Hôm nay,  

Nhà Tù Tạm Giam Ở Nga

02/10/200000:00:00(Xem: 5681)
Có những nơi ở đất Nga này, cả nỗi buồn, cả niềm vui ngoài đờI đều không lọt vào tớI được, đó là các nhà tù. Có những người không có tội tình gì, không hề bị xét xử nhưng cũng phải ngồi tù. Đó là những người Việt nam không có giấy tờ bị cảnh sát Nga bắt trong nhà tù tạm giam. Danh xưng thì có chữ tạm, nhưng nhà tù không có nơi nào tạm cả, ở đâu cũng một chế độ tù.

Ở Nga theo thống kê có hơn một triệu ngườI nước ngoài đang cư trú không hợp lệ. MỗI năm con số này lại tăng thêm khoảng 100 ngàn ngườI nữa. Đó mớI là con số chính thức. Trên thực tế, con số này còn lớn hơn nhiều, vì nhiều ngườI không đến đăng ký ở đâu cả. NgườI nước ngoài sinh sống bất hợp pháp ở Nga đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Việt Nam, Trung quốc, Afganistan, Iran,Irak, các nước châu Phi như Somali, Congo, Nigieria đến các nước cộng hòa cũ của Liên Xô, thậm chí những nước hoàn toàn không nghèo đói như Phần Lan cũng có ngườI trốn sang Nga sống bất hợp pháp.

Những ngườI nước ngoài đến Nga vớI những mục đích khác nhau. Phần lớn họ đến Nga để tìm một đờI sống tốt hơn. Điều này nghe có vẻ vô lý, vì kinh tế Nga bị xem là bi bét, đời sống ở Nga bị coi là đói khổ. Nhưng có một điều ít ai nói tớI, là ở Nga tìm việc làm không khó, nhất là đối vớI những ai không có nghề nghiệp gì đặc biệt. Dân Moskva rất lườI, không thích làm những việc nặng nhọc như đứng bán hàng dướI trờI tuyết, lái xe buýt, sửa chữa đường xá hay làm cửu vạn, chính vì vậy những ngườI từ Uzbekistan, Tadgikistan, Ucraina, Moldavi mớI nắm trọn những việc này ở Moskva. Một số không nhỏ ngườI nước ngoài đến Nga để tìm thờI cơ đi đến một nước thứ ba. Những ngườI này chủ yếu là dân Việt Nam, Trung quốc, Afganistan. Lại có ngườI đến Nga sống lay lắt không giấy tờ chỉ vì ở Nga giá rượu votka rất rẻ và dễ tìm bạn nhậu.

Mặc dù nước Nga chẳng ưa gì những ngườI sống ngoài vòng pháp luật này, nhưng mỗi năm trung bình nước Nga chỉ trục xuất được chừng 10 ngàn người. Số còn lại một phần được tống vào các trại tạm giam ngườI nước ngoài, còn phần đông thì bị phạt 60 rúp, rồi lại được thả ra đường.

Cuộc sống trong trại tạm giam
Ở mỗI thành phố đều có những khu trại giam riêng để giam giữ ngườI nước ngoài không có giấy tờ tùy thân. Cảnh sống trong các trại này ở mỗI thành phố một khác. Nhưng dù ở đâu cuộc sống trong tù cũng vẫn là tù nhân. Ở Nga tù nhân mỗI ngày được nuôi ăn vớI khẩu phần 5 rúp. Ngoài đờI một cái bánh mỳ hiện đã là 5 rúp. Các cai tù cho biết giá cả trong tù có phần rẻ hơn ngoài đờI, vì các nhà tù đều ký các hợp đồng cung cấp thực phẩm dài hạn vớI ngườI sản xuất nên vớI 5 rúp họ có thể cho tù nhân ăn mỗI ngày một cái bánh mỳ đen, một nửa cái bánh mỳ trắng, một lạng cá, nửa lạng thịt, một bát canh và một cốc chè đường. Đấy là trên giấy tờ. Trên thực tế khẩu phần thịt và cá thường bị nhà bếp cắt xén hay cho bay hơi hoàn toàn, chỉ còn lại bánh mỳ vớI bát canh lõng bõng.

1- Trại tạm giam ở Krasnodar
Hai trại tạm giam được ngườI Việt biết đến nhiều nhất ở Krasnodar và Kazan.
Karasnodar là thành phố ở phía nam, cách Moskva hơn 1000 km. Bất cứ ngườI Việt nào đến đây không qua đường dây của một công ty Việt Nam đã “bao” trọn ngành cảnh sát địa phương đều bị họ báo cảnh sát bắt tống trại giam chờ vé máy bay trục xuất thẳng về Việt Nam. Một ngườI Việt là tiến sỹ trường đại học quan hệ quốc tế ở Moskva có đầy đủ giấy tờ hợp lệ nhưng ỷ thế quen biết một nhân vật cao cấp trong ngành cảnh sát đã không đi qua dịch vụ của những ngườI Việt ở thành phố này, đã bị bọn họ nhờ tay cảnh sát bắt giam 10 ngày trong trại tạm giam. Chỉ sau 10 ngày từ một ngườI béo tốt khỏe mạnh anh ta đã biến thành một bộ xương vớI tinh thần hoảng loạn. Anh cho biết, trong tù ngườI ta chỉ cho anh mỗI ngày một miếng bánh mỳ vừa đen, vừa khô vớI một cốc chè mùi ngai ngái, hăng hăng rất khó uống. Đó là chưa kể những con gián to tướng thường xuyên tấn công đòi chia khẩu phần ít ỏi đó. Nhưng ở Krasnodar còn có cái hay, cảnh sát ở đây tự mua vé cho ngườI bị trục xuất về nước.

2-Trại giam ở Kazan
Kazan là thủ đô nước cộng hòa tự trị Tatarstan, cách Moskva chừng 1000 km về phía đông. Ở Kazan có hơn 400 người Việt, nhưng chỉ có gần 70 người có hộ khẩu hợp pháp, số còn lại phải sống chui lủi. Nhắc đến nhà giam ở đây người Việt nào cũng thấy rùng mình vì điều kiện sống ở đó không phải dành cho người sống. Trong một căn phòng chừng 100 m2 người ta nhốt gần một trăm con người với một cái bóng đèn 30 w. Phòng giam không có cửa sổ, chỉ có một lỗ nhỏ chừng hai bàn tay vừa là nơi cho không khí đi qua, vừa là nơi nhận thức ăn. Ở đây tù nhân cũng được cho ăn ngày ba bữa, nhưng hai bữa chỉ gồm độc một cốc chè đường, bữa trưa tươm tất hơn có thêm một bát canh toàn nước và một chút bột khoai tây loãng.

Nếu người nhà tù nhân muốn tiếp tế cho người thân của mình, họ phải chuẩn bị hai túi thực phẩm y như nhau, một túi dành cho người bị giam, còn một túi dành cho cảnh sát coi tù. Thuốc lá cảnh sát thích nhất nên chẳng bao giờ nó đến tay tù nhân, tốt bụng nhất thì cảnh sát đổi những bao thuốc lá ngoại bằng những bao thuốc lá địa phương vừa hôi, vừa khét cho tù nhân. Trước năm 1999 cảnh sát ở đây còn khá trong sạch, không dám ăn hối lộ, nên các phòng giam lúc nào cũng chật cứng. Giờ đây cảnh sát cho biết số người bị giam ở đây ngày càng ít hơn, nhất là người Việt Nam. Vì người Việt thuộc loại giầu có nhất trong số những cộng đồng nước ngoài sống ở Kazan, vì vậy họ mới có tiền để đút lót cho cảnh sát. Suốt cả tháng người bị giam ở đây không được tắm giặt nên không khí trong các phòng tạm giam lúc nào cũng nặng nề, khăm khẳm.

Năm nay cảnh sát đã khôn hơn, thay vì bắt giam, họ chỉ bắt nộp phạt. Số tiền phạt chính thức ở đây là 2100 rúp tương đương gần 80 MK. Thường người Việt tìm cách đút lót khoảng 1500 rúp không cần lấy chứng từ, như vậy cả đôi bên cùng có lợi, người Việt phải trả ít hơn, còn cảnh sát không phải nộp vào công quỹ. Nếu chẳng may đã bị bỏ tù, có hai cách đút lót để được thả. Cách thứ nhất là qua dịch vụ của một người Việt có người quen trong giới cảnh sát. Người Việt này đòi thù lao 1500 rúp, trong đó anh ta được nhận 500 rúp, còn 1000 rúp phải chia cho cảnh sát. Cách thứ hai rẻ hơn, nhưng không phải ai cũng làm được. Theo cách này người Việt thuê các cô gái bản xứ có con nhỏ tới kêu khóc xin tha cho “cha hờ” của chúng thì chỉ mất chừng 500 rúp trả thù lao cho các cô, chứ không phải trả cho cảnh sát.

3-Một thành phố khác cũng khó làm hộ khẩu không kém là Niznhi Novgorod. Đây là thành phố quân sự hết sức quan trọng của Nga. Trước đây, thời Liên Xô đây là thành phố cấm, người nước ngoài không được lai vãng đến. Nay người nước ngoài cũng được quyền đến đây, nhưng sở vida vẫn hạn chế đến mức tối đa không cấp hộ khẩu tạm trú cho người nước ngoài. Mới hai ba năm trước cảnh sát ở đây còn hết sức hiền lành, chưa biết cách moi tiền của người nước ngoài, thế mà giờ đây họ đã thích nghi nhanh chóng với thời buổi kinh tế thị trường, giá hối lộ ngày càng tăng cao. Người Việt đã thành lệ cứ thấy người nhà bị bắt lại đem tiền đến tận túi cảnh sát mà năn nỷ họ cầm tiền. Chẳng thế mà giá chuộc người ở đây tăng với tốc độ chóng mặt. Hồi đầu năm giá chuộc một người ra tù là 1000 rúp, một tháng sau đã tăng tới 1500 rúp, còn giờ đây họ đã đòi tới 2000 rúp, gần 80 MK. Ở Niznhi Nvgrod cảnh sát chỉ giữ tối đa 10 ngày rồi sẽ thả, nhưng chưa có người Việt nào chịu ngồi đủ 10 ngày dài đằng đẵng cả. Ở đây cũng có dịch vụ đút lót cảnh sát nhà tù. Một người Việt móc nối với các nhân viên nhà tù, sẵn sàng phục vụ các nạn nhân cả ngày lẫn đêm. Tất nhiên sự phục vụ tận tình giá khoảng 50 đô la.

Ở Nhizni Novgrod nhà tù cũng không khá hơn ở Kazan bao nhiêu. Một căn phòng cỡ 50 m2 nhốt gần 50 con người, cả toilet cũng nằm trong phòng.

Phòng giam trong nhà tù ở Nhizni nhỏ hơn, chỉ 6m2, nhốt chừng 10 người, người tù chỉ được ngồi, ai đến chậm chân, không còn cả nghế ngồi, phải đứng hay ngồi xuống đất. Đi toilet trong một cái xô. Phòng của nam còn tệ hơn. Không có cái xô muốn đi toilet phải chờ tới giờ. Sáng một lần và chiều một lần, lính canh tù mới mở cửa phòng giam cho.

Chế độ ăn uống ở đây cũng rất khủng khiếp. Mỗi ngày được cho ăn một lần: một nửa cái bánh mì làm từ lúa mạch đen, nửa đĩa súp hoặc một đĩa bo bo. Nếu ăn bo bo thì không được súp và ngược lại. Một ngày bọn lính xách cho một xô nước để uống. Và có cho một ít đường.

Muốn tiếp tề đồ ăn cho người trong tù, người nhà cũng phải biết đút lót. Cảnh sát ở đây chỉ xin đút lót chừng 100 rúp để mua rượu và kẹo. Nhưng nếu không biết cách nói, hay không đút lót đúng kiểu, thì ngay cả người đi tiếp tế cũng bị bắt, thậm chí bị đánh thâm tím mình mẩy.

4-Người Việt bị giữ trong các trại tạm giam đông nhất chính ở Moskva. Ở phía tây bắc Moskva chính quyền thành phố đã cho xây cả một nhà tù để làm trại tạm giam người không có giấy tờ. Người Việt ở đây có khoảng 300 người. Cứ 20-30 người bị nhốt trong một phòng nhỏ. Chế độ ăn uống ở đây cũng không khác các nhà tù khác, có khác chăng chính vì cảnh sát ở đây là những nhà kinh tế rất giỏi, họ biết moi tiền của tù bằng đủ mọi cách. Tất cả đều có thể kiếm được trong tù, miễn là có tiền. Chẳng hạn rượu vốtka giá 60-70 rúp một chai (bên ngoài chừng 20-30 rúp), một liều heroin giá 700 rúp. Nếu tù nhân muốn mang điện thoại di động vào thì phải trả chừng một ngàn đô la. Thú vị nhất là nếu ai cần ra ngoài đi chơi hay về thăm nhà thì phải trả chừng 50 đô la cho mỗi giờ tự do, tất nhiên sẽ có hai cảnh sát đi kèm để tránh trường hợp tù nhân chạy trốn, nhưng tù không bị còng tay. Người nhà tù nhân có thể mang đồ ăn đến tiếp tế, cũng có thể chuyển tiền cho nhà tù tự mua đồ ăn theo các tiêu chuẩn có sẵn 200 hay 300 rúp một túi. Nếu chuyển đồ ăn, tù chỉ được nhận chừng một nửa, một nửa vào bụng cảnh sát, còn nếu chuyển bằng tiền thì tù được nhận đủ vì cảnh sát đã tính sẵn tiền công trong mỗi túi quà.

Cảnh sát ở Moskva không đánh người, nhưng chính đầu gấu Việt nam trong trại giam lại đánh người Việt để kiếm tiền. Theo lời một người đã từng bị nhốt ở đây, có thời gian ma mới vào nhập trại phải nộp 200 đô la cho các ma cũ gọi là tiền để nhập phòng.

Những người bị bắt vào đây thường không có giấy tờ gì kể cả hộ chiếu, hay sử dụng giấy tờ giả. Những ai đã vào nhà tù tạm giam, muốn được tha phải đút lót từ 700 đến 1000 đô la. Những người hoàn toàn không có giấy tờ lại dễ chạy ra hơn người mang giấy tờ giả. Có những trường hợp người có đầy đủ giấy tờ cũng bị nhốt ở đây, chẳng hạn trường hợp anh B người ở Hải phòng bị bắt bốn tháng trước. Anh bị bạn hàng cùng làm ăn, do xích mích đã thuê tiền để cảnh sát hình sự bộ nội vụ ở phố Petrovka nhà 38 bắt thu hết giấy tờ với lý do để kiểm tra, ngay sau đó cảnh sát hộ khẩu lại được đút tiền để tống anh vào trại tạm giam vì tội “không có giấy tờ”. Phải đút lót 1500 đô la anh mới được trục xuất về nước. Trong nhà tù này có người đã ngồi hơn một năm mà vẫn không được thả, cũng không được đưa về nước.

Muốn ra khỏi đây tù nhân phải tự mua vé về nước. Cũng có trường hợp cảnh sát đột nhiên thả ai đó khi thấy đã giữ quá lâu mà anh ta không có dấu hiệu dịnh đút lót hay mua vé, nhưng những trường hợp như vậy rất ít. Những người phải ngồi lâu trong tù thường do không có tiền mua vé, nhưng cũng có khi do sứ quán Việt Nam không chịu làm giấy xác nhận anh ta là người Việt Nam. Khi bắt người vào trại này, theo thủ tục của Nga, nhà tù sẽ gửi công hàm báo cho đại sứ quán Việt nam, và về nguyên tắc đại sứ quán phải mua vé cho họ về nước. Nhưng chỉ những ai có người quen trong sứ quán mới xin được số tiền này. Cách đây không lâu anh L. sau 6 tháng ngồi ở nhà tù này, đã nhờ người có những mối quen biết với một nhân viên của sứ quán Việt nam xin được 500 đô la để mua vé về nước. Số tiền này không phải do sứ quán rủ lòng thương ai thì cho người đó, mà chính là số tiền mỗi người được quyền nhận từ số tiền bảo hiểm 30 đô la ai cũng phải đóng khi đổi hộ chiếu ở Nga. Nhưng sứ quán Việt Nam luôn tìm cách ỉm đi số tiền này.

Chuyện giấy tờ của người Việt ở Nga đã có từ 9 năm trước khi Liên Xô sụp đổ, vẫn đang tồn tại, và sẽ tồn tại đến khi nào nước Nga có được một chính sách cụ thể, rạch ròi đối với người nước ngoài như ở những nước tiên tiến khác và quan trọng nhất là tệ tham nhũng bớt hoành hành hơn.

Lan Hương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.