Hôm nay,  

Dự Thi Đề Tài Người Việt Trên Đất Úc - Một Lần Đi Cho Bình Minh Lên Sớm - Phần Iv

16/09/200000:00:00(Xem: 4570)
Nói chung, nước Mỹ đã đối đãi với tôi rất ân cần và có thể nói là cũng rất ưu ái. Tất cả các cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu, giảng dạy đều được nhà trường cung ứng đầy đủ, không thể nào chê được. Nhưng người Mỹ rất thực tế: họ không ngần ngại cho tôi biết rằng nhà trường coi việc bổ nhiệm tôi là một cuộc đầu tư khoa bảng. Họ đầu tư vào tôi và kỳ vọng tôi phải làm việc có hiệu quả, phải mang lại tài trợ cho nhà trường, và qua đó mang lại tiếng tốt cho nhà trường. Điều này cũng không có gì đặc biệt, vì ngày nay, giới khoa học làm việc hầu như là ở dạng hợp đồng, chứ không còn vĩnh viễn như ngày xưa. Với quê hương thứ hai

Thời gian làm việc ở Mỹ đã cho tôi nhiều so sánh và suy tư về người Mỹ, Úc; nước Mỹ, Úc; và cộng động người Việt Nam ở hải ngoại. Mặc dù ở Mỹ không lâu, nhưng những ấn tượng của tôi về đất nước và người Mỹ quả rất khó quên. Bên cạnh những điều ôghét để thươngọ, tôi ngưỡng mộ sự thành công của nước Mỹ và tinh thần làm việc của người Mỹ. Có lẽ tôi nói ra cũng bằng thừa: nước Mỹ vẫn là xứ sở của cơ hội, là miền ôđất hứaọ để những ai có thực tài thi thố tài năng. Tôi thấy ở Mỹ ai cũng có cơ hội để thành công, miễn là phải chịu khó. Dĩ nhiên. Nước Mỹ biết dùng người trí thức và sẵn sàng nâng đỡ người chịu khó làm việc, học hành. Hãy so sánh một trường hợp tiêu biểu về sự nghiệp của một anh sinh viên mới tốt nghiệp tiến sĩ ở Úc và đồng nghiệp của anh ta ở Mỹ. Ở Úc, anh nghiên cứu sinh này sẽ phải ôlận đận lao đaoọ trong nhiều năm làm hậu tiến sĩ (Post- doctoral research) trước khi trở thành một nhà nghiên cứu độc lập hay có thể chỉ huy một nhóm nghiên cứu; ngay cả khi trở thành độc

lập, anh ta sẽ phải vô cùng gian nan trong việc xin tài trợ, vì phải cạnh tranh với những người cao cấp hơn (như thầy của) anh ta. Trong khi đó ở Mỹ, đồng nghiệp anh ta, chỉ sau một hay ba năm [hay thậm chí không qua năm nào] làm hậu tiến sĩ, đã trở thành giáo sư và được nâng đỡ tối đa qua các cơ chế tài trợ đặc biệt để anh ta trở thành một nhà khoa học độc lập. Thành ra, không ai phải ngạc nhiên khi thấy nhiều nhà khoa học trẻ có khả năng ở các nước Âu, Á và Úc châu đều tranh nhau đi Mỹ làm việc. Những người này đã góp một phần lớn đưa nước Mỹ vào vị thế siêu đẳng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật ngày nay. Trong vài thập niên gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã mang về cho nước họ khoảng 60% các giải thưởng Nobel về khoa học và kinh tế học (so với 15% những năm trước 1945). Ngay cả ngày nay, mặc dù đã ở vào vị thế vô đối thủ trong khoa học, Mỹ vẫn có chính sách ưu tiên cho nhập cư người có trình độ chuyên môn cao từ các nước trên thế giới, một chính sách mà Úc hình như chưa bao gi ờ có hay thực hiện được. Thực vậy, nhìn lại chính sách và thái độ của nhà trường Mỹ và Úc về cách thu dụng người làm khoa học và kỹ thuật, tôi thấy Úc còn thua kém Mỹ rất xa. Trước đó và ngay cả ngày nay, Úc hầu như không công nhận bằng cấp từ nước ngoài, và chính sách này đã làm hủy hoại, thui chột bao nhiêu chuyên viên có thực tài từ các nước Á Châu và Đông Âu.

Người Úc nói chung (không phải tất cả), nhất là các chính trị gia, có một thái độ hết sức ấu trĩ: đó là tự coi mình như một ôđỉnh cao trí tuệọ, và coi thường các nước khác, đặc biệt là các nước Á châu. Trên các hệ thống truyền thanh, người ta thường nghe những lời tuyên bố nhất (như ôđời sống cao nhất thế giớiọ, ôxã hội an toàn nhất thế giớiọ, ôđẹp nhất thế giớiọ, v.và) hay đầu tiên (ôkhoa học gia Úc khám phá đầu tiênọ), nhưng không hoàn toàn đúng với sự thực. Sự thực thì Úc còn rất kém về hầu như mọi lĩnh vực, nhất là khoa học và kỹ thuật, so với các nước như Mỹ, Gia Nã Đại và Tây Âu. Một anh bạn người Mỹ có lần ví von với tôi rằng nước Úc như một anh sinh viên mới ra trường, chưa trưởng thành, ở một hải đảo cô quạnh và chưa ôbiết mình, biết taọ, nên đôi khi có nhiều thái độ cực kỳ khôi hài với các nước chung quanh. Dù chỉ là lời nói vui, nhưng tôi vẫn thấy trong đó có ý nghĩa liên quan đến sự trưởng thành của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

... Và cộng đồng

Nhìn lại những năm đầu tỵ nạn và đối chiếu lại sự trưởng thành của cộng đồng người Việt ở hải ngoại ngày nay, tôi nghĩ không ai có thể phủ nhận được là cộng đồng ta đã phát triển một bước dài. Hai mươi lăm năm về trước, chúng ta rời Việt Nam với đôi bàn tay trắng và hoàn toàn thiếu chuẩn bị cho một cuộc sống mới trên xứ sở người. Nhưng với sự nâng đỡ của các nước như Mỹ, Canada, Úc, v.và và với tinh thần chịu khó học hỏi và cần cù làm việc, người Việt chúng ta đã nhanh chóng trở thành những thành viên có ích cho xã hội và có đóng góp cho khoa học. Theo một bản thống kê của nhà nước Việt Nam, hiện nay có khoảng 2.5 triệu người Việt hiện đang cư ngụ rải rác trên toàn cầu. Trong số này, có khoảng 300 ngàn người có tay nghề cao hay trình độ đại học trở lên. Đây là một con số không nhỏ, nếu so với con số khoảng một triệu người ở trong nước có cùng trình độ. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại có một lực lượng trí thức hùng hậu như thế ở hải ngoại. Trong mọi ngành nghề, từ nghi ên cứu toán học, y học cho tới nghiên cứu không gian đều có sự hiện diện của các nhà khoa học gốc Việt. Một số các nhà khoa học này có nhiều đóng góp quan trọng và được nhiều đồng nghiệp khắp thế giới kính phục.

Đứng về mặt tổng quan, chúng ta cũng gặt hái được nhiều thành tích rất đáng kể. Trong hoạt động nghiên cứu, số lượng những bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế thường được xem là một trong những chỉ số chính về năng suất nghiên cứu và một thước đo về sự cống hiến cho kiến thức nhân loại. Theo ước tính của tôi, trong 25 năm qua, các nhà khoa học gốc Việt ở hải ngoại đã công bố khoảng 14,000 (12) bài báo khoa học trên các tạp chí y khoa, hóa học và sinh học. Nếu đem con số này so với số lượng của cả nước Việt Nam (280 bài), Thái Lan (5,200), Mã Lai (2,100) hay Singapore (6,900) thì đây là con số không nhỏ. Nó là con số thể hiện bước đầu thành công của giới khoa học hải ngoại.

Nhưng điều quan trọng hơn nữa là mức độ đóng góp của các nhà khoa học gốc Việt càng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Trong thập niên 70s và 80s, trung bình hàng năm, chúng ta (những người làm trong lĩnh vực y sinh và hóa học) công bố khoảng 260 bài báo khoa học; con số này tăng lên 680 bài trong những năm 1990 và 1995; và tăng vọt lên 1.170 bài vào những năm cuối thập niên 90s. Một sự tăng trưởng theo cấp nhân. Qua kinh nghiệm cá nhân, trong những năm gần đây, sự hiện diện của các anh chị trẻ trong các hội nghị khoa học lớn trên thế giới càng ngày càng đông đảo. Họ cũng có nhiều ưu tư, ước nguyện muốn được có mặt nhiều hơn trên các diễn đàn khoa học quốc tế, để góp phần mang tên tuổi Việt Nam vào tri thức của nhân loại.

Sự thành công bước đầu của giới trí thức hải ngoại đã đem lại cho cộng đồng người Việt nhiều tự hào chính đáng, thậm chí có dấu hiệu tự mãn. Song, nếu dựa vào những gì chúng ta đã thực sự đạt được và so sánh với cộng đồng chung quanh thì chúng ta vẫn có lý do để ưu tư, để phấn đấu hơn nữa. Tôi thấy cần phải cảnh giác những bình phẩm có tính cách tự cao tự đại như người Việt Nam ta thông minh, hiếu học, học giỏi, v.v... Trong thực tế, học lực của phần đông học sinh gốc Việt Nam chỉ ở mức độ trung bình, thậm chí dưới trung bình. Tôi biết nhiều sinh viên Việt Nam gặp khó khăn và cũng khốn đốn để thi đỗ vào các trường đại học ở Úc và Mỹ. Người Việt ta chưa chắc đã hiếu học, nhưng chắc chắn là hiếu bằng cấp, hơn các dân tộc khác. Thực ra, ở các nước Tây phương, học hành ra trường để có một mảnh bằng là một việc không khó, nhưng trở thành xuất sắc là việc không dễ chút nào. Và cũng theo kinh nghiệm cá nhân, tôi có cảm giác rằng sinh viên gốc Việt ta cũng không có gì gọi là xuất sắc trong học hành hay nghiên cứu so với sinh viên người bản xứ. Có người đạt được những thành tích vượt bực trong khi còn đi học, nhưng khi tốt nghiệp lại không có đóng góp hay sáng kiến gì đặc biệt hay đáng kể. Theo tôi biết, chưa có khám phá nào của người Việt Nam được xem là có tầm cỡ quốc tế hay có giá trị thương mại lớn. Cho tới nay, mặc dù cũng có vài nhà khoa học gốc Việt rất sáng giá và uy tín trên thế giới trong các ngành nghiên cứu hẹp, nhưng theo tôi biết, vẫn chưa có người nào được bầu vào các hàn lâm viện ở Mỹ, Úc hay chiếm các giải thưởng lớn như giải Nobel hay giải Field.

Trên bình diện cộng đồng, so với các cộng đồng lâu đời khác như Trung Quốc, Đại Hàn và Phi Luật Tân, cộng đồng người Việt vẫn còn là một cộng đồng nghèo và kém. Theo một thống kê thuộc Phòng Thương Mại Á-Mỹ (Asian American Chamber of Commerce Report, 1997), mức thu nhập gia đình trung bình (average household income) của người Mỹ gốc Việt là $30,140, so với người Trung Quốc (khoảng $41,000) và Đại Hàn (khoảng $48,000). Về trình độ học vấn, chỉ 20% đàn ông người Việt ở Mỹ có trình độ đại học trở lên (so với 32% trong cộng đồng người Trung Quốc và Phi Luật Tân hay 29% trong người Đại Hàn). Con số phụ nữ người Việt có trình độ đại học còn thấp hơn nữa: chỉ 12% (so với người Trung Quốc: 35%, Đại Hàn: 26% và Phi Luật Tân: 42%). Ở Úc, có thể nói cộng đồng người Việt còn kém hơn đồng hương chúng ta ở Mỹ.


Tỷ lệ người Việt ở Úc có trình độ đại học và cao đẳng vẫn còn thấp hơn trình độ của đồng hương ở Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Việt tại Úc thuộc vào hạng cao nhất. Có lẽ tỷ lệ thất nghiệp đó không phản ánh đúng thực trạng thất nghiệp trong cộng đồng ta, nhưng có thể nó nói lên tình trạng lạm dụng trợ cấp an sinh xã hội. Ngoài ra nạn ma túy và cờ bạc đã và đang lan tràn trong cộng đồng, mang lại một ấn tượng không đẹp trong người bản xứ về người Việt. Cố nhiên, những so sánh trên đây có thể không công bằng, vì cộng đồng người Việt Nam còn tương đối ôtrẻọ và chưa có mức độ hội nhập cao như các cộng đồng bạn. Tuy nhiên, qua cách nhìn thực tế này, ta cũng thấy là bên cạnh những thành quả tốt đẹp, ta còn rất nhiều ôvấn đềọ.

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây

Ở nhiều góc độ khác nhau, người ta có thể lấy nhiều lý do để giải thích cho các vấn đề trên. Song, chiến tranh và những hậu quả của nó trong người Việt quả là vô cùng lớn và khó mà đo lường được. Chỉ giới hạn trong lĩnh vực học hành, qua so sánh với các đồng nghiệp ở nước ngoài, tôi mới thấy sự phá hoại của chiến tranh về trí lực và nhân lực rất ư là ghê gớm. Một người ngoại quốc trung bình, sống trong một đất nước thanh bình có thể đã thành danh và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp vào độ tuổi 30 hay 40. Trong khi đó, ở tuổi hai mươi, vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, tôi [và nhiều người cùng thế hệ] chẳng làm được gì nhiều. Khi học xong, tôi đã trở thành một trung niên hơn 30 tuổi, với một thực tại bơ vơ trên xứ người, trước một tương lai còn rất xa, vô định, mà quá khứ đau khổ, mịt mù:

Tuổi ba mươi ta sống tháng ngày xa lạ
Tuổi ba mươi ta có quá khứ mịt mù (13).

Ở những năm giữa tuổi 30, tôi mới có dịp cống hiến. Mà, cần phải nói ngay và nói rõ rằng những gì tôi đạt được trong vài năm qua chỉ là những đóng góp rất nhỏ trong khoa học; nó chưa xứng đáng được đề cao và chưa phải là những đóng góp mà tôi muốn tự hào. Dù rằng so với các bạn trẻ ngày nay tôi và nhiều người cùng thế hệ là những ôtrâu chậm uống nước đụcọ, tôi vẫn tự nhận mình là một người may mắn. Nhưng biết bao bạn bè tôi đã không may mắn: họ đã ngã gục trong chiến tranh, đã không có cơ hội theo học cho đến nơi đến chốn, đã phải chấp nhận cuộc sống gian khổ ở Việt Nam, hay đã bỏ mình trên biển Đông. Tôi vẫn tin rằng, những người bạn này và hàng triệu ngừơi Việt Nam khác, nếu có cơ hội và điều kiện học hành, một số họ đã là những ngôi sao trong trường khoa học thế giới.

Với cách nhìn nhận như thế tôi mới thấm thía câu mà ông cha ta từng nói ôĂn trái nhớ kẻ trồng câyọ. Dù Úc chưa phải là một nước hoàn toàn tốt đẹp, nhưng người tỵ nạn chúng ta, như người đang viết bài này, vẫn có nhiều lý do để nghiêng mình thành thật cám ơn nước Úc và người Úc. Cũng như cây cối, nếu không có môi trường tốt thì không thể nào sinh sôi nẩy nở được dù có di truyền tố (genes) tốt; người viết bài này [và nhiều đồng hương khác] chưa chắc đã có được một cuộc sống ổn định hay một sự nghiệp tích cực như hiện nay nếu không có được sự hiếu khách của nước Úc và lòng tốt của người Úc. Thực vậy, tôi cảm thấy bên cạnh nỗi bất hạnh xa quê hương, tôi lại thừa hưởng nhiều đặc ân và gặp nhiều may mắn. Úc [và Mỹ] đã mở rộng cửa đón tôi, cho tôi cơ hội bình đẳng với công dân của họ hầu như trong mọi lĩnh vực, kể cả được giúp đỡ để theo học ở những trường mà tổ tiên của họ đã từng bỏ ra hàng trăm năm để gầy dựng. Họ khen ngợi khi tôi gặt hái chút thành quả. Họ chịu đựng và thông cảm khi tôi khác họ. Khi tốt nghiệp, tôi được khuyến khích, giúp đỡ để theo đuổi làm việc, nghiên cứu trong các lĩnh vực hàng đầu. Nói chung, tôi đã được thụ hưởng những cơ hội mà khi còn ở trong nước tôi chẳng bao giờ dám mơ tới.

Tôi đọc đâu đó, có người viết đại khái rằng con người ta học bằng ba phương pháp: ký ức, bắt chước, và kinh nghiệm. Hai phương pháp đầu thì rất dễ thực hiện, nhưng phương pháp thứ ba lại rất cay đắng. Nhìn lại quảng đường đời mình đã đi qua tôi thấy những nỗi nhục nhã, xấu hổ, những kinh nghiệm đắng cay thường là những đòn bẩy để tự mình vươn lên. Có bị chê dở thì mới học thêm cho bớt dở. Có dám tự nhận mình còn kém thì mới có bản lĩnh vươn lên. Bao nhiêu năm có dịp nghiền ngẫm và so sánh tôi nhận ra một điều là: không phải bây giờ, mà ngay cả từ xưa, có thể nói rằng nước Việt Nam của chúng ta còn thua kém các nước khác, kể cả các nước trong vùng như Đại Hàn và Thái Lan, rất nhiều, và ở hầu như trong mọi lĩnh vực. Có dám nhìn nhận sự thực như thế thì mỗi chúng ta mới cảm thấy có nhiệm vụ làm cho đất nước ta khá hơn, để chúng ta còn có thể ngẩng cao nhìn các dân tộc chung quanh với một niềm tự tin và tự hào có lý do. Tôi viết ôtự hào có lý doọ, vì nhiều điều về đất nước và con người Việt Nam mà tôi từng học và từng tự hào khi còn ở trong nước trước đây chỉ là... huyền thoại, không đúng với thực tế. Do đó, tôi nghĩ chúng ta, những người thuộc thế hệ mới, cần phải tự mình tạo ra một cuộc cách mạng, đổi mới về tư duy học hành và làm việc. Phải khẳng định việc học hành là vì phúc lợi cho cộng đồng, xã hội, cho tri thức chứ không phải vì những danh xưng phù phiếm cho cá nhân. Phải phát triển một tinh thần khoa học duy lý, độc lập suy nghĩ, sáng tạo và thu nhận những tri thức đích thực khoa học. Con đường học hành và khoa học rất mênh mông; nhưng nếu những kinh nghiệm này của tôi có là một bài học, dù tốt để dùng hay xấu để tránh, cho các bạn trẻ hơn thì cũng là một điều đáng khích lệ. Nếu được thế thì tôi mới dám nhờ Tiên Điền tiên sinh nhắn hộ giùm tôi: ôCủa tin gọi một chút này làm ghiọ.

Một cõi đi về ...

Một trong những quan điểm về con người mà tôi thích là ý niệm cho rằng con người chỉ là một chủ thể luôn phải gắn mình với một nơi chốn nào đó, luôn phải chứng kiến sự hiện hữu của mình bằng một gắn bó với một địa điểm cụ thể. Thực vậy, dù có xa Việt Nam bao lâu và có nhận Úc như một quê hương thứ hai, tôi vẫn cảm thấy mình bị ràng buộc với nơi sinh ra một cách vô hình nhưng thánh thiện. Những năm tháng đầu xa quê hương, tôi không nghĩ là mình sẽ có dịp quay trở lại; thời gian cứ trôi qua và tôi cảm thấy mình càng xa quê hơn:

Tôi nhìn dòng sông chẩy
Hai mươi lăm năm qua
Tôi nhìn đám mây nổi
Tôi trôi, tôi trôi xa (13)

Nhưng bao nhiêu năm ôtrôi giạtọ ở nước ngoài tôi mới phát hiện một sự thực hiển nhiên rằng sự ra đi của tôi không phải để tìm cái quên hay sự chối bỏ quê hương, mà có lẽ là bắt đầu cho một lần trở về tốt hơn. Nhưng ngày đó ắt hẳn tôi đã là một người luống tuổi, quấn khăn đi ngược lộ trình quá khứ tìm kiếm lại tuổi thơ mình đã đánh mất:

Chẻ đôi sông, núi: kênh mương cạn
Đêm quấn khăn vào sâu ấu thơ
Chẻ đôi thân thế: mù tâm tích
Ta nghĩa trang nào" - chôn cất nhau" (14).

Nghĩa trang nào" Một lần lênh đênh nguồn cội, tôi mới nghiệm ra rằng tôi là ai, nơi chốn của tôi là chỗ nào. Với tôi, cái địa điểm cụ thể đó là Việt Nam.

Nguyễn Duy Khiêm
Tháng Chín, 2000

Chú thích:
(1) Trích từ bài hát ôTình caọ của Nhạc sĩ Phạm Duy.

(2) Trích từ một ca khúc ôChiếc lá thu phaiọ trong băng nhạc Ru tình của Trịnh Công Sơn và Trịnh Vĩnh Trinh.

(3) Trích từ bài thơ ôHai mươi lăm năm quaọ của Trần Mộng Tú (Tạp chí Văn học, California, 2000).

(4) Trích từ bài thơ ôTống biệt hànhọ của Thâm Tâm, một trong mười bài thơ đươc bầu là hay nhất trong thế kỷ 20 thơ Việt Nam.

(5) Tôi để chữ ôtàuọ trong ngoặc là vì nó không phải là một chiếc tàu theo nghĩa thông thường, mà chỉ là chiếc thuyền tam bản, dài khoảng 10 thước, ngang 4 hay 5 thước; nó được chạy bằng hai cái máy dầu diesel.

(6) Trích từ hai ca khúc đấu tranh của Nguyệt Ánh rất thịnh hành trong trại tỵ nạn thời đó. Tôi rất tiếc là không còn nhớ chính xác tựa đề của hai bài hát.

(7) Tôi có viết một bài báo về thảm trạng cướp biển và tội ác của người Thái cướp biển, đăng trên tạp chí GoodWeekend (1997) thuộc báo Sydney Morning Herald (Úc). Trong bài báo, tôi dùng chữ ôKilling seaọ.

(8) Trích từ bài thơ ôKhi tôi chết hãy đem tôi ra biểnọ của Thi sĩ Du Tử Lê, trong ôDu Tử Lê: tác giả và tác phẩm, tập IIIọ, Nhà xuất bản Nhân Chứng, California, 1998, trang 267. Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành nhạc có cùng tựa đề vào năm 1980.

(9) Bài nhạc Biển Nhớ, một ca khúc rất nổi tiếng của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được dùng để tiễn người may mắn được nằm trong danh sách lên đường rời trại tỵ nạn.

(10) Sau này tôi mới biết là sau lần anh em tôi vượt biên, Ba tôi đã phải trình diện hàng ngày trong sáu tháng liền với công an xã để nghe họ giảng giải về chính sách của ôcách mạngọ. Tất cả thư từ tôi gửi về nhà hoặc bị tịch thu, hoặc Ba tôi phải đọc trước các ông công an xã!

(11) Trích từ bài thơ ôĐi thi tự vịnhọ của Nguyễn Công Trứ.

(12) Con số này được ước tính từ số lượng các bài báo khoa học liên quan đến y khoa, hóa học, vật lý y khoa, nông học, sinh học ... mà trong đó tác giả có những họ gốc Việt Nam như Nguyễn, Lê, Trần, Phạm, Phan, Bùi, Hoàng, Huỳnh, Đặng, Đàm, Nghiêm, v.v. và một sai số khoảng 5% cho các tác giả dùng tên thay vì họ trong các bài báo. Nguồn dữ kiện được lấy từ Thư viện Y khoa Quốc gia, thuộc Viện Y tế của Mỹ (National Library of Medicine, National Institute of Health, USA).

(13) Trích từ bài thơ ôKhi bắt đầu của những năm ba mươiọ của Du Tử Lê. Bài thơ được Nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ thành nhạc cùng tựa đề trong cuốn CD ôK. Khúc của Lêọ.

(14) Trích từ bài thơ ôKhúc hạnh tuyền, núi sôngọ của Du Tử Lê, trong ôDu Tử Lê: tác giả và tác phẩm, tập IIIọ, Nhà xuất bản Nhân Chứng, California, 1998, trang 292.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.