Hôm nay,  

Thương Ước Không Cứu Nổi Vn Qua Thời Trung Cổ Cộng Sản

06/11/200000:00:00(Xem: 4140)
SINGAPORE (L.A.T.) - Tổng Thống Clinton sẽ viếng thăm Việt Nam trong tháng này, trở thành Tổng Thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên Hà Nội. Chuyến viếng thăm sẽ đem tới những gì" Theo bài của Robert Templer trên Los Angeles Times hôm Chủ Nhật, chuyến viếng thăm chỉ có tiếng mà không có miếng. Dưới đây là tóm lược.

Sẽ không có bao nhiêu viện trợ tài chánh, và chắc chắn không có màn bồi thường chiến tranh. Các nhà đầu tư bất mãn sẽ không nhìn VN trong một ánh sáng mới.

Nhưng chuyến đi của Clinton mang nhiều sức nặng biểu tượng. Đó là một bước để dẹp đi một số cay đắng còn kéo dài sau cuộc chiến. Hà Nội vẫn nhìn Mỹ với cả lòng kính phục, ghen tị và bất tín. VN ghen tị với đầu tư và kỹ thuật [của Mỹ] nhưng lo sợ về ý đồ của Mỹ mà họ thường hình dung như là CIA vẫn còn khả năng lật đổ các chính phủ.

Mỹ vẫn gìn giữ nhiệt tâm truyền giảng [văn minh] khi tới VN. Có một niềm tin rằng hoặc là xuyên qua mậu dịch, giaó dục và tham dự kết thân, hoặc là xuyên qua đe dọa và trừng phạt, Mỹ có thể bắt VN đi theo con đường dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Nhưng Mỹ không giúp nhiều cho kinh tế VN như Hà Nội nghĩ, và Washington không có bao nhiêu hy vọng ảnh hưởng tới sự thay đổi chính trị trong Đảng CSVN.

Trong nhiều thập niên, VN đổ tội kinh tế suy sụp là do Mỹ cấm vận, nhưng việc này đã gỡ bỏ từ 1994. Đó là lời đổ tội tiện lợi để giải thích sự quản lý kinh tế sai lầm đã làm cả nứơc lâm nạn đói trong thập niên 1980s. Nhưng nó cũng tạo ra một nếp nghĩ mê tín rằng một khi Mỹ trở lại, VN sẽ thịnh vượng. Khi các hãng Mỹ mở một hội chợ giao thương ngay vừa khi bỏ cấm vận, hơn 100,000 dân Hà Nội đổ xô vào xem, thán phục các sản phẩm Hoa kỳ.

Bất hạnh là, hầu hết dân Việt không có tiền để mua sắm. Các hãng Mỹ sớm sủa thấy là thị trường thực sự của VN cho sản phẩm đăt1 tiền th2i quá hẹp, và nhiều hãng liền bỏ chạy. Những hãng ở lại VN thì bị kẹt giữa guồng máy thư lại nặng nề, hay là bị các đối tác điạ phương moi tiền - đó là những tay không thấy xa hơn các chỉ phiếu lương kế tiếp. Lương thợ thấp, nhưng bù vào là chi phí nặng nề để xin đủ thứ giấy phép: Đây là một đất nước mà bạn có hát trong quán rượu cũng cần có giấy phép. Khi các mối làm ăn với VN bị hỏng, các nhà đầu tư liền bị nhốt vào tù hoặc là bị tống ra khỏi VN.

Khi Á Châu khủng hoảng năm 1997, đầu tư nước ngoài gần như cạn sạch sẽ. Năm 1999, CSVN ch6áp thuận các dự án trị giá 600 triệu đô. Ba năm trước đó, con số này nhiều hơn 8 tỉ đô, mặc dù không có bao nhiêu tiền thật được giải ngân vào VN. Xuất cảng vào VN cũng thê thảm như đầu tư. Năm ngoái, hàng nhập cảng vaò VN trị giá 300 triệu đô, chỉ bằng mức Hoa Kỳ bán qua Nhật từ Thứ Hai tới Thứ Tư mỗi tuần lễ.

Lòng mê tín mậu dịch lại bùng lên hồi Tháng 7, khi Mỹ-VN ký thương ước. Khi được phê chuẩn bởi Quốc Hội, thương ước sẽ giảm thuế quan hầu hết hàng VN từ 40% tới chưa đầy 3%. Nó mở cưả thị trường Mỹ cho hàng hóa và nông sản Việt. Ước lượng tăng hàng may dệt vào Mỹ gấp 10 lần trong năm đầu tiên. Bù lại, VN chiụ mở cửa thị trường và chịu trong sáng sổ sách, và công bằng trong cách đối xử với giới đầu tư. Nhiều người hy vọng thương ước sẽ làm hồi sinh làn sóng cải tổ nguyên đã bị cho êm ngủ kể từ giữa các năm 90s.

Gần phân nửa sản lượng kinh tế VN là từ quốc doanh. Ít có quốc doanh nào có lời, nhưng chúng thu hút hầu hết tín dụng (vay nợ), đất và các tài nguyên khác. Các ngân hàng nhà nước có các khoản nợ lớn từ quốc doanh thâý là sẽ không bao giờ được trả nợ; thực sự, hệ thống ngân hàng cũng là một quả bom nổ chậm khổng lồ. Đảng CSVN chỉ cho phép các hãng tư hoạt động và không cho nó quá lớn. Các giám đốc các hãng quốc doanh đã ngoi lên các chức chính trị cao. Nhiều người vào được Bộ Chính Trị Trung Ương, cơ quan cao nhất nứơc chuyên bổ nhiệm lãnh tụ và quyết định chính sách.

Nhiều giám đốc này nhìn thấy thương ước như hiểm họa cho việc kinh doanh và tài sản cá nhân họ, mà trong hầu hết trường hợp là tham nhũng từ tiền nhà nước. Họ đã trưởng thành trong môi trường kinh doanh bưng bít và sẽ không muốn minh bạch sổ sách vì áp lực quốc tế. Chống lại thương ước sẽ là dầy đặc và khó mà kiểm soát. Các cán bộ VN là bậc thầy về cách tạo ra trở ngại, thường là cách để đòi hối lộ.

Trung tâm của sự chống đối vẫn là sợ mất quyền lực. VN đã rung động thâm sâu vì sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, điều mà VN vẫn quy tội cho Mỹ chứ không dám thú thật là do sai lầm nội tại của hệ thống. Còn có những nỗi lo về kỹ thuật mới [Internet] tại một nước đang cấm đoán người dân các quyền tự do phát biểu và thờ phượng [tôn giáo]. Dân chúng VN thường nói là chính phủ không bao giờ nhảy cho tới khi nước tới cổ và chính sách hiện nay cho thấy CSVN cứ luôn chờ tới khi kinh tế sắp sụp đổ mới chiụ cải tổ. Thương ước sẽ cho VN một hướng đi cải tổ, nhưng sẽ không giải quyết các nan đề kinh tế và chính trị sâu hơn.

Hiện chỉ có 2% dân số là đảng viên CSVN đang cai trị 78 triệu dân với bàn tay sắt tàn bạo. Các chính sách hiện nay đã làm giàu cho thiểu số thương lưu thành thị, nhưng giữ hầu hết dân chúng không thể có lương tới 1 đô la/ngày. Thuế nông thôn còn dã man nữa: Tại vài khu vực, cán bộ tham nhũng đã đưa ra các sắc thuế y hệt thời Trung Cổ đánh vào các cửa sổ và thú vật bị mổ thịt. Thương ước có thể buộc quốc doanh cải tổ, nhưng sẽ không nhấc nổi bàn chân của Đảng CSVN đang đè đầu đè cổ nông dân và tư doanh.

Vào năm tới, Đảng CSVN sẽ họp đaị hội ở Hà Nội. Họ sẽ chọn các lãnh tụ mới và hướng để đi. Trước các đại hội mỗi năm năm này, người ta cứ đoán là cấp tiến hay bảo thủ sẽ chủ trì. Những nhãn hiệu đó sai cả, khi các cán bộ có vẻ như qua lại dễ dàng giữa những thời khoảng của chủ nghĩa giáo điều và những thời khoảng của chủ nghĩa thực dụng thị trường tự do. Điều quan trọng của họ là kềm kẹp, và họ sẽ không buông quyền này dễ dàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.