhà chính trị có tầm cỡ, một nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta".

Tôi chỉ là Đảng viên già bình thường, không có chức vụ gì trong Đảng, trong Nhà nước, trong xã hội nhưng tôi được sự giáo dục, rèn luyện của Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ suốt đời 60 năm đi theo cách mạng đi theo Đảng cũng có quan điểm, tư tưởng, nhận thức một mức độ nào đó về chính trị, về Đảng cộng sản Việt Nam nên thấy việc 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh cho ra cuốn sách trên có nhiều vấn đề mà tôi phải có trách nhiệm nhiệm chất vấn và tranh luận dựa trên Điều lệ Đảng đã quy định, Đây là ý thức xây dựng và bảo vệ Đảng.

Tôi luôn luôn chống những kẻ nào, bất kỳ họ ở cương vị, chức vụ nào trong Đảng, trong Nhà nước hoặc những phần tử xấu xa đê hèn nào có những lời lẽ xuyên tạc, bôi nhọ đến uy tín thanh danh của Đảng và Bác Hồ thì dù tôi có hy sinh tính mạng đi nữa thì vẫn kiên quyết chống những kẻ chống Đảng, chống chế độ ta.

Tôi năm nay 82 tuổi, là người xưa hay hiếm, 50 tuổi Đảng và hơn 60 năm đi theo cách mạng, đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, bảo vệ chế độ này đến cùng thì không có lý do gì các đồng chí Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lại gán cho tôi cái tội chống Đảng bởi những ý kiến chất vấn và tranh luận của tôi đối với 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh ra cuốn sách "Chân dung Đại tướng Lê Đức Anh" là chuyện bình thường trong đấu tranh văn hoá tư tưởng.

Hiện nay, trong người tôi vinh dự nhất là còn giữ được 02 quyển sổ:

1. Quyển số đỏ Đảng viên Đảng CSVN chứng nhận tôi là Đảng viên CSVN, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng đó là vinh dự bậc nhất suốt cuộc đời đi làm cách mạng, đi theo Đảng và đi theo Bác Hồ đến hơi thở cuối cùng.

Tôi suy nghĩ "Quyển sổ đỏ Đảng viên" có thể bị một thế lực nào đó trong Đảng hiện nay quy cho tôi là chống Đảng, để ra quyết định khai trừ và thu hồi thẻ Đảng của tôi. Điều này tôi cũng có thể lường trước rồi. Nếu như việc trên xẩy ra, tôi xin tuyên bố với Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và BCH TW Đảng khoá 9 rằng "Tôi sẵn sàng giao lại sổ thẻ đỏ Đảng cộng sản Việt Nam công nhận tôi là Đảng viên Đảng CSVN do Bác Hồ sáng lập".

Nhưng tôi cũng xin tuyên bố rằng "Bản chất, phẩm chất, đạo đức cách mạng của người Đảng viên cộng sản mà Đảng và Bác Hồ trước đây đã rèn luyện, giáo dục tôi vẫn ở trong trái tim tôi, không có một thế lực nào, không có một kẻ nào dù họ có quyền lực cao đi nữa thì cũng không thể nào thu hồi được Đảng viên cộng sản mà Đảng và Bác Hồ trước đây đã rèn luyện, giáo dục tôi vẫn ở trong trái tim tôi, không có một thế lực nào, không có một kẻ nào dù họ có quyền lực cao đi nữa thì cũng không thể nào thu hồi được bản chất, phẩm chất, đạo đức cách mạng của người Đảng viên ở trong trái tim của tôi được.

Tôi có trở về làm một quần chúng, một công dân ngoài Đảng thì trong trái tim của tôi, trong trí óc của tôi vẫn luôn luôn tôn thờ Đảng CSVN, tôn thờ Bác Hồ đời đời, tôi cũng luôn luôn bảo vệ và xây dựng Đảng và chế độ tốt đẹp do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. thà làm một quần chúng tốt còn hơn làm Đảng viên xấu.

Trên đây tôi trình bày về quan điểm, tư tưởng, chân tình, trung thực và có trách nhiệm đối với Đảng, nếu có những từ ngũ gì sai sót thì các đồng chí niệm tình tha thứ cho tôi về Đảng viên già này.

Tôi đề nghị 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh trả lời về sự chất vấn và tranh luận của tôi về cuốn sách "Chân dung Đại tướng Lê Đức Anh" mà 2 ông là người chủ chốt cho ra đời.

Tôi cũng đề nghị báo Nhân dân, NXB Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng Công ty Phát hành sách Việt Nam cần xem xét lại quan điểm, tư tưởng, đồng tình với 2 đồng chí Đỗ Mười và Lê Đức Anh cho ra đời cuốn sách "Chân dung Đại tướng Lê Đức Anh", theo tôi các vị lãnh đạo các cơ quan thiếu thận trọng.

Nguyễn Văn Bé ký tên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.