Hôm nay,  

Hồi Ký Về Chuyến Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Tại Bắc Ấn

08/08/200400:00:00(Xem: 4824)
Nhận tin của Sư Cô Huệ Phúc ở Delhi cho biết cần sự trợ giúp của tôi trong việc cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Bihar, tôi đã vui vẻ hứa giúp và chuẩn bị chuyến đi. Chúng tôi hẹn gặp nhau sáng ngày 19/07/2004 tại ga tàu lửa Patna (thủ phủ bang Bihar, cũng là Pataliputra - Thành Hoa Thị - trong thời Đức Phật). Cơn mưa rào xối xả đã chào đón chúng tôi tại ga Patna sáng đó.
Gặp nhau, ngoài Sư Cô, cùng đi còn có Thầy Thích Minh Hạnh, người mà trước đây chúng tôi đã từng đề cập trong bài viết trước. Trong thời gian ở Ần Độ, Thầy đã giúp đỡ rất nhiều người dân nghèo bản xứ ở rải rác nhiều vùng. Hầu như lần cứu trợ nào cũng đều có sự tham gia nhiệt tình của Thầy. Thầy thường quan tâm giúp tập bút cho các em học sinh nghèo một số nơi và đặc biệt mới đây còn giúp cả thực phẩm cho các em học sinh bị tật nguyền tại làng Sujata, gần Bồ đề đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo. Lần cứu trợ nạn nhân bão lụt này, trong tổng cộng số tiền chi dùng trên 115.000 Rupees Ấn, hơn phân nửa số tịnh tài (khoảng 67.000 Rs) là do Thầy nhiệt tâm đóng góp và kêu gọi Phật Tử của Thầy ở Mỹ ủng hộ. Gần phân nửa tịnh tài còn lại là tiền Cô Huệ Phúc quyên góp từ một số Chư Tăng Ni Lưu Học Sinh tại Delhi, Phật tử Diệu Anh (Úc – 100 USD), Phật tử Thiện Thuận (Mỹ - 50 USD) và của Ni Sư Trụ Trì chùa KIM LIÊN, Q.4, TP Hồ Chí Minh Việt Nam (500 USD) giúp đỡ.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi đồng ý cùng dùng điểm tâm tại nhà ga trước khi đến Vaishali (Tỳ xá li, cách Patna gần 60 Km), trạm dừng để chuẩn bị cho việc cứu trợ. Thầy Minh Hạnh yêu cầu chúng tôi dùng sáng no để đủ sức lo cho công việc. Tôi cười lạc quan và thưa Thầy rằng: “Con nghĩ, chúng ta có đến 5 ngày để làm Phật sự, có lẽ không đến nỗi vất vả lắm đâu thưa Thầy”. Thầy ấy chỉ cười nhẹ nhàng và khuyên hãy dùng no. Thoạt đầu, khi nghe Cô Huệ Phúc lên lịch 5 ngày cho việc cứu trợ, tôi nghĩ nên rút ngắn thời gian hơn, nhưng quả thật suốt trong 5 ngày, chúng tôi hết sức bận rộn, vất vả như sẽ được thấy trong các diễn biến tiếp theo.
Cả ba chúng tôi, ai cũng có chung nỗi ưu tư, lo lắng: làm thế nào để trao tặng quà cứu trợ đến tận tay người dân bị lụt, bằng cách nào có thể thực hiện tốt đẹp việc cứu trợ" đây là lần đầu tiên chúng tôi đi cứu trợ nạn nhân bão lụt trên nước Ấn, xứ sở rộng lớn có nhiều ngôn ngữ địa phương khác nhau, có phong thổ, phong tục, tập quán ... khác hẳn nước Việt. Vùng lụt lội lại là những vùng xa xôi chúng tôi chưa từng đến. Nhận số tiền đóng góp của chư đại đức Tăng, Ni và quý Phật tử, chúng tôi biết mình đã nhận luôn cả lòng tin cậy và sự gởi gắm của các vị với chúng tôi trong việc trực tiếp chia sẻ và giúp đỡ một số nạn nhân lũ lụt. Chúng tôi nguyện nổ lực hoàn thành sứ mệnh và cầu xin Hồng Ân Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, Hộ Pháp Thiện Thần gia hộ cho chúng tôi gặp thuận duyên trong Phật sự.
Sau khi ăn sáng, chúng tôi đi xe thẳng đến Vaishali. Tôi xin phép được dài dòng đôi chút đề cập lý do chúng tôi chọn nơi đây làm trạm dừng chân chuẩn bị cho việc cứu trợ. 1) Vaishali (Tỳ Xá Ly) là nơi hiện không bị ngập lụt, nhưng lại rất kề cạnh các vùng ngập lụt chung quanh. 2) Vaishali thuở xưa là nơi 500 nữ nhân dòng họ Thích cùng với Kiều Đàm Di Mẫu (Dì ruột và cũng là Mẹ kế của Thái tử Sĩ Đạt Đa) dẫn đầu, đi bộ lở gót chân từ thành Ca Tỳ La Vệ [….] Việt Nam đầu tiên tại đây. Ni Sư có ý nguyện xây tượng Kiều Đàm Di Mẫu, làm di tích tưởng niệm công ơn Người đã chịu khổ nhọc xin đức Phật cho nữ giới được xuất gia và thành lập Ni Bộ. Ni Sư cũng hy vọng tạo phương tiện, điều kiện giúp đỡ cho người nữ Ấn độ được tu tập, giúp chư Ni khắp nơi trên thế giới có chỗ lưu trú để tưởng niệm vị Tổ của Ni giới khi đến chiêm bái Phật tích, để tận hưởng dư quang của đức Phật và Chư Thánh Tăng một thời từng lai vãng, cư ngụ nơi này, và đồng thời cũng giúp được dân nghèo tại vùng đất lịch sử của Phật Giáo. đất chùa Ni Việt Nam tại Vaishali gần như đối diện với ngôi chùa của các vị sư người Tích Lan (Sri Lanka). Sư Trụ Trì chùa này là Sư P. Chandra Wimala, người đã được Hội Anan Bodhi Society của Sri Lanka tại Ấn đề cử trông coi việc xây dựng và trụ trì ngôi chùa này từ năm 2000 đến nay. Sư còn trẻ nhưng đã ở Ấn độ trên 10 năm, biết khá thuần thục tiếng Ấn (Hindi), rành rẽ đường xá, nếp sống dân làng, giàu lòng từ bi, thích việc từ thiện, thường phát thuốc miễn phí cho dân làng bịnh tật. đặc biệt, Sư là người giúp đỡ Ni Sư Kim Liên rất nhiều trong việc mua đất chùa nói trên. Trong thời gian chùa Ni Việt Nam chưa khởi công, chư Tăng, Ni Việt thường nghỉ lại chùa Tích Lan này. Do vậy, có mối quan hệ thân thiết giữa hai bên và đó là nhân duyên chúng tôi chọn nơi này làm trạm phát xuất cho việc cứu trợ.
Sau khi đến Chùa Tích Lan tại Tỳ Xá Ly, chúng tôi trình bày với Sư P.Chandra Wimala về dự tính cứu trợ nạn nhân bão lụt. Sư rất hoan hỉ tán thành và nhiệt tình hợp tác. Ngay lúc ấy, Sư liên hệ điện thoại đến các nơi quen biết để thu thập tin tức và góp ý cho chúng tôi chọn phương sách tốt nhất trong việc cứu trợ. Sư đã mời Thượng Toạ Gyojin Nakasato đang trụ trì chùa Nhật Nipponzan Myohoji tại Vaishali cùng tham gia. Thượng Toạ người Nhật này đã đến Vaishali xây dựng Tháp Hoà Bình và cai quản ngôi chùa Nhật này trong suốt 16 năm qua. Thượng Toạ không những biết rành rẽ tiếng Hindi, địa lý Vaishali và nhiều vùng phụ cận, mà còn quen biết hầu hết dân cũng như chính quyền từ quận, xã cho đến địa phương mặc dù trông Thượng Toạ có vẻ ít nói và nghiêm nghị. Ngay sau khi nghe lời mời của Sư P.Chandra Wimala qua điện thoại, Thượng Toạ đã nhanh nhẹn lái xe đến chùa Sri Lanka gặp chúng tôi để bàn tính phương kế cứu trợ. Qua sự hiểu biết rõ hiện trạng thực tế của địa phương, Thượng Toạ khuyên chúng tôi nên kết hợp với chính quyền mới có thể thực hiện tốt đẹp việc cứu trợ. đầu tiên, chúng tôi muốn tự tiến hành việc cứu trợ không cần sự can dự của chính quyền, nhưng Thượng Toạ đã thuyết phục được chúng tôi qua những kinh nghiệm đưa ra với sự chân thành, và tấm lòng từ bi, nhiệt tâm giúp đỡ. Khi chúng tôi đồng ý theo lời chỉ bảo của Thượng Toạ, Thượng Toạ tức thời liên hệ điện thoại với Quận Trưởng quận Vaishali (Hajipur), bang Bihar và sẵn lòng chờ chúng tôi dùng vội vàng xong bữa trưa, rồi đích thân lái xe chở chúng tôi cùng Sư Trụ Trì chùa Tích Lan đến gặp người đứng đầu của Quận, ông H.K. Srinivasa. Có lẽ ai cũng ngạc nhiên khi biết Quận Trưởng này là một thanh niên 33 tuổi, rất thông minh, trẻ trung, nhanh nhẹn, hoạt bát, giản dị và giàu lòng từ. Tuy rất bận rộn công việc, ông H.K. Srinivasa đã vui vẻ dành cho chúng tôi suốt buổi chiều hôm ấy để bàn thảo về các vấn đề chi tiết liên quan đến việc cứu trợ. Khi biết chúng tôi dành 100.000 Rs để mua thực phẩm uỷ lạo đến nạn nhân bão lụt, Ông gợi ý chúng tôi nên mua lương thực cần thiết giúp nạn nhân như: gạo, đậu, muối. Ngoài ra còn có thể thêm đèn sáp, diêm quẹt và gạo dẹp ( tương tự cốm dẹp Việt Nam. Đó là gạo đã chín sẵn, làm cho hạt dẹp lại và khô, chỉ cần trộn với nước là có thể dùng được, không cần nấu), đặc biệt là thuốc điều trị bịnh. Sau khi tính toán, cân nhắc cẩn thận sự phù hợp giữa tiền bạc, số lượng lương thực chia cho mỗi gia đình, Ông chọn địa điểm cứu trợ của chúng tôi là một làng nhỏ tại Patepur gồm 300 gia đình bị ngập lụt, vừa vặn đủ với số tiền dự tính giúp đỡ trên. Ông hứa cho người giúp chúng tôi mua, đóng gói và sắp xếp cẩn thận quà tặng vào hôm sau để chúng tôi có thể tiến hành việc trao tặng quà đến tận tay nạn nhân trong ngày kế tiếp. Ông cũng hứa giúp đỡ chúng tôi về vấn đề an ninh khi chúng tôi tiến hành công việc từ thiện. Chúng tôi ngõ ý muốn được tham quan vùng ngập lụt trước khi đưa tặng phẩm đến. Quận Trưởng đã chìu lòng chúng tôi hứa cho xe cùng người hướng dẫn đưa chúng tôi đến đó vào sáng mai. Chiều tối hôm ấy, trên đường trở về nghỉ đêm tại chùa Tích Lan ở Vaishali, dù khá mệt do suốt 2 ngày phải liên tục đi nhiều chặn đường xa, chưa được nghỉ ngơi, chúng tôi vẫn thực sự hân hoan, nhẹ nhõm vì bước đầu đã gặp nhiều thuận duyên trong Phật sự. Nhìn gương mặt hoan hỉ của hai vị trụ trì chùa Tích Lan và Nhật Bổn tại Tỳ Xá Li đi cùng, chúng tôi cảm thấy vui vẻ và ấm áp trước tấm lòng nhân hậu và từ ái của các vị. Hai vị đã đóng cửa chùa, dành thì giờ quý báu để đi với chúng tôi suốt ngày. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy rằng, tấm lòng người con Phật, dù khác quốc gia, dù cách biệt phong thổ, văn hoá, tập tục ... vẫn sẵn lòng quên mình, cùng nhau xả thân cứu giúp những người không may trong cơn hoạn nạn, khốn khó.

Sáng 20/7/04, sau khi dùng điểm tâm thật no ở chùa Tích Lan, chúng tôi lại được Thượng Toạ Gyojin Nakasato lái xe đến chùa đón và đưa chúng tôi đến văn phòng Quận Trưởng. Sáng nay Thượng Toạ bận công việc riêng nên không đi với chúng tôi đến quan sát nơi ngập lụt. Chỉ một mình Sư Trụ Trì chùa Tích Lan tháp tùng chúng tôi như một người đại diện và thông dịch (chúng tôi không biết rành tiếng địa phương). Quận Trưởng lại đón chúng tôi với nụ cười niềm nở và ánh mắt thân thiện, tươi vui. Ông dành cho chúng tôi chiếc xe Jeep với người người hướng dẫn đi cùng. Từ văn phòng quận Hajipur (cách Patna khoảng 20 km, cách chùa Tích Lan-Vaishali 38 km) đến Patepur chỉ 40 km, nhưng chúng tôi phải mất hai giờ rưỡi đồng hồ mới đến nơi do đường quá xấu. Con đường vốn đã gồ ghề, lởm chởm với vô số ‘ổ trâu’, ‘ổ voi’ do không được tu bổ, lại còn hư hỏng, sạt lở thêm vì ngập lụt, nước xoáy. Chúng tôi ngồi trên xe mà cứ như ngồi trên lưng ngựa đang phi nước đại! Tôi chợt xót xa thầm nghĩ: “Đường xá như thế này cũng là nguyên nhân hạn chế người hảo tâm đến tận nơi ngập lụt cứu giúp người dân không may vùng này”. Xe dừng ở trụ sở xã Patepur. đây là một xã thuộc quận Hajipur, nhưng nằm sát ngã ba biên giới tiếp giáp hai quận Muzaffapur và Samastipur. Hai quận hầu như đã bị ảnh hưởng nặng nề trong cơn lũ lụt vừa qua tại bang Bihar. Trên bản đồ, có lẽ Patepur cách biên giới Nepal về hướng Bắc độ chừng hơn 150 km. Chúng tôi xuống xe với quần áo và mặt mũi bám đầy bụi đỏ. Xã trưởng cùng với chính quyền xã vui vẻ đón tiếp và đích thân đưa chúng tôi tham quan vùng lũ lụt mà chúng tôi sẽ trao tặng vật phẩm ngày mai. Nơi đây chỉ cách trụ sở xã khoảng hơn 2 km. Xe dừng trên vùng khô ráo. Xã trưởng, chính quyền địa phương và chúng tôi lội bộ vào vùng nước ngập lụt. Lội theo chúng tôi còn có hàng trăm người dân tò mò đoanh vây. Chúng tôi cùng lội nước trên con đường vào làng cho đến khi không còn có thể lội được. Thật vô cùng cảm động trước cảnh hàng trăm, hàng ngàn ngôi nhà đã bị nước tràn ngập chỉ còn nhìn thấy nóc và mái lá. Một biển nước mênh mông đục lờ phủ ngập 4, 5 km tiếp đó bày ra trước mắt chúng tôi. Thỉnh thoảng một chiếc ghe con xuất hiện bé tẻo tẹo trên sóng nước nhấp nhô, chuyển tải một vài nạn nhân còn sót lại từ vùng xa bên trong. Xã Trưởng cho chúng tôi biết đây là cơn lụt ngập nặng nề kể từ gần 25 năm qua. Trong riêng bang Bihar, tính đến nay cơn lụt đã cướp mạng sống của khoảng 300 người. Toàn bang có đến 7.222 làng bị lụt và khoảng 20 triệu người dân bị ảnh hưởng. Riêng xã này có trên 15 làng và khoảng hơn 6.000 gia đình chịu cảnh ngập lụt này. Chúng tôi ngao ngán lội trở ra. Giờ đây chung quanh chúng tôi đầy ấp nạn nhân và tiếng kêu than, van nài cứu giúp như Sư Trụ Trì chùa Tích Lan đã dịch lại cho chúng tôi hiểu. Họ van xin chúng tôi, kêu nài chính quyền địa phương nổ lực giúp đỡ họ qua cơn thống khổ, đói khát. Họ kể lể đã không có nước uống, thức ăn, thuốc uống trong mấy ngày qua. Họ đã mất hết tài sản, mất người thân, hiện không nơi trú ngụ, bị đói lạnh và bịnh tật tàn hại. Nhìn những thân thể gầy gò, yếu ớt trong các bộ y phục tả tơi, chúng tôi cúi đầu tránh những ánh mắt cầu khẩn và bước đi im lặng trong nỗi đau cùng sự chua xót trước thảm cảnh của những con người cùng khổ. điều làm chúng tôi khổ tâm và buồn bả nhất là chúng tôi có quá ít vật phẩm và sẽ chỉ tặng được vỏn vẹn 300 gia đình trong tổng số hàng nghìn gia đình quanh đây! Chúng tôi trở lại trụ sở xã, bàn tính với chính quyền xã chi tiết việc trao tặng quà đến nạn nhân ngày mai. Chúng tôi dự định chia nhỏ số lượng phần quà làm đôi để có thể trao tặng thêm 300 gia đình khác nữa, nhưng dự tính này không thể thực hiện theo sự trình bày hợp lý của những người lãnh đạo địa phương. Họ giải thích với chúng tôi rằng: hàng tuần, chính phủ và chính quyền địa phương chi ra hơn 1.000.000 Rs để mua thực phẩm cứu giúp nạn nhân ngập lụt trong quận.
THƯ KÊU GỌI SỰ GIÚP ĐỠ TỪ QUÍ THẦY CÔ VÀ NHỮNG PHẬT TỬ THIỆN TÂM ĐỐI VỚI NHỮNG NẠN NHÂN BÃO LỤT.
Quí Thầy Cô và quí Phật tử thiện tâm kính mến!
Cuộc đời này còn biết bao là những hoàn cảnh, những cuộc đời bất hạnh, những con người ấy luôn phải đối diện với thiên tai, bão lụt…hay bệnh tật mà bản thân của họ không thể thoát được những nạn tai đó đến nỗi họ phải chấp nhận với những đau thương và mất mát như; của cải, tài sản và người thân của họ.
Kính thưa quí vị! Vừa rồi, chúng tôi và một số Thầy Cô cùng tổ chức một chuyến cứu trợ. Thật vô cùng cảm động trước cảnh hàng trăm, hàng ngàn ngôi nhà đã bị nước tràn ngập chỉ còn nhìn thấy nóc và mái lá. Một biển nước mênh mông đục lờ phủ ngập 4, 5 km tiếp đó bày ra trước mắt chúng tôi. Thỉnh thoảng một chiếc ghe con xuất hiện bé tẻo tẹo trên sóng nước nhấp nhô, chuyển tải một vài nạn nhân còn sót lại từ vùng xa bên trong. Xã Trưởng cho chúng tôi biết đây là cơn lụt ngập nặng nề kể từ gần 25 năm qua. Trong riêng bang Bihar, tính đến nay cơn lụt đã cướp mạng sống của khoảng 300 người. Toàn bang có đến 7.222 làng bị lụt và khoảng 20 triệu người dân bị ảnh hưởng. Riêng xã này có trên 15 làng và khoảng hơn 6.000 gia đình chịu cảnh ngập lụt này. Giờ đây chung quanh chúng tôi đầy ấp nạn nhân và tiếng kêu than, van nài cứu giúp như Sư Trụ Trì chùa Tích Lan đã dịch lại cho chúng tôi hiểu. Họ van xin chúng tôi, kêu nài chính quyền địa phương nổ lực giúp đỡ họ qua cơn thống khổ, đói khát. Họ kể lể đã không có nước uống, thức ăn, thuốc uống trong mấy ngày qua. Họ đã mất hết tài sản, mất người thân, hiện không nơi trú ngụ, bị đói lạnh và bịnh tật tàn hại. Nhìn những thân thể gầy gò, yếu ớt trong các bộ y phục tả tơi, chúng tôi cúi đầu tránh những ánh mắt cầu khẩn và bước đi im lặng trong nỗi đau cùng sự chua xót trước thảm cảnh của những con người cùng khổ. Điều làm chúng tôi khổ tâm và buồn bả nhất là chúng tôi có quá ít vật phẩm và chỉ tặng được vỏn vẹn 300 gia đình trong tổng số hàng nghìn gia đình quanh đây!
Chúng tôi, một số Thầy Cô tại Ấn Độ sẽ tổ chức chuyến cứu trợ thứ hai vào ngày 10 tháng 08 năm 2004. vì vậy, chúng tôi kính kêu gọi đến quí Thầy Cô và quí Phật tử thiện tâm nên phát tâm để cứu giúp những người không may trong nạn lụt này, vì hiện nay họ rất cần sự cứu giúp từ lòng hảo tâm của toàn thể quí vị. Nếu quí Thầy Cô và quí Phật tử thiện tâm muốn gởi tịnh tài để giúp cho những người dân bị lụt, xin liên hệ với Đạo Hữu Chánh Thông qua địa chỉ sau đây;
Ba Văn Nguyễn; 2114 Ambassador Caffery Parkway Lot # 44, Lafayette, LA 70506 USA. Địa chỉ email: phapthi_usa@yahoo.com
Sau khi nhận được tiền, Phật tử sẽ tổng kết để gởi qua chúng tôi theo địa chỉ email:thichdongquang2002@yahoo.com và sau đó chúng tôi sẽ gởi đến một số Thầy Cô tổ chức đi cứu trợ trong đợt 2. Kính mong nhận được từ sự giúp đỡ của quí Thầy Cô và Phật tử thiện tâm đối với người dân không may trong nạn lụt này.
Vừa qua, chúng tôi có email cho Đạo Hữu Chánh Thông và Phật tử Thanh Tâm nói về việc làm cứu trợ của chúng tôi đối với người dân bị nạn lụt với hàng ngàn người đang trong cảnh màn trời chiếu đất, và gần 300 sinh mạng phải tử vong vì đói và khát. Xuất phát từ tấm lòng của người con Phật, nên Bác và người con của bác là Phật tử Thanh Tâm đã kêu gọi một số Phật tử hảo tâm gởi đến chúng tôi với số tiền là 700 USD trong việc mua thuốc men và thức ăn để phát cho người dân bão lụt trong lần cứu trợ đợt hai. Tất cả chúng tôi luôn ghi nhận tấm lòng của tất cả quí Phật tử ân nhân đã nhín chút phần ăn của mình để gởi đến giúp đỡ cho những người không may trong nạn lụt này. Đồng thời, chúng tôi cũng không quên nhắc đến người cô ruột của chúng tôi là Nguyễn thị Sim hiện nay đang sống tại miền Nam Cali nước Mỹ cũng đã phát tâm gởi đến chúng tôi một số tiền cho việc cứu trợ những nạn nhân trong nạn lụt này.
Cuối cùng, chúng tôi vô cùng tán thán tấm lòng nhiệt thành của toàn thể quí Phật tử đối với những người không may trong nạn lụt và chúng tôi xin nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo luôn gia hộ cho toàn thể quí vị được chư duyên thắng ý, công hạnh viên dung, pháp lữ đề hề, tấn tu đạo nghiệp và luôn được an lạc dưới ánh hào quang của chư Phật.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Người viết
Thích Thông Lý
Bodhgaya; ngày 31 tháng 07 năm 2004.
(www.thuvienhoasen.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.