Hôm nay,  

Bát Nhã Tâm Kinh Lược Giải

05/08/200400:00:00(Xem: 5346)
LTS. Bài giảng về Bát Nhã Tâm Kinh này là của Thầy Thích Trí Châu, người đã được ấn khả Thiền Tông từ Thiền Sư Phật Nguyên, Trung Quốc, để làm pháp tự dòng Vân Môn sau nhiều năm tu học. Hiện nay, Thầy Thích Trí Châu đang hoằng pháp Thiền Tông tại Quận Cam. VB trân trọng cảm ơn nhã ý của Thầy cho sử dụng bài giảng này, và trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Bài giảng như sau.
*
Hôm nay tôi xin chia sẻ về phần thứ nhất của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về nguyên do của kinh này.
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là bài kinh bát nhã cô đọng nhất được tất cả các hệ phái Phật giáo đều công nhận là bài kinh cốt lõi nhất cho việc tu hành giải thoát, là bài kinh được trì tụng trong tất cả các thời khóa tại tất cả các tự viện Phật giáo Đại Thừa. Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa ghi lại lời giải đáp của Quán Thế Âm Bồ Tát cho Xá Lợi Phất trong đại hội Linh Sơn trên đỉnh núi Linh Thứu, phía đông bắc thành Vương Xá (Rajagaha) thuộc xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), bây giờ là Rajgir thuộc Bihar ở Ấn Độ.
Đại chúng tham dự đều là hàng đại tỳ kheo bậc A la hán, đã diệt trừ hết các lậu hoặc, không còn phiền não, được tự tại giải thoát ngoại trừ A nan còn ở bậc hữu học mới được quả dự lưu tu đà hoàn tức là ở quả vị mới dự được vào dòng thánh và vẫn còn phải học hỏi. Có vô lượng các bồ tát và đại bồ tát từ các cõi Phật khác tới tham dự. Đức Phật khi ấy ngồi kiết già, thân thể ngay ngắn, an trụ trong chánh niệm rồi nhập vào cái định gọi là Biểu Hiện Thâm Diệu, siêu việt và bao trùm mọi thiền định khác.
Khi ấy bồ tát Quán Thế Âm cũng đang quán chiếu thâm sâu vào cái thiền định gọi là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, là cái thiền định đã giúp ngài chiếu sâu vào cái Không Tánh của tất cả mọi hiện tượng mà đạt được cái trí huệ siêu việt giải thoát. Trong kinh này thì bồ tát Quán Thế Âm được gọi là bồ tát Quán Tự Tại vì muốn nói đến cái quả vị giải thoát của pháp môn này, cái quả vị mà hành giả được tự tại, thoát khỏi mọi phiền não khổ đau và đến được bờ giác.
Tôn giả Xá Lợi Phất thừa oai lực của Phật tới gần bồ tát Quán Thế Âm mà hỏi rằng, làm thế nào tu tập được cái trí huệ viên mãn, tự tại, thậm thâm vi diệu đó.
Đó là nguyên do của bài tụng Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh mà chúng ta sẽ đem ra nghiên cứu và học hỏi. Kinh này được gọi là tâm kinh vì là kinh cốt yếu mà mỗi hành giả phải nằm lòng, lấy đó làm chỉ nam để tu trì. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa dịch theo Hán là Đại Trí Độ. Câu đầu của bài kinh này được viết như sau:
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Dịch nghĩa như sau:
Bồ tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật Đa, thấu rõ năm uẩn đều không, vượt khỏi tất cả mọi khổ ách.
Bồ tát Quán Tự Tại ở đây là bồ tát Quán Thế Âm. Gọi là Quán Tự Tại là vì khi thực hành thâm sâu pháp quán này thì đạt được giải thoát, tâm được tự tại, trong sạch, không còn bị nhiễm ô và ràng buộc vào các phiền não dù là thô hay tế nào cả.
Khi nói đến pháp môn tu trì thì trong kinh thường nói đến pháp môn của Quán Thế Âm Bồ Tát vì muốn nói đến hạnh từ bi của ngài. Quán Thế Âm Bồ Tát lúc nào cũng có lòng từ bi, lân mẫn thương sót cho chúng sanh, ngài có thể nghe được tiếng cầu xin của mọi loài chúng sanh mà thị hiện đến giúp đỡ với nguyện ước cứu khổ ban vui cho mọi loài. Cũng là một cách nhắc nhở cho hành giả trong khi tu hành pháp môn thiền định phải trải rộng lòng từ bi, thương sót đến mọi loài, phải luôn nghĩ đến mục đích của sự tu hành là có được trí huệ nhờ đó mà có được phương tiện thiện xảo để tìm cách hướng dẫn và giúp đỡ những chúng sanh khác, làm cho họ hiểu rõ, tin tưởng vào giáo lý của đức Phật mà phát tâm tu hành đến được bờ giải thoát. Phải luôn giữ trong tâm lời nguyện quan trọng nhất là "Thượng cầu Phật đạo, Hạ hóa độ chúng sanh", trước cầu quả Phật, sau cứu giúp người khác. Sự tu hành mà không có mục đích cứu giúp người khác mà chỉ nghĩ đến sự giải thoát cho riêng mình và những người thân yêu thôi thì quá vị kỷ và hạn hẹp nên sẽ không thể đưa ta đến đạo quả vô thượng được.
Bồ tát Quán Thế Âm được sự tôn kính của tất cả mọi người không phân biệt là theo tôn giáo nào nên ngài được nhân gian, nhất là những người ít hiểu biết về đạo Phật, gọi ngài là Phật Bà hay Phật Mẫu. Trong những chùa có thờ hình tượng Tam Thánh thì ngài là vị bồ tát đứng bên trái của đức Phật A Di Đà, bên phải là bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng cho trí huệ chiếu khắp nơi khiến chúng sanh có được lực vô thượng, lìa ba đuờng ác.
Bát Nhã Ba La Mật Đa là dịch âm của chữ Phạn Prajna Paramita. Prajna có nghĩa là Trí Huệ Siêu Việt vượt đến bờ bên kia tức là vượt khỏi bờ khổ đau đến được bờ giải thoát. Trong kinh thường nói đến trí huệ bát nhã là muốn nói đến cái trí huệ siêu việt này, trí huệ đáo bỉ ngạn. Paramita được dịch ra nghĩa chữ Hán là đáo bỉ ngạn có nghĩa là đến được bờ bên kia tức là bờ giải thoát, bờ giác ngộ. Bờ bên này là bờ của vô minh, khổ đau, phiền não và trói buộc; bờ bên kia là bờ của giải thoát, trí tuệ, an lạc và tự tại.

Trí Huệ có hai loại, một là Trí Huệ Quán Chiếu (wisdom of contemplation), còn gọi đơn độc là Huệ, là sự hiểu biết có được do sự thực hành thường xuyên các pháp thiền, là sự hiểu biết có được do quán chiếu trên hành trình tu tập, khi chưa đạt đến cảnh giới giác ngộ viên mãn. Loại thứ hai là Trí Huệ Giải Thoát (wisdom of liberation/ wisdom of enlightenment), còn gọi là Trí, là sự hiểu biết siêu việt có được khi đã giác ngộ, được gọi là Chân Tâm, Phật Tánh, Giải Thoát, Giác Ngộ hoặc là Đại Viên Cảnh Trí như Duy Thức Học đặt tên.
Hành thâm có nghĩa là thực hành thật sâu vào pháp môn thiền định, quán chiếu sâu vào tâm thức.
Quán Tự Tại bồ tát khi quán chiếu thâm sâu về cái sắc thân, tâm thức và thế giới cùng vũ trụ xung quanh thì thấy không có cái gì có cái bản chất cố định thường còn, không có cái gì là vốn có, là có sẵn cái đặc tánh riêng biệt, cố định, thường còn và bất biến.
Thân xác của ta đây là do sự giao duyên giữa các tinh trùng của người cha và noãn sào cùng máu huyết trong bào thai nơi người mẹ. Tất cả cứ chuyển biến liên tục, từ một tinh huyết, từ từ chuyển hiện những lục phủ, ngũ tạng, nam căn hoặc nữ căn rồi đến các cơ quan để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Có căn thân là có thần thức gá vào. Thần thức của loài người được gọi là sanh hữu, bản hữu, tử hữu và trung hữu tùy theo từng giai đoạn của sự hiện hữu.
Sanh hữu của một đời người là giây phút khi mà sự tiếp xúc sinh lý giữa đôi nam nữ hoặc là khi có những phản ứng sinh lý như trong tiến trình tạo sinh vô tính (cloning) hội được đầy đủ các điều kiện để hình thành một sắc thân con người. Khi ấy thần thức của một chúng sanh nào đó cõi khác bị nghiệp lực lôi cuốn đến mà gá nương vào sắc thân này.
Bản hữu là thời gian từ sanh hữu cho đến tử hữu, là thời gian từ lúc được sanh ra cho đến khi chết.
Tử hữu là giây phút cuối cùng của một kiếp sống, là giây phút chấm dứt một dòng nghiệp lực.
Trung hữu là khoảng thời gian từ lúc xả bỏ báo thân của kiếp này cho đến khi có một mạng căn mới để nương vào. Thí dụ như khi hết kiếp làm người mà nghiệp báo mới là một nghiệp dữ khiến phải làm thân trâu ngựa thì khi thần thức trung hữu đang vất vưởng mà ở đâu đó có hai con trâu hoặc hai con ngựa đực và cái đang giao cấu thì thần thức này bị cuốn hút tới để bắt đầu thọ nhận một mạng căn mới, một sanh hữu mới, một sanh hữu trong thân xác một con trâu hay một con ngựa.
Vị bồ tát quán cái thân xác con người thấy tất cả đều vô thường và chuyển biến, không có gì có một ngã thể riêng biệt cố định, từ một cái tinh trùng nơi một người nam hòa hợp với một cái noãn sào nơi thai tạng người nữ mà chuyển biến thành bào thai. Bào thai này cũng chuyển biến liên tục, khi có đầy đủ nhân duyên thì tăng trưởng thành đầy đủ các lục phủ, ngũ tạng như bàng quang (bọng đái), vị (dạ dầy), mật, ruột già, ruột non, tam tiêu và tim, gan, thận, phổi, tỳ (lá lách/ tụy tạng). Đến khi chín mùi, có đầy đủ nam căn hoặc nữ căn cùng các mắt, tai, mũi, lưỡi, thân căn, gồm da thịt xương xẩu, gân cốt, mạch máu, dây thần kinh, bộ óc v.v...thì chuyển động ra khỏi bụng người nữ thành một hài nhi. Từ đó con người trưởng thành, từ thời thiếu niên đến thời trung niên rồi suy thoái đến thời lão niên, theo tiến trình Sanh Lão Bệnh Tử.
Con người được chuyển biến và hình thành do nhiều nhân duyên phức tạp như vậy nhưng đại thể thì gồm hai phần là Thân và Tâm.
Phần thân là phần vật chất, là thân thể mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt và có thể tiếp xúc được cũng như tất cả hiện tướng vật chất trong vũ trụ mà trong kinh thường gọi là sắc.
Tâm gồm những cảm nhận nơi tâm thức, được chia ra làm bốn phần thọ, tưởng, hành và thức. Thọ là những cảm giác, Tưởng là những nhớ tưởng, Hành là những vận hành và suy nghĩ, Thức là tất cả những nhận biết, phân biệt của Tâm.
Ngũ Uẩn ở đây là muốn nói đến năm cái phần chính tạo nên thân và tâm của con người. Năm phần đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức.
Quán Thế Âm bồ tát quán thấy con người nói riêng và tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ này dù là sắc tướng hay là tâm tưởng đều không có cái bản chất chân thật, cố định, riêng rẽ, thường còn, bất biến. Cái bản chất không chân thật và không thường còn này được gọi là Tánh Không hay là Không Tánh. Trong Bát Nhã Tâm Kinh thì gọi là Không. Vì nhận rõ ra cái Không Tánh của vạn hữu mà ngài không còn chấp chặt, dính mắc hoặc bám víu vào bất cứ sự việc gì trên thế gian, nhờ đó mà ngài vượt khỏi tất cả mọi khổ đau, xa rời bờ mê, đến được bến giác.
Đó là ý nghĩa của câu Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, Độ nhất thiết khổ ách (Thấu rõ năm uẩn đều không, Vượt khỏi tất cả mọi khổ ách).
Khi tôn giả Xá Lợi Phất thừa oai lực của Phật đến hỏi, bồ tát Quán Âm mới từ từ giải thích từ thấp lên cao.
Trong bài kế tiếp tôi sẽ diễn giải các câu:
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Kính chúc chư Phật tử được Pháp lạc và tinh tấn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tỳ Kheo Thích Trí Châu
KHÓA THIỀN VÀ THƯ GIÃN
Thầy Thích Trí Châu hướng dẫn khóa thiền và thư giãn tại 12441 B Magnolia, Garden Grove, CA92841 (góc Magnolia và Lampson) vào những ngày giờ sau:
-Mỗi chiều thứ tư và thứ sáu từ 7:00PM đến 9:30PM
-Mỗi sáng thứ bẩy từ 10:00AM đến 12:30PM
-Mỗi chiều chủ nhật từ 6:30PM đến 9:00PM (kể từ tháng 9, 2004)
Buổi thiền tập gồm có thuyết pháp, thư giãn, tọa thiền và pháp đàm.
Hiện đang giảng Bát Nhã Tâm Kinh.
Vì số chỗ có giới hạn, xin gọi điện thoại số (714) 839-2579, nhắn lại tên họ và số điện thoại. Xin nhắn ngắn gọn và rõ ràng mớùi có thể trả lời và thông báo sự tham dự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.