Hôm nay,  

Chánh Trị Đi Vào, Công Lý Đi Ra

29/12/200200:00:00(Xem: 3815)
" Chánh trị đi vào, công lý đội nón đi ra", là câu nói nhiều người biết. Giá trị của nó có thể thấy rõ trong vụ án Khmer Đỏ diệt chủng ở Campuchia. Non một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Một triệu bảy trăm ngàn người Khmer bị sát hại chỉ vì giấc mộng Cộng sản nguyên thủy, không tưởng của Pol Pot, Nuon Chea, Khieu Samphan, và Tamok. Hồn của 1 triệu 700 ngàn người đã bị diệt chủng đó đi về đâu, trong khi hiện tại những thủ phạm chánh của tội diệt chủng ấy vẫn đang sống êm đềm trong biệt thư riêng của họ. Phải chăng "Giờ của công lý chưa điểm trên trần gian này", hay "Chánh trị vào, công lý đi ra"" Phải chăng đó là nỗi niềm bi quan nhân thế hay là sự bất lực của Toà án Quốc tế trước áp lực chánh trị của các siêu cường và đòn phép của những người dính líu với Khemer Đỏ đang cầm quyền tại Nam Vang"
Tìm trả lời những câu hỏi đó, Jean Claude Pomonti, đặc phái viên thường trú của Nhựt báo Le Monde, Pháp, tại Bangkok, vừa đánh đi một bản tin phân tích dài khiến người đọc bất giác nhớ lại những phương ngôn, ngạn ngữ có vẻ yếm thế về công lý nói trên. Tội điệt chủng ở Miên theo cáo trạng của Toà Aùn Quốc tế là tội diệt chủng. Có bốn chánh phạm: Paul Pot đã chết rồi; chết là hết không nói làm chi. Thế nhưng Nuon Chea, "người anh em số 2" trong tổ chức Khemer Đỏ, năm nay 75 tuổi đang sống một cách êm đềm tại Miền Tây nước Cambot,trong một biệt thự cách biên giới Thái Lan chỉ vài bước. Người hàng xóm của Ông là Khieu Samphan, 71 tuổi, Chủ tịch Nước Kampuchia thời Khmer Đỏ gây gió tanh mưa máu đối với đồng bào mình, khiến 1 triệu 700 ngàn người phải bỏ mạng. Cóù người bị giết mà chẳng biết tại sao, chỉ vì cái tội, có vẽ trí thức vì mang kiếng cận thị, hay có những lời lẽ hay hành động vô tình khiến bị chụp mũ là "phản động, phản cách mạng" trong chánh sách "thanh lọc" chủng tộc Miên của Pol Pot để " tiến nhanh, tiến mạnh" lên chủ nghĩa CS nguyên thủy , "lý tưởng" - không tưởng thì đúng hơn -- theo tâm thần hoang tuởng của tập đoàn Pol Pot.
Việc làm phải nói là dã man đó, làm nhân dân Cam bốt kinh hoàng và lương tâm Nhân Loại xúc động mạnh. Toà án Quốc tế truy tố tội diệt chủng từ lâu nhưng Toà này không xét xử được vì lý do chánh trị, ngoại giao. Trước đây vào năm 1998, sau khi Pol Pot chết, Khieu Samphan và Nuon Chea có đến Nam Vang để gặp Thủ Tướng Hun Sen. Hai người này từ ấy không trở lại Nam Vang nữa và vẫn sống tự do, êm đềm trong biệt thự sát biên giới Thái Lan. Nội dung cuộc gặp gỡ ấy được giữ kín. Nhưng những gì xảy ra sau đó giúp người ta suy luận, là có sự trao đổi: tàn quân Khmer Đỏ ngưng hoạt động là cái giá Thủ tướng Hun Sen để yên thân cho những chánh phạm trong vụ án diệt chũng. Thực vậy nhân vật số 3 của Khmer Đỏ, là Ô. Ieng Sary, 73 tuổi, hiện đang sống tự do, tự tại ngay tại Nam Vang, Thủ đô nơi Ô. Hun Sen đang ngồi làm Thủ Tướng, chớ chẳng xa xôi gì. Chẳng những thế Ông Ieng Sary còn được sống chung với hai nữ đồng chí rất có thế lực với Pol Pot hồi xưa nữa. Một là vợ của Sary, Bà Khieu Thirit; hai, là người em của Bà này, Khieu Ponnary, vợ lớn của Pol Pot. Chỉ có một người tòng phạm trong vụ án diệt chủng bị giam ở khám đường để chờ xét xử. Đó là " đồ tể" Tamok, một chân, trưởng trại Tuol Sleng, được nhà cầm quyền Hun Sen biến thành trung tâm trưng bày tội ác diệt chủng.

Nuon Chea và những đồng phạm trên nguyên tắc không phải là những người tự do dù trên thực tế đang sống tư do, tự tại như mọi người dân Cambot khác-sống sướng nữa là đằng khác. Những người này đang chờ lịnh Toà Aùn Quốc tế đem ra xét xử đó. Toà án Quốc tế đã truy tố nội vụ hai mươi năm rồi. Tội danh đã khẳng định và trát toà đòi đã tống đạt. Nhưng mọi việc dậm chân một chỗ. Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần thương lượng với nhà cầm quyền của Ô. Hun Sen. Năm năm trời cuộc thương lượng không có một tiến bộ. Không tiến bộ vì ảnh hưởng chánh trị chồng chéo của nhiều nước trong tội giết 1 triệu 700 ngàn người Capuchia này.
Các nước ấy không muốn cuộc thẩm vấn các chánh phạm làm tiết lộ những hoạt động bí mật của chánh phủ họ đã tùng giúp cho Pol Pot. Nước đầu tiên là TC đã giúp rất nhiều cho Pol Pot cướp chánh quyền và thi hành chính sách thanh lọc chủng tộc, chủ yếu là diệt trừ những người Việt được CS Hà nội đã cày vào hàng ngũ người Miên. Chính Ông Thủ Tướng Hun Sen từng là người của Paul Pot, sau về chiêu hồi với CS Hà nội, được phong Thiếu Tá Bộ đội và được "điều đi tiếp thu chánh quyền Capuchia" sau khi CS Hà nội lật đổ Paul Pot. Nhà cửa và dòng họ Ông đang còn ở Sóc trăng như những con tin của CS Hà nội, theo lời cựu dân biểu người Việt gốc Miên, đơn vị Sóc trăng, Ô. Thạch Phen bạn chí thân với DB Dương văn Ba, nay đã chết ở VN. Thái Lan vừa sợ TC vừa lo CS Hà nội mở rộng ảnh huởng qua Thái Lan, cũng yễm trợ Pol Pot để chống lại VN. Mỹ cũng mật giúp cho Pol Pot vì hận CS Hà nội. Có tin TNS Kerry, Chủ tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương sự vụ của Thượng Viện Mỹ cũng từng vận động mật, cấp 89 triệu đo la cho Pol Pot, theo lời một luật sư từng làm trong văn phòng của TNS ấy. Với những hoạt động ngầm, chồng chéo để giúp Pol Pot chống CS Hà nội khi xưa như vậy, nếu những nhân vật chánh của Paul Pot còn lại, như Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary khai toẹt móng heo trướcToà án Quốc tế, các nước có liên quan rất là khó xử. Và ba người chánh pham từng ăn học ở Pháp, biết tương kế tưu kế để cứu mình và làm cho vụ án diệt chủng Miên trậm trà trậm trật đến khi họ chết, cho chìm xuồng luôn. Chỉ có Tamok ít học nên bị Ô. Hun Sen giam để xoa dịu dư luận quốc nội và quốc tế thôi.
Hồn của 1 triệu người bị Khmer Đỏ diệt chủng nay về đâu" Toá Aùn quốc tế thụ lý vụ án diệt chủng Cambot không xử được. Công lý phải chăng đã bị chánh trị lấn áp" Từ đó người ta mới thông cảm tại sao Mỹ do TT Bush đại diện, dù bị búa rìu dư luận quốc tế, cũng cương quyết không chấp nhận cho Toà án Quốc tế xét xử quân nhân Mỹ khi đi làm nhiệm vụ quốc tế ở nước ngoài vì sợ bồi thẩm đoàn và thẩm phán đoàn là do các nước chỉ định bị áp lực chánh trị của nước họ. Mỹ đã có kinh nghiệm về trò chơi dân chủ, lấy thịt đè người, tại Liên hiệp quốc. UNESCO hoạt động nhờ tiền đóng góp một phần lớn của Mỹ lại đòi vận động tôn vinh Ô. Hồ chí Minh, Mỹ phản đối rút ra mới trở lại sau gần 30 năm vắng bóng Mỹ. Uûy ban Nhân quyền do Phu nhân TT Roosevelt vận động thành lập, hội viên các nước nhỏ mà đông âm mưu loại Mỹ ra ngoài để đưa Cuba CS vào làm hội viên. Câu nói "chánh trị đi vào, công lý đội nón đi ra" rất đúng trong vụ án diệt chủng ở Cambot với toà án Quốc tế của Liên hiệp quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.