Hôm nay,  

Dự Thi Đề Tài Người Việt Trên Đất Úc - Một Lần Đi Cho Bình Minh Lên Sớm - Phần I

16/09/200000:00:00(Xem: 4666)
Trong cuộc sống, đôi lúc, chỉ vì một sự tình cờ rất nhỏ, hay một ngẫu nhiên thật bình thường, cuộc đời của một người bỗng nhiên bước vào một khúc ngoặt quan trọng, khiến không những cả tương lai của người đó thay đổi mà còn kéo theo cả những thay đổi lớn lao của những người chung quanh, thậm chí có khi tạo nên cả những biến chuyển quan trọng trong khoa học, xã hội, lịch sử... Bài dự thi trong số báo tuần này nhan đề, "Một lần đi cho bình minh lên sớm" của Nguyễn Duy Khiêm sẽ cho qúy độc giả thấy, chỉ vì một câu trả lời rất đơn giản, rất ngộ nghĩnh, "Tôi thích đi Úc vì tôi muốn được nhìn con Kangaroo", đã khiến tác giả, một thanh niên Việt Nam đang sống vất vưởng tại trại tỵ nạn Songkhla, bỗng nhiên được phái đoàn Úc chấp nhận cho định cư... để rồi sau đó cuộc đời của anh bước vào thật nhiều bước ngoặt, hết làm phụ bếp cho bệnh viện St Vincent's lại theo học tại đại học Macquarie...

Với tấm lòng hiếu học, chí tiến thủ, và khả năng tự lập cao, tác giả đã thành công một cách nhanh chóng trên đường học vấn. Sau khi tốt nghiệp cao học tại Macquarie, anh trở lại trường đại học Sydney vừa giảng dậy vừa theo học chương trình tiến sĩ. Năm 1991, anh được bổ nhiệm về Viện Nghiên Cứu Y Khoa Garvan, một trong số 10 viện nghiên cứu danh tiếng của thế giới. Năm 1994, anh cùng hai nghiên cứu sinh khác thành công trong việc phát hiện mối liên hệ giữa di truyền tố Vitamin D Receptor với mật độ xương trong cơ thể phụ nữ sinh đôi. Công trình phát hiện này đã được đăng trong tạp chí Nature, một tạp chí nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học quốc tế, và đã tạo nên nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học thời bấy giờ. Năm 1996, anh sang Mỹ tham dự Hội Nghị Khoa Học thường niên thứ 18. Trong dịp này, qua tiếp xúc với giới khoa bảng tại Mỹ, anh được mời giảng dậy Phân Khoa Y tại viện đại học Wright State...

Bên cạnh việc tái tạo cuộc đời thăng trầm của mình cùng với những bi kịch của dân tộc, của đất nước, tác giả Nguyễn Duy Khiêm còn trình bầy những suy tư của anh về cuộc chiến tranh Việt Nam, về thảm trạng người Việt tỵ nạn trên biển cả, về nước Úc, về cộng đồng người Việt tại hải ngoại... Đặc biệt, trong bài viết, tác giả còn đưa ra một số nhận xét, với những số liệu, dẫn chứng so sánh cụ thể, về mức sống, khả năng hội nhập, và sự phát triển của cộng đồng Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học...

Xuất thân từ một người Việt tỵ nạn bình thường, trở thành một nhà khoa học được đi nhiều, hiểu rộng, được trực tiếp giao lưu với thành phần khoa bảng, tinh hoa về tri thức của xã hội Tây Phương, lại luôn luôn thao thức trăn trở với tương lai của đất nước, của dân tộc, nên tác giả Nguyễn Duy Khiêm đã có những nhận xét chính xác khiến người đọc thích thú theo dõi và đồng thuận. Bên cạnh đó, ta cũng phải thừa nhận, trong bài viết, anh đã có những nhận xét táo bạo, vượt ra khỏi những khuôn sáo, những truyền thống đã định hình trong tư tưởng người Việt Nam từ nhiều thế kỷ, khiến người đọc phải suy nghĩ, phải tự vấn, thậm chí bất đồng. Nhưng dù đồng thuận hay bất đồng, người đọc ai ai cũng phải thừa nhận, tác giả Nguyễn Duy Khiêm, với tấm lòng quan hoài đến tương lai đất nước, tương lai thế hệ trẻ, đã trình bầy những kỷ niệm, những suy tư của anh một cách chân thành trong niềm kỳ vọng được chia sẻ, được lắng nghe, được học hỏi...

Sàigòn Times chân thành cảm ơn sự đóng góp của tác giả Nguyễn Duy Khiêm, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của anh.

*

Người Việt tuy không phải là một dân tộc du mục, nhưng lịch sử Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều cuộc di cư. Và, như một qui luật, đợt di cư sau luôn luôn có qui mô lớn hơn đợt di cư trước đó. Có thể nói, huyền thoại về dân tộc Việt là một câu chuyện về di cư: sự phân ly giữa vợ chồng ông Lạc Long Quân và bà Aạu Cơ, với 50 người con trai theo cha xuống biển và 50 người con gái theo mẹ lên núi. Trong số những người con theo cha, người con trưởng lập quốc ở vùng châu thổ sông Hồng và lấy hiệu là Hùng Vương. Sau này, con cháu của Hùng Vương xâm chiếm nước Chiêm Thành, và theo sau cuộc xâm chiếm là một cuộc di cư hướng về phía Nam. Vào thế kỷ 18 và 19, cuộc Nam tiến tiếp tục xuống tận vùng đất Thủy Chân Lạp xưa của người Khmer như Cà Mau, Kiên Giang, ... Tấm áo nâu dìu dắt nhau vào tới Cà Mâu (1). Năm 1954, đất nước bị chia đôi, một cuộc di cư lớn hơn đã xảy ra, với hơn 800 ngàn người rời miền Bắc đi vào miền Nam tỵ nạn. Tuy nhiên, các cuộc di cư kể trên chỉ xảy ra trong lãnh thổ c ủa nước Việt Nam.

Sau 30 năm chiến tranh tương tàn, cuộc chiến Việt Nam được kết thÚc vào năm 1975, với sự chiến thắng của người Cộng sản. Sau khi tiếng bom đạn đã ngừng nổ, một cuộc di cư vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam đã xảy ra, với hơn một triệu người bỏ nước ra đi. Thế giới đã bàng hoàng xÚc động trước những cảnh tượng mà trong đó hàng trăm người phải chen chÚc nhau trên những con thuyền bé nhỏ lênh đênh trên biển cả, bất chấp mọi hiểm nguy, kể cả phải đánh vật với sóng gió và hải tặc, để đi tìm tự do. Làn sóng người Việt bỏ nước ra đi đã đem lại cho kho tàng ngữ vựng tiếng Anh một cụm từ mới: ôboat peopleọ hay ôthuyền nhânọ. Người viết bài này cũng nằm trong cơn lốc lịch sử đó mà lang thang ra ngoài Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, để trở thành một thuyền nhân tỵ nạn.

Sách báo ngoại quốc đã viết khá nhiều về cuộc di cư bi thảm đó cũng như về chiến tranh Việt Nam. Nhưng họ viết theo cái nhìn [dĩ nhiên] của người ngoài cuộc. Trong khi đó, sách báo do chính những thuyền nhân người Việt viết vẫn còn rất ít, nếu không muốn nói là không đáng kể. Kể ra, đó cũng là một khiếm khuyết, bởi vì những người di tản đã góp phần vào việc tạo nên một lịch sử di cư, nhưng lại không có một tiếng nói đúng theo tỷ lệ thuận của qui mô lịch sử.

Người Việt tỵ nạn ở Úc châu và những người Anh đầu tiên sang đây sáng lập ra nước Úc hiện đại có chung một mẫu số: họ đến đây bằng đường biển. Nhưng, tôi có cảm giác là con cháu chúng ta ngày nay biết nhiều về lịch sử của những người lập quốc hay tìm ra ra vùng đất ở nơi chúng ta cư ngụ hơn là biết về quá trình định cư của cha mẹ và ông bà chúng. Ở Úc, các cháu có lẽ biết nhiều về Thuyền trưởng Cook (hay Captain Cook) là người đã tìm ra Úc châu, và lịch sử lập quốc Úc châu được bắt đầu từ những người tội phạm người Anh bị đày sang Úc Châu. Nhưng nếu các cháu không biết rằng cha mẹ, ông bà, tổ tiên chúng đã tới Úc trong nhiều trường hợp còn nguy hiểm, cam go hơn cả vạn lần những người đi trên tàu của Thuyền trưởng Cook thì quả là một điều đáng tiếc.

Bấy lâu nay, vì miệt mài với công việc, không có dịp để suy nghiệm quãng đường đã qua; giờ có dịp tính lại sổ đời, tôi mới giật mình nhận ra mình đang ở giữa độ tuổi tứ tuần, cái độ tuổi mà người Tây phương cho là ôkhủng hoảng giữa đờiọ (midlife crisis).

Chiều hôm thức dậy
Ngồi ôm tóc tóc dài
Chập chờn lau trắng trong tay (2).

Càng giật mình hơn nữa là gần phân nửa quảng đời đó, tôi lại ở trên xứ sở của người khác. Nếu chúng ta thường hay đi lùi về quá khứ để tìm hiểu cuộc sống, thì chúng ta cũng nên tiến về tương lai để sống. Còn gì ý nghĩa hơn nếu như những gì ta kể cho nhau nghe làm chút hành trang để vào một thiên niên kỷ mới. Dù biết là một so sánh khập khiễng, nhưng tôi vẫn muốn nói ra ở đây: ngày xưa, nàng Thúy Kiều chỉ lưu lạc trong một quê hương chỉ mười lăm năm mà đã trở thành chủ đề cho một tác phẩm văn chương bất hủ; còn ngày nay, hàng triệu người Việt tha hương trên khắp quả địa cầu cả một phần tư thế kỷ ắt hẳn phải có nhiều chuyện để nói, để tâm sự, để gửi gắm...

Hai mươi lăm năm qua
Biết bao điều muốn nói
Đặt tay lên ngực nhau
Tim người sao rất mỏi (3).

Người viết bài này cũng muốn nhân cơ hội này gửi đến quí độc giả một vài kỷ niệm và kinh nghiệm cá nhân trong quãng thời gian làm người tỵ nạn, người khách trọ trên xứ người. Tôi tin chắc rằng nhiều kinh nghiệm của tôi cũng là kinh nghiệm của một số bạn đọc, và như thế thì ta càng dễ thông cảm nhau hơn. Hy vọng rằng, ngoài các bạn đọc ra, vài mươi năm sau, có người đọc lại những dòng chữ này sẽ có một vài ý niệm về cuộc đời lưu vong tiêu biểu của một người Việt Nam. Một người Việt Nam rất trung bình. Nhưng tôi phải thú nhận trước: vì không phải là văn sĩ, nên tôi kể chuyện rất vụng về. Bạn đọc sẽ không tìm được những câu chuyện có sắp xếp thứ tự, hay những câu văn óng chuốc, hay những kỹ thuật chữ nghĩa tân kỳ, mà chỉ là những lời văn nói thành thực, chắp nhặt dong dài, chỉ nhằm để, nói như cụ Nguyễn Du, ôMua vui cũng được một vài trống canhọ.

Ra đi...

Tôi nhớ mãi cái ngày tôi rời ngôi làng quê êm ả thuộc vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long của tôi. Hôm đó là một ngày mùa hè oi bức lạ thường. Khi cái nắng chói chang của buổi trưa đã trở thành dịu mát hơn, nhóm chúng tôi (gồm 5 người) quyết định lên đường. Xuồng (thuyền con) chúng tôi được một anh bạn thân người Khmer hàng xóm chèo bì bõm nương theo dòng nước ròng của con sông để ra cửa biển. Con sông nho nhỏ, êm đềm, và như tự bao giờ, mang đầy hoa lục bình. Vài ngọn gió nhẹ thổi lướt qua rặng dừa nước hai bên bờ sông gây ra những tiếng động xào xạc như vỗ về, làm cho một buổi chiều nhiệt đới thật thanh bình. Nhưng trong tôi lại mang một tâm trạng khắc khoải của một người bỏ quê cha đất tổ để mạo hiểm đi vào một không gian gần như vô định. Con sông, buổi chiều vàng vọt, và cảnh ra đi đó làm tôi liên tưởng đến một cuộc chia tay được mô tả trong bài thơ ôTống biệt hànhọ (4) của thi sĩ Thâm Tâm:

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.

Tôi chìm vào cái không khí thi vị lãng mạn đó chẳng bao lâu thì phải đối đầu với một thực tế bẽ bàng hơn. Sau một đêm dài, xuồng tôi ra tới cửa biển, hòa nhập vào nhiều chiếc thuyền nhỏ đang nhộn nhịp đánh lưới bắt tôm vào buổi sáng. Nhóm chúng tôi lập tức thu hút sự chú ý của những người này. ôĐ M, vượt biên mày ơi!ọ Một người đàn ông đang cào tôm báo động với đồng nghiệp của anh bằng một giọng nói oang oang. Đã chuẩn bị sẵn, một người trên xuồng trong nhóm tôi bèn ném cho anh ta một món quà hai chỉ vàng để mua sự yên lặng. Anh ta nhìn món quà, cười nhe hai cái răng vàng óng ánh, và chúc ôĐi bình an nghen!ọ Khỏi nạn.

Lên "tàu lớn"(5). Tay bắt, mặt mừng. Chiếc tàu do người anh thứ ba của tôi dàn xếp đi chỉ có 25 người, gồm đủ mọi thành phần: một số là sĩ quan ngày xưa, một số là dân buôn bán, một số như tôi (tức là thất nghiệp), và một anh bạn mà tôi quen gọi là ôanh Ba Hà Nộiọ, vì anh là một người làm báo, viết lách từ Hà Nội mới vào Nam khoảng hai năm. Khi lên thuyền, cả nhóm chúng tôi chẳng biết mình sẽ đi đâu. Một người đề nghị đi Thái Lan, và thế là cả nhóm đồng tình ra khơi. Nhưng đi hướng nào" Cũng chẳng ai biết, vì chẳng ai chuẩn bị các công cụ hay bản đồ đi biển. Nhưng cái mẫu số chung của chúng tôi lúc đó là cứ ra khơi, cứ đi, miễn ra đi khỏi cái hải phận của nước Việt Nam. Một cuộc chạy trốn đúng nghĩa của nó. Trước cảnh bao la, vô tận của biển, tôi thấy chiếc thuyền thật mong manh và quá nhỏ nhoi. Đây là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt và hiểu được thế nào là ômàu xanh nước biển.ọ Xanh biếc. Những con cá heo lặn ngụp chạy đua theo thuyền chúng tôi như một cuộc biểu diễn xiếc tự nhiên. Biển không một gợn sóng. Biển Việt Nam quả là hiền lành!

Biển Việt Nam hiền lành bao nhiêu thì biển Thái Lan lại thô bạo bấy nhiêu. Sau khi đã thoát khỏi hải phận Việt Nam, chúng tôi mừng rỡ ra mặt vì nghĩ mình đã được tự do. Nhưng chẳng bao lâu, sự tự do đó lại bị cướp đi một cách thô bạo bởi những ngư dân Thái Lan, những người mà có lẽ chính xác hơn nên được gọi là ôcướp biển đội lốt ngư phủ.ọ Họ cầm súng và dao mác, la hét uy hiếp tinh thần của chúng tôi; họ tha hồ hành hạ, lục soát, cướp bóc tiền của của bà con trên tàu như chỗ không người. Riêng tôi không có tài sản hay tiền bạc gì tùy thân, nên không phải chịu những cực hình nhục nhã; nhưng cái kính cận thị có gọng màu vàng của tôi, một quà tặng của một người thầy nhân dịp tôi tốt nghiệp trung học, cũng không thoát khỏi những cặp mắt thèm thuồng và thô bạo của những người mang quốc tịch mà thế giới thường được biết đến như những tín đồ sùng đạo Phật Thích Ca. Sau khi không còn lấy được gì nữa, họ bỏ đi và để mặc chúng tôi phải đối phó với những cơn sóng biển đang càng lúc càng l ớn và cuồng bạo hơn. Sau hai ngày cầm cự, và sau khi sóng đã yên, gió đã lặng thì thuyền hết nhiên liệu. Chúng tôi lênh đênh trên biển, phó mặc số phận cho trời. Trong lúc tưởng như tuyệt vọng và chờ chết, thì thuyền chúng tôi trôi dạt vào mộ bờ biển có tên là Budi, thuộc một vùng hẻo lánh ở gần biên giới Thái Lan và Mã Lai Á.

Những ngày tỵ nạn đầu tiên...

Lội lên bờ. Mừng hết lớn. Sau ba ngày ba đêm trên biển, đói, khát, nhọc nhằn, chúng tôi đã mệt nhừ. Chính quyền địa phương sắp xếp cho chúng tôi tạm trú ngoài trời, trong một vườn dừa tại một bờ biển cách chỗ chúng tôi đổ bộ chẳng bao xa. Vì chúng tôi là nhóm người Việt đầu tiên đã lạc đến làng chài này, dân làng địa phương tò mò kéo đến vây quanh kín mít để ... nhìn mặt. Khác với những con người hung bạo mà tôi gặp trên biển cả, họ là những người dân chài hiền lành, chất phác, luôn có nụ cười trên môi. Họ quả là dân của một ômiền đất của những nụ cườiọ.

Mặc dù khác biệt nhau về ngôn ngữ và trở ngại trong trao đổi bằng tiếng Anh, dân chúng ở làng này, nói chung, đã đối xử với chúng tôi bằng tình người trong lúc hoạn nạn: khi mới lên bờ, họ mang quần áo, gạo và thức ăn cho chúng tôi sống qua ngày. Tuy nhiên, những ngày đầu cũng xảy ra vài chuyện cười ra nước mắt. Khi đêm đến, hàng đoàn đàn ông con trai trong làng vận sà-rông kéo nhau tới ngồi xổm, hai tay chống lên cầm, phì phèo thuốc lá và trố mắt nhìn chúng tôi như nhìn những sinh vật xa lạ! Có người còn bạo dạn giở trò sàm sở [hay thân mật] lại gần sờ tay chân đàn bà, con gái, gây ra náo loạn trong nhóm, tưởng như những kinh hoàng trên biển lại tiếp diễn ở đây. Nhận thấy tình thế không mấy an toàn khi đêm về, nhóm đàn ông, con trai chúng tôi quyết định bảo vệ phái yếu bằng cách ngủ vòng phía ngoài. Ban ngày, sự phân chia trách nhiệm trong cuộc sống của chúng tôi cũng chẳng khác gì thời Trung cổ: nhóm đàn ông, con trai đi tìm việc làm, gỡ cá, giặt rửa lưới cho dân làng (để được trả công bằng cá, gạo hay nước mắm); nhóm đàn bà, con gái ở nhà lo nấu cơm, và trông nom trẻ em.

Trong thời gian ở bờ biển Budi, chúng tôi được ôhân hạnhọ đón tiếp hai chiếc tàu đồng hương khác cập bến. Nhóm đầu chỉ có 10 người, toàn trai tráng, nguyên là thủy thủ của một Công ty Thủy sản trong miền Nam lấy tàu đi vượt biên. Nhóm thứ hai đông hơn, có khoảng 50 người, cũng bị cướp ngoài khơi đến ba lần và trôi dạt vào đây. Hoàn cảnh xa quê hương và vì mục tiêu sống sót trước một vùng đất xa lạ đã làm cho chúng tôi trở thành gần gũi và thân nhau rất nhanh chóng, chẳng khác gì những người cùng đi chung tàu. Những lúc rảnh rang, tôi thường hay lui tới học hỏi tiếng Anh với một người bạn lớn tuổi mà chúng tôi quen gọi là ôChú Ba Trung Táọ (vì chú nguyên là trung tá không quân trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 1975). Chú cũng là người gốc Bình Định và nghèo ôrớt mồng tơiọ như tôi, nên hai chúng tôi dễ dàng thông cảm nhau. Suốt ngày, chú chỉ mặc mỗi cái quần tà lỏn và ở trần hùi hụi, rong chơi, tán gẫu, kể chuyện tiếu lâm. Chú Ba Trung Tá từng học ở Mỹ cả ba năm, nên chú rấ t thông thạo tiếng Anh. Nghe và nhìn cách chú nói chuyện với các viên chức người Thái mà tôi, với một trình độ tiếng Anh không đếm nổi từ một đến mười, phục sát đất, và nghĩ không biết bao giờ mình mới nói được như chú ấy. Có lần, một người Thái khen chú nói tiếng Anh giỏi, nhưng chú quay lại cười nói với tôi [trước mặt người khen đó]: ôTao nói tiếng Anh giọng nước mắm thì nhằm nhò gì, thằng ômọiọ này nó dốt mới khen tao vậy chớ...ọ Tôi thích cái thái độ tự tin đến nỗi trịch thượng của chú. Nhưng tôi cũng lo lắng là biết bao giờ tôi mới có khả năng nói tiếng Anh như chú ấy.

Nhờ Chú Ba Trung Tá, tất cả ba nhóm tàu tỵ nạn làm thủ tục Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commission for Refugees hay UNHCR) một cách nhanh chóng và êm xuôi. Sau hai tháng ở Budi, cả ba nhóm người chúng tôi được chuyển lên một trại tỵ nạn qui mô hơn thuộc tỉnh Songkhla, miền nam Thái Lan (Songkhla là tên của một hoàng tử Thái Lan). Trại tỵ nạn Songkhla nằm ngay bên cạnh bờ biển khá đẹp, được bao quanh bởi một dãy núi phía sau và dĩ nhiên là xung quanh được rào bằng kẽm gai. Nếu tôi nhớ không lầm, chiều ngang của trại chỉ khoảng 50 thước, chiều dài thì đi bộ chỉ 15 phút là hết. Ấy thế mà trại này lại là nhà cho trung bình khoảng 5,000 dân tỵ nạn hàng ngày; nghe nói lúc cao điểm, dân số trong trại lên đến cả 10,000 người! Nhà, hay nói đúng hơn là chòi, mọc lên san sát. Ngày đầu tiên nhập trại Songkhla, tôi tưởng mình lạc vào một thành phố ở Việt Nam. Hai bên đường chật hẹp là hàng quán bán cơm, phở, hủ tiếu, cà phê, mọc lên đầy rẫy. Phần đông khách hàng là những chàng trai mặt mũi rất ôngầuọ, tóc dài chấm vai (nom y như những người đóng vai du côn trong các phim xã hội đen) phì phèo những điếu thuốc lá ôSamitọ hay ô555" bên ly cà phê đen. Phía trong quán thì ồn ào đài loa với những bản nhạc vàng ảo não, nhạc rock xập xình, nhạc nhà binh hùng tráng, nhạc chống cộng, v.v... được phát thanh với một âm lượng tối đa, làm đinh tai nhức óc những ai không may mắn phải đứng trước những cặp loa này. Trên đường lộ trai gái dập dìu trong những bộ quần áo thời trang Âu Mỹ đắt tiền đi qua lại như trẩy hội. Vốn được chuyển lên đây từ một vùng quê, tôi cảm thấy mình vừa quê mùa vừa bơ vơ lạc lõng như một thành phần vô gia cư trong xã hội tỵ nạn này. Quả thế, vì từ lúc lên bờ cho đến khi đi chuyển trại, tài sản duy nhất mà tôi có là hai cái quần sóc và hai cái áo ngắn tay do một ông chủ ở Budi tặng cho. Nhiều khi đi qua các hàng quán, thỉnh thoảng nghe một đoạn nhạc do chính Nguyệt Ánh sáng tác và ca: "Ôi mẹ yêu ơi, con lang thang giữa phố đông người; Tuy phố đông người, nhưng con lạc loài một bóng đơn côiàọ Hay ôNắng nơi đây vẫn là nắng ấm; Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hươngọ (6) mà buồn vời vợi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.