Hôm nay,  

Đài Voa Phỏng Vấn Bà Nguyễn Huỳnh Mai Về Tình Hình Pghh

19/10/200200:00:00(Xem: 4894)
PHOTO: Từ trái DB Olivier Dupuis, Ô Võ Văn Ái, Hoàng Thái Tử Lào Soulivong Savang, Ô Marco Pannella, Chủ Tịch Đảng Cấp Tiến Liên Quốc Hợp Đoàn, Ô Tad L. Stahnke, Quyến Giám Đốc Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới Hoa Kỳ trong buổi Hội Luận tại Brussels, Belgium ngày 16-9-2002 (ảnh Nguyễn Huỳnh Mai)

Bích Huyền: Để tìm hiểu buổi Hội Luận về tôn giáo, nhân quyền, và tự do dân chủ tại Âu Châu được tổ chức vào 2 ngày 16 và 17 tháng 9, 2002, và sinh hoạt cuả tín đồ PGHH trong cũng như ngoài nước, chúng tôi tiếp xúc với bà Nguyễn Huỳnh Maị Bà là Tổng Thơ Ký tập san Đuốc Từ Bi, Cơ Quan Ngôn Luận của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo taị Hải Ngoại.
Xin bà cho biết qua về hội nghị tại Âu Châu này và thành phần tham dự"
Nguyễn Huỳnh Mai: Hội Nghị về tôn giáo, nhân quyền và tự do dân chủ cho 3 quốc gia Miến Điện, Lào và Việt Nam được tổ chức tại Brussels, thủ đô nước Bỉ do dân biểu Olivier Dupuis và đảng Cấp Tiến Liên Quốc Hợp Đoàn và khối dân biểu của Quốc Hội Âu tổ chức với sự phối hợp của Diễn Đàn Dân Chủ Á Châụ Diễn đàn này gồm 3 tổ chức là Quê Mẹ: Hành động cho dân chủ Việt Nam, Phong trào Lào cho nhân quyền và Hội đồng Quốc gia Liên Hiệp Miến Điện.
BH: Xin bà cho biết về những đề tài của buổi hội thảo"
NHM: Đề tài của 2 ngày hội thảo là: Tự do tư tưởng và tự do tôn giáo; Tự do kinh tế cùng những tác hại trong công cuộc hợp tác kinh tế của Liên Hiệp Âu Châu; Tự do ngôn luận, tự do báo chí; Công lý và nhân quyền, tình hình các nhà tù và trại cải tạo; Vai trò các nước láng giềng vùng Đông Nam Á và Liên Hiệp Âu Châu cần thái độ chánh trị nào"
BH: Theo nhận định của bà thì tinh thần của buổi hội thảo như thế naò"
NHM: Tôi nhận thấy mọi người rất lên tinh thần vì đây là buổi hội thảo đầu tiên cho cộng đồng của 3 nước Miến Điện, Lào và Việt Nam. Có khoảng 40 diễn giả thuộc 12 nước. Số người tham dự đông ngoài dự trù nên ban tồ chức phải đổi phòng họp lớn hơn tại quốc hộị Các diễn giả cho rằng đây là cơ hội kết hợp các tổ chức thuộc 3 nước và khi tổ chức của 3 cộng đồng cùng vận động chung cho tự do dân chủ của Việt, Miến Điện và Lào, thì sẽ có kết quả hữu hiệu và mau chóng hơn. Tôi cũng xin nhắc lại là Quốc Hội Âu Châu đại diện cho 375 triệu người dân thuộc cộng đồng chung Âu Châu tại 15 quốc gia qua 626 dân biểu quốc hội.
BH: Điều gì làm cho bà quan tâm khi tham dự buổi hội thảo này"
NHM: Tôi rất xúc động khi được nghe những vị đại diện của các tổ chức hoặc nhân chứng người Miến Điện và Lào tường trình về sự đàn áp tôn giáo hay nhân quyền tại các quốc gia láng giềng nàỵ Tôi nhận thấy hoàn cảnh của họ thật là giống đồng bào của mình trong nước. Có lúc tôi có cảm tưởng là họ đang nói chuyện của mình.
Tôi đặc biệt quan tâm đến 6 người phụ nữ. Đầu tiên là bà Aung San Suu Kyi lãnh tụ lãnh tụ đảng đối lập của Miến Điện, bà nói qua băng phát thanh rằng: "Chúng ta đã mất thì giờ nhiều quá rồi, chúng ta không thể mất thêm nữa mà phải cùng nhau cố gắng hơn để đem lại dân chủ và tự do cho các nước đã khước từ ".
Theo lời ông Aung Ko, chủ bút tờ báo Miến Điện taị Thái Lan, thì báo chí tại Miến bị cấm viết tin về các phụ nữ lãnh đạo có tiếng tăm, như bà Megawati Sukarnoputri, tổng thống Nam Dương hay nữ tổng thống Phi Luật Tân là bà Gloria Arroyo. Giới lãnh đạo quân đội đang cầm quyền sợ dân chúng nhớ tới bà Aung San Suu Kyi vì bà mới được thả ra.
Kế đến là bà Paticia McKenna, dân biểu thuộc Đảng Xanh, Phó trưởng phái đoàn Quốc Hội Âu Châu vưà mới viếng thăm Việt Nam. Bà nói lên sự bất bình về việc nhà câm quyền Hà Nội không cho phái đoàn tiếp xúc với những vị lãnh đạo tôn giáo trong nước. Bà nhận xét Việt Nam bị bưng bít, xã hội bị kềm chế dân chúng không có quyền lập tổ chức. Bà cho biết điều bất ngờ là người cằm đầu phái đoàn Hà Nội để tiếp xúc với phái đoàn Âu Châu lại là bà Đại sứ của Cộng sản Việt Nam tại Brussels. Phái đoàn Âu Châu đã từ chối tiếp xúc với một vị đại diện Phật giáo quốc doanh do họ đưa đến. Sau cùng bà Patricia khuyến khích người Việt Nam nên giữ cao niềm hy vọng.
Người thứ ba là nữ dân biểu quốc hội Cao Miên Tioulong Saumura, đại diện cho đảng đối lập của ông Sam Rainsy đến từ Nam Vang. Bà cho biết khi thượng tọa Thích Trí Lực bị bắt thì 22 thượng nghị sĩ và dân biểu của đảng bà đã lên tiếng can thiệp ngaỵ Đến bà Vanida S. Thesouvanh, chủ tịch phong trào nhân quyền cho Lào thuyết trình về tự do tư tưởng và tự do tôn giáọ Bà Viengsay S. Luangkhot, giám đốc chương tình Lào Ngữ của đài Á Châu Tự Do, đã ca ngợi lòng qủa cảm và yêu nước của các giáo sư và sinh viên Lào đã bị bắt vì biểu tình đòi tự do dân chủ.
Đặc biệt là chị Ý Lan rất lưu loát 3 ngôn ngữ Việt Anh và Pháp. Chị tiếp tay với ban tổ chức phối hợp các buổi hội luận, trả lời báo chí và truyền hình Bỉ đồng thời chị phỏng vấn cho các đài phát thanh Việt ngữ. Chị thuyết trình về hệ thống pháp luật và việc bắt bớ giam cầm trái phép tại Việt Nam.
BH: Bà có thể cho biết kết quả của hai ngày hội luận như thế nào"
NHM: Kết quả cuộc hội luận là một Quyết Nghị đòi hỏi quốc hội Âu Châu đặt vấn đề nhân quyền và dân chủ với chánh phủ Việt Nam trước khi sử dụng ngân sách 162 triệu Euro cho tài khoá 2002-2006.
Quyết nghị cũng yêu sách Hội Đồng Âu Châu thông báo với chánh phủ VN rằng Hiệp Ước Hợp Tác giữa Việt Nam và Âu Châu sẽ bị đình chỉ nếu VN không thực thi nhửng điều trên.


Ngoài ra Quyết Nghị lên án gắt gao việc nhà cầm quyền Việt Nam ký kết vạch lại đường ranh biên giới Việt Nam-Trung Hoa, việc đàn áp giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tinh Lành và người Thượng ở cao nguyên. Quyết nghị nhấn mạnh tầm quan trọng dân chủ hóa VN và yêu cầu trả tự do cho các vị lãnh đạo cũng như tín đồ các tôn giáọ
BH: Được biết trong thời gian vừa qua Giáo Hội PGHH Hải Ngoại đã nỗ lực vân động cho đạo trong nước được tự do"
NHM: Vâng, trước khi đi dự buổi hội thảo do Quốc Hội Âu Châu tổ chức, chúng tôi có gởi thơ cho ông Hartmut Nassauer, Trưởng Phái Đoàn của Quốc Hội Âu Châu để nhờ ông can thiệp cho 14 tù nhân PGHH, cũng như 4 người bị quản chế và chúng tôi cũng chuyển đến ông Thỉnh Nguyện Thư của đồng đạo trong nước nhờ ông can thiệp. Đồng thời chúng tôi cũng chuyển thơ và bản phúc trình về tình trạng PGHH trong nước cho Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và Bà Emi Lynn Yamauchi, Tổng Lãnh Sư Hoa Kỳ tại Sài gòn, Ông Raymond F. Burghardt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nộị Chúng tôi cũng gởi thơ đến ông Abdelfattah Amor, Đặc sứ Liên Hiệp Quốc, cũng như các cơ quan Nhân quyền trên thế giớị Đặc biệt là khi chúng tôi đến trụ sở chính của Hội Ân Xá Quốc Tế tại Luân Đôn, bà Janice Beanland, đặc trách Á Châu Thái Bình Dương, cho biết hội có bảo trợ cho 3 tín đồ PGHH. Hiện nay có 6 nhóm thiện nguyện viên của hội tại Úc, Pháp, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Anh và Đức đang viết thơ vận động cho 2 ông Châu Lang và Trương Văn Thức. Bảy nhóm khác tại 4 nước là Pháp, Đức, Anh và Thụy Điển đang vận động cho ông Hà Hảị
BH: Gần đây, chúng tôi có nghe tin là có mấy trăm tín đồ PGHH đã biểu tình tại Miền Tây" Bà có thể cho chúng tôi biết qua lý do"
HNM: Theo như Bảng Tường trình của đồng đạo gởi qua cho Ban Trị Sự PGHH/Nam Cali, thì từ năm 1991, nhà cầm quyền có đưa ông Lại Hoàn Tuấn đến điều hành chùa Tây An Cổ Tự, một di tích của Đức Phật Thầy Tây An tại xã Long An, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông Tuấn đã sử dụng tiền quỹ của chùa vào việc riêng, cặp ngà voi bị mất, rồi ông ta lại bán luôn đại hồng Chung. Vào lễ Đản Sanh Đức Thầy vưà qua, ông không cho đặt chân dung của Đức Thầy tại chùạ
Ông bác bỏ những đề nghị của các trưởng lão PGHH và còn thách thức: "Nếu ai bóp nát được mặt trời thành từng mảnh nhỏ, thì hãy nói đến chuyện đưa Lại Hoàn Tuấn ra khỏi chỗ nàỵ"
Cụ Võ Văn Ngải, tự Sáu Bé, tức giận đã treo cổ tự tử phản đối, nhưng đồng đạo đã kịp thời cứu xuống. Khi số người lên đến 600 thì nhà cầm quyền địa phương đã đưa đến 200 cảnh sát ngăn chận cuộc biểu tình. Họ đã mướn du đãng đánh nhau để giải tán cuộc biểu tình. Trong khi đó thì tín đồ PGHH mặc đồng phục màu nâu và biểu tình rất ôn hòa, trật tự.
BH: Sau cuộc viếng thăm các tu sĩ PGHH của ông James Waller, nhân viên chánh trị của Tòa Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn vào tháng 6, 2002, thì có viên chức nào đã về thăm làng Hòa Hảo Không"
NHM: Sau đó có ông Raymond F. Burgardt đại sứ Mỹ có về Thánh Địa tiếp xúc với Ban Đại Diện PGHH và thăm Tổ Đình, nơi Đức Thầy lập đạo vào ngày 15- 7- 2002. Cách đây 30 năm, ông Raymond làm việc tại tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Ông tiếp xúc, quen biết nhiều vơí những vị lãnh đạo PGHH và Cao Đài trước 1975.
Vào 4 giờ chiều ngày 10-10-2002, bà Sandra Henderson, Thư Ký Đại Sứ Quán Úc taị Hà Nội đã đến thăm tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm tại Quang Minh Tự, ấp Long Điền, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nhờ kinh nghiệm của ông James Waller, nhân viên chánh trị của tòa lãnh sự Hoa Kỳ đã nhiều lần bị công an theo dõi và chận ngay cửa chùa 3 lần, bà Henderson đã đến chùa bằng xe đò với một thông dịch viên. Bà cho biết bà đến thăm tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm theo lời yêu cầu của chánh phủ Úc và cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Bà hỏi tu sĩ Năm Liêm rằng nhà cầm quyền Việt Nam nói các tôn giáo được tư do tín ngưỡng, theo ông thì có đúng không" Tu sĩ Năm Liêm trả lời rằng đó chỉ là hình thức, nhưng thực tế các tôn giáo bị khống chế khắc nghiệt. Ban Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo do họ lập ra chỉ là công cụ của Đảng chứ không phải do tín đồ bầụ
Bà Henderson cho biết chuyến viếng thăm này rất quan trọng vì bà sẽ tường trình cho chánh phủ Úc và Liên Hiệp Quốc. Bà hỏi ông có can đảm nói lên sự thật không. Ông nói sẵn sàng và trao cho bà 2 cuộn băng cassettes thu sẳn lời ông và bảng tường trình viết tay về 24 lần bị bắt giữ hay bị bắt giam trong 27 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.
BH: Với sự nỗ lực của tín đồ PGHH tại hải ngoại từ nhiều năm qua, bà nhận thấy có đem lại một kết qủa gì cho đồng đạo trong nước không"
NHM: Trước nhiều áp lực của quốc tế, nhà cầm quyền VN có một chút nhượng bộ. Tuy nhiên họ kềm chế và kiểm soát một cách khéo léo hơn để che mắt quốc tế. Thí dụ như thay vì cho tín đồ lựa chọn người lãnh đạo, thì họ lưạ người cũa Đảng và thành lập Ban Đại Diện PGHH quốc doanh. Vưà rồi họ cũng mới chỉ định vài người để thành lập Ban Phụng Tự Tổ Đình. Họ không theo đúng nội quy do Đức Bà, thân mẫu của Đức Thầy, ký vào năm 1962. Theo nội quy này thì Ban Phụng Sự Tổ Đình có 19 người gồm thân nhân Tổ Đình và tín đồ PGHH được đồng đạo bầu ra.
BH: Bà có muốn nhắn gì với bên nhà"
NHM: Tối muốn nhắn với đồng đạo là tín đồ PGHH tại hải ngoaị luôn luôn nghĩ đến họ; luôn cố gắng phổ truyền giáo lý huyền diệu của Đức Thầy khắp nơi, và luôn nỗ lực vận động cho tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo trong nước được tự do hành đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.