Hôm nay,  

Ký Hay Không Ký

04/07/200000:00:00(Xem: 5863)
Ký hay không ký, đó là vấn đề. Từ đầu tuần này hai phái đoàn thương thuyết Việt và Mỹ lại họp ở Washington như đã dự định từ hai tuần qua, nói là để “hoàn tất” bản Hiệp ước Mậu dịch. Trước khi biết kết quả cuộc họp lần này, thiết tưởng cũng nên bàn tới vài lối chơi chữ khá tế nhị của ngành ngoại giao. Sau khi ký tắt bản văn thỏa hiệp nguyên tắc hồi tháng 7 năm ngoái, người ta đã tưởng bản văn chính thức sẽ được ký vào tháng 9 năm đó. Nhưng Hà Nội đã khựng lại không chịu ký và đến đầu năm 2000, nói cần phải thương thuyết lại vì còn nhiều điểm chưa được sáng tỏ. Phía Mỹ nói không thể có vấn đề thương thuyết lại, nhưng nếu cần làm sáng tỏ, Mỹ sẵn sàng. Từ tháng 5, Mỹ đã có thư mời họp để làm sáng tỏ, nhưng Hà Nội không trả lời dứt khoát được bởi vì “nếu chỉ làm sáng tỏ” rồi ký thì hiển nhiên ông Vũ Khoan không quyết định được mà chính ông Thủ tướng Phan Văn Khải cũng không dám tự quyết. Còn phải chờ tiếng nói chóp bu của ban Chấp hành Trung ương đảng.

Tuần qua sau khi Trung ương họp được hai ngày, bỗng có tin Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan nhận lời mời qua Mỹ để “hoàn tất” bản thương ước. Thế nào là hoàn tất" Hoàn tất có nghĩa là ký kết cho xong, nhưng theo thói mập mờ của mấy ông Hà Nội vì nhu cầu riêng đối phó trong nội bộ, nó cũng có thể được hiểu rằng bản văn chưa xong nên phải thương thuyết lại cho hoàn tất. Phía Mỹ có lẽ cũng thông cảm nhu cầu đó nên nói đến cuộc họp của hai phái đoàn “thương thuyết”, được hiểu ngầm như có sự thương thuyết lại. Nếu Mỹ cũng thích mập mờ, đó cũng chỉ là thủ đoạn ngoại giao ngắn hạn. Hôm thứ năm tuần qua, Vũ Khoan chính thức nói đã nhận lời qua Washington để trao đổi quan điểm nhằm “hoàn tất thương ước”. Ông ta còn nhấn mạnh “vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được làm sáng tỏ thêm”. Hôm sau người ta thấy Đại sứ Mỹ Pete Peterson ở Hà Nội lên tiếng.

Ông Peterson nói một câu đáng chú ý: “Chúng tôi sẽ không ký tạm một văn kiện nào khác nữa, vì chúng tôi đã làm một lần rồi”. Nếu có thương thuyết lại, tất nhiên phải có văn kiện mới để ký tạm. Bây giờ Mỹ nói không ký tạm nữa có nghĩa là không có chuyện thương thuyết lại. Điều này Mỹ đã nói từ lâu, nhưng Peterson chỉ xác nhận một cách thật rõ rệt sau khi Trung ương đảng Hà Nội đã quyết định. Sau khi Vũ Khoan đã chính thức tuyên bố đi Mỹ, ông Peterson còn nói: “Việc duy nhất chúng tôi quan tâm lúc này là ký kết một văn kiện hay tuyên bố văn kiện đó cần phải được giải quyết sau”. Có nghĩa là ký hay không ký lần này phải làm cho rõ. Chính thức nhận lời rồi mà không đi vào phút chót là kẹt. Vậy Trung ương đảng đã quyết định ký hay không ký" Nếu không ký thì cho Vũ Khoan đi Mỹ để làm cái gì" Thế nhưng con cà cuống chết rồi mà đít vẫn còn cay. Có tin nói Vũ Khoan đã được lãnh đạo chóp bu cho phép “toàn quyền quyết định” bất cứ chuyện gì, được hiểu như kể cả quyết định ký hay không ký. Đây chỉ là thủ đoạn vớt vát được phần nào hay phần đó vào giờ chót.

Hà Nội muốn vớt vát cái gì" Chính các ông Cộng sản Việt Nam bắn tiếng từ cuối năm ngoái nói bất mãn về việc hưởng tối huệ quốc có hạn kỳ một năm để rồi mỗi năm lại phải xin gia hạn, họ muốn Mỹ cấp cho Việt Nam “tối huệ quốc trường kỳ” một lần suốt đời cho xong. Tối huệ quốc một năm một lần là cái roi đánh vào hông con ngựa để thúc cho nó chạy lồng lên đi vào hướng tôn trọng nhân quyền, như Mỹ đã làm với Trung Quốc trong mấy chục năm qua. Hà Nội đã nhìn thấy kinh nghiệm đó và thấy sợ. Bởi vì Trung Quốc có thể chịu ngọn roi hàng năm mà chẳng thấy hề hấn gì, còn Việt Nam lại khác. Giữa lúc tình trạng nội bộ đảng rạn nứt mà chịu đòn “tối huệ” theo kiểu định kỳ đến hẹn lại lên là có nhiều hiểm họa không thể lường trước.

Dù vậy ngọn roi tối huệ quốc cũng chỉ là đòn đánh ngoài da, nó không làm đau thấu đến tận ruột. Đau đến ruột là túi tiền của mấy ông bè phái tham nhũng trong nội bộ lãnh đạo đảng. Điều khoản chủ yếu của bản thương ước là Việt Nam phải mở rộng thêm cửa thị trường tự do để có sự cạnh tranh đồng đều trong mọi lãnh vực kinh tế, phải cải tổ cấu trúc hệ thống ngân hàng để khỏi có sự tư túi xủng ái riêng cho một lãnh vực kinh doanh nào. Làm như vậy có nghĩa là bắt buộc quốc doanh của các ông đảng và nhà nước phải chết, làm như vậy là tháo gỡ hệ thống tham nhũng từ hạ tầng cơ sở lên đến đỉnh ngọn của chính quyền độc đoán.

Phe bảo thủ tham nhũng hô hoán lấy cớ “thương ước làm mất quyền kiểm soát kinh tế” để tạo sức ỳ cưỡng lại việc ký kết. Nhưng thế nào là kiểm soát kinh tế" Thị trường tự do không có nghĩa là tự do làm loạn, tự do lạm dụng cửa quyền ăn hối lộ, buôn lậu làm giầu cho một thiểu số tham nhũng. Bất cứ chính quyền nào do dân bầu cũng phải quản trị kinh tế theo đúng luật pháp trong suốt, ai cũng nhìn thấy rõ. Kiểm soát kinh tế không phải là quyền kiểm soát trong tay bọn bảo thủ độc quyền áp dụng luật rừng u minh chằng chịt để thủ lợi riêng. Kiểm soát kinh tế là vì quyền lợi trong sáng của kinh tế cả nước chớ không vì túi tiền đen tối của một thiểu số tham ô. Như vậy ký là đưa đến cái chết của bọn tham nhũng độc quyền, mà không ký là đưa kinh tế quốc dân xuống dốc suy thoái và sụp đổ.

Tôi thích câu nói: Ký hay không ký, đó là vấn đề. Vì nó nhái theo một câu văn bất hủ của đại thi hào Shakespeare trong vở kịch Hamlet. Mỹ có thể nói: Ký hay không ký là vấn đề, nhưng đó là vấn đề của anh chớ không phải của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.