Hôm nay,  

Chiến Lược An Ninh Khu Vực

5/17/200100:00:00(View: 4672)
Diễn đàn An ninh của khối ASEAN tuần này họp ở Hà Nội, có đại diện cấp cao của 23 nước tham dự. Diễn đàn này thành lập năm 1994, hiện gồm 10 nước ASEAN và 13 nước khác bên ngoài kể cả những nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Nước mới nhất đi vào diễn đàn này là Bắc Hàn.

Lần đầu tiên nước Việt Nam Cộng sản được làm chủ nhà tiếp đón một cuộc hội họp quốc tế lớn như vậy. Đây chỉ là chuyện tự nhiên phải có vì năm nay Việt Nam theo lệ luân phiên được làm chủ tịch ASEAN, nên Diễn đàn họp ở Hà Nội không phải là chuyện lạ và cũng chẳng có vinh dự gì ghê gớm. Sự thật trong cộng đồng thế giới ngày nay, người ta không đến nhà anh mới là chuyện lạ, nếu họ đến chỉ là chuyện thường. Thời đại này không phải là thời đại của những anh bế môn tỏa cảng như ếch ngồi đáy giếng, mà là thời đại của những con chim bay. Thật sự tôi không muốn mỉa mai ai, nhưng theo định luật thông thường nhất về vật lý, anh càng ở chỗ thấp bao nhiêu, mắt anh càng cận thị bấy nhiêu. Chỉ có ở những nơi cao, như tầm con chim bay, người ta mới nhìn xa thấy rộng. Đây cũng là một đòi hỏi bức thiết của thời thế mới.

Riêng đối với Hà Nội cuộc họp của Diễn đàn An ninh khu vực đến vào lúc đại hội đảng mới chỉ định một bộ Chính trị mới, nên đây cũng là dịp để những người đứng bên ngoài tò mò nhìn xem cước vó mới của con ngựa như thế nào. Cuộc họp không có cấp bộ trưởng, bởi vậy cũng có thể không có sự xuất mã của những nhân vật lãnh đạo. Dù vậy đây cũng là dịp có nhiều cơ hội trao đổi giữa dại diện các nước, chẳng hạn đã có tin từ tuần trước đại diện Nam và Bắc Hàn có thể mở cuộc thảo luận không chính thức với đại diện Mỹ. Dù việc này đã bất thành, trường hợp Bắc Hàn xin vào Diễn đàn cũng là thí dụ điển hình của một con ếch ngồi đáy giếng chịụ hết nổi nên rút cuộc cũng phải nhảy ra bên ngoài, nhưng liệu nó có biến thành một con chim bay không lại là chuyện khác.

Việt Nam là nước chủ nhà có nhiệm vụ tiếp đón và tổ chức, càng có nhiều cơ hội hơn để mở những cuộc tiếp xúc riêng với bất cứ nước nào đến dự hội. Gặp gỡ không chính thức lại càng dễ ăn nói, miễn là biết làm và dám làm như vậy. Diễn đàn An ninh ASEAN chỉ là một nơi để thảo luận, trao đổi quan điểm về một chủ đề chung là an ninh khu vực, nó chỉ là sân khấu đối thoại chớ không phải là một cuộc hội nghị để đi đến những kết luận trói buộc, nhưng việc công khai nói ra trong cuộc họp đông đủ các phái đoàn vẫn không quan trọng bằng những cuộc tiếp xúc bên lề có tính cách riêng tư. Đó cũng là đầu mối đưa đến những cuộc vận động quy mô hơn.

Về mặt chiến lược, vấn đề an ninh khu vực tự nó đã nói lên một ý niệm căn bản rất quan trọng. An ninh trên thế giới ngày nay không thể xé lẻ, nó có những mối liên hệ chặt chẽ về địa lý cũng như về chính trị. Bảo vệ và duy trì an ninh không còn là vấn đề của một nước mà là vấn đề của tập thể, ngay cả an ninh một khu vực cũng bị ràng buộc với an ninh những khu vực khác trên thế giới. Hãy nhìn xem vì nguyên nhân nào Diễn đàn An ninh ASEAN đã thành hình. Khi những vấn đề tranh chấp các hòn đảo ở Nam Hải hăm dọa đến an ninh của nhiều nước Đông Nam Á, khối ASEAN đã có sáng kiến tổ chức một Diễn đàn để đối thoại với Trung Quốc là nước đang đòi chủ quyền toàn thể các đảo Trường Sa và một lãnh hải bao trùm hết miền Nam Hải lấn đến gần bờ biển của những nước lân cận như Việt Nam và Phi Luật Tân. Nam Hải cũng là nơi có các tuyến hàng hải quốc tế và cố nhiên dính líu đến Mỹ là nước vẫn có Hải quân qua lại vùng này. Vì thế an ninh khu vực Đông Nam dính liền đến an ninh Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương khiến nhiều nước khác ở những khu vực khác cũng liên can.

Trong bối cảnh an ninh bất khả phân đó, cuộc họp của Diễn Đàn ASEAN tai Hà Nội là cơ hội tốt nhất để chế độ Cộng Sản Việt Nam đặt thẳng vấn đề Hoàng Sa với Trung Quốc. Năm 1974 Trung Quốc đã nhân cơ hội chiến tranh Việt Nam đến lúc tàn đem quân chiếm Hoàng Sa, nhưng Hà Nội không dám hé răng nói một lời phản đối. Năm 1979, một cuộc chiến tranh biên giới đã xẩy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai bên trở thành thù nhưng chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn không có can đảm dùng vũ lực chiếm lại Hoàng Sa. Năm 1991, hai bên tái lập bang giao nhưng Tổng bí thư Đỗ Muời sang Bắc Kinh mà không dám đả động đến Hoàng Sa. Đến thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam còn cúi đầu thấp hơn nữa khi ký kết thỏa ước phân chia lãnh hải vịnh Bắc Việt mà không nhắc đến vấn đề Hoàng Sa. Trong khi đó sự chiếm đóng của Trung Quốc đã được củng cố thêm với ý đồ biến Hoàng Sa thành một “Hạ-uy-di” của Hoa Lục để khai thác du lịch và tài nguyên thiên nhiên, theo kiểu Hạ Uy Di giữa Thái Bình Dương đã trở thành lãnh thổ Mỹ.

Trong kỳ đại hội đảng tháng 4 vừa qua, trước ngày phái đoàn đảng Cộng sản Trung Quốc do Phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cầm đầu sang dự đại hội, báo Nhân Dân bỗng nhiên lên tiếng nhắc nhở đến chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và cả Hoàng Sa. Người ta cho đó là một dấu hiệu có biến chuyển về chính sách đối với Trung Quốc. Nhưng chế độ cho đến nay vẫn chưa có một lời minh định lập trường công khai và rõ rệt.

Hoàng Sa là một vấn đề an ninh lãnh thổ quan trọng nhất của Việt Nam. Chúng tôi nghĩ cuộc họp Diễn đàn An ninh ASEAN là một thử thách quan trọng đầu tiên cho bộ Chính trị dưới quyền Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Không lẽ ban lãnh đạo mới tiếp tục như trước ngậm bồ hòn làm ngọt để mặc nhiên nhìn nhận chuyện đã rồi"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.