Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

10/12/200200:00:00(Xem: 4087)
Hỏi (bà Nguyễn T.M.H.): … Sau khi học xong trung học, vì cháu không đủ điểm vào đại học nên cháu đã theo học ngành sửa chữa xe hơi tại trường TAFE.
Từ ngày cháu theo học ngành này, vào ngày cuối tuần, bạn bè của cháu thường tụ họp lại nhà để nhờ cháu sửa chữa hoặc xem lại xe của họ. Nếu bạn bè của cháu không lại nhà thì cháu cũng thường lái xe đi chơi hoặc lại nhà bạn bè.
Vì cháu đang học ngành sửa xe, nên cháu thường cho bạn bè mượn xe khi họ cần.
Cách đây hơn 3 tuần lễ, cháu đi làm về trễ. Sau khi dùng cơm chiều, cháu đã cho biết là cảnh sát đã mời cháu đến hỏi cung tại đồn cảnh sát về việc cháu đã cho một người bạn mượn xe, và chiếc xe của cháu đã bị nạn nhân trong một vụ bạo hành, đe dọa và tống tiền ghi lại số xe.
Cháu xác đã nhận tên của người mượn xe ngày hôm đó là đúng thật.
Cùng ngày hôm đó, người bạn mượn xe của cháu đã xử dụng điện thoại cầm tay của cháu để liên lạc với những người khác sau khi hành hung nạn nhân.
Cháu cũng đã xác nhận rằng khi cho mượn xe, cháu đã để quên điện thoại trên xe, và không ngờ là người quen đã dùng cả xe lẫn điện thoại để làm những việc phạm pháp như vậy.
Sau khi hỏi cung cháu đã bị cáo buộc tội “accessory before the fact.”
Hiện cháu được tại ngoại hầu tra và chờ ngày ra hầu tòa.
Cháu là một người tốt, thường giúp đỡ bạn bè và những người gặp hoạn nạn. Nay cũng vì giúp bạn bè mà cháu phải mang họa vào thân. Cháu chưa bao giờ vi phạm luật pháp kể từ ngày đến Úc.
Với sự việc vừa nêu, xin LS cho biết là liệu cháu có bị tòa kết tội đó hay không"
Trả lời: “Kẻ đồng lõa trước khi tội phạm xảy ra” (accessory before the fact) có thể được định nghĩa như sau:
“Kẻ đồng lõa trước khi tội phạm xảy ra là người vắng mặt vào lúc tội phạm hình sự đã phạm phải, tuy thế đương sự đã vấn ý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc đã dự phần vào sự phạm tội [ví dụ; cung cấp vũ khí cho kẻ cướp để trợ giúp trong việc cướp giựt], hoặc ra lệnh cho người khác phạm tội.” (An accessory “before” the fact is one who was absent at the time the crime was committed, yet directly or indirectly advised, or contributed towards its commission [for example; provided firearms to the robbers to assist in the robbery], or commanded another to commit a crime).
Trong vụ Howe [1987] AC 417 (HL). Trong vụ đó, đương đơn đã kháng án chống lại việc bị kết buộc về tội giết người, vấn đề đã được đặt ra như sau:
“Liệu một người có thể bị kết tội sát nhân hay không nếu đương sự xúi giục bằng cách cưỡng ép người khác giết người, hoặc cưỡng ép một người khác làm một người đồng lõa trong vụ giết người và nếu những người khác đó đã được tha bổng vì lý do bị cưỡng ép"”
Vấn đề đã được đặt ra vì “Tòa Kháng Án Tối Cao” (the House of Lords) đã từ chối không cho phép các bị cáo nại vấn đề bị “cưỡng ép” (duress) như là một sự biện minh cho “chính phạm cấp một hoặc cấp hai về tội giết người” (a principal in the first or second degree to murder). Tuy nhiên, các nguyên tắc được quy định liên hệ đến tội đồng lõa vẫn còn thích đáng và vẫn được áp dụng đối với những sự vi phạm khác.
Lord Mackay đã tham khảo vụ Richards [1974]. Trong vụ đó, bà Richards đã trả tiền cho hai người đàn ông để đánh cho chồng bà ta bị thương với ý định buộc ông ta phải nằm trong bệnh viện chừng một tháng.

Hai người đàn ông đã đánh cho chồng bà ta bị thương, nhưng không đến nổi trầm trọng lắm. Cả hai người này đã được tha về “tội cố ý đã thương,” nhưng bị kết tội “gây thương tích cho người khác.” Riêng bà Richards đã bị kết buộc “tội cố ý đã thương” (wounding with intent). Bà ta bèn kháng án vì cho rằng bà ta không thể bị kết tội nặng hơn các chính phạm được. Cuối cùng tòa đã đồng ý và đã thay thế “tội cố ý đã thương” bằng tội “gây thương tích cho người khác.”
Trong vụ Bainbridge [1960]. Trong vụ đó, “bị cáo” (the defendant) đã mua giúp dụng cụ dùng để cắt kim loại cho chánh phạm. Sau đó, chánh phạm đã dùng dụng cụ này để cắt song sắt và đột nhập vào ngân hàng ăn trộm tiền. Công tố viện đã cho rằng “bị cáo” đã biết là dụng cụ sẽ được dùng để phá cửa và đột nhập vào nhà.
“Bị cáo” nghi là chánh phạm sẽ dùng dụng cụ đó vào những mục đích phi pháp, và nghĩ rằng mục đích đó là phá cửa để đột nhập vào nhà. “Bị cáo đã bị kết buộc về tội đồng lõa trước khi trọng tội cạy cửa, đột nhập và ăn cắp xảy ra.” (The defendant was convicted as accessory before the fact to the felony of break, enter and steal). Đương sự bèn kháng án.
Lý do của sự kháng án là bị cáo cho rằng vị thẩm phán tọa xử đã hướng dẫn bồi thẩm đoàn một cách lầm lạc khi cho rằng công tố viện cần phải chứng minh:
1)Tội hình sự đã được thực hiện, và điều này không còn gì để nghi ngờ nữa. Bị cáo không tranh cãi điều này.
2) Bị cáo biết được rằng chánh phạm có ý định và sẽ thực hiện loại trọng tội đó, và khi biết được điều đó bị cáo đã cố gắng trợ giúp cho chánh phạm để thực hiện trọng tội. Việc chứng minh để cho rằng bị cáo đã biết được điều đó trong tâm trí của đương sự không cần phải rõ ràng. Nói một cách khác, không cần phải chứng minh là bị cáo biết được ngân hàng nào, chi nhánh nào, chánh phạm sẽ cạy cửa để đột nhập vào và ăn cắp, mà chỉ cần chứng minh là bị cáo biết được rằng loại tội phạm đó sẽ được thực hiện. … Công tố viện phải chứng minh rằng bị cáo đã biết được chánh phạm có ý định thực hiện loại tội phạm hình đã phạm phải.
Luật sư của bị cáo đã cho rằng lời hướng dẫn đó cho bồi thẩm đoàn là sai lạc, vì để có thể kết buộc một người về tội đồng lõa trước khi tội phạm xảy ra thì phải chứng minh, trong trường hợp này, là vào lúc bị cáo mua dụng cụ đương sự biết rằng một loại tội phạm đặc biệt nào đó sẽ được thực hiện. Nói một cách khác, bị cáo cần phải biết ngân hàng nào, chi nhánh nào sẽ bị cạy cửa và sẽ bị đột nhập vào để ăn cắp. Không những thế, bị cáo cũng phải biết về ngày giờ mà sự vi phạm đó sẽ được thực hiện tại chi nhánh đó, của ngân hàng đó.
Tuy nhiên, Tòa Kháng Án Hình Sự, Anh Quốc, đã cho rằng không cần thiết là bị cáo phải biết rõ về ngày giờ, địa điểm, và loại tội hình sự sẽ được thực hiện, mà chỉ cần chứng minh rằng vào lúc mua dụng cụ cắt cửa bị cáo suy tưởng rằng chánh phạm sẽ dùng dụng cụ đó để thực hiện loại tội phạm đã phạm phải. Cuối cùng Tòa đã bác đơn kháng án.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy được rằng để có thể kết tội công tố viện phải chứng minh rằng vào lúc con của bà cho mượn xe, đương sự đã biết được rằng người bạn sẽ xử dụng chiếc xe đó để phạm tội hành hung và tống tiền như đã nêu ở trong thư. Nếu không chứng minh được điều đó, Tòa không còn cách nào khác hơn là phải tha bổng con của bà về tội trạng đã bị cáo buộc. Chúc bà may mắn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.