Hôm nay,  

Bush Phải Gặp Hồ Cẩm Đào: Từ Biển Đông Tới Nguyên Tử

03/11/200500:00:00(Xem: 5354)
- Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào sang Bắc Hàn có sứ mạng rõ ràng là thuyết phục Kim Jong-il về việc bãi bỏ vũ khí nguyên tử. Việc này sẽ cho Bắc kinh biết vào ngày 8 tháng 11 trong cuộc hội đàm của sáu thành phần đã dự dịnh để bắt đầu. Nếu như cuộc hội đàm này làm Hoa kỳ hài lòng, chứng tỏ họ Ôn có thực tình thân hữu với Tổng thống Hoa kỳ George W,Bush, người đang chờ để thăm viếng Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 11.

Nhưng chuyện này chưa xong, Hồ Cẩm Đào đã công du Việt Nam trước khi có cuộc hội đàm của sáu thành phần và việc ông Bush sang thăm Bắc Kinh.

Ngay từ lúc đầu, người ta đã thấy giữa Hoa kỳ và Trung quốc có cả dọc nghi vấn với nhau. Vấn đề Đài Loan coi như tạm ổn, mặc dầu không được giải quyết hẳn. Hình bóng Đài Loan đang nhòa đi, còn kinh tế của Trung quốc lại bùng lên, đang tạo ảnh hưởng mạnh với những quốc gia lân bang về mặt kinh tế và bang giao cũng như quân sự. Người ta cũng không biết Trung quốc và Hoa kỳ đang gờm với nhau như thế nào.

Nghi vấn quan trọng đã được đặt ra từ lâu : Liệu như Hoa kỳ có phủ nhận Trung quốc nếu như quốc gia này có dân chủ , càng ngày càng giầu và càng mạnh hơn Hoa kỳ hay không "

Tại Hoa kỳ, nhiều người cho rằng cái va chạm chính với Trung quốc là mặt tư tưởng, vì thế họ ép Trung quốc phải có nhân quyền, tự do và dân chủ. Tại Trung quốc, các học giả cũng như các chính trị gia thấy Hoa kỳ đưa ra chuyện lạ lùng, dù cho Trung quốc có dân chủ đi nữa, các vấn đề này vẫn tồn tại và còn làm mạnh tay hơn nữa.

Sau khi có dân chủ, những người quốc gia xuống đường sẽ khó khống chế hơn. Giả sử việc lãnh đạo Trung quốc rơi vào tay những người quốc gia có nhiệt tình, lúc đó Hoa kỳ mới thất kinh và lo sợ kinh tế Trung quốc uy hiếp kinh tế Hoa kỳ. Cái lo sợ này lại còn ghế gớm hơn nữa, khi lòng căm thù Nhật Bản lẫn với nhiệt tình chống Hoa kỳ. Tinh thần cuồng nhiệt chống Hoa kỳ của dân Trung quốc đã tỏ ra trong vụ chiếc phi cơ của Hoa kỳ không thám duyên hải Hoa lục bị phản lực chiến đấu của Trung quốc ép phải đáp xuống đảo Hải Nam truớc đây trong khi Giang Trạch Dân giả bộ công du Nam Mỹ.

Cái nghi vấn đưa ra hiện nay: Vấn đề chính trị điạ dư (geopolitics) là cái nào" Vào thập niên 1970, vấn đề phân định rõ ràng, Hoa kỳ chống lại Liên bang Sô-viết, phải lập giao kết với Trung quốc. Nhưng hiện nay và 10 hay 20 năm nữa, việc mà Hoa kỳ phải làm cho vùng Đông Á là cái gì" Nếu như kính nhau về chính trị địa dư, có cái nghịch lý là một nước Trung quốc thiếu dân chủ kiểm lại soát được quan điểm của quân chúng khá hơn, còn cái nguy cơ nào cho Hoa kỳ hơn việc một nước Trung hoa dân chủ với tinh thần quốc gia lên cao đẩy dân chúng kình chống Hoa kỳ. Nhưng việc chính trị địa dư phải làm cũng không kém quan trọng là phải có thời gian để cho Trung quốc cải tổ.

Vế mặt khác lẽ dĩ nhiên là có nhiều nghi vấn bên phía Hoa kỳ. Xin thưa, theo lịch sử Trung quốc không từng lấn chiếm các nước khác, chỉ có một lần dạy cho Việt Nam một bài học ngay biên giới hai bên khi Việt Nam sua quân sang Cao Miên để giúp Hun Sen. Lịch sử thì như thế đấy, người ta không biết Trung quốc tương lai có giống như Trung quốc trong quá khứ hay không" Cọp hay Rồng"

Trung quốc là một nuớc bị cô lập, một nước ngày xưa tự xưng là thiên triều, không chơi với ai; men theo các dòng sông Trung quốc đã cho mở rộng đất đai, di dân Trung quốc cũng men ven biển sang lập nghiệp tại Mã Lai và lập thành quốc gia Singapore với 75% dân gốc Trung quốc, tách đất rời khỏi Mã Lai, được cái là Trung quốc không lan ra khắp thế giới để tìm kiếm các nguyên vật liệu (raw materials) việc này không còn đúng với Trung quốc nữa.

Trung quốc ngày nay tích cực chủ động về mặt đối ngoại, Trung quốc nới rộng thềm lục địa và lang thang khắp các châu địa để kiếm nguyên vật liệu và các sản phẩm công kỹ nghệ.

Có phải trong tương lai Trung quốc lan rộng ra nước ngoài nhờ số di dân hiện nay đang có mặt khắp nơi trên địa cầu và cho xóa bỏ mô hình lịch sử" Người Pháp có câu: “Nơi nào có khói, chắc chắn nơi đó có người của Trung quốc.”

Hiện nay Trung quốc phải giữ hòa bình, nhưng còn những kẻ cầm quyền Trung quốc 20, 30 hay 40 năm sau này như thế nào, khi cái giới trẻ ấy từng theo Mao lên đường trường chinh vì quốc gia tóc sẽ bạc mầu và có quyền uy"

Ngoài ra người ta còn thấy quân đội đang vun sới cho hùng mạnh, Trung quốc tuyên bố quân sự phải tiến theo chính trị với kinh tế. Như thế khi Trung quốc có một nền kinh tế dẫn đầu thế giới, Trung quốc cũng sẽ có một quân đội hùng cứ thế giới có phần vượt hẳn Hoa kỳ, phải không"

Quân đội hùng mạnh này được sử dụng như thế nào đây, ai mà biết được" Tới lúc đó thiệt là nguy hiểm nếu như Trung quốc không có dân chủ, việc độc quyền lãnh đạo sẽ trở mặt để mở ra chiến tranh. Nhưng những người quốc gia nhiệt tình sẽ lôi dân chủ vào những vần đề quan trọng riêng của chính những người này; vì thằng cha nào cũng nói tao dân chủ chính hiệu con nai vàng.

Kinh nghiệm gần đây cho thấy, tập đoàn công ty CNOOC- Chevron (Trung quốc Biển khơi Dầu khí Công ty (China National Off-shore Oil Corp.) do Phú Thành Ngọc làm chủ tịch, kiêm giám đốc điều hành của công ty đã bỏ ra 18 ,9 tỷ Mỹ kim để giành mua hãng xăng dầu Unocal của Hoa kỳ trước mõm công ty Chevron Texas hàng đầu Hoa kỳ.

Việc mua Unocal của Trung quốc đã gây ấn tượng sâu đậm cho Washington để có quyết định không bán Unocal, một công ty Hoa kỳ chuyên khai thác dầu khí tại vùng Á châu, cho Trung quốc.

Nhiếu người Hoa kỳ không hiểu thấu mục đích của Trung quốc chơi trên tay Hoa kỳ. Có phải sau Hoa kỳ, nhà cung cấp dầu khí thế giới là Trung quốc" Có phải Trung quốc chơi tắt ngang để chiếm thị truờng năng luợng như xăng dầu để móc hầu bao của giới tiêu thụ Hoa kỳ" Hoa kỳ là nuớc tiêu năng luợng nhiều nhất trên thế giới.

Trung quốc cho biết và dẫn lý là không có chuyện này, đó chỉ là quyết định kinh doanh mà thôi, khi chúng tôi thấy phản ứng tiêu cự cao của Hoa kỳ, chúng tôi đã cho tháo lui. Nhưng vấn đề là làm thế nào để giải quyết được sự khát năng lượng của Trung quốc hiện nay.

Hành động này đang ảnh hưởng Hoa kỳ về hai mặt:

1) Sự kiện này đẩy giá năng luợng lên cao, các nhà chế tạo cũng như giới tiêu thụ của Hoa kỳ phải gánh lấy giá cao này.

2) Sự kiện này còn làm chi phí sản xuất tại Trung quốc lên cao, khiến cho vật giá tại Hoa kỳ lên cao; vì các hàng hóa mà giới tiêu thụ Hoa kỳ đang sài hiện nay phần lớn được sản xuất tại Trung quốc.

Vấn đề năng luợng do Trung quốc cung cấp trở thành rất quan trọng cho phần cón lại của thế giới, nó ảnh hưởng tới các quốc gia đã mở mang cũng như những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hoa kỳ muốn biết và cần phải biết thực chính xác lập trường của Trung quốc trong việc chơi trò năng lượng này.

Vấn đề đưa ra, Trung quốc cũng như Hoa kỳ, cả hai quốc gia này đều có có lịch sử bá chủ như đế quốc, ngày xưa thì Trung quốc, gần đây là Hoa kỳ hiện nay. Hai đế quốc này đều cần phải có đồng minh hay các quốc gia chư hầu. để gánh đỡ bìu tạ của mình. Trung quốc không có đồng minh, không có bạn thực tình và chỉ có một số chư hầu khó sai khiến như Miến Điện hay Bắc Hàn; còn Việt Nam thì Trung quốc có thể ra roi với củ cà-rốt để bắt làm theo ý của Trung quốc một cách dễ dàng, toàn là những quốc gia không có thế đứng trên thế giới và bị cộng đồng thế giới coi khinh.

Trung quốc đang cần có bạn, đồng minh và nhũng quốc gia thực tình chia sẻ để gánh đỡ cái bìu tạ của Trung quốc. Còn Hoa kỳ thì có quá nhiều đồng minh cũng như các quốc gia chư hầu chia sẻ từng cuộc hành binh mang nghĩa giữ hoà bình thế giới cho tới công trình lập trạm không gian hay thám hiểm các hành tinh trong hệ hành tinh của mặt trời.. Hoa kỳ có cho Trung quốc là đồng minh hay chư hầu của mình không" Hay là của Cón về bản chất thực sự Trung quốc đang nghĩ như thế nào: Trung quốc muốn có bá chủ lần nữa như thuở xưa trong lịch sử Á Đông. Chính đế quốc Trung quốc ngày xưa đó không có đồng minh mà chỉ có các chư hầu mà Trung quốc đã bắt phải mò trai dưới dáy biển và đem triều cống các loại sơn hào hải vị hay các vật lạ. Nhưng ngày nay Trung quốc không còn có các loại chư hầu này nữa sau sự sụp đổ của Thanh triều trước sức mạnh mũi súng và sự tinh ranh của Tây phương như Anh quốc.

Nhưng kiệu Trung quốc có thể nào là một đồng minh đứng ngang hàng với Hoa kỳ hay không" Tương lai sẽ trả lời.

Trung quốc cần phải có đồng minh đứng ngang hàng. Nhưng Trung quốc không có truyền thống đó và nói cho đúng Trung quốc cũng chẳng biết xử lý cái truyển thống Tây phương này như thế nào ngoài việc cho văn hóa Trung quốc nổ ra trên thế giới qua những tiểu sảo của di dân gốc Hoa trong các thương truờng địa phương với người bản xứ.

Trung quốc muốn theo truyền thống và cung cách của Tây phương, nhưng không biết học bằng cách nào đây" Khi chữ Trung quốc học được chữ nào biết chữ nấy, nếu ít dùng hay viết nó nhiều khi quên. Nhiều chữ (characters) trong các sách vở của Trung quốc, người đọc nhiều khi không nhớ hay chưa từng biết phải tự đoán. Thói tự đoán thiên về cảm nghĩ hay suy tôn thì không ai bằng dân Trung quốc, thứ văn hóa theo thói quen này đã đâm trồi mọc rễ tại Việt Nam để suy tôn lãnh tụ và nuớc đàn anh như là đại ca vĩ đại Trung quốc, Liên Sô vĩ đại, hoặc Nga- Trung là anh em kết nghĩa để cầu xin ân tình.

Nói tới đây ngườit a nhớ tới ngay vấn đề có gốc từ Trung quốc đối với Nhật Bản, Trung quốc nhất mục ngăn chặn không cho các lãnh tụ Nhật Bản viếng thăm đền thờ Yasukuni, nơi thờ các liệt sĩ hay chiến sĩ trận vong của Nhật Bản (Những người lính Nhật (trong số lính này có người Hàn quốc và Đài Loan) đã ngã xuống vì tổ quốc hay cho Đại Đông Á). Nhưng Nhật Bản đang nghi sự ngăn cấm này, đằng sau nó có thủ đoạn kín nào đó: Nếu như Tokyo không viếng thăm đền này, có nghĩa là Nhật Bản đã tán thành để cho Trung quốc nắm đầu vùng phía Đông Á châu. Có phải Trung quốc hàm ý là mày phải khấu đầu trước quyền nắm vùng này của tao" Phải chăng Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam cũng có mục đích như sự việc này"

Hỡi những tên Cộng sản Việt gian bán nước ! Phải mở mắt to ra mà nhìn để thấy các biến chuyển trên thế giới đang diễn tiến.

Tư thế của Hoa kỳ hiện nay rất tế nhị. Bộ truởng Quốc phòng Donald Rumsfeld của Hoa kỳ đã phải hủy bỏ chuyến công du Nhật Bản, hàm ý phản đối việc Thủ tuớng Nhật Bản Junichiro Koizumi viếng thăm đền Yasukuni và đối đáp các khó khăn quyết định của Hoa kỳ về tương lai của các căn cứ quân sự Hoa kỳ tại Okinawa. Hoa kỳ không có quyền để ép buộc Nhật Bản quá nhiều. Nếu Hoa kỳ bỏ rơi Nhật Bản để đứng giữa Nhật và Trung quốc, Tokyo tất nhiên phải tái võ trang, khiến cho vùng này mất ổn định, Trung quốc cũng võ trang và cho leo thang chiến tranh.

Đằng sau chuyện này còn có nghi vấn lớn hơn nữa giữa Trung quốc và Nhật Bản. Đúng thế, quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia này có tăng tiến. Cách đây mấy năm sự thâm thủng mậu dịch củ Trung quốc với Nhật Bản đã khiến cho nền kinh tế Nhật thoát ra khỏi bế tắc. Theo tài liệu của Trung quốc, năm 2002, mậu dịch Nhật-Trung đạt tới 101,9 tỷ Mỹ kim, chiếm 19,4 phần trăm thương mại Trung quốc. Trung quốc đã bị thâm thủng 5 tỷ Mỹ kim. Năm 2003, tổng số thương mại là 133,5 tỷ Mỹ kim, cao hơn năm truớc 31 phần trăm, Trung quốc đã bị thâm thủng tới 14,7 tỷ Mỹ kim.

Ngoài ra còn có sự to tiếng về mỏ khí đốt trong vùng đảo Senkaku hay Diaoyu Tai, Trung quốc cũng như Nhật Bản đều nói vùng này thuộc chủ quyền của mình. Việc tranh giành đã xẩy ra vì cả hai đều cần có năng lượng. Hai nước đã dụng độ với nhau về đường ống dẫn dầu của Nga tại Tây Bá Lợi Á.. Nhật Bản còn lo sợ Đài Loan sát nhập vào Trung quốc, vì 70 phần trăm năng luợng cung cấp cho Nhật với 50 phần trăm thực phẩm cung cấp đều phải đi băng qua biển Đài Loan. Nếu như Trung quốc cai trị Đài Loan, không khác gì Trung quốc nắm cổ Nhật Bản theo như Nhật Bản đã nhìn thấy.

Theo cái nhìn thế giới và viễn cảnh lịch sử của vùng Á châu, chiến tranh lạnh vẫn chưa dứt hẳn. Việt Nam thống nhất nhưng vẫn còn lụy Cộng sản. Cộng sản Trung quốc sống phây phây và đang muốn thôn tính Đài Loan, cái cảng Cam Ranh trở thành mồi của Trung quốc. Ngưới ta đã luận rằng Chiến tranh lạnh đang tiếp tục diễn ra tại Á châu, nếu chiến tranh này có chấm dứt nó là chuyện hoàn toàn khác hẳn với Âu châu, khi Hoa kỳ cư xử với Trung quốc như là bạn, thứ bạn bè đầu môi, trót lưỡi vào thập niên 1970.

Cũng tương tự như lịch sử của Thế Chiến II có phần nào đó còn chưa được ổn thỏa. Maling viết trên tờ nguyệt san Minh Báo số tháng Chín, 2005 cho biết người Nhật không bại trận với Trung quốc, chỉ bại trận với Nga và Mỹ, người Nhật vẫn khinh thường Trung quốc. Họ đã đưa ra để luận bàn về chính sách “Đại Á Đông” của Nhật Bản trong thập niên 1930 và việc đô hộ Cao Ly khá hơn hay tệ hơn Hoa kỳ về những điểm nào đó. Chiến thắng Nga của Nhật Bản năm 1905 đã làm giống da vàng hãnh diện. Nhật Bản đã chiếm toàn cõi Á Đông và giải thoát Á Đông ra khỏi chế độ thực dân của Tây phương.

Nhiều bài viết của Wang Xiaodong trong diễn đàn “Chủ nghĩa Quốc gia trong Bóng của Toàn Cầu Hóa” đều có mặc cảm tự ti của Trung quốc, trong khi tác giả Shin taro Ishihara của Nhật Bản lại tung ra một cảm giác tự tôn mới làm dân chúng Trung quốc và dân chúng Đại hàn cảm thấy lo sợ về tính Đông phương hồng.

Tấ cả các vấn đề nêu trên đã khiến cho Hoa kỳ không có nào bỏ Á châu. Hoa kỳ còn phải có nhiều sứ mạng hơn nữa tại Á châu, những sứ mạng không phải là nhỏ. Sứ mạng này không đơn giản chỉ cản hay lập hàng rào không để Trung quốc vươn quá cao để làm loạn thế giới.

Các sáng kiến, những khung hành động, các cuộc đàm phán mới, những câu trả lời mới, chắc chắn còn nhiều nghi vấn hơn nữa cần phải được đưa ra khi ông Bush sang Bắc Kinh để có quan hệ song phuơng tốt cũng như việc bảo vệ vùng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.