Hôm nay,  

Tranh Họa 7 Họa Sĩ Việt Nam, Chủ Đề “nối Nhịp Cầu Xưa Nay…”

20/03/200100:00:00(Xem: 4843)
Hoa Thịnh Đốn (LTL-VANN): "Tôi sang đây đã hơn 25 năm vào lúc còn niên thiếu và đã trưởng thành trong một môi trường phối hợp bởi hai nền văn hóa Đông Tây. Vì thế, lúc nào tôi cũng mong muốn có cơ hội ghép nhập hai truyền thống văn hóa này với ước vọng bắc nhịp cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Ước vọng đó không gì hiện hữu hơn bằng sự diễn đạt qua nghệ thuật của ngành hội họa." Giấc mơ của chị Brigitte Lê (Lệ Thanh), người bảo quản cho buổi ra mắt tranh họa của 7 họa sĩ Việt Nam tại Phòng Triển Lãm International Visions - The Gallery, thủ đô Hoa Thịnh Đốn, vào tối thứ Bẩy, 17 tháng 3 vừa qua đã thành công ngoài mức tưởng tượng của chị khi được đón nhận hơn 200 quan khách tham dự.

International Visions - The Gallery do ông Tim Davis, chủ nhân kiêm giám đốc, điều hành từ hơn 5 năm nay. Là một cơ quan không vụ lợi, ông nhờ quỹ của chính phủ để bảo tồn phòng triển lãm đồng thời có thể hỗ trợ và cung cấp cho các họa sĩ trên khắp thế giới có một nơi thích hợp để phô bầy nghệ thuật của mình với quần chúng. Đây là lần đầu tiên International Visions hợp tác với chị Brigitte Lê thực hiện buổi triển lãm cho các họa sĩ Việt Nam.

Chủ đề của buổi triển lãm được mang tên "Bridging the Past and Present..." với ước mong nối nhịp cầu xưa và nay đã được diễn đạt qua những tình cảm trung thực phát xuất từ những bức tranh của các họa sĩ. Đa số các tranh đều mang tính cách trừu tượng nói lên sức sống của một thế hệ mới tuy vẫn không mất đi những kỹ thuật sâu đậm ẩn hiện nét đặc thù của ngành hội họa cổ truyền Việt Nam. Chị Brigitte đã tặng cho các loại tranh này danh xưng là "Contemporary Vietnamese Art". Từ những bức tranh sơn dầu tả chân của Lê Quân, những sắc thái rực rỡ qua tranh của Tô Ngọc, đến nét đậm đà, sâu xa, huyền diệu qua những đường nét đặc biệt có một không hai của họa sĩ đại tài Đinh Cường đến những kỹ thuật tinh xảo khác nhau trên tranh sơn mài của các họa sĩ Dương Tuấn Kiệt, Trần Công Hoàng Nhật, Xuân Chiêu và nghệ thuật sử dụng "mixed media" của nữ họa sĩ đa tài Síu Phạm đã cho khách đến xem một cảm giác ngây ngất, dường như men rượu chát đang ngấm ngầm thấm vào đường huyết quản. Không một bức tranh nào giống nhau, có những bức phải nhìn đi ngắm lại nhiều lần mới có thể suy đoán được ý nghĩa của tranh và của người sáng tạo, có những bức tranh gợi cho người xem hứng thú vì có thể dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ vời ý nghĩa của bức tranh. Có thể nói "bên tám lạng, bên nửa cân". Bức họa nào cũng phản ảnh nét đặc thù riêng như để diễn đạt từng cá nhân, từng mối suy cảm của người họa sĩ khiến người xem không biết nhàm chán.

Chị Brigitte cho biết công việc điều hành cuộc triển lãm này rất cực nhọc. Chị đã phải qua biết bao cơ quan bất vụ lợi để xin bảo trợ nhưng không được đáp ứng đành phải quay sang các cơ quan và công ty tư nhân. May mắn nhất là sự hỗ trợ của International Visions và của ông Ray Garcia, một thân hữu yêu nghệ thuật. Chị cũng đã trải qua thời gian khá dài để liên lạc với các họa sĩ và thu thập những tranh họa của họ. Vì một số các họa sĩ ở ngoại quốc nên việc di chuyển càng khó khăn hơn. Trong số 7 họa sĩ có một vài họa sĩ ở Việt Nam. Vì đường xá xa xôi và không đủ phương tiện, họ không thể sang tham dự. Hiện diện trong buổi triển lãm này có họa sĩ Đinh Cường hiện cư ngụ tại Virginia, nữ họa sĩ Trần Công Hoàng Nhật đến từ thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, và nữ họa sĩ Síu Phạm đến từ Geneva, Thụy Sĩ.

Qua cuộc tiếp xúc với Trần Công Hoàng Nhật, chúng tôi được biết chị là cháu của nhà họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Trung. Ông bác này cũng là vị thầy đầu tiên đã hướng dẫn Hoàng Nhật vào ngành hội họa năm chị 12 tuổi. Hoàng Nhật tốt nghiệp về ngành hội họa tại Việt Nam năm 1992 và sau đó đã định cư tại Hoa Kỳ. Như chị đã nói, người họa sĩ luôn luôn đi tìm những điều mới lạ để có thể phổ biến và diễn đạt tư tưởng và tình cảm của mình. Cho nên chị đã về Việt Nam tìm thầy học hỏi thêm về ngành sơn mài để có thể làm tăng thêm nét bén nhọn, sống động vào tranh của mình. Chị chọn tranh trừu tượng vì nó cho chị cảm giác phóng khoáng, mới lạ, và tự do diễn đạt. Từ năm 1993, tranh của chị đã được triển lãm tại nhiều viện bảo tàng và phòng triển lãm trên khắp nước Mỹ và tháng tới ta sẽ thấy tranh của chị được triển lãm tại thành phố Nữu Ước. Thành quả của Hoàng Nhật không chỉ dựa trên con số triển lãm mà cũng nên nhắc tới các giải thưởng chị đã nhận được như giải Creative Renewal Arts Fellowship của hội Arts Council of Indianapolis vào tháng 6 năm 1999. Tháng Giêng năm 2000 chị đã được viện bảo tàng Indianapolis Museum of Art chọn là "Indiana artist of the month", và vào tháng Giêng năm 2001, chị đoạt giải "Indiana Now" tại Biennial Juried Exhibition of Contemporary Indiana Artists của viện Art Museum of Greater Lafayette. Chị hiện cư ngụ với đức lang quân tại Indianapolis, Indiana và là hội viên của phân khoa Herron School of Art tại đại học Indiana.

Sơn dầu hay sơn nam hay sơn vẹc-ni được chế tạo từ chất nhựa xáp nhớt nhầy của một giống cây thuộc loại Anacardiacea bên Châu Á. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều cổ vật đồ gốm sơn mài Việt Nam đã được chôn trong các mộ bia từ thế kỷ thứ tư trước Thiên Chúa. Kỹ thuật tranh sơn mài là một phương pháp khó khăn rất tốn kém thì giờ và công sức. Nữ họa sĩ Hoàng Nhật dùng những phương cách khác nhau liên tục trải những lớp xáp lên những mặt gỗ để tạo chiều sâu và nét bóng bẩy cho tranh của chị. Hoàng Nhật cũng dùng vỏ trứng nhiễn, các chất hoàng kim, bạch kim, xà cừ, và những thể chất thực vật thiên nhiên trộn với mầu sắc để phản ảnh nét "3-dimensional" cho tranh của chị. Bước kế tiếp là kỹ thuật mài tranh để tạo hình cho tác phẩm của mình. Và để hoàn tất, kỹ thuật đánh vẹc-ni đòi hỏi sự kiên nhẫn dùng đôi bàn tay trơn để đánh mặt tranh cho đến khi các mầu sắc trong tranh tạo được độ bóng nhoáng như ý.

Nếu trong tranh của Hoàng Nhật, ta tìm thấy nét sống động, rực rỡ, và linh hoạt của thế hệ trẻ thì trong tranh của nữ họa sĩ Síu Phạm chứa đựng nét u uẩn, nội tâm, trầm lặng của một thế hệ trưởng thành hơn. Qua kỹ thuật "mixed media", côø dùng các loại giấy đặc biệt bồi đắp cho mặt tranh đểø tạo nên chiều sâu. Qua sắc trầm lặng của các mầu trắng, đen, xám thỉnh thoảng trộn chút mầu tươi nói lên cảm giác suy tư, mặc tưởng và huyền bí như tình cảm của con người. Tranh của cô đã được triển lãm khắp nơi và tháng 5, 2000 vừa qua, các tác phẩm của cô đã được triển lãm tại Gallery Colette Pelat tại Geneva, Thụy Sĩ và Gallery Impressions tại Paris, Pháp. Nữ họa sĩ Síu Phạm còn là một nhân vật đa tài, nhưng cô nói cô không "đa tình" như người bạn của cô là anh Ngô Vương Toại, đài phát thanh Á Châu Tự Do. Ngoài nghệ thuật hội họa đã và đang được ưa chuộng tại Thụy Sĩ cũng như trên thế giới, cô còn viết kịch bản và đạo diễn cho các vở kich trên sân khấu nghệ thuật bên Thụy Sĩ. Chuyến tây du Hoa Kỳ của cô kỳ này rất ngắn ngủi vì có một vở kịch đang mong chờ cô.

Rất tiếc chúng tôi đã không có cơ hội tiếp xúc với vị Họa Sĩ lão thành Đinh Cường nhưng hy vọng sẽ có buổi nói chuyện riêng với ông về các tác phẩm của ông. Cũng không cần phải nói nhiều vì tranh của Đinh Cường đã hiển hiện trên khắp cộng đồng người Việt qua các buổi triển lãm và qua các bìa sách. Tranh của Đinh Cường có một đặc thù riêng từ nét vẽ uyển chuyển cho đến kỹ thuật trộn mầu sắc cho đến sự tác hợp của hư thực, thực hư. Cho nên không cần xem chữ ký hay đọc ghi chú, ta vẫn có thể nhận diện ngay.

Chị Brigitte cho biết việc thúc đẩy chị điều hành buổi triển lãm này khởi đầu bằng sự yêu nghệ thuật. Ngay chính chị cũng đã trổ tài phác họa một ít tranh. Nhờ mối liên lạc qua hệ thống Internet, chị đã quen được rất nhiều họa sĩ gốc Việt Nam tài giỏi. Nhận thấy trong giới yêu nghệ thuật, nhu cầu muốn hiểu biết thêm về hội họa hiện đại của Việt Nam ngày càng gia tăng, chị bắt đầu khơi nguồn cho ước vọng của mình, qua sự hợp tác với các nhà sưu tầm tranh và nghệ thuật, các học giả và trường huấn dạy nghệ thuật để dùng tranh ảnh bắc nhịp cầu nối liền Đông Tây. Chị cũng đã sáng lập một phòng triển lãm "on line", www.gallerybrigitte.com để tạo mối dây liên lạc giữa các họa sĩ và giới yêu nghệ thuật. Ngoài ra, chị cũng đã cất bước chân đầu tiên trong việc bảo quản và điều hành các cuộc triển lãm tranh ảnh của các họa sĩ tại các phòng triển lãm khắp nơi để người xem cũng có cơ hội mục kích những tác phẩm chính thực. Tranh của 7 vị họa sĩ này sẽ được trưng bầy tại International Visions-The Gallery cho đến ngày 14 tháng 4, 2001. Gallery mở cửa ngày thứ Tư và thứ Năm từ 11 giờ đến 6 giờ chiều, thứ Sáu và thứ Bẩy từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối. Địa chỉ 2629 Connecticut Avenue, NW, Washington DC.

Với Brigitte, nhịp cầu văn hóa nối liền Đông Tây cũng là nhịp cầu nối liền lai lịch của chị với quá khứ và hiện tại. Để biết cội nguồn của mình và đem cái đẹp của cốâ hương chia xẻ với những thế hệ sau.

(Lê Thùy Lan, Vietnamese American News Networks)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.