Hôm nay,  

Cựu Ptt Nguyễn Cao Kỳ Nói Về Kinh Tế Vn Và Đảng Csvn

16/11/200200:00:00(Xem: 4310)
Dưới đây là bài phỏng vấn Cựu Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ, do phóng viên Bảo Vũ của Đài Phát Thanh Úc Châu thực hiện, để phát thanh về Việt Nam. Chương trình Việt Ngữ của Đài Radio Australia có uy tín từ nhiều năm nay, và hiện đang thu hút đông đảo thính giả trong nước. Dưới đây là bài phỏng vấn.
Trong buổi phát thanh trước, ôâng Nguyễn Cao Kỳ đã đề cập tới một số vấn đề, trong đó có chuyện ông về lại Việt Nam, vấn đề chủ nghĩa cộng sản đối với các nhà lãnh đạo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, những điểm đáng khen và chê của chế độ hiện nay ở Việt Nam, v.v.
Để mở đầu cuộc phỏng vấn lần này, khi chúng tôi, Bảo Vũ, hỏi: “Nếu nhìn trở lại thời gian trước đây khi còn cầm quyền, thành tích nào khiến ông hãnh diện nhất "”
Cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ trả lời:
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Hãnh diện nhất của tôi là tôi trong sạch. Oâng nhớ rằng, khi tôi mới cầm quyền, lúc đó tôi còn rất trẻ; thế nhưng, khi người Mỹ, tức ông đại sứ Mỹ tới gặp tôi, ông ta hỏi: “ Bây giờ chính sách, đường hướng của chính phủ của ông là cái gì" ” tôi chỉ vỏn vẹn trả lời ông ta có bốn chữ “Công bằng xã hội.”
Ở một nước nghèo và sau 100 năm đô hộ và chiến tranh, sự bất công xã hội là vấn đề chính yếu của một nước chậm tiến và nghèo khổ như nước Việt Nam.
Bảo Vũ: Như vậy, theo ông, trong thời gian cầm quyền, ông đã đem lại công bằng xã hội cho người dân Miền Nam phải không ạ"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi không nói … Tôi không thể …. Thứ nhất là tôi cầm quyền chỉ một thời gian ngắn: hơn 2 năm. Mà lúc đó tôi lại cầm quyền một đất nước đang …. bên trong nội bộ thì chia rẽ, bên ngoài thì phải đối diện với cuộc chiến Nam Bắc; thành ra không thể nói rằng tôi đã đem lại được công bằng xã hội cho Miền Nam Việt Nam.
Nhưng mà, ít nhất, trong thời điểm đó đã có một nguời thủ tướng nước Việt Nam biết đó là vấn đề chính, và đã đặt vấn đề đó ra, kể như là quốc sách, và mang lại công bằng xã hội và chống tham nhũng.
Bảo Vũ: Thế còn điều gì khiến ông cảm thấy ân hận nhất"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Cá nhân thì tôi chẳng có điều gì ân hận cả bởi vì….
Bảo Vũ: Ý tôi muốn nói là sai lầm trên bình diện đất nước đó. Cái sai lầm nghiêm trọng nhất của ông trong thời gian cầm quyền là gì"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nghĩ tôi chẳng làm gì sai lầm cả, bởi vì khi tôi lên cầm quyền thì đất nước đã bị chia đôi, cuộc chiến đã đang … Những người đi trước tôi đã tạo ra cuộc chiến đó; và ở thời điểm đó, quân và dân Miền Nam đã… Tôi không xin nhá, tôi không tranh đấu nhá, nhưng vì một lý do nào đó; có thể cũng vì vấn đề định mạng, vì vấn đề thiên mạng, nên quân dân Miền Nam đã trao cho tôi trách nhiệm lãnh đạo Miền Nam.
Tôi đã, thứ nhất mang lại sự ổn định ở Miền Nam, chấm dứt tất cả những chuyện bè phái và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chống … bảo vệ Miền Nam.
Ở trên hai lĩnh vực đó, tôi nghĩ rằng tôi đã làm đầy đủ bổn phận cho tới ngày tôi rời chức vụ.
Thành ra, thẳng thắn mà nói, tôi không thấy là ở cương vị đó trong gần ba năm tôi có làm một lỗi lầm gì cả
Bảo Vũ: Oâng vừa đề cập đến cuộc chiến tại Việt Nam trước đây, thưa ông, trong cuộc phỏng vấn ông dành cho David De Voss ông có dùng chữ “cuộc chiến bẩn thỉu” Phải vậy không ạ"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Không phải tôi. Tôi muốn nói rằng người Mỹ nói như thế. Bởi vì nếu anh sống ở bên Mỹ này, anh sẽ thấy rằng, trên màn ảnh hay lúc nói chuyện họ cứ gọi đó là dirty war (cuộc chiến tranh bẩn thỉu).

Tôi nói rằng, người Mỹ họ nói thế; chứ không phải là đó là lời nói của tôi.
Bảo Vũ: Vậy ông nghĩ như thế nào về cuộc chiến đó" Đó có phải là cuộc chiến vinh quang, chính nghĩa để bảo vệ tự do hay không"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Bây giờ phải nói thẳng nhá. Trước cuộc chiến, khi cả đất nước Việt Nam bị chia đôi, lúc đó tôi hãy còn trẻ lắm. Cả một thế hệ trẻ của tôi lúc đó thực sự không có trách nhiệm gì trong chuyện đất nước bị chia đôi và cho cả ngay cuộc chiến sau này nữa.
Sự chia đôi đất nước là do ngoại quốc, các thế lực ngoại quốc họ sắp đặt hết.
Đa số những người dân Việt Nam hay những trẻ như tụi tôi lúc đó, 14, 15 tuổi chẳng có quyền gì quyết định cả. Rồi tất nhiên sau đó …
Bảo Vũ: … Ôâng cầm quyền
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Cuộc chiến Nam Bắc đã xảy ra rồi. Bây giờ ngồi nhìn và nghĩ lại thì thực ra cũng chẳng có vinh quang gì cái cuộc nồi da nấu thịt của Việt Nam, giữa Nam và Bắc đâu. Tôi nghĩ nó chỉ là … nó cũng là thân phận của một dân tộc nghèo, rồi bị các thế lực quốc tế…
Lúc đó trái đất chia ra hai phía, một bên Trắng một bên Đỏ, rồi các cường quốc, những người có thế, có uy nó sắp đặt mình, bảo đâu ngồi đó, rồi giao súng cho ông này, giao súng cho ông kia, bảo bắn nhau. Bây giờ nghĩ lại cái thực tế đó thì nó chỉ có phũ phàng thế thôi.
Bảo Vũ: Như vậy bây giờ nếu nhìn lại, ông thấy cuộc chiến vừa rồi không vinh quang gì cả"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Chẳng có vinh quang gì cả. Đó là những trang sử đen tối nhất của lịch sử Việt Nam.
Nhưng mà bây giờ đối với tôi thì hãy bỏ dĩ vãng đi. Nhắc lại để nói ai phải, ai trái để làm cái gì nữa.
Cái đúng nhất là bây giờ hãy nhìn vào đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong 10 năm, 20 năm, 30 năm, 50 năm nữa, để coi xem dân tộc Việt Nam sẽ có chỗ đứng nào trong cộng đồng nhân loại này.
Ngày hôm nay, Việt Nam vẫn đứng vào hạng bét của thế giới, dân Việt Nam vẫn là dân nghèo nhất trong những người sinh ra trên trái đất này, thì bây giờ nhắc lại chuyện cuộc chiến hôm qua, để nói rằng đây là chính nghĩa, đây là anh hùng đây này, tôi thấy rằng nó vô nghĩa, nó chẳng có gì để đáng khoe khoang.
Hơn thế nữa, những người đã dự trong cuộc chiến đó bây giờ cũng đã chết hoặc cũng đã như tụi tôi; cả một thế hệ từ Nam tới Bắc cũng vậy thôi.
Ông Hồ cũng mất rồi, trong này ông nào cũng …. Oâng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm, ông Thiệu .. cũng đi hết rồi.
Trang sử nên đóng lại đi và hãy để cho tương lai, tức là để cho tuổi trẻ Việt Nam từ trong lẫn ngoài, từ Nam tới Bắc, gặp nhau lại.
Hãy dùng tất cả những hiểu biết kỹ thuật của thế kỷ này để xây dựng nước Việt Nam đi; chứ còn quay trở lại dĩ vãng để làm cái gì"
Bảo Vũ: Oâng vừa nói là Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất, vậy theo ông nguyên nhân là do đâu"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Nguyên nhân là… thứ nhất là mình đi sau người ta bởi vì mình bị chiến tranh tàn phá. Đấy, cuộc chiến tranh nó gây ra như vậy đó.…
Bảo Vũ: Nhưng chiến tranh đã chấm dứt gần 30 năm rồi.
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Đấy. Thế nhưng dù sao mình cũng đi sau nguời ta. Đó là điểm thứ nhất .
Thứ nhì nữa như tôi nói, sau khi chiến tranh chấm dứt rồi mà vẫn đi theo con đường kinh tế phục hưng kiểu vô sản thì nó trở thành phá sản.
Như tôi vừa nói lúc đầu là chỉ mới 10 năm nay, thì mới hiểu được đâu là chỗ phải, chỗ trái, và những người lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu đi vào con đường đổi mới.
Thế nhưng mình chỉ mới có 10 năm thôi.
Bao nhiêu là những trở lực người dân gặp phải khi phải xây dựng lại đất nước.
Một đất nước bị tàn phá khủng khiếp vì chiến tranh như vậy thì tiền đâu mà xây dựng"
Một vài trăm triệu, một vài tỷ, không nghĩa lý gì cả.
Chúng tôi ngồi nhìn thì thấy muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam, chúng ta cần cả hàng ngàn tỷ.
Tiền đâu "
Có tiền rồi thì trí tuệ đâu để thay đổi, để dùng tiền đó để xây dựng"
Trong thời chiến chúng ta bỏ toàn thời giờ vào chuyện tập bắn súng không à. Bắn thì giỏi lắm, giết thì hay lắm; nhưng trí tuệ và bàn tay để xây dựng, nhất là xây dựng trong giai đoạn thế kỷ kỹ thuật cao này, thì không có. Bây giờ mới bắt đầu học hỏi.
Tất cả những lý do đó nó làm chậm trễ và khiến đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng và ở trong một thế đứng qúa thấp như ngày hôm nay trong cộng đồng nhân loại.
Bảo Vũ: Thưa ông, nếu nói về vấn đề phát triển thì Việt Nam cần phải đặt ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực gì"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Trước khi nói về vấn đề này, tôi phải quay trở lại … nhất là phát triển về kinh tế …. Phải chấm dứt ngay những tệ đoan về tham nhũng. Nếu không diệt được hoàn toàn tham nhũng, nếu những người cầm đầu không ý thức được, và tự mình làm được những chuyện đó giữa những người cầm đầu trước, rồi mang cái gương sáng đó mà tỏa ra cho những nguời cán bộ ở dưới, thì nếu chưa làm được chuyện đó 100 % thì hãy đặt ra một nền kinh tế pháp trị, tức là phải có những luật lệ cho nó nghiêm minh, thì người ngoại quốc người ta mới tin tưởng, nguời ta mới đầu tư được.
Còn bây giờ (ưu tiên) trên lãnh vực nào " Nước Việt Nam chúng ta có nhiều tài nguyên và có thể phát triển trên nhiều phương diện lắm.
Nhưng theo ý tôi, lấy kinh nghiệm một vài nước như Hồng Kông chẳng hạn, hoặc như Singapore và ngay cả như Thái Lan.
Lúc trước họ nghèo lắm, thế nhưng nhờ cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi nhờ có du khách tới, nên từ đó họ khởi đi.
Họ rất chú trọng tới việc mở mang trên lãnh vực du lịch. Du lịch ở đây không chỉ là sự tới thăm viếng của một vài người ngoại quốc đâu; mà du lịch sẽ kéo thêm rất nhiều lĩnh vực phụ nữa…
Bảo Vũ: Bây giờ chúng tôi xin hỏi một cách tổng quát hơn: trở ngại lớn nhất cho công cuộc đầu tư của ngoại quốc tại Việt Nam là gì"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Về du lịch thì như tôi nói, thứ nhất mình không có làm promotion, tức là mình không quảng bá, thứ nhì nữa là những ông làm trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam không biết cạnh tranh, ông ấy không biết cạnh tranh là cái gì cả.
Chẳng hạn như một khách sạn 5 sao tại Hồng Kông tính 300 đồng một đêm thì các ông ấy nói: “Mình cũng phải bắt chước Hồng Kông, nếu thua một chút thì mình cũng phải tính 295 đồng” Tỉ dụ như vậy.
Hay là vẫn còn hệ thống giá biểu khác nhau. Người địa phương chịu giá biểu này, người ngoại quốc chịu giá biểu khác.
Cái gì cũng vậy. Có vẻ như họ cứ mang giá biểu ở các nước đã tiền tiến rồi, để so sánh với giá biểu trong nước.
Như vậy thì không hấp dẫn được người ngoại quốc. Muốn hấp dẫn người ta tới, thì chuyện thứ nhất là đẹp đã đành; thế nhưng còn phải rẻ nữa. Nhất là sự tiếp đón của nhân viên và cuả quần chúng. Phải làm cho người ta cảm thấy hấp dẫn mới được.


Tất cả những cái đó hiện nay ở Việt Nam không có.
Có thể những người làm trong lĩnh vực du lịch chưa được học, chưa được đi ra ngoài, chưa được nhìn thấy các nước sống về du lịch họ tổ chức làm sao.
Đó cũng là điều để các ông trong chính quyền Việt Nam nên lưu ý.
Gần đây, tôi thấy rằng rất nhiều phái đoàn ở trong nước đi ra ngoài, nhất là sang Mỹ để gọi là đi tham quan hay đi học hỏi cái gì đó; nhưng tôi thấy là khi các ông ấy sang đây, việc đầu tiên là chỉ có đi Las Vegas đánh bài thôi. Chẳng thấy học hành được cái gì cả.
Bảo Vũ: Thưa ông đó là về vấn đề du lịch. Bây giờ xin hỏi ông một cách tổng quát: trở ngại lớn nhất cho công cuộc đầu tư của ngoại quốc tại Việt Nam là gì" Trở ngại đó ạ.
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Bây giờ cho cả đất nước nhá.
Bảo Vũ: Vâng.
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Bây giờ mình khởi đi những cái tiểu công nghệ.
Bảo Vũ: Trở ngại, thưa ông.
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Trở ngại là bởi vì họ không sống được. Xe ô tô cũng có, rồi đầu tư, rồi những hãng giày, hãng da, rồi hãng quạt máy, hãng xe Honda, cái gì cũng có hết. Nhưng mà họ không sống được. Vì sao họ không sống được"
Bởi vì hàng lậu, nhất là từ Trung Quốc, và từ các cửa … từ đường bộ tới đường thủy, hàng lậu đi vào Việt Nam nhiều quá.
Những người đầu tư vào Việt Nam để sản xuất làm ăn đứng đắn không thể cạnh tranh được với hàng lậu; và vì vậy họ bị lỗ, họ phải rút và ngay cả vấn đề…. Tôi nói tỷ dụ như vấn đề xe hơi. Một nước Việt Nam nhỏ như vậy mà làm sao cho tới 7, 8 hãng xe hơi vào để làm xe hơi cho Việt Nam thì làm sao họ sống được.
Bảo Vũ: Thưa ông thế nhưng trong câu trả lời tương tự như vậy mà trước đây ông dành cho David De Voss … khi ông ta hỏi thì ông trả lời là “chính phủ hiện nay” Oâng có thể giải thích thêm về câu đó được hay không"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Câu hỏi gì về “chính phủ hiện nay” "
Bảo Vũ: “What’s the biggest impediment to foreign investment in Vietnam" ” ( Trở ngại lớn nhất cho công cuộc đầu tư của ngoại quốc tại Việt Nam là gì") và ông trả lời rằng “The present government” (Chính phủ hiện nay)
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Thì đó, như tôi nói lúc nãy là các luật lệ đầu tư không được rõ ràng và vấn đề tham nhũng nhiều quá.
Những người đầu tư vào Việt Nam mà muốn có được cái này cái nọ là cứ phải đóng tiền và đối với… nhất là những người Mỹ thì họ kỵ cái trò gọi là kick back hay under table (móc ngoặc, hối lộ).
Rồi đến vấn đề luật lệ; nhất là luật lệ. Luật lệ không rõ ràng. Nay thế này mai thế khác, nay đổi mai rút, rồi các ông ấy lại nghĩ ra những luật lệ mới.
Tôi có cảm tưởng rằng các ông ấy cứ nghĩ ra những luật lệ mới, để mỗi lần như vậy lại có thay đổi, lại kiếm thêm được tí tiền.
Có thể tôi sai, có thể những người đầu tư người ta sai; nhưng sai hay đúng không phải là vấn đề (các ông ấy có thể ) trách người ta được.
Khi chúng ta cần đầu tư thì chúng ta phải làm sao cho người ta có lòng tin vào chúng ta. Có như thế người ta mới bỏ tiền vào đầu tư.
Điểm thứ nhì là: muốn người ta tới đầu tư thì mình phải xin họ; chứ đừng nghĩ rằng người ta phải mang tiền tới, phải chầu chực hay phải lạy lục mình, để được đầu tư tại đất nước của mình. Đừng quên chuyện đó.
Tôi có cảm tưởng những ông ở trong nước bây giờ tưởng Việt Nam như cái mỏ kim cương, ai cũng muốn tới , ai cũng phải lạy các ông; các ông cho tới, các ông cho vào thì mới được. Cái đó là nhầm.
Bảo Vũ: Đó là về vấn đề kinh tế thưa ông. Bây giờ bây giờ tôi xin hỏi ông là… ông nghĩ thế nào về tình trạng phồn thịnh, tự do và dân chủ hiện nay ở Việt Nam" Trong cuộc phỏng vấn trước với ký giả David De Voss ông nói rằng người Mỹ gốc Việt chỉ mong muốn có được một nước Việt Nam phồn thịnh và dân chủ. Vậy ông nghĩ thế nào về tình trạng phồn thịnh, dân chủ và tự do"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nghe nói báo cáo của các ông chính phủ thì thấy ( các ông ấy nói) rằng: “ Ờ nền kinh tế cũng không có gì tệ hại.”
Có thể là nó đúng trong cái gọi là cái khủng hoảng kinh tế Á Châu trong mấy năm vừa rồi. Người ta cũng báo cáo là Việt Nam không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Điều này cũng đúng bởi vì Việt Nam có gì đâu để mà bị ảnh hưởng.
Thành ra nói phồn thịnh thì tất nhiên so với 5,10 năm trước cũng khá. Nếu chỉ nhìn ở Sài Gòn với Hà Nội thì có thể nói rằng cũng phồn thịnh lắm đấy; nhưng thực tế thì tôi nghĩ rằng chưa có phồn thịnh.
Bảo Vũ: Thế còn dân chủ và tự do"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Đa số những người … nhất là những người nông thôn hãy còn quá nghèo.
Mức giàu nghèo càng ngày càng cách biệt giữa một thiểu số và quảng đại quần chúng.
Nếu có sự phồn thịnh ở Việt Nam ngày hôm nay thì sự phồn thịnh đó chỉ nằm ở trong một thiểu số; còn đại đa số, tám chín chục phần trăm người dân Việt Nam vẫn còn nghèo khổ.
Bảo Vũ: Thế còn tình trạng dân chủ và tự do như thế nào thưa ông"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nghĩ rằng không nên khắt khe quá, không nên kiềm chế quá với người dân, và nhất là đối với những người ở trong các tôn giáo thì nên để cho họ tự do.
Khi tôi cầm quyền, tôi cũng đã có một kinh nghiệm với một số người trong một tôn giáo. Nếu họ núp dưới bóng tôn giáo để làm chính trị thì tất nhiên chính quyền có quyền can thiệp.
Tôi cũng không đồng ý cho những ông tôn giáo mà lợi dụng tôn giáo để làm chính trị. Nhưng nếu thực sự họ không làm chính trị và họ chỉ muốn được tự do và phát triển tín ngưỡng của họ thì tôi nghĩ rằng chính quyền nên để.
Bởi vì trong tất cả những tự do, tự do về tín ngưỡng là cái tự do tối thượng; vàø là cái tự do không ai có thể diệt trừ được đâu, không ai có thể ngăn cấm được đâu.
Nói về tự do… hiện bây giơ vấn đề tự do tín ngưỡng tôi thấy cũng chưa được 100%.
Bảo Vũ: Thưa ông, ông đang đề cập tới tự do tín ngưỡng; bây giờ nếu nói tới vấn đề tự do một cách tổng quát thì ông thấy tình trạng tự do tại Việt Nam hiện nay như thế nào"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Nếu so với chế độ gọi là độc đảng mà độc đảng kiểu cộng sản lúc trước thì ngày hôm nay có thể nói rằng có rất nhiều tự do.
Rất nhiều anh em hoặc người quen thuộc về thăm Việt Nam. Những người này không phải về một lần mà về nhiều lần.
Những người đó nói tôi như thế này (ở Việt Nam hiện nay, người ta) tự do muốn làm gì thì làm, ngoại trừ chuyện tìm cách để lật đổ đảng cầm quyền thôi. Tự do như thế cũng đã khá rồi đấy, nhưng mà phải có thêm nữa đi.
Bảo Vũ: Khi ông nhìn vào chế độ hiện nay tại Việt Nam hẳn cũng có lúc ông so sánh chế độ hiện nay với chế độ ông từnggiữ trọng trách trước đây. Phải thế không ạ"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Vâng.
Bảo Vũ: Nếu phải so sánh thì nói chung ông thấy thế nào" Nếu so sánh với chế độ của ông, ông thấy tốt hơn, xấu hơn hay là cũng ngang với chế độ của ông trước đây"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Bây giờ ông hỏi tôi một câu rất khó bởi vì tự tôi, tôi nói hay cho tôi thì cũng không được mà rồi lại tôi… tôi… Thành ra tôi xin miễn trả lời.
Tôi không thể nào so sánh được. Bởi vì nói cho cùng, nếu tôi nói tôi hay, tôi giỏi, thì tại sao tôi lại thua họ"
Bảo Vũ: Để trả lời câu hỏi tại sao ông bị thua thì cũng có thể trả lời rằng ông bị thua về mặt quân sự. Phải thế không ạ" Bây giờ tôi xin hỏi ông một câu có tính tổng quát . Đó là nếu đem chế độ này so với chế độ ông từng giữ trọng trách thì ông thấy thế nào"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Nếu như vậy thì phải quay trở lại …. thứ nhất, về vấn đề tự do thì chắc chắn chế độ của tôi, nhất là lúc tôi cầm quyền, có rất nhiều tự do. Chuyện đó ngày hôm nay họ không có.
Thứ nhì nữa là, khi tôi cầm quyền, tất cả mọi chuyện tôi nghĩ, tôi làm là đều cho đất nước và dân tộc.
Ngày hôm nay, tôi thấy họ khởi đi là làm cho nhóm, cho Đảng; rồi bây giờ dần dần cũng tách ra thành nhiều nhóm lắm; mà phần lớn người nào cũng chỉ làm cho mình không thôi. Cái đó là sự khác biệt …
Bảo Vũ: Còn khác biệt gì nữa không thưa ông"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Kể ra thì nó còn nhiều lắm.
Bảo Vũ: Oâng có thể vui lòng kể thêm một số"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Anh hỏi tôi bất thình lình quá mà tôi cũng không có thì giờ để sắp xếp, thành ra chỉ sợ nói ra rồi mang tiếng bất công; thế nhưng tất nhiên nó khác nhiều lắm chứ.
Bởi vì từ khởi điểm, Miền Nam đã là một thể chế đi theo Tây Phương kiểu dân chủ.
Thành ra tôi muốn nói, khởi đi nó đã có cái sự khác biệt căn bản rồi.
Bây giờ thì tôi nghĩ rằng phía họ đang đổi mới, và có lẽ cũng muốn bắt chước đi theo con đường mà Miền Nam đã đi lúc trước; nhưng mà họ chưa đạt được tới mức độ đó thôi.
Nhưng mà sớm muộn gì họ cũng đạt tới cái mà toàn dân mong muốn, tức là một nước Việt Nam thực sự phồn thịnh; phồn thịnh trong công bằng xã hội và có tự do và no ấm.
Bảo Vũ: Tức ý ông muốn nói rằng các nhà lãnh đạo cộng sản hiện nay cuối cùng sẽ đưa Việt Nam đến sự phồn thịnh và công bằng, tự do, no ấm, phải không ạ"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nghĩ rằng họ bắt buộc phải nhìn thấy những thực tế của đất nước, của lòng dân, và họ sẽ phải thay đổi; thay đổi vì sự sống còn của chính họ hay sự tồn tại của chính Đảng của ho; họ sẽ phải thực sự mang lại tự do, no ấm cho dân tộc mới được.
Bảo Vũ: Oâng nghĩ rằng họ đang làm việc đó hay không"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Họ đang làm việc đó.
Bảo Vũ: Và họ có thành công hay không"
Cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ: Tôi nói họ đang làm, vì vậy chưa thể xét đoán chuyện … Tôi mong họ thành công, bởi vì nếu họ thành công và mang lại sự phồn thịnh và tự do cho xứ sở và cho dân tộc, thì tôi chắc không phải một mình tôi, mà tất cả 80 triệu người dân Việt cũng mong họ làm được chuyện đó.
Tôi mong rằng cuối con đường của đổi mới này, cái kết quả, cái chung cuộc vẫn là một nước Việt Nam tự do và phồn thịnh. Tôi thành thật mong ước như vậy. Tôi thành thật hy vọng và chúc họ đạt được kết quả đó.
KẾT: Thưa quý thính giả, vừa rồi là phát biểu của cựu Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ. Thay mặt thính giả Đài Phát Thanh Uùc Châu, chúng tôi xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn.
Độc giả có thể nghe trên Internet, địa chỉ: http://www.abc.net.au/ra/viet/magazine/s728274.htm
(Việt Báo trân trọng cảm ơn Đài Phát Thanh Uùc Châu đã giúp làm sáng tỏ các vấn đề liên hệ tới đất nước.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.