Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Cộng Hoà Lẫn Dân Chủ Đều Bỏ Quên

09/08/200400:00:00(Xem: 4584)
Không phải như sưu khảo của Giáo sư Wanatabe, ĐH Massachusetts, chỉ nói tổ chức sắc tộc thiểu số người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có Việt Nam, bị các cuộc thăm dò có tính toán tinh vi gây hoả mù khiến hai đảng Cộng Hoà lẫn Dân Chủ bỏ quên trong cuộc vận động tranh cử. Mà tầng lớp lao động cùng khổ của nước Mỹ cũng bị hai đảng và ứng cử viên quên lãng như không hề có trên đời.

Nhân Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ tổ chức tại Fleet Center, Thành Phố Boston, đầy cờ, đầy quạt, lắm confetti đủ màu, nhiều nhà hùng biện đăng đàn diễn thuyết, lắm ca sĩ giúp vui cử toạ để chánh thức hoá ứng cử viên Tổng thống Dân Chủ Kerry và Phó Tổng Thống Edwards, đặc phái viên của Báo Guardian làm một cuộc phóng sư dài về cuộc sống của tầng lớp cử tri bị bỏ quên vì cùng khổ ấy. Không xa lắm thành phố Boston, nơi đảng Dân Chủ đang mở đại hội hợp thức hoá ứng cử viên tổng thống Mỹ, là thành phố Lubec nghèo nhứt nước Mỹ, của tiểu bang Maine bên cạnh tiểu bang Massachusetts. Mới đây thôi trước khi đại hội Dân Chủ khai mạc, ứng cử viên phó tổng thống Dân Chủ là TNS John Edwards nói với đám đông, có hai nước Mỹ. " Một nước Mỹ trung lưu, nhu cầu của họ từ lâu Washington đã bỏ quên; một nước Mỹ khác - quyền lợi hẹp hòi-- mỗi ý muốn của họ là cái lịnh cho Washington."

Trong đại hội toàn Đảng Dân Chủ nhiều nhân vật Dân Chủ nói nhiều đề tài lớn lao lắm. Nhưng không một ai nói đến hay nói với những người nghèo như những người ở thành phố Lubec gồm 1.652 cư dân. Những người ấy nghèo rớt mồng tơi vì Hiệp ước NAFTA làm họ sạt nghiệp vì những vòng hoa của Canada đem qua giá bán rẻ mạt, cướp miếng bánh mì khô của họ. Có người nghèo đến độ phải từ sáng mờ sương phải xuống bờ biển mò hến bắt tép riú để sống qua ngày đoạn tháng. Kiệt lực họ ngã ra trên bờ cát nhưng không dám đi năøm nhà thương vì họ không có Medicare, Medicaid, và bất cứ một loại bảo hiểm y tế công tư nào cả, như Ông Fitzsimmons sanh ra ở đây, lớn lên tại đây, 41 tuổi này, và có lẽ sẽ chết tại đây cùng với sự suy tàn và sụp đổ của Lubec. Mà Fitzsimmons không phải là trường hợp biệt lệ hay cá biệt, mà là thân phận chung của đại đa số người dân của thành phố Lubec.

Diển giả đảng Dân Chủ có thể lấy những người như thế ấy ra làm thí dụ và nói với những đại biểu Dân Chủ khi tấn công TT Bush, nhưng không nói với những người Mỹ cùng khổ này. Vì Đảng Dân Chủ cũng muốn tránh né không nói đến lối sống của lớp người cùng khổ của Mỹ sẽ gây cú sóc khi cử tri so sánh với hai ứng cử viên Dân Chủ đại diện của đảng gọi là của dân nghèo nhưng lại quá giàu. Ai cũng biết tài sản Oâng Bà Kerry tròm trèm ba tỷ Đô, nếu đắc cử Oâng là vị tổng thống giàu nhứt lịch sử Mỹ, chỉ sau có TT Kennedy tài sản chung của đại gia đình khoảng 1 tỷ. Còn ứng cử viên Phó TT Dân Chủ Edwards, tài sản cũng tròm trèm 3 phần tư tỷ dù còn rất trẻ. Còn tại Quốc Hội, gọi là trái tim của nước Mỹ, 75 ngàn người vận động hành lang và tại Đại Hội Dân chủ cả binh đoàn vận động cho Kerry và Edwards có nói thì nói thì với mấy nhà kinh doanh, tài phiệt sừng sỏ mạnh thường quân của Dân Chủ, chớ có ai thèm nói đến nhưng người cùng khổ như dân Lubec này.. Còn những người giàu sụ mạnh thường quân ấy có để mắt thì cũng chỉ để mắt đến hai đảng và ứng cử viên có thể yễm trợ họ làm ăn, đổi lại số tặng dữ họ giúp ứng cử viên khi tranh cử. Chớ những người cùng khổ có gì đâu để trao đổi với họ mà họ quan tâm.
Nhưng những người cùng khổ bị quên lãng đó là một bộ phận không nhỏ của đất nước giàu mạnh và dẫn đầu thế giới, là Mỹ này. Cứ 8 người Mỹ thì có 1 ngưòi sống dưới mức nghèo khó do Liên bang qui định. Cứ 10 người Mỹ thì có 1 người không có bảo hiểm y tế công hay tư gì cả. Cứ 8 người Mỹ Đen độ tuổi đôi mươi thì có 1 người bị bỏ tù. Nghèo khó, thiếu thầy, thiếu thuốc, không việc làm là vòng dây oan nghiệt lẩn quẩn siết chặt họ. Họ bị đẩy ra rìa dòng chánh chánh trị, văn hoá, xã hội, bị kỳ thị còn hơn người các sắc tộc thiểu số Đen, Vàng, Đỏ nữa. Cách biệt giàu nghèo, kỳ thị chũng tộc, phân hoá không chưa đủ , mà xã hội Mỹ còn bị chia rẽ vì vấn đề phá thai, hôn nhân đồng tính, kiểm soát vũ khí, và chiến tranh. Vấn đề có vẻ ngày càng xấu hơn hơn là cải thiện. Maine là tiểu bang bảng lề, nhưng cử tri đi bầu rất đong, luôn trên trung bình toàn quốc. Nhưng những người cùng khổ không có tiếng nói trong hai đảng nên cũng không có lổ tai đối với đảng nào. Và thành phố Lubec, tiểu bang Maine không phải là trường hợp cá biệt của nước Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.