Hôm nay,  

Một Số Biến Chuyển Chánh Trị

24/10/200500:00:00(Xem: 4899)
- Gần đây có một biến chuyển chánh trị có ảnh hưởng đến tình hình đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền Việt Nam. Cuộc đấu tranh, một cách khái lược, gồm có ba thế lực quyền lợi không giống nhau. Một là ngoại bang Mỹ và Trung Cộng (TC); hai là CS Hà Nội; ba là nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Một, ngoại bang Mỹ và TC gần đây "bằng mặt nhưng không bằng lòng". Sau hơn một thập niên giúp cho TC đổi mới kinh tế, Mỹ đã thấy TC trở thành một thế lực kình địch. Mỹ củng cố liên minh quân sự Mỹ Nhựt, phát triển bang giao với CS Hà Nội, Ấn độ, Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ đặt vấn đề thắc mắc thẳng với TC về việc tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội một cách không cần thiết -- là một dấu chỉ.

Thủ Tướng Phan Văn Khải đi Mỹ và sau đó Trần Đức Lương đi Trung quốc. Trước đại hội Đảng thứ 10 quyết định phe nào nắm chủ quyền ở Việt Nam, Chủ tịch Đảng Nhà Nước TC sang Việt Nam, với tin đồn đoán liên quan đến vấn đề Cam Ranh, nhưng không thể loại bỏ được việc "vô nước gà nhà" thân TC trong cuộc tranh chấp quyền hành trong nội bộ đảng CSVN trong đại hội Đảng.

Còn Mỹ, vấn đề Việt Nam không nằm trong lịch công tác ưu tiên nhiệm kỳ hai của TT Bush, không nằm trong tiêu điểm của truyền thông Mỹ. Nhưng cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam được nửa dân số Mỹ có cảm tình, qua việc chánh quyền dân cử địa phương của các tiểu bang, quận hạt và thị trấn, nơi cư ngụ của nửa số dân ấy, thừa nhận quốc kỳ Việt Nam là biểu tượng niềm tin ấy của người Mỹ gốc Việt. Quốc tế vận của người Mỹ gốc Việt khá thành công trong ngành lập pháp liên bang Mỹ, ảnh hưởng mạnh đến Bộ Ngoại Giao Mỹ khiến sau mấy năm tránh né phải đồng ý với Ủy Ban Tôn giáo Quốc tế đặt CS Hà nội vào biện pháp nước cần quan tâm đặc biệt.

Thủ Tướng Phan Văn Khải công du Mỹ không đem lại kết quả gì quan trọng. Ông là một thủ tướng bị kiều bào chống đối mạnh mẽ nhứt bất cứ nơi nào Ông ghé qua, Mỹ, Canada, Nhựt. Thông cáo chung của Washington - Hà Nội không thấy điều gì quan trọng. Hai bên nói nói đã đạt thỏa thuận giúp cho các tôn giáo hành đạo dễ dàng, Mỹ sẽ ủng hộ VC gia nhập WTO. Không có cam kết gì liên quan đến liên minh quân sự biến Việt Nam thành tiền đồn chống TC. Nên khi về nước, CS Hà Nội lại đàn áp tôn giáo mạnh hơn. Còn Mỹ thì không chế tài nhưng chưa gở biện pháp "cần quan tâm đặc biệt" CPC cho CS Hà Nội.
Hai, CS Hà Nội vừa bị bịnh nội thương vừa bị ngoại thương. Nội thương, cuộc tranh chấp quyền lực tiền đại hội Đảng thứ 10. Cuộc đấu đá giữa phe Đổi Mới và Bảo thủ thêm mấm kỳ thị Nam Bắc, giặm muối thiên Mỹ hay Trung Cộng trở nên gay gắt.

Đổi Mới đa số là Nam dựa vào tiềm lực kinh tế lớn, thiên Mỹ, thấy Mỹ không tham vọng đất đai, và kinh tế Mỹ có thể giúp "bản thân, gia đình", quốc gia dân tộc khá hơn. Bảo Thủ đa số Bắc, công thần trong Đảng dựa vào biên chế biểu (nomenclaturat ) của Đảng để bám quyền hành, dựa vào Anh Cả Đỏ để được che chở nhưng cũng xót ruột khi phải nhường đất, nhượng biển. Việc tranh chấp nội bộ đảng trở nên nghiệt ngã hơn với cuộc viếng thăm của người cầm đầu Đảng, Nhà Nước TC.

Ngoại thương, nạn tham nhũng đã trở thành bịnh ung thư đang ở thời kỳ di căn. Nó đã chạy qua lãnh vực "nhậy cảm, dị ứng" của người dân Việt-- là nhà đất.

Ba, người dân Việt trong và ngoài nước. Trong nước đồng bào kinh thượng, lương giáo đã thấm thía thân phận và hiểu biết chế độ "tự thực dân" (autocolonialism) của CS Hà Nội. Đảng CS một tổ chức của thiểu số người Việt bóc lột, tước đoạt quyền sống vất chất lẫn tinh thần của toàn thể đồng bào mình.

Quần chúng nói chung đang tiến đến giai đoạn vượt khỏi nỗi sợ chánh trị do CS cấm không làm bằng khủng bố trắng đen xám. Thường dân đã bắt đầu chống đối nhà cầm quyền ở qui mô nhỏ và vừa, có tổ chức hay tự phát. Tôn giáo đã giương cao ngọn cờ đầu đấu tranh cho tự do tôn giáo. Quần chúng có tín ngưỡng là lực lượng tương đối còn có tổ chức, có lãnh đạo còn sót lại sau khi CS Hà Nội diệt trắng các chánh đảng.

CS đã thất bại với chánh sách lấy đạo diệt đạo, thành lập giáo hội quốc doanh, phủ nhận giáo hội độc lập có từ lâu. Một số rất ít trí thức vận dụng Internet đòi tự do, dân chủ, nhân quyền. Một số đảng viên đa số hồi hưu đứng lên chống phe cầm quyền cũng dùng đề tài đấu tranh dân chủ.

Cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo bắt đầu liên kết với dân chủ với đôi lần tuyên bố của HT Quảng Độ, nhưng chưa liên kết được với thiệt hại sát sườn hàng ngày làm người dân bất mãn - đó là nạn tham nhũng, bất công, trưng dụng nhà đất đai vì quyền lợi riêng không đền bù thỏa đáng. Tuy cuộc đấu tranh chưa biến được từ điểm sang diện, từ lượng sản phẩm nhưng phù hợp tiến trình dân chủ hóa của Mỹ và thế giới. Và nhứt là được ba triệu người Việt Hải ngoại yểm trợ mọi mặt và quốc tế vận mạnh.
Ngoài nước. Trong lịch sử Việt Nam và tất cả các nước, chưa có một dân tộc nào có một khối lượng lớn người di tản trong một thời gian ngắn vài năm với một hoàn cảnh tương tự tỵ nạn chánh trị tại các quốc gia tiền tiến Tây Phương như người Việt Hải ngoại sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị mất về tay CS Hà Nội.
Không lãnh thổ, không chánh quyền, nhưng cùng một cảm nghĩ muốn thuộc về nhau, cùng thân phận tỵ nạn CS, và chống CS. Thế kinh tế 50 tỷ Đô la lợi tức một năm, gởi về giúp bà con 3 tỷ, về chơi 2 tỷ, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật 26% đậu đại học 4 năm trở lên, hội nhập nhuần nhuyễn vào guồng máy chánh trị của quốc gia định cư, đã có người làm thứ trưởng, dân biểu, giáo sư đại học, sĩ quan cao cấp; ngần ấy đã thành một tuyên truyền hiệu lực nhứt của sự thành công của chế độ tự do, dân chủ ngay trong nước.

Lá phiếu người Việt Hải ngoại không làm ra được tổng thống, thống đốc, nghị sĩ nhưng có thể làm giọt nước tràn đắc hay thất cử một đại diện dân cử địa phương. Thế lực vận động hành lang quyền lực chánh trị bắt đầu có kết quả. Biện pháp CPC của Mỹ đối với VC, quốc kỳ Việt Nam là thành tích tiêu biểu của sự thành công chánh trị. Dù hình thức chưa thành một Việt Nam Hải ngoại nhưng nội dung đã có mẫu số chung chống CS, cảm nghĩ thuộc về với nhau (sense of belonging). Khuynh hướng hòa giải theo kiểu xin - cho không đáng kể so với khuynh hướng giải trừ CS. Đề nghị của Ô. Hoàng Minh Chính "tiểu Diên Hồng" giữa trí thức trong nước, trí thức ngoài nước, và nhà cầm quyền CS Hà Nội, mới mớm ra đã bị bác bỏ.
Sau cùng phân tích khái lược trên cho thấy tình hình có biến chuyển trong ba thế lực có ảnh hưởng đến vấn đề Việt Nam. Quyền lợi của ba thế lực này, Mỹ, CS Hà Nội, và người dân Việt trong ngoài nước không tương đồng, nhưng tương tác -- có khi cùng chiều, có khi ngược chiều. Người Việt yêu nước luôn xem quyền lợi dân tộc là cứu cánh cao nhứt, nội lực dân tộc là phương tiện cần nhứt trong cuộc đấu tranh. Do đó việc tìm thế đấu tranh mới thích hợp với tình hình mới là cần thiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.