Hôm nay,  

Ngôn Ngữ Lưu Vong (4)

28/10/200200:00:00(Xem: 3813)
The Exiled Language
Imre Kertész
Thoạt kỳ thủy, do bối rối, lầm lẫn chúng ta mò mẫn, cố tìm cho ra những luận cứ, lý lẽ này nọ nhằm bảo vệ mình, và chúng ta nhận ra rằng, chúng ta nói năng, suy nghĩ về mình theo một đường lối nguyên thủy, sơ khai nhất. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên: điều chúng ta chống còn ở trên cả sự nguyên thủy, sơ khai. Nếu chúng ta bị đẩy vô một chuồng thú, chúng ta phải chiến đấu như một con thú. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, ý nghĩ tệ hại mà chúng ta chống lại đó, đã khiến chúng ta nghĩ về mình theo một đường lối thấp hèn; chẳng mấy chốc, chuyện này xẩy ra: không phải chúng ta nghĩ về mình, mà là nghĩ về một người nào đó. Nói một cách ngắn gọn, tiến trình này vặn vẹo, làm biến dạng nhân cách của chúng ta. Phương cách tự vệ đau thương nhất, và là tối hậu nhằm tránh cho nhân cách bị biến dạng thì cũng thông thường, quen thuộc thôi: trực diện với những tay ý thức hệ vô nhân, nạn nhân vô phúc, bất hạnh chỉ còn mỗi một cách là cố bám riết lấy nhân cách của mình, cái gọi là chất người của riêng mình. Trong cuộc "trấn lột" này, có một điều chi thật cảm động, bi thương: bởi vì, điều mà mấy tên ý thức hệ vô nhân kia muốn trấn lột, chính là nhân cách của nạn nhân. Nhưng một khi nạn nhân, chính anh ta, chấp nhận những phạm trù mang tính phân biệt chủng tộc, anh ta trở thành Do Thái, và như thế, anh ta càng cố chứng tỏ mình là người bao nhiêu, anh ta càng trở nên đáng thương hại, và càng bớt đi cái chất người bấy nhiêu. Trong môi trường phân biệt chủng tộc, Do Thái không thể là người, và cũng không thể là Do Thái. Bởi vì "Do Thái" là một chỉ định độc nhất, không thể hiểu sai đi, hoặc hiểu một cách hàm hồ, của những kẻ bài Do Thái.
Một nhà văn Pháp, Edmond Jabès, đã có lần phát biểu, rằng, những nỗi khốn khó ở đời của một Do Thái, thì cũng y chang những khốn khó ở đời của một nhà văn. Không ai có thể diễn tả rõ ràng hơn Jabès, về hoàn cảnh của tôi. Tuy nhiên, vẫn có một khác biệt quan trọng ở đây, theo tôi. Chuyện trở thành một nhà văn của tôi là hậu quả của một quyết định mang tính ý thức, còn chuyện là một Do Thái, thì do tôi sinh ra vốn đã vậy. Để cho hai cái "tôi" - tôi nhà văn và tôi Do Thái - nhập vào nhau làm một, tôi phải nhìn Do Thái tính của tôi theo cái cách mà tôi "làm văn", nghĩa là có bài bản, có nhiệm vụ phải hoàn tất; một quyết định nhằm viên mãn cái tôi, hoặc chối từ nó. Nếu tôi chọn một cuộc đời tràn đầy, mọi chuyện lập tức trở thành có lợi cho tôi. Sau cùng sự kiện - tôi là một Do Thái - là hậu quả của một quyết định: một khi chọn lựa như thế, tôi chẳng những không rớt vào điều gọi là khủng hoảng căn cước mà một nguồn ánh sáng sắc bén chiếu rọi lên toàn cuộc sống của tôi. Tuy nhiên tôi còn phải đối diện với một vài vấn đề gây nên bởi cái bản chất kỳ cục là Do Thái tính của mình.
Trước đây hai hoặc ba thập niên, tôi coi câu hỏi "tôi là ai" là một giả-vấn đề, không thích hợp, miễn bàn. Lẽ dĩ nhiên, tôi viết cho chính tôi, tôi sẽ nói như vậy, và cơ bản mà nói, tôi vẫn giữ nguyên thái độ đó. Nhưng bây giờ, tôi ngày càng thừa nhận, những người khác, thế giới chung quanh tôi, những liên hệ chồng chéo, chằng chịt được gọi là xã hội, cũng có một vai trò, trong việc sáng tạo ra thực thể có tên là "chính tôi". Do đó, ít ra phần nào, tôi là tù nhân của những hoàn cảnh của mình, và điều này, không nghi ngờ chi, đã để dấu ấn trên tất cả những gì mà tôi sản xuất ra.
Nếu tôi nói, tôi là một nhà văn Do Thái, điều này có nghĩa: tôi không nhất thiết muốn nói, rằng, chính tôi là Do Thái. Bởi vì, là Do Thái gì, cái thứ người không có được một sự dậy dỗ tôn giáo, không nói được tiếng Hebrew, chẳng thân quen gì lắm với những bản văn cơ bản của văn hóa Do Thái, và không sống ở Israel mà là ở Âu Châu" Tuy nhiên, điều mà tôi có thể nói về mình, tôi là một ký sự gia lỗi thời, về những Do Thái đã được hội nhập, một kẻ mang tin (a bearer) và một kẻ ghi nhận hoàn cảnh lỗi thời đó, một kẻ báo hiệu về sự tận cùng không thể tránh được của nó. Về mặt này, "the Endlosung" (giải pháp chót: tiêu diệt người Do Thái) có một vai trò quyết định: không một ai có thể thực sự được gọi là Do Thái, nếu căn cước của người đó chủ yếu - có lẽ phải nói đặc biệt - dựa vào Lò Thiêu Auschwitz.
Anh ta là một "Do Thái không-Do Thái" của Isaac Deutscher, một tạp phẩm Âu Châu mất rễ, một kẻ không thể nào phát triển những mối thân quen bình thường một khi bị đè nặng dưới một hoàn cảnh Do Thái như thế. Anh ta có một vai trò để thực hiện, có thể một vai trò quan trọng, trong văn hóa Âu Châu (nếu vẫn còn có một văn hóa như vậy), nhưng anh ta không thể tham dự, cho dù bất cứ vai trò nào, trong lịch sử Do Thái hậu-Lò Thiêu, hay trong sự tái sinh của Do Thái (giả dụ như có, hoặc sẽ có một sự sống lại như vậy).
Nhà văn của Lò Thiêu do đó ở trong một tình thế khó khăn. Trong một tiểu luận trước đây, "A szám zott nyelv" (Tiếng nói lưu vong, The exiled tongue), tôi cố gắng triển khai một tư tưởng, rằng Lò Thiêu không có, và không thể có một ngôn ngữ của riêng nó. Kẻ sống sót ở Âu Châu phải diễn tả những gì mà anh ta cần diễn tả bằng một trong những ngôn ngữ của Âu Châu, nhưng ngôn ngữ này không phải của anh ta; cũng không phải ngôn ngữ của xứ sở mà anh ta đã sử dụng để kể câu chuyện của mình. "Tôi viết những cuốn sách của tôi bằng một ngôn ngữ vay mượn mà, hoàn toàn tự nhiên, ngôn ngữ này sẽ tống xuất, tẩy trừ (expel), hoặc chỉ nhận (tolerate) chúng, ở mép bờ miền ý thức của nó," tôi viết như vậy trong bài tiểu luận; tôi nói "tự nhiên" (naturally), bởi vì xứ sở mà tôi mượn ngôn ngữ của nó để sử dụng, đã phát triển những huyền thoại, trong cuộc chiến đấu để sống còn của nó, kéo dài nhiều thế kỷ, và những huyền thoại này, là một phần của cái gọi là sự nhất trí (consensus) ngầm (unspoken) của quốc gia, chúng đã ảnh hưởng tới nền văn học của nó.
Tôi thích viết bằng tiếng Hungary bởi vì, bằng cách này, tôi dễ dàng nhập vào với nỗi ưu tư, về sự bất khả của cái gọi là "viết". Trong một lá thư viết cho Max Brod, trong đó suy ngẫm về hoàn cảnh của nhà văn Do Thái, Kafka nói tới ba bất khả: không thể không viết, không thể không viết bằng tiếng Đức, và không thể viết bằng bất cứ phương tiện nào khác. Và rồi ông nói: "Chúng ta hầu như có thể thêm vào đó, một bất khả thứ tư: không thể viết (it's impossible to write)." Vào những ngày này, ông có thể thêm một điều gì đó vào danh sách trên: không thể viết về Lò Thiêu. Chúng ta có thể tiếp tục kéo dài những không thể ngược ngạo đó cho tới vô cùng. Chúng ta có thể nói, rằng không thể không viết về Lò Thiêu, không thể viết về nó bằng tiếng Đức, và hoàn toàn không thể viết về nó, bằng bất cứ một phương tiện nào khác.

Cho dù ở đâu, cho dù viết bằng ngôn ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, tìm nơi nương náu, ở nơi nao, nếu không là ở trong tiếng nước người. Nếu thực, là, câu hỏi mang tính triết học thực sự, độc nhất: tự tử [Suy nghĩ xem cuộc đời có đáng sống hay không, là trả lời câu hỏi độc nhất, thực sự, của triết học. Camus], nếu như vậy, thì nhà văn của Lò Thiêu, kẻ chọn lựa tiếp tục sống, hắn ta chỉ biết có một vấn đề là thực: đó là vấn dề thiên di, dời đổi chỗ ở của mình (migration), hoặc nói chuyên (proper) đi một chút, lưu vong. Lưu vong khỏi nhà thực của mình, vốn chẳng hề hiện hữu. Bởi vì nếu có nhà thực, thì làm sao lại có chuyện viết về Lò Thiêu" Và nếu nói như vậy, thì rõ ràng là Lò Thiêu rồi sẽ có một ngôn ngữ, và nhà văn của Lò Thiêu có thể hội nhập vào trong một văn hóa đang hiện hữu.
Nhưng chẳng bao giờ có chuyện này. Mỗi ngôn ngữ, quốc gia, văn minh có một Cái Tôi thống trị. Cái Tôi thống trị này cảm nhận, kiểm soát và diễn tả thế giới. Cái Tôi luôn luôn hoạt động, mang tính tập thể này là yếu tính, nhờ nó mà bất cứ dân chúng, quốc gia, cộng đồng lớn lao hay văn hóa, tùy theo mức độ thành công nhiều ít, có thể nhận ra họ là họ. Nhưng cảm thức về Lò Thiêu (the consciousness of Holocaust), liệu nó có thể tìm ra nhà, và nhà của nó ở đâu" Ngôn ngữ nào có thể vỗ ngực xưng tên, rằng, nó bao gồm trong nó cái gọi là yếu tính, Cái Tôi thống trị, ngôn ngữ của Lò Thiêu" Và nếu chúng ta nêu lên câu hỏi - Cầu Trời đừng có câu hỏi nào tiếp theo - liệu có thể chấp nhận, rằng, Lò Thiêu có ngôn ngữ đặc biệt của riêng nó" Và nếu câu trả lời là cho câu hỏi này là "Có", liệu ngôn ngữ đó không bắt buộc phải kinh khiếp tởm lợm đến nỗi hủy diệt những ai sử dụng nó"
Có lẽ sẽ chỉ đúng, điều này, rằng lưu vong Lò Thiêu sẽ chấp nhận biệt xứ, qua đó, nó lâu lâu, thỉnh thoảng có thể đưa ra những báo cáo này nọ. Phải vậy thôi, đặc biệt là tại vùng đông và trung Âu Châu, nơi, như một hậu quả của hai cuộc thế chiến và của Lò Thiêu nói riêng, một ngôn ngữ liên - và siêu quốc gia, tiếng Đức, đã biến mất, thứ ngôn ngữ đã có thời được nói lên, từ Bukovina đến Cracow, từ Prague đến Fiume - thứ ngôn ngữ mà bằng nó, những nhà văn - vốn không thể và không muốn tìm thấy một nơi chốn ở trong một văn học quốc gia - đã tìm được sự tự do diễn đạt của họ.
Những nền văn học quốc gia này tỏ ra chẳng mong muốn chi nhiều, ở cái chuyện ôm lấy bài học mang tính trừng phạt là Lò Thiêu, trong khi bài học này, tự thân, mặc dù theo một đường hướng rất khác biệt, cũng là một phần của cái gọi là cảm thức tập thể của chúng. Nhưng - ngoại trừ những khuôn mặt công cộng công khai ăn nằm với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - thật nguy hại khi trách cứ bất cứ ai về chuyện này, và lại càng thật nguy hại, nếu nói về một chủ nghĩa bài Do Thái "được tẩm bằng sữa mẹ" ("absorbed with mother's milk"). Thu nhận chủ nghĩa bài Do Thái là một di sản nặng nề, nhưng rõ ràng một điều: nó không có tính di truyền theo huyết thống; những nguyên nhân của nó có tính lịch sử và tâm lý một cách thật là riêng biệt. Những quốc gia này đã chịu đựng những vết thương lớn liên quan tới phẩm giá quốc gia, và đã chiến đấu trong nhiều năm để có được sự hiện hữu triệt để: như là những quốc gia. Hỡi ơi, bằng một đường hướng rất ư đặc trưng, nhưng rõ ràng không phải chỉ một mình họ, trong cuộc chiến đấu để trở thành những quốc gia như thế, họ đã khám phá ra chủ nghĩa bài Do Thái, như là một thứ võ khí tiện dụng.
Nhà văn Oscar Wilde, trong một thế kỷ 19 vẫn còn ngây thơ vô tội, bị bỏ tù vì giải thích sự tự do mình là mình một cách quá tự do, đã viết trong một trong những tiểu luận của ông, "Mấy từ 'Hãy Biết Mình' đã được viết ở cổng ra vào của thế giới cổ. Trên cái cổng ra vào của thế giới mới, mấy từ 'Hãy Là Mình' sẽ được viết lên".
Những kinh nghiệm của chúng ta, những con mắt ngờ ngờ của chúng ta, bảo cho chúng ta hàng ngày, rằng cái gọi là "thế giới mới" đó càng ngày càng làm cho chuyện "viết lên cổng" kia, là bất khả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm hơn được điều mà Nietzsche đã làm, khi để cả một chương, trong cuốn sách lớn lao của ông, Ecco Homo, để nói về nó: hãy trở nên cái mà chúng ta là, hãy đi theo định mệnh của chúng ta, và hãy rút ra từ nó, những kết luận thích hợp, cho dù cay đắng tới cỡ nào. Có thể xẩy ra, là con đường dẫn tới tự do mình là mình chẳng đưa chúng ta tới đâu. Bởi vì với một nhà văn, ngôn ngữ, thứ anh ta viết, luôn luôn là một đặc quyền; thật khó mà thừa nhận rằng, trong chừng mực mà anh ta còn quan tâm, ngôn ngữ nào thì cũng như ngôn ngữ nào, và chẳng có ngôn ngữ nào là của anh ta.
Trên thực tế, tôi thuộc về thứ văn học Do Thái tới từ vùng đông và trung Âu Châu. Thứ văn học này chẳng bao giờ được viết bằng ngôn ngữ thuộc về môi trường quốc gia tức thời, ngay đó, và cũng chẳng bao giờ là một phần của văn học quốc gia. Chúng ta có thể lần ra dấu vết sự phát triển của văn học này từ Kafka tới Celan và tới những người kế thừa của họ - tất cả những gì chúng ta phải làm là nghiên cứu những nền văn học di dân khác nhau. Phần lớn, văn học này bàn tới vấn đề tiêu diệt Do Thái ở Âu Châu; ngôn ngữ của nó có thể thay đổi, nhưng cho dù ngôn ngữ nào, nó chẳng bao giờ được coi là một tiếng nói bản địa. Ngôn ngữ mà chúng ta nói, nó sẽ sống chừng nào chúng ta còn nói nó. Một khi chúng ta rớt vào câm lặng, ngôn ngữ này cũng mất theo - ngoại trừ một trong những ngôn ngữ lớn hơn, thương hại nó, nhắc nó lên lòng, như đã từng xẩy ra, như trong những bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh bế thi hài của Chúa Giê Su trong lòng.
Ngày nay, tiếng Đức đúng là thứ tiếng đã làm điều trên. Nhưng, tiếng Đức cũng chỉ là nơi nương náu tạm thời, cho qua một đêm, của những kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, khi biết được điều này, cũng tốt thôi, khi làm hòa với một hiểu biết như thế đó, và thuộc trong số những người chẳng thuộc về nơi nào. Cũng tốt thôi, chỉ một kiếp người.

Jennifer Tran chuyển ngữ
(từ bản tiếng Anh, của dịch giả Ivan Sanders, đăng trên báo The Guardian số đề ngày 19 tháng Mười, trên lưới. Đây là trích đoạn, từ một tiểu luận của Imre Kertész, nhan đề "Tự Do Mình Là Mình", sẽ xuất hiện nhân dịp kỷ niệm 100 năm giải thưởng Nobel văn chương, trong Witness Literature: Proceedings of the Nobel Centennial Symposium, do Horace England biên tập, và sẽ được xuất bản bởi Scientific World Publishing, Singapore, vào tháng Chạp 2002. Trong những kỳ tới, Jennifer tôi sẽ giới thiệu tiếp, một số tác giả có đóng góp trong tuyển tập trên. http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/index.html )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.