Hôm nay,  

Thư Ngỏ Gửi 1 Tướng Lĩnh Quân Đội Việt Nam

23/01/200300:00:00(Xem: 4045)
SAIGON -- Một thiếu tướng CSVN vừa viết bài trên báo Đảng, dùng ngôn ngữ thô bạo đấu tố Mỹ, tái khẳng định VN không có tù chính trị, cho nhân quyền là âm mưu lật đổ, lên án đòi hỏi tự do là âm mưu thâm độc... Lập tức, Tuệ Minh, một trí thức quốc nội liền viết bài phản bác, nội dung như sau.
THƯ Ngỏ, Gửi Một Tướng lĩnh quân đội Việt NAM
*
Tôi đang ngồi nhâm nhi tách cà phê, bỗng giật mình. Thằng cháu chạy từ nhà dưới lên hổn hển: ‘Chú ơi, có bài viết về nhân quyền này !’
_ Đâu, đưa chú coi thử...Trời ạ, tạp chí cộng sản! Thôi, cất đi cháu, chú không thể nào xài nổi mấy tờ báo loại này.
_ Sao lại thế hở chú "
_ Có gì khó hiểu đâu cháu, họ viết theo định hướng của đảng, mà đã định hướng thì không khách quan là điều dễ hiểu.
_Vậy chú cứ thử đọc qua rồi phân tích dùm cháu có được không ạ "
Nể cháu, tôi đành bớt chút khong thời gian ưu tư tự do của riêng mình để đọc...
Dưới đây tôi xin ghi lại những nhận xét của mình theo phong cách đối thoại cùng tác giả và những người có suy nghĩ tương tự tác giả.
*
Lướt qua đã thấy ngay tựa đề ‘ai vi phạm nhân quyền, ai vi phạm dân chủ "’ (1). Tác gi là tổng biên tập tạp chí quốc phòng toàn dân-thiếu tướng Trần Duy Hưng. Tôi đọc liền một hơi. Một dấu hỏi rất to hiện ra : ‘Tại sao một tác gi ở ‘tầm’ ấy lại có lối suy nghĩ phiến diện , sai lầm đến như vậy"’
Thưa ông Trần Duy Hưng, qua bài viết, ông phê phán Hoa Kỳ và NATO một cách không thương tiếc. Nếu theo ngôn ngữ ‘chợ búa’ thì có thể nói, Hoa Kỳ và NATO đã bị ông thiếu tướng Việt Nam đập cho vỡ mặt. Nào là ‘đằng sau cái gọi là đấu tranh cho nhân quyền, nhân đạo đã lộ rõ âm mưu thâm độc của họ’, nào là ‘xã hội ma quỷ hiện đại ‘, ‘thanh niên Mỹ mơ hồ giữa cái thiện và cái ác, khiến văn hoá Mỹ cằn cỗi, bạo lực, nghiện hút tràn lan khắp nước Mỹ’ nào là ‘quyền sống của con người bị đe doạ bởi chính sách bóc lột, đàn áp, bởi bạo lực tràn lan và các tệ nạn xã hội’, ...Thôi thì ông không ưa Hoa Kỳ và NATO là quyền của ông. Tôi cũng không có ý định bênh vực họ. Ở đây, tôi chỉ muốn phê phán tính phiến diện của ông. Nếu ông đang ngồi trước mặt tôi, tôi dám yêu cầu ông chỉ ra cho tôi ngay lập tức xem chính sách nào của Mỹ là ‘chính sách bóc lột, đàn áp’ dân chúng " Tôi dám hỏi ông ‘văn hoá Mỹ cằn cỗi, bạo lực’ ở chỗ nào " ‘thanh niên Mỹ mơ hồ giữa cái thiện và cái ác’ ra sao"...Ông phóng đại một tin tức, hay là ông tưởng tượng ra, hay là ông bịa đặt với ý đồ chính trị ""
Cổ nhân có dạy: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, như thế mới là biết. Việt Nam chúng ta cũng có một câu thành ngữ rất hay ‘ăn ốc nói mò. Chắc là ông còn nhớ "
Trong bài viết của mình, ông có ‘phán’ rằng: ‘vậy thực chất cái gọi là ‘nhân quyền cao hơn chủ quyền’, ‘nhân quyền không biên giới’...ở đây là gì " Đó chính là chiêu bài mà một số nước phưng tây, đứng đầu là Mỹdùng làm cái cớ để ‘can thiệp nhân đạo’ vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền, khi mà họ cảm thấy cái gọi là nhân quyền mang màu sắc thực dân đế quốc, siêu cường của họ bị vi phạm’.
Xin hỏi, ‘nhân quyền mang màu sắc thực dân đế quốc, siêu cường’ là gì vậy " Tôi ngờ rằng, ông chẳng hiểu nhân quyền là cái gì. Đọc tiếp, thấy ông viết ‘ngày nay họ can thiệp thô bạo vào nội bộ các nước bằng những âm mưu, thủ đoạn và hình thức khác nhau, không vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ mà vì quan niệm giá trị. Có nghĩa là áp đặt giá trị ‘dân chủ’, ‘tự do’, ‘nhân quyền’ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, của nền chính trị cường quyền cho nước khác’. À ra vậy, đến đây thì tôi đã có bằng chứng để kết luận: đích thực ông không hiểu gì về giá trị của ‘nhân quyền’, ‘dân chủ’, ‘tự do’.
Thật vậy, lần ngược về lịch sử, ấy là vào một ngày ‘đẹp trời’, ngày 10 tháng chạp năm 1948, sau những mất mát đau thưng của chiến tranh, những khổ đau của sự phân biệt đối xử, ... Nhân loại đã bừng tỉnh, hồ hởi, thống nhất đưa ra một bản tuyên ngôn, một khát vọng chung, rung động lòng người. Đó là bản ‘Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền’. Trong lời mở đầu có đoạn ‘nhận định rằng, sự không hiểu và khinh thường các quyền con người đưa tới những hành vi dã man làm phẫn nộ lương tâm loài người và sự xuất hiện một thế giới trong đó mọi người sẽ được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, thoát khỏi khủng bố và nghèo khổ, đã được tuyên bố là khát vọng cao nhất của con người’.
Nhận định rằng, các quốc gia thành viên đã cam kết phải bảo đảm hợp tác với Liên Hợp Quốc để các quyền con người và các giá trị tự do căn bản được tôn trọng khắp nơi và có hiệu quả ‘, và, ‘nhận định rằng, một quan niệm chung về giá trị tự do và các quyền con người là có ý nghĩa quan trọng nhất để thực hiện đầy đủ sự cam kết đó’.
Phần đại hội đồng tuyên bố còn nhấn mạnh: ‘Bản Tuyên ngôn toàn thế giới này về nhân quyền là lý tưởng chung mà tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia phải đạt tới nhằm làm cho tất cả các cá nhân, tất cả các cơ quan trong xã hội luôn ghi nhớ bản tuyên ngôn này để nỗ lực phát triển sự tôn trọng các quyền và giá trị tự do ấy bằng giảng dạy và giáo dục, bảo đảm thừa nhận và áp dụng khắp nơi có hiệu quả (...) bằng những biện pháp tiến bộ mang tính chất quốc gia và quốc tế ‘.
Mặt khác, theo Hiến Chưng Liên Hợp Quốc, thì các quốc gia phải có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và bảo đảm mọi mặt các quyền và giá trị tự do của con người.
Vậy, đến đây, chắc các ông cũng đã hiểu, và không thể cãi được rằng: Tự do, nhân quyền là những giá trị phổ quát. Nó phải mang một ý nghĩa chung. Bất cứ một quốc gia nào cũng không được phép tuỳ tiện ‘khu vực hoá ‘, ‘quốc gia hoá‘ giá trị chung ấy. Khi một quốc gia thành viên có những hành vi vi phạm nhân quyền thì các nước còn lại phải có nhiệm vụ nhắc nhở. Nhắc nhở không được thì phải cảnh cáo bằng các hình thức cụ thể. Chẳng hạn cắt giảm viện trợ, tạm ngưng thực thi hiệp định thương mại, v.v... Đó là điều hiển nhiên để bảo đảm phù hợp qui định, tinh thần của Hiến Chưng Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền cũng như các công ước quốc tế về quyền con người. Hơn nữa, việc quảng bá nội dung và ý nghĩa của tự do, dân chủ, nhân quyền, không những phù hợp tuyên bố của Đại hội đồng mà còn giúp người dân hiểu để họ tự biết mình đang bị bóc lột gì, xâm phạm gì, từ đó người dân mới có những đòi hỏi chính đáng bảo vệ quyền lợi của mình và được hưởng những giá trị căn bản của công dân trong xã hội dân chủ văn minh.
Do vậy, việc ông khẳng định ‘áp đặt giá trị ‘dân chủ ‘, ‘tự do’, ‘nhân quyền’ của chủ nghĩa tư bản hiện đạị..’ là không hiểu gì về các giá trị tự do và quyền con người trong một nền dân chủ đích thực (nhiều nhà lý luận rởm cũng có lối lập ngôn như ông chẳng hạn ‘nhân quyền kiểu Mỹ ‘, ‘dân chủ tư sản’, v.v... ).
Ông viết: ‘Một thủ đoạn mà họ thường áp dụng là tách riêng một số yếu tố của quyền con người, khuyếch đại yếu tố đó lên, làm cho người ta hiểu lầm rằng quyền con người chỉ có thế. Một trong những yếu tố họ lựa chọn để khuyếch đại lên là quyền tự do, nhưng đó là tự do cá nhân, tự do ra báo tư nhân, tự do thành lập đảng phái đối lập, nhằm dẫn tới đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, gây ra tình hình chính trị- xã hội rối ren, hòng làm cho quần chúng nhân dân mất phương hướng. Rồi lợi dụng thời cơ đó, những lực lượng này có thể đứng lên xoá bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản và xoá bỏ chủ nghĩa xã hội‘. Vâng, tôi hiểu tâm trạng này của ông. Khi chế độ này bị sụp đổ, những người như ông sẽ ‘bấu víu’ vào đâu" Những người thuộc ngành công an, quân đội như các ông đang được hưởng một chính sách đãi ngộ hậu hĩnh nhất, đang được cưng chiều nhất và được trao cho sức mạnh vũ trang thì sao có thể không ca ngợi chế độ" Các ông, với cái đầu không phải của mình, chắc sẽ chẳng thể nhận ra mình đang bao che cho tội lỗi như thế nào đâu!
Đối với sự trị vì, thì tiến bộ xã hội, lợi ích của nhân dân mới là vấn đề cốt yếu. Khi một chế độ với quá nhiều khuyết tật, không đủ năng lực điều hành, quản lý đất nước, tiến bộ xã hội bị kìm hãm , phát sinh biết bao ung nhọt xã hội, nhân dân vẫn còn quá đói nghèo lầm than, lòng người oán thán khôn nguôi, ... thì còn nuối tiếc mà chi"
Marx ngày xưa đã dạy rằng ‘Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt’. Sự tôn trọng quyền tự do cá nhân còn được Chủ Tịch Hồ Chí Minh tâm đắc trích dẫn từ tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ vào tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Vì vậy, cái chiêu bài chủ quyền, với ý nghĩa là quyền tự giải quyết những chuyện nội bộ, mà các ông đưa ra để bao che cho việc vi phạm nhân quyền đã bị lộ tẩy. Cái chủ quyền ‘vĩ mô‘, tức quyền làm chủ lãnh thổ, làm chủ những quyết sách lớn, thì có ai đụng đến đâu. Nhưng ở đây các ông đã mập mờ hòng đánh tráo khái niệm về chủ quyền. Người dân đọc có cảm tưởng là Hoa Kỳ và đồng minh có thể lợi dụng nhân quyền để xâm lược ta bất cứ lúc nào! Các ông đừng có hòng mưu mô vin vào cớ ‘chủ quyền quốc gia’ hết sức vu vơ để bóc lột chủ quyền của mỗi một cá nhân con người!
Chúng ta chỉ là một đất nước nhỏ bé đặt mình vào cuộc chơi chung của thế giới. Vậy thì chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi. Chúng ta đã ký kết các công ước thì chúng ta phải thực hiện đúng, chứ không thể ngang như ‘chí phèo’ mà nói rằng ‘đó là chuyện nội bộ, các anh không được can thiệp vào ! ‘
Đọc ‘công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị’ (2), các ông sẽ thấy:
‘các quốc gia thành viên của công ước này thừa nhận rằng, theo tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền thì, lý tưởng của con người tự do chỉ có thể đạt được khi con người được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị ‘ ( lời nói mở đầu ).

Thế nào là được hưởng tự do về chính trị " chắc chắn các ông sẽ không tài nào trả lời nổi, vì rằng, nếu các ông trả lời được cũng có nghĩa là các ông đã tự tát vào mặt mình. Với điều 4 Hiến pháp VN ‘Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội... ‘ các ông đã ngang nhiên bắt dân tộc này chỉ được có một quyền lựa chọn lãnh đạo, đó là sự lãnh đạo của ĐCS ! Với sự chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ mọi cơ quan báo chí, truyền thông, không cho ra báo tư nhân, các ông đã thao túng dư luận xã hội, bóp nghẹt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến hoặc những tiếng nói vạch trần tội lỗi của các ông. Với sự thao túng quân đội, viện kiểm sát, nhà nước, mặt trận tổ quốc, quốc hội,...các ông đã mặc sức hoành hành đè đầu cưỡi cổ dân. Với sự can thiệp quá sâu vào văn hoá nghệ thuật, giáo dục,tôn giáo,...Các ông đã làm cho nền văn hoá Việt Nam rơi vào tình trạng nghẹt thở,...Với việc ban hành nghị định 31CP các ông đã bóp nghẹt thêm một nấc nữa những người bất đồng chính kiến. Với việc, những ai không phi là đảng viên đảng cộng sản thì không được nắm giữ các chức vụ ở các c quan nhà nước, từ các cơ quan hành chính đến các cơ quan văn hoá, kinh tế, các ông đã tước bỏ quyền tham gia quản lý xã hội của công dân không phải là đảng viên cộng sản. vân vân và vân vân, còn quá nhiều những bất cập khác. Các ông đã mở to mắt để nhận ra sự vi phạm các quyền tự do về dân sự và chính trị của công dân -- vi phạm các điều đã được long trọng ghi trong ‘công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ‘ hay chưa "" Đấy chính là vi phạm nhân quyền, các ông đã hiểu chưa "
Đối với những người bất đồng chính kiến ôn hoà, các ông không cho nối mạng Internet và cắt điện thoại cố định. Khi họ dùng điện thoại di động để phục vụ nhu cầu được thông tin thì các ông giở trò nghe lén tồi tệ. Ngoài ra, các ông còn tạo dư luận khủng bố tinh thần họ thông qua tổ dân phố, hàng xóm, họ hàng, và các cơ quan của những người thân trong gia đình họ -- trong khi đó họ vẫn đường đường chánh chánh là những công dân bình thường. Với bất kỳ những người văn minh nào họ sẽ đều thấy rất kinh ngạc trước các hành vi xâm phạm thô bạo đến quyền con người như vậy.
Trong giai đoạn hiện nay, những người hiểu biết đều có thể phì cười khi nghe ông lập luận ‘Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để chăm lo cho cuộc sống đích thực của con người ‘. Đây là lối lý luận kiểu tán dương. Cứ nhắm mắt vào tán dưng mà không thấy tình hình thực tế. Chủ nghĩa Marx của chúng ta đã dậy: ‘thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý ‘. Vì vậy, tôi chân thành khuyên ông hãy đọc chân lý từ thực tiễn Việt Nam. Ông hãy chịu khó quan sát và tìm hiểu: Từ quá khứ đến hiện tại, từ trong nước liên hệ ra thế giới, từ những chế định nhằm bảo vệ quyền toàn trị độc tôn của đảng cộng sản đến những hạn chế lên quyền lợi của nhân dân, từ cái riêng khái quát thành cái chung, từ các hiện tượng xã hội rút ra bản chất xã hội, từ cái kết quả ngày nay truy tìm nguyên nhân trước đó, v.v ... Từ đó, ông mới có thể hiểu đúng vấn đề.
Ông viết : ‘Nhân dân ta, dân tộc ta được sống trong độc lập, tự do. Đó là nhân quyền cơ bản nhất, lớn nhất ‘. Tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc những dòng này, bởi lẽ đây chính là một trong những giọng điệu của các ông. Ở đây, cái tự do mà các ông muốn nói là thoát khỏi cảnh nô lệ của một đất nước nô lệ. Đấy là điều kiện đầu tiên phải có. Nhưng đối với các nước độc lập thì tiêu chuẩn về tự do phải được chuyển về ‘hệ quy chiếu ‘ là các quy định chung trong các công ước quốc tế. Ở đây, các ông đã đánh tráo nội hàm của khái niệm tự do. Người dân khi nghe các ông tuyên truyền sẽ liên tưởng về thời nô lệ và chiến tranh đau thương. Họ sẽ hài lòng chấp nhận hiện tại, cho dù tồi tệ. Nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ hiểu rằng giá trị của tự do không giản đơn là thoát khỏi nô lệ ngoại bang mà còn phải thoát khỏi nô lệ ngay trên chính đất nước mình, và giá trị ấy phải được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật tiến bộ của một nhà nước pháp quyền. Khi ấy, các ông hãy coi chừng!
Ông viết ‘phải khẳng định rằng, ở nước ta không có tù chính trị, càng không có việc đàn áp chính trị như một số người có những dụng ý xấu rêu rao’. Đích thực là ông đã phát biểu càn. Cần phải tìm hiểu cho chắc đúng rồi hãy viết. Đừng viết theo phổ biến từ ‘trên’ xuống, viết như thế là không hiểu gì về nguyên tắc khách quan cần phải có khi viết một bài báo. Nếu ông biết sự thật nhưng không dám viết đúng vì sợ, thì xin khuyên ông thiếu tướng hãy cảm nghiệm lại tinh thần ‘uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di ‘ của cổ nhân. Còn nếu muốn tìm hiểu sự thật, mời ông hãy về Thái Bình, Hà Tây, Nam Định, Tây Nguyên,....hỏi han dân chúng xem họ bị ức hiếp gì, đàn áp như thế nào. Ngoài ra, tôi có thể cung cấp cho ông một số địa chỉ:
1. Bác sĩ - thạc sĩ kinh tế Phạm Hồng Sơn số nhà 72 b Thuỵ Khuê, Tây Hồ Hà Nội bị bắt từ 27/3/2002 đến nay chưa xét xử -- người đã dịch cuốn ‘dân chủ là gì " ‘ Do đại sứ quán Hoa kỳ cung cấp.
2. Nguyễn Vũ Bình nguyên phóng viên tạp chí cộng sản số nhà 26 tổ 67 b phường Vĩnh Tuy Hà Nội, bị bắt giữ đã lâu chưa xét xử, là người đã viết bài phản đối việc cắt đất biên giới cho Trung Quốc.
3. Lê Chí Quang, cử nhân luật, số nhà 22 Trung liệt, Đống Đa Hà Nội. Người đã viết những bài biểu lộ chính kiến đầy nhiệt huyết và ưu tư với vận mạng đất nước. Hiện chịu án tù 4 năm, quản chế 3 năm- một bản án hết sức vô lý .
4. Đại tá- nhà báo Phạm Quế Dưng, nguyên tổng biên tập tạp chí lịch sử quân sự số nhà 37 Lý Nam Đế, Hà Nội, hiện đang bị giam giữ chưa xét xử tại Sài Gòn cùng nhà nghiên cứu xã hội học Trần Khuê.
v.v...
Ông hãy đến tận nhà họ, chân thành tìm hiểu, mượn đọc các bài viết của họ và các bài viết về họ. Khi đó ông sẽ được biết họ đã bị sách nhiễu như thế nào,và ông sẽ có cơ sở để nhận thức đúng đắn vấn đề. Ông trời sinh ra ta có hai tai. Phải biết nghe từ hai phía.
*
Tôi xin được dừng lời mặc dù vẫn còn nhiều luận điểm cần phê phán trong bài viết của ông. Sở dĩ tôi phải viết ‘thư ngỏ ‘ này gửi ông là vì bài viết của ông rất tiêu biểu cho lối lý luận cùn của các nhà lý luận cộng sản Việt Nam ngày nay. Nó sẽ gây một tác động tai hại trong tư duy quần chúng. Trong khi Đảng và Nhà nước mong muốn được làm bạn với tất cả các nước trên thế giới thì các ông lại đi tuyên truyền một tâm lý ‘bài Mỹ ‘, ‘bài phương Tây ‘ làm cản trở xu hướng giao lưu, hợp tác , học hỏi về kinh tế, văn hoá,...Giữa các quốc gia.
Lời cuối: sau khi tôi trình bày những phê phán của mình cho cháu tôi nghe (về cơ bản là giữ nguyên các ý). Cậu ấy bảo: ‘theo cháu thì chắc là họ có phần nào hiểu thực trạng ở nước ta nhưng họ vẫn viết vì miếng cơm manh áo ấy mà’. Tôi không có ý kiến bình luận gì ý kiến đó.
Sài Gòn, ngày12.01.2003
TUỆ MINH
1, bài trên tạp chí cộng sản, số 27 ( 9/2002).
2, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, có hiệu lực ngày 23/3/1976. ViệtNam gia nhập ngày 24/9/1982

+

Tư và Công Trong Thế Giới Xã Hội Chủ Nghĩa (3)

Nhật ký trong tù của một tử tội.
Kẻ thù ở ngay trong ngươi đó.
Bị trấn lột tất cả, bị cách ly thế giới, cô đơn còm cõi tuy chung quanh là cả một khối hỗn tạp, huyên náo tức cuộc sống trong trại cải tạo, Kouznetsov nhận ra, việc đầu tiên, là nghi ngờ ngay chính tuổi trẻ của mình, khi còn là một cây non dễ bị uốn nắn. Tất cả những gì ông tin tưởng khi còn trẻ, những hứng khởi lãng mạn, những ham muốn ngày nào sẽ trở thành thi sĩ, tất cả, kể cả luôn nhu cầu, lòng yêu mến công lý, luôn cả niềm đam mê không thể nào cưỡng lại được của ông là suy tưởng, triết lý: tất cả đều trở nên nghi ngờ. Bởi vì ông không còn tin, chúng uyên nguyên ở nơi ông, do ông trời ban cho, hay cũng do phương pháp một trăm năm trồng người "cấy" vào" Chính từ đó, ông nhận ra sự cần thiết của Nhật Ký: Với nó, là phương tiện chiến đấu để sống còn. Sống còn như thế nào" Như một con người tuyệt đối riêng tư, mình là mình (personne absolument sigulière). Không phải cá nhân bị cấy, được trồng (individu faconné). Ông sử dụng Nhật Ký để suy nghĩ một mình, không tìm sự nương náu, hoặc ẩn trốn ở hy vọng, niềm tin, luôn cả ảo tưởng; cũng chẳng thèm tìm chỗ dựa mang tính ý thức hệ, mà những người khác đã làm như vậy, bằng cách tin vào Chúa, vào Phật, và trong trường hợp không thể, vì đã lỡ quá tin vào những ông thần đỏ, họ đành tìm về một thứ chủ nghĩa mác xít đã được "cải lương, cải thiện" (amélioré). Chính vì vậy, Nhật Ký có giọng bi quan, đôi khi trở thành cay độc (xi-níc), mà theo Kouznetsov, nó giúp ông cuỡng lại (résister), một cách ý thức, sự bất khả hiện hữu (l'impossibilité d'exister). Chính vì điều này, theo nhà phê bình văn học người Pháp, Marthe Robert, khiến ông trở thành một "của hiếm" (nguyên văn: một giá trị đặc biệt), và ông tự xác nhận, mình là nhà văn, nhờ nó. Nghĩa là như một kẻ, trong khi chỉ nói về mình, mà mở ra cả thiên hạ, tức đại thể (la généralité).
Nhật Ký của tên tử tội thuộc vào "giai cấp lớn" (la grande classe) của những tác phẩm văn học, mà chỉ tự chúng là đủ để biện minh, cho chỉ một từ: văn học. Tác giả của nó, Kouznetsov, một kẻ chẳng ai hay (inconnu), một kẻ lạ, một người bị chôn sống, trong những vùng u tối mà chúng ta chẳng làm sao mò tới gần. Nhưng ông viết một cuốn sách, cuốn sách độc nhất mà chúng ta được biết tới qua bản dịch, và nhờ vậy, chúng ta có cơ hội gần gụi với ông, đến nỗi chúng ta có thể nhận ra ông, khi gặp ở ngoài đường phố. Nhờ những ghi chú vội vã, những ghi chú như của báu may mắn vớ được, trong mỗi ngày ở trại tù, như giành giật được, từ những tên quản giáo, với cái nhìn cú vọ, khốn kiếp (nguyên văn: sa-đích), nhờ vậy mà ông nối liền với chúng ta, vượt lên trên mọi ranh giới, từ thiên nhiên cho tới xã hội, cho tới thời gian... Nhờ nó, cuốn Nhật Ký, ông đã bẻ gẫy những cánh cửa nhà tù, nói theo tính cách đạo đức, ít ra là như vậy. Nói như thế không có nghĩa coi nhà tù giống như một thứ tự do còn hơn cả thứ tự do thiệt ở ngoài đời. Bởi vì ở trong địa ngục trại cải tạo mà con người này còn phải trải qua trong nhiều năm, chính là nhờ văn chương mà anh ta cố níu kéo cuộc sống, nó cho phép anh ta sống sót, và nó cho phép anh ta trở thành thật gần gũi, thật thân thương, thật sờ sờ trước mắt chúng ta. Tất cả làm chúng ta suy ra điều này: văn chương, chính nó, có thể có ngày gục ngã, ròng rã trong những ngày tháng triền miên ở nơi trại cải tạo. Và chính nó là cái mà chúng ta cần phải cứu vớt, còn hơn cả tác giả của nó.
[Marthe Robert, trong một ghi chú, cho biết, sau đó, Kouznetsov đã được trả tự do, qua một vụ trao đổi tù nhân giữa Nga và Mỹ. Và như để chứng tỏ sự lo lắng của bà, tức là của chúng ta như trên, ông đã tiếp tục viết phần thứ nhì của Nhật Ký của một tử tội].
Jennifer Tran giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.