Hôm nay,  

Anh Phong Tước Nhiều Người, Thủ Tướng Canada Bực

24/06/200100:00:00(Xem: 4486)
OTTAWA (KL) - Thủ tướng Chrétien đã tuôn ra lá thư bực tức gửi cho Thủ tướng Blair của Anh quốc về danh tước tặng cho một nhà tiên phong về kỹ thuật và một nhà học thuật của Canada.

Theo bản tin của Joan Bryden và Jim Bronskill đăng trên báo thủ đô Ottawa Citizen, Anh quốc đã phong hầu tước "knighthood" cho hai nhân vật tại Canada mà không thèm đếm xỉa gì tới Thủ tướng Jean Chrétien của Canada. Khi được phong chức hầu tước, người ta phải gọi nhân vật được phong bằng tiếng "Sir" tôn kính (Ngài) và đi kèm theo tên họ của nhân vật này.

Chưa đầy một tháng sau khi thắng vụ kiện kéo dài để bác bỏ việc nâng Conrad Black lên chức huân tước của Anh quốc, Thủ tướng Jean Chretien nay lại bực tức với Anh quốc về việc không thèm hỏi ý kiến hay tôn trọng chính sách của Canada đã có từ lâu để phong hầu tước cho hai công dân Canada: Terry Matthews, ngôi sao công nghiệp cao cấp và nhà học thuật George Bain.

Ông Chrétien đã gọi dây nói cho đối tác Anh quốc của ông là thủ tướng Tony Blair, ông đã bầy tỏ với tư cách cá nhân bằng những ngôn từ mạnh mẽ về việc không chấp nhận chuyện phong tước này, khi ông biết được vào ngày thứ sáu. Chức hầu tước "knighthood" đã được Anh quốc ban cho ông Bain sau khi Bảng danh sách Danh dự trong ngày Sinh nhật của Nữ hoàng đưa ra.

Theo như lời của nữ phát ngôn Francie Ducros, Thủ tướng Blair của Anh quốc đã giải thích là thủ tướng Anh không được biết rằng ông Blair có song tịch Anh và Canada. Nữ phát ngôn nói, dù có thế nào đi chăng nữa, chuyện cũng đã quá trễ để cho đổi lại danh sách.

Nhưng khi bản danh sách được đưa ra vào ngày thứ bẩy, ông Chrétien giận dữ khi nhìn thấy công dân Canada thứ hai, ông chủ Terry Matthews của công ty March Network Corp, cũng được phong tước "knighthood", một tước vị cao thường giành để phong cho những nhân vật có nhiều công lao đối với vương quốc Anh.

Với tư cách cá nhân, ông Jean Chrétien đã tuôn ra một lá thư chỉ trích gửi Thủ tướng Blair, và chính quyền Canada cũng đưa ra một công hàm ngoại giao gửi cho chính phủ Anh quốc bầy tỏ sự bất mãn như đã không hỏi ý kiến trước khi phong tước.

" Tôi viết lá thư này với lời lẽ bác bỏ mạnh nhất của chính phủ Canada với việc bác bỏ của riêng cá nhân về theo cung cách mà chính phủ của ông đã xử sự để ban cho các công dân Canada huân tước danh dự," theo như lời lẽ của ông Chrétien đã viết gửi cho ông Blair.

"Đó là chính sách không thay đổi, đã có từ lâu của chính quyền Canada, cách đây trên tám chục năm, các chính quyền nước ngoài có ý ban một danh dự nào đó cho các công dân Canada phải có sự ưng thuận của chính quyền Canada, không có tình trạng Canada sẽ thừa nhận để chuyển địa vị danh dự mang một hàm tước."

Ông Chrétien đã cho biết về chính sách này, đầu tiên nó ăn khớp trong việc giải quyết vụ Samuel C. Nickle năm 1919 và đã được nhắc lại bằng cách công bố chính sách này năm 1968 và một lần nữa vào năm 1988, cho thấy dân Canada tin rằng việc chuyển nhận danh tước không thích hợp với lý tưởng dân chủ mà dân chúng đã phát huy tại Canada theo như người tiền nhiệm của tôi (Thủ tướng Robert Borden).

Ông Chrétien đã nhấn mạnh rõ, ông không có cách nào giả như gọi công trạng của ông Bain và ông Matthews, hai người công dân xuất sắc của Canada, đã có công vào việc đóng góp cho Anh quốc.

Nhưng ông đã đặt ra vấn đề tại sao chính phủ Anh quốc không tôn trọng chính sách của Canada về việc phong tước vị, chính phủ Anh lại tôn trọng lệnh cấm của hiến pháp Hoa kỳ để phong tước cho những công dân của quốc gia này.

"Tôi đành chịu thua để cắt nghĩa tại sao chính phủ của vương quốc Anh không có thể nào tôn trọng chính sách đối với đồng minh thân cận nằm trong Khối Thịnh Vượng Chung."

Ông Chrétien đã tìm ra chuyện đặc biệt khó giải thích đã tạo ra sự náo loạn sau khi can thiệp hai năm để chặn lại việc bổ nhiệm chủ báo quyền thế Conrad Black vào Hội đồng Quyền quí của Anh quốc (House of LORDS).

"Tôi chú ý vấn đề này và còn quan tâm tất cả nhiều hơn nữa cái mà tôi đã biết được cách đây hai năm, chính quyền Canada đã nằm trong những sự khó khăn theo thâm ý của chính quyền thuộc Vương quốc Anh cho chuyển tước phong. Những khó khăn này đã đem đến hậu quả có một sự kiện tụng lâu dài và tranh cãi gay go."

Ông Black là người có 50% vốn của báo National Post, ông đã kiện ông Jean Chrétien can thiệp vào phút chót để chặn lại việc bổ nhiệm. Ông Black là một công dân Canada chính gốc đặc biệt có song tịch nhắm mục đích để được nhận phong tước hàm của Anh quốc và làm cho chính sách của Canada lung tung. Ông Black đã khẳng định là ông Chrétien đã hà lạm quyền hành và đã đưa ra hành động bác khước việc bổ nhiệm, bởi vì ông Chrétein đã bị báo National Post trọc giận trong một bài baó nói về việc làm ăn ngày xưa của ông Chrétien trong vụ mở sân chơi Golf trong lúc bầu cử.

Vụ kiện này đã bị quan tòa hạ thẩm bác bỏ, tòa phán quyết đặc quyền thủ tướng của ông Jean Chrétien cho phép ông được quyền chọn bất cứ cái gì để đối dầu với chính quyền nước ngoài. Sau khi thua kiện, ông Black đã được William Hague, lãnh tụ dảng Bảo thủ của Anh quốc, phong cho chức huân tước.

Ngược lại, nữ phát ngôn Ducros đã cho biết, ông Chrétien vẫn nhất quyết có đường lối riêng của ông trong việc phong tước.

Khoảng năm 1933 và 1935, vài hầu tước "knighthood" đã được tặng dựa trên đề nghị của thủ tuớng R.B. Bennett hồi đó, người giành việc giải quyết vụ Nickle không dùng quyền lực. Năm 1994, doanh gia Neil Shaw tại Montréal được hàm "knight" về việc cung cấp dịch vụ cho nền công nghiệp của Anh quốc như Graham Day sinh quán tại Halifax, một đại chủ đóng tầu bè và mở cửa hàng bán bánh kẹo năm năm trước. Bà Ducros đã cho biết, hai trường hợp phong tước này đã không hỏi ý kiến của chính quyền Canada.

Ông Matthews, nhà tỷ phú sinh quán tại Welsh, là một nhà tiên phong đứng hạng nhất trong Hi-tech đã giúp thủ đô Ottawa lập ra một trung tâm tân kinh tế.

Hồi năm ngoái, ông Matthews đã bán công ty Newbridge Networks Corp. được trên 10 tỷ đô la, nhưng ông vẫn còn hăng say hoạt động trong nền công nghiệp này trên cương vị hướng dẫn công ty March Networks, một hãng nhỏ chuyên về mạng lưới hình ảnh và hùn vốn kinh doanh với công ty Celtic House International. Ông cũng thực tế bỏ vốn đầu tư vào xứ Wales tại Anh quốc, cấp vốn khu vực kỹ thuật và phát triển một nơi nghỉ mát sang trọng hạng 'diamond'.

Ông Matthews hiện rời Canada để đi Singapore để mở các hoạt động cho công ty March Networks tại Châu Á Thái Bình Dương, nên không lấy đuợc lời nói của ông.

Ông Bain sinh ra và được nuôi dưỡng tại Canada, ông là tổng giám đốc và phó viện trưởng danh dự của đại học Queen's University of Belfast tại Bắc Ái Nhĩ Lan. Ông học xong tiểu học tại Winnipeg và tốt nghiệp đại học Manitoba và sau ra làm giảng viên kinh tế học của trường đại học này. Ông có bằng tiến sĩ về quan hệ kỹ nghệ của trường đại học Oxford University tại Anh quốc, kế tiếp giữ nhiều chức vụ giảng dạy trong đại học và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Kinh doanh tại London năm 1989. Ông Bain đã giữ chức phó viện trưởng danh dự của trường Queen năm 1998.

Ông Baine từng làm nhà tư vấn về quan hệ lao động cho nhiều tổ chức cùng với chức chủ tịch của Hội đồng Lương thấp trong chính quyền Anh quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.