Hôm nay,  

Nato Sợ Nga, Đặt Tên Giễu Phản Lực Chiến Đấu Cơ Su-27

01/12/200000:00:00(Xem: 4517)
(Kim Lai) - Nhiều năm, các nhà lãnh đạo Tây phương và các phi công của Tây phương đã lo ngại sự ra kế tiếp thuộc các phản lực cơ chiến đấu của Sô Viết có tên MiG.

NATO đã đặt các tên cho những phi cơ loại này mà Sô Viết đã yêu thích cho bõ ghét. MiG 21 là "Fish bedù" (Sàng cá), MiG 23 là "Fogger" (cái quất) và MiG 29 là "Fulcrum" (nấm râu), những tên này là trong những tên NATO đã đặt cho các loại phi cơ MiG của Số Viết.

Song thời gian đã đổi thay và thế giới đã bước sang không khí của giai đoạn chiến tranh lạnh, Sô Viết đã đưa vào các quốc gia của phương Tây những loại phản lực cơ chiến đấu kế thừa. Các phản lực cơ chiến đấu này được biết như là Sukhoi hay phản lục cơ chiến đấu Su. Đi xa hơn, phản lực cơ chiến đấu Sukhoi mạnh nhất là Su-27, NATO đã vui vẻ dặt tên cho là "Flanker" (phòng ngự).

Hoạt tính của Su-27, nếu không hơn, cũng tương đồng với phi cơ của Hoa kỳ như F-15 "Eagle" (Con ó). Chiếc Su-27 chac chắn đã chiếm một chỗ trong Không đoàn Bảo vệ Không phận của Nga (PVO)và Không quân Sô-Viết (VVS) như là một loại phi cơ dùng để nghênh chiến. Chiếc phi cơ này đã thế chỗ cho phi cơ Sô Viết như chiếc Tu-128 "Fiddler", chiếc Su-15 "Flagon" và chiếc YaK-28 "Firebar" có trong Không đoàn Bảo vệ Không phận của Nga. Mặc dầu có cùng họ, gốc của chiếc Su-27 được theo dõi bằng cách đi ngược thời gian hồi máy bay còn là loại tầm thường.

Năm 1969, Nha thiết kế OKB về Sukhoi của Nga đã trúng mối thầu của nhà nước Nga để thiết kế một chiếc máy bay nghênh cản có tầm bay xa, loại máy bay này phải làm cho vượt hẳn các phản lực cơ chiến đấu của Tây phương để thay thế ngay các phi cơ chiến đấu của Sô-Viết đang xữ dụng.

Chiếc phi cơ mẫu đầu tiên là Su-27 (có tên là T-101), được coi như là chiếc máy bay quan trọng dùng vào chiến thuật xâm nhập ở cao độ thấp. Vì thế chiếc Su-27 được thiết kế với khả năng bay chúi xuống, bắn đóùn đầu phi cơ địch và phóng ra hỏa tiễn tự động lái tại cao độ thấp.

Ngày 20 Tháng Năm 1977, chiếc phi cơ T-101 (do Vladimir Ilyushin lái) đã hoàn tất một cuộc bay thử tại vùng Zhukovsky. Song chẳng bao lâu đã phát giác ra tầm hoạt động bay tối đa và sự điều khiển của phi cơ mới này không vượt được những phi cơ ưu hạng của các quốc gia tương đương với Nga.

Chiếc Su-27 có nhiều sự cố về sự cản của không khí, phi cơ rung mạnh, năng tính của động cơ kém và tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu. Phi cơ bay không vững trãi và không theo tính chất của khí động học, hệ thống điều khiển lái hoàn toàn dùng dây cáp.

Máy bay mẫu thứ hai là T-102 ra đời đã bị rớt, mất một phi công. Sau những lần thất bại, nha thiết kế OKB đã thực sự cho cải bổ máy bay này.

Năm 1981, một chiếc máy bay theo thiết kế mới hoàn toàn, được gọi là T-10S theo dáng của chiếc T-101 và được bay thử ngày 20 tháng tư. Chiếc phi cơ mẫu này đã trở thành chiếc Su-27. Chiếc Su-27 ra đời được tự coi thực thụ như một phản lực cơ chiến đấu xuất sắc có kết quả như dễ bay nhào lộn, có tầm hoạt động xa và có khả năng không chiến.

Khung phòng của phi cơ chắc chắn này được làm bằng hợp kim nhôm và lithium nhẹ tân tiến. Tuy khung phi cơ cứng và lớn, nhưng phi cơ rất nhẹ. Cánh phi cơ được thiết kế theo hình cung nhọn mũi, phần cánh sát thân được nới rộng ra. Cánh chính có bờ đụng (leading edge) suôi 42 độ, bờ đụng có thêm phiến chống gió lốc và bờ sau của cánh này có cánh nâng (flap). Các cánh nâng này có chức năng hoạt động tổ hợp vừa là cánh nâng thông thường, vừa là cánh liệng (aileron), khi cánh nâng và cánh liệng cùng hoạt động trở thành cánh nâng cho phi cơ bốc lên hay là thả cánh xuống để kìm phi cơ lại. Khi cánh nâng và cánh liệng hoạt động tách riêng có chức năng như là cánh liệng.

Động cơ của chiếc Su-27 là hai máy AL31F, động cơ phản lực loại tua-bin do A.M. Lyul'la thiết kế, hãng MMZ Saturn Designer. Hai động cơ này rất ít tốn nhiên liệu và có lực đẩy tĩnh 12.500kg tại phần hậu thiêu (afterburner) và 7600 kg cho lực đẩy phóng lúc không chiến (military power). Cơ chế hậu thiêu tiêu thụ 0,67kg cho lực đẩy một kilogram mỗi giờ đồng hồ. Động cơ AL31F chạy rất tín cậy, mạnh mẽ và dễ bảo trì. Khi động cơ chạy thử tại luồng không khí cực kỳ rối loạn và tại diều kiện khắc nghiệt, động cơ hoạt động rất đều đặn. Điều này cắt nghĩa tại sao khi phi cơ đuợc lái lao thẳng xuống hay ngóc thẳng đầu lên đều có thể làm được (Tail-slide and Cobra maneuvers possible).

Trong khi phi cơ này đang bay, phi công có nhiều lựa chọn nằm ngay trong bàn tay. Phi cơ này không để cho phi công làm phi cơ quay tới rớt hay sức ly tâm kéo quá nhiều, nhờ vào hệ thống viễn khiển tối tân tứ tín điều khiển bằng dây cáp (EDSU) đã được đặt sẵn góc nâng và giới hạn sức ly tâm.

Phi cơ này được trang bị một hệ thống điều khiển vũ khí dùng loại radar RLPK27 hoạt động theo xung Doppler mà nhiễu từ truờng không thể phá nổi để bám sát phi cơ địch trong lúc quét màn ảnh và có khả năng nhìn xuống để bắn hạ phi cơ địch. Tầm dò xa của radar này là 240km và có thể theo rõi một lúc 10 mục tiêu cách xa 185km. Phi công có thể bắn hỏa tiễn vào hai mục tiêu cùng một lúc.

Trong trường hợp máy radar bị hư, phi công có hệ thống điện quang 36sh do Geophysia NPO để làm việc ngay. Hệ thống điện quang này có máy dò khoảng cách bằng tia sáng LASER (có tầm hoạt động 8km) và hệ thống tìm và theo rõi địch bằng hồng ngoại tuyến (có tầm hoạt động 50km). Hệ thống điện quang này có thể gắn ngay vào nón phi hành có ráp màn thị hiệu cho mục tiêu để cho phép phi công nhắm vào mục tiêu bắn bằng cách quay đầu.

Trong trường hợp nguy cấp, pilot có thể phóng ra khỏi phi cơ một cách an toàn và đầy tin tưởng nhờ ghế phóng Zvezda K36DM. Phi công có thể dùng ghế ngồi này phóng ra khỏi phi cơ ở vận tốc từ 0 cho tới Mach 2 và ở cao độ từ 0 cho tới 25 ngàn mét.

Năm 1982, chiếc Su-27 vào sản xuất tại Komsomolsk -upon-Amur, và phi cơ giao cho Không quân Bảo vệ Không phận và Không lực năm 1985. Tuy nhiên, vào năm 1989 đế quốc Sô-Viết tự nhiên bị sụp đổ, nhắc nhở cho chúng ta nhớ là kẻ mạnh nhất không thể sống mãi được. Cũng như chiếc Su-27 mạnh, tuơng lai của nó cũng theo sự đổ vỡ của Liên bang Sô-viết mà thôi. Một số máy bay này đã phải phát mãi vội vã và giao cho Trung quốc, Ukraine, Byelorussia, Georgia và Việt Nam. Trong vòng 2 hay 5 năm tới, kỹ thuật chế tạo phi cơ Su-27 được bán lại cho Ấn Độ.

Hiện nay Trung quốc có 50 chiếc Su-27 và Việt Nam có 12 chiếc này. Năm 1991, Trung quốc đã mua 24 chiếc Su-27 với giá 35 triệu Mỹ kim cho một chiếc. Người ta không còn nghi ngờ gì cả, Không lực Trung quốc trong tương lai sẽ lấy máy bay Su-27 làm chủ lực. Song Trung quốc muốn xử dụng máy bay loại này hữu hiệu hơn, Trung quốc cần phải có hàng không mẫu hạm.

Năm 1996, trong lúc Trung quốc và Đài Loan xung đột, Trung quốc đã cho biểu diễn bốn chiếc Su-27 trên eo biển, bốn phi cơ này được ráp nay tại Phúc Kiến Hạ. Trung quốc đã dùng loại phi cơ này để khoe hoả lực của Không quân Trung quốc đang nằm trong vùng. Nhưng hầu hết hoả lực của Không quân Trung quốc là dựa vào MiG-21.

Hoả lực được gắn trên Su-27 gồm có một súng đại liên 30 ly với một tràng dạn có 150 viên với 10 hoả tiễn loại không đối không (Air to Air) AA-10 và AA-11. Tầm hoạt động của Su-27 là 3900km, có vận tốc tối đa là 2500km/giờ. Su-27 chỉ dùng để nghênh cản trên không, không thả bom được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.