Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc - Vấn Nạn Di Trú Của Nước Úc

28/07/200100:00:00(Xem: 5113)
Tuần rồi tổng trưởng di trú Philip Ruddock tuyên bố những thay đổi trong chính sách di trú của nước Úc đã mang lại những thành công tốt đẹp. Những thế hệ di dân mới nhất đến Úc đều là những di dân với tay nghề chuyên môn cao mà nước Úc đang cần đến. Những di dân mới này cũng trẻ hơn so với trước đây và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được chấp nhận tư cách thường trú, họ đã có thể tự kiếm được công ăn việc làm.

Chỉ trong thời gian cách đây 5 hay sáu năm, 28% các di dân trong diện có trình độ chuyên môn cao vẫn bị thất nghiệp ít nhất sáu tháng sau khi được nhận định cư tại Úc. Con số đó ngày nay chỉ còn lại 10%. Thành quả này là do nỗ lực của chính phủ John Howard nhằm thay đổi trọng tâm của chương trình di trú từ đoàn tụ gia đình sang chương trình di dân có trình độ chuyên môn cao.

Tuy nhiên có những vấn đề hết sức phức tạp liên quan đến chính sách di trú nói trên của chính phủ liên bang, mà tổng trưởng Philip Ruddock đã không đề cập đến trong bài nói chuyện của ông. Rất nhiều những di dân theo diện có trình độ chuyên môn cao là những du học sinh từ các nước khác đến Úc du học với học bổng do gia đình của họ đài thọ. Đa số là các sinh viên tốt nghiệp các chuyên khoa computer, vốn là ngành chuyên môn mà Úc hiện đang rất cần.

Sự thật là các du học sinh quốc tế đang chiếm một số lượng rất đông đảo trong các phân khoa computer tại các đại học ở Úc. Trong khi mọi việc trở nên dễ dàng cho các du học sinh ngoại quốc con nhà giàu có được vào học các phân khoa kỹ thuật tin học và computer, thì chính các học sinh của Úc lại càng ngày càng thấy khó khăn hơn khi muốn theo học kỹ thuật tin học và computer.

Nhìn từ một khía cạnh thì hiện tượng nói trên có lợi cho nền kinh tế của Úc. Các trường đại học của Úc rõ ràng là có thêm ngân sách nhờ vào học phí của các du học sinh. Nhiều du học sinh này sau khi học xong đã ở lại và trở thành công dân Úc, đóng góp lớn cho sự phát triển kỹ thuật và kinh tế của nước Úc. Tuy nhiên liệu điều đó có tốt cho người Úc, những người đã không xin vào học được các phân khoa nói trên.

Năm 1993 số sinh viên computer tốt nghiệp tại Úc là 5088 người và năm 1998 con số này lên đến 7585 người. Trong số đó 1600 sinh viên là du học sinh đi du học theo diện tiền của cha mẹ. Theo các nghiên cứu gần đây thì bất chấp nhu cầu về thông tin và tin học của Úc đang tăng mạnh, mức thu nhận các học sinh Úc vào các ngành học này không hề tăng thêm ngoại trừ những chỗ dành cho các du học sinh quốc tế con nhà giàu. Với một chỗ dành cho các sinh viên du học quốc tế, các trường đại học Úc có thể kiếm được 19 ngàn đô la mỗi năm.

Chính phủ Úc cũng khuyến khích du học sinh quốc tế nên ghi danh vào các chỗ dành riêng này, bằng cách phối hợp với bộ di trú thay đổi luật di trú để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các du học sinh này ở lại Úc sau khi tốt nghiệp đại học. Trước đây các sinh viên ngoại quốc tốt nghiệp đại học phải về nước rồi làm đơn xin di dân, nay họ chẳng phải cần làm việc đó vì bộ di trú đã tạo điều kiện dễ dàng cho họ vừa ra trường là có thể được phép ở lại luôn.

Những điều kiện để cho các du học sinh sau khi tốt nghiệp được ở lại Úc dễ dàng hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Anh, Hoa kỳ hay Canada. Những điều kiện này chứng tỏ những du học sinh ngoại quốc nào theo học những ngành mà nước Úc cần đến có thể dễ dàng xin ở lại luôn sau khi tốt nghiệp.

Đầu năm nay một số chỗ dành riêng đặc biệt cho các học sinh Úc được các trường đại học loan báo, nhưng cho đến nay thì đa số những chỗ được dành thêm là được dành cho các du học sinh ngoại quốc. Có thể nói rằng những du học sinh ngoại quốc con nhà giàu có đã mua vé định cư tại Úc bằng số tiền học phí họ phải đóng cho ba đến năm năm học đại học, và sau đó dành được những công việc an nhàn mà đúng ra người Úc chính cống phải được hưởng.

Dĩ nhiên không ai có thể ta thán gì được vì sau một thời gian các di dân nói trên cũng trở thành công dân Úc và đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của nước Úc, nhưng vấn đề cần đặt ra là tại sao các trường đại học không tạo ra những dễ dàng đó cho chính các sinh viên Úc.

Trong khi chính phủ Úc, các trường đại học Úc luôn luôn hô hào rằng phải tạo điều kiện cho các tài năng trẻ tại Úc, khuyến khích những tài năng của Úc cạnh tranh và thi đua với nhân tài của các quốc gia khác, thì chính sách hạn chế các chỗ học dành cho các sinh viên Úc trong các ngành học quan trọng làm cho sự hô hào nói trên của chính phủ liên bang và các trường đại học Úc xem ra chỉ là kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Thêm vào đó đã có những sự phê bình nhắm vào phe đối lập Lao động và chương trình Quốc Gia Kiến Thức của lãnh tụ đối lập Kim Beazley. Dù rằng hô hào nhiều về chương trình nói trên, ông Kim Beazley dường như chưa từng bao giờ nói bất cứ điều gì để điều chỉnh tình hình mất cân đối nói trên giữa các chỗ học dành cho sinh viên Úc và sinh viên ngoại quốc.

Nhiều nhà nghiên cứu tại Úc cho rằng nhiều học sinh Úc không muốn hay không thể ghi tên theo học đại học là vì lý do tài chính. Vì thế nên có một sự gia tăng các chỗ học hay các học bổng cho các ngành học như kỹ thuật tin học, computer dành riêng cho các thành phần gặp khó khăn về xã hội và kinh tế tại Úc.

Sự mất cân đối trong việc dành ưu tiên cho học sinh Úc hay du học sinh ngoại quốc là một vấn đề không đơn giản nếu xét về lâu dài. Dĩ nhiên nước Úc mở rộng vòng tay đón những du học sinh đến du học tại Úc bằng tiền túi của bố mẹ, rồi xin ở lại nước Úc và làm việc cho Úc, có nghĩa là nước Úc tự nhiên có thêm nhân tài mà không cần tốn tiền đào tạo là một điều đáng mừng, nhưng việc dành quá nhiều ưu tiên cho các sinh viên ngoại quốc giàu có và gây ra những bất lợi cho các sinh viên Úc nghèo hơn là một bất công xã hội trong ngành giáo dục đại học.

Có thể nói rằng nước Úc đang theo đuổi một chính sách đào tạo hết sức kỳ quặc đó là "nhập cảng những tài năng ngoại quốc, và làm ngơ những tài năng ngay trong nước". Nếu lãnh tụ Kim Beazley, có thể là thủ tướng tương lai của nước Úc, muốn thực hiện thành công chương trình Quốc Gia Kiến Thức, chắc chắn rằng ông phải có những biện pháp để thay đổi chính sách giáo dục và di trú nói trên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.