Hôm nay,  

Số 9 Thần Kỳ

13/03/200300:00:00(Xem: 4030)
Mỹ hoãn việc đưa nghị quyết đánh Iraq ra trước Hội đồng Bảo an vì chưa có túc số chấp thuận. Nhưng hôm thứ tư 12-3, CNN loan báo một tin lạc quan: Mỹ sắp phá được bế tắc vì đã có được 8 phiếu chấp thuận, chỉ còn thiếu một phiếu. Phe chống gồm 5 nước Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức và Syria, phe thuận gồm Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Bulgaria. Trong số 6 nước còn lại, theo tin bộ Ngoại giao Mỹ, đã có Cameroon, Guinea, Angola và Pakistan chấp thuận ủng hộ nghị quyết, chỉ còn 2 nước Chile và Mexico vẫn chưa xác quyết. Mỹ, Anh và Tây Ban Nha đang nỗ lực thuyết phục, và có hy vọng ít nhất một nước sẽ ủng hộ là có đủ con số 9 thần kỳ để nghị quyết được có đa số.
Tuy nhiên nếu có sự phủ quyết của một trong ba nước Pháp, Nga, Trung Quốc, nghị quyết sẽ thành vô hiệu. Bởi vậy cùng với việc vận động các nước không có quyền phủ quyết, Mỹ gia tăng áp lực với ba nước nói trên. Mỹ cảnh cáo Nga nếu phủ quyết "sẽ có hậu quả cho mối bang giao" hai nước. Còn Trung Quốc nói không chấp thuận nghị quyết, nhưng có thể sẽ bỏ phiếu trắng. Chỉ có Pháp là khó thuyết phục nhất. Điều may mắn nhất cho Mỹ là nếu vào phút chót, cả ba nước Pháp, Nga và Trung Quốc sẽ không phủ quyết mà chỉ bỏ phiếu trắng. Nhưng nếu Mỹ hội đủ 9 phiếu mà nghị quyết thành vô hiệu chỉ vì một phiếu phủ quyết, chính phủ Bush vẫn coi đó là "thắng lợi tinh thần" và có đa số. Như vậy Mỹ vẫn đánh, nghị quyết không được thông qua sẽ không còn quan trọng. Chính vì thế Mỹ chấp nhận có thể đưa nghị quyết ra trước HDBA trễ nhất vào cuối tuần này để bỏ thăm, và Mỹ cho biết sẵn sàng bỏ qua kỳ hạn tối hậu 17-3 để kéo dài thêm ít ngày nữa, nhưng cũng không thể quá một tuần.
Thế mạnh của Mỹ đã gia tăng. Về mặt quân sự, sức mạnh của Mỹ đã quá đủ, hôm thứ ba Mỹ đã cho nổ thử ở Florida một quả bom lớn nhất thế giới gọi là "Mẹ của các quả bom", nặng gần 10 tấn, có sức tàn phá khủng khiếp, cho Iraq thấy chiến tranh sẽ như thế nào để quân đội Iraq sợ mà sớm đầu hàng. Về mặt ngoại giao, những áp lực kèm theo ve vãn mua chuộc đã giúp Mỹ sắp phá được bế tắc tại HĐBA. Tuy nhiên trong toàn bộ thế mạnh đó, Mỹ lại có một chỗ yếu ở một nơi bất ngờ nhất. Đó là ở Thủ tướng Tony Blair. một đồng minh trung kiên nhất của Tổng Thống Bush. Blair đã bố trí 45,000 quân Anh ở vùng Vịnh để sẵn sàng cùng Mỹ tiến đánh Iraq. Sự quyết tâm của ông Blair đánh Iraq cũng mạnh như Tổng Thống Bush, không hề nao núng chút nào, nhưng chính sự quyết tâm đó lại đang hăm dọa đến vị trí chính trị của ông trong nước, vì đa số dân Anh chống lại việc đánh Iraq nếu không có nghị quyết của LHQ. Chính phủ Anh đã vận động mạnh hơn cả Mỹ để làm cho nghị quyết được có nhiều hậu thuẫn.

Nếu ông Blair theo ông Bush đánh Iraq mà không có sự đồng ý của LHQ, địa vị Thủ tướng của ông có thể lâm nguy vì "sự nổi loạn" trong chính đảng Lao Động của ông, hiện đã có sự chia rẽ sâu sắc về vụ Iraq. Nhiều Bộ trưởng trong chính phủ Blair đã hăm dọa sẽ từ chức nếu không có một nghị quyết mới ở HĐBA cho phép đánh và hôm chủ nhật, bà Clare Short, bộ trưởng Phát triển Quốc tế, đã công khai chỉ trích Thủ tướng Blair là "liều lĩnh, thiếu thận trọng" khi cho thấy muốn dấn thân theo Mỹ đánh Iraq bất chấp LHQ. Đảng Lao Động của ông Blair chiếm 411 ghế, một đa số rất lớn tại Quốc hội Anh có tổng cộng 659 ghế. Nay có khoảng 200 dân biểu Lao Động tỏ ý chống lại chính sách của ông về Iraq. Nhưng ông Blair vẫn có thể liên minh với 165 dân biểu Bảo thủ đối lập - vốn chủ trương đánh Iraq - để có một sự ủng hộ tại Quốc hội.
Thế nhưng điều đáng ngại nhất cho ông Blair là cánh tả của đảng Lao động và các lãnh tụ nghiệp đoàn đang thảo luận kêu gọi ban Chấp hành đảng biểu quyết xem có còn tiếp tục tín nhiệm ông Blair làm lãnh tụ đảng hay không. Theo thông lệ, người lãnh tụ đảng là người tự động được cử làm Thủ tướng chính phủ. Chính vì những nguy cơ đó, Thủ tướng Blair đã đưa ra một đề nghị mới đưa thêm vào nghị quyết HĐBA để mong đề nghị này được thông qua. Đề nghị gồm một số điểm gọi là "thử thách" cho Saddam Hussein, như giao nộp số chất độc anthrax hay tài liệu chứng minh đã hủy các chất đó, cho phép các nhà khoa học Iraq đi ngoại quốc để được phỏng vấn, khai báo về các loại phi cơ không người lái mà Anh và Mỹ nói có thể chở theo vũ khí vi trùng hay hóa học để rắc rải.
Trong khi đó, chính Mỹ cũng tìm cách gỡ thế kẹt cho ông Blair. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã nêu ra viễn tượng quân đội Mỹ có thể tấn công Iraq mà không có quân Anh. Ông nói quân Anh có thể đứng ngoài đóng vai trò quan sát, để sau khi quân Mỹ trừ khử được Saddam và thủ tiêu chế độ của hắn, quân đội Anh sẽ giữ vai trò "gìn giữ hòa bình". Lời nói của ông Rumsfeld là thành thực, đầy thiện chí, nhưng ông đã để lộ ra chút sơ hở. Bởi vì quân Anh tham chiến hay không tham chiến là do Mỹ quyết định, cũng như quân Anh gìn giữ hòa bình thời hậu Saddam là do Mỹ quyết định chớ không phải do Quốc hội Anh quyết định. Bị Quốc hội chất vấn về lời tuyên bố của Rumsfeld, Thủ tướng Blair phải nói rõ Mỹ có thể hành động một mình và nước Anh sẽ không có hành động quân sự trừ phi vì quyền lợi quốc gia. Ông Rumsfeld cũng chữa lại lời tuyên bố, nói ông "không hề nghi ngờ" nước Anh sẽ "hoàn toàn ủng hộ" giải giới Saddam Hussein.
Trong trường hợp không có nghị quyết HĐBA cho phép đánh, Mỹ rất có thể phải đánh một mình. Lúc đó, quân đội Anh cũng khó có thể rút về nước mà phải ở lại làm quan sát viên. Và kết quả cuộc chiến sẽ quyết định số phận Thủ tướng của ông Blair.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.