Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

28/07/200100:00:00(Xem: 4613)
Hỏi (bà Lâm Thanh Phổ): Cách đây chừng 4 tuần lễ, khi chở con tôi đến trường, vì không còn chỗ đậu xe nên tôi phải ngừng tạm trong lane ngoài để cho con tôi xuống xe vào trường. Tôi đã bật đèn harzard để làm hiệu cho các xe khác biết.

Sau khi các cháu đã xuống xe, tôi định lái xe về nhà thì chợt thấy con tôi đã bỏ quên chiếc áo lạnh ở trong xe. Tôi bèn xuống xe và mang áo vào trường cho cháu, trong lúc trở lại xe thì chứng kiến một chiếc xe khác chạy với tốc độ rất nhanh đã đụng mạnh vào phía sau xe của tôi. Tôi định dùng điện thoại cầm tay để gọi cảnh sát thì người tài xế của chiếc xe kia xin lỗi tôi và cho tôi biết rằng đó là do lỗi của ông ta, xe ông ta có bảo hiểm 2 chiều và ông ta đã yêu cầu tôi cùng ông hãy lái xe vào đường nhỏ kế bên để tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Tôi đã đồng ý đề nghị này, thế là chúng tôi cùng lái xe vào đường nhỏ kế bên trường học của các cháu.

Sau đó chúng tôi trao đổi giấy tờ cá nhân và chi tiết bảo hiểm. Vì xe tôi chỉ bảo hiểm một chiều, nên dù tôi đã làm tất cả các thủ tục cần thiết, tôi cũng phải chờ đợi sự đồng ý của hãng bảo hiểm của chiếc xe đã đụng tôi trước khi chỗ làm đồng chịu sửa xe cho tôi.

Tôi cũng đã gởi toàn bộ chi tiết và tiền phí tổn sửa chữa cho công ty bảo hiểm biết. Nhưng cuối cùng công ty bảo hiểm chỉ đồng ý trả $1,240 cho tôi. Số tiền này chỉ bằng một nửa số tiền mà tôi yêu cầu họ bồi thường. Tôi đã điện thoại cho công ty bảo hiểm và họ cho biết rằng tai nạn đã xảy ra là một phần do lỗi của tôi, vì thế họ sẽ chỉ trả một nữa số tiền thiệt hại thôi.

Xin LS cho biết là điều đó có đúng với quy định của luật pháp hay không" với bằng chứng mà xe tôi bị đụng bất cứ ai cũng có thể thấy được rằng tài xế của chiếc xe kia hoàn toàn lỗi và đã chạy quá nhanh, ít nhất là 60-70 km một giờ trong đoạn đường mà ông ta chỉ có quyền chạy nhanh nhất là 40 km một giờ.

Trả lời: Theo “luật về trách nhiệm dân sự” (law of torts) nếu một người không chịu làm những gì mà “một người bình thường” (reasonable man) phải làm, hoặc làm những gì mà “một người bình thường” người sẽ không làm; thì luật pháp cho rằng hành động đó là hành động “bất cẩn” (negligence).

Nguyên tắc này sẽ được áp dụng cho “nguyên đơn” (plaintiff) cũng như “bị đơn” (defendant). Vì thế, nếu “nguyên đơn” không chịu lưu ý cho sự an toàn của chính mình, thì luật pháp sẽ cho rằng “nguyên đơn” cũng là người bất cẩn, mặc dầu tai nạn do “bị đơn” gây ra.

“Theo án lệ” (at common law), “bị đơn” có quyền nại ra bất cứ sự bất cẩn nào của “nguyên đơn” để biện minh cho mình, như đã được xét xử trong vụ Butterfield kiện Forrester.

Trong vụ đó, “bị đơn” để một một khúc gỗ chận ngang một phần của đường lộ trước nhà của đương sự để có thể sửa chữa lại căn nhà của mình. “Nguyên đơn” đã bị thương khi cởi ngựa và đụng phải khúc gỗ này, “nguyên đơn” bèn khiếu nại “bị đơn” để đòi bồi thường. Bằng chứng đã cho thấy rằng tai nạn xảy ra không rõ ràng, và rằng vào lúc xảy ra tai nạn “nguyên đơn” đã phi ngựa với tốc độ rất nhanh trong lúc đang say rượu. Tòa bèn tuyên phán rằng: Hai sự việc đã xảy ra liên hệ đến sự khiếu kiện này, sự đặt chứng ngại vật ngang qua đường do lỗi của “bị đơn”, và việc không chịu lưu ý để tránh chướng ngại vật đó của “nguyên đơn”. Vì “nguyên đơn” đã không chịu lưu ý cho sự an toàn của chính mình, nên “nguyên đơn” đã thua kiện.

Vì thế, theo án lệ, nếu thương tích hoặc sự thiệt hại mà “nguyên đơn” phải chịu đựng một phần là do lỗi của “bị đơn” và một phần là do lỗi của “nguyên đơn”, thì “nguyên đơn” phải gánh chịu toàn bộ sự thiệt hại đó.

Theo nguyên tắc này của án lệ thì nếu một sự việc xảy ra do lỗi của cả “nguyên đơn” lẫn “bị đơn”, thì một trong hai người hoặc là thắng hoặc là thua, hoặc là “được tất cả hoặc không được gì cả” (all-or-nothing) chứ không thể lừng chừng giữa thắng và thua.

Dần dần, các vị thẩm phán đã nhạân thức được rằng sự công bằng đòi hỏi rằng nếu cả hai bên đương sự đều có lỗi, thì sự thiệt hại sẽ được phân chia theo tỷ lệ và mức độ trách nhiệm mà mỗi một bên đương sự đã gây ra. Điều này đã trái nghịch với nguyên tắc được đưa ra trong vụ Butterfield kiện Forrester vào năm 1809 như đã nêu trên.

Đạo Luật đầu tiên được ban hành để thay thế án lệ là “Statutes of Ontario” vào năm 1924, và vào năm 1945 “Đạo Luật Cãi Cách Luật Pháp” (the Law Reform Act) của Anh Quốc đã được xử dụng như là một mô thức kiểu mẫu cho các hệ thống tư pháp ở trên thế giới, và hiện nay án lệ đã được thay thế bởi các đạo luật liên hệ đến trách nhiệm được tính theo tỷ lệ và mức độ lầm lỗi của các bên đương sự. Nhưng yếu tố nào đã cấu thành “sự bất cẩn dự phần” này" (contributory negligence).

Theo luật pháp, hành vi của “nguyên đơn” (plaintiff) không cần thiết phải đặt bất cứ ai vào một tình huống nguy hiểm để cấu thành “sự bất cẩn dự phần”. “Sự bất cẩn dự phần” là sự tắc trách của “nguyên đơn” không chịu lưu ý thận trọng cho sự an toàn của chính mình, như đã được xét xử trong vụ Davies kiện Swan Motor Co Ltd.

Trong vụ đó, chồng của “nguyên đơn” là một nhân viên đổ rác đã bị chết trong lúc đương sự đứng trên bục ở phía sau của xe truck đổ rác, Đương sự đã làm trái với sự yêu cầu của chủ nhân khi đương sự đứng trên bục phía sau của xe đổ rác này. Đương sự bị chết khi một chiếc xe bus đụng vào phía sau của chiếc xe truck này. “Nguyên đơn” cho rằng chồng của bà ta bị chết là do sự bất cẩn của người tài xế lái chiếc xe bus. “Tòa Kháng Aùn” (the Court of Appeal) đã xử rằng người tài xế lái xe bus bất cẩn, và rằng chồng của “nguyên đơn” cũng đã dự phần vào sự bất cẩn này. Denning LJ đã tuyên phán rằng:

Đôi khi người ta cho rằng sự thiệt hại của nguyên đơn là không do “sự bất cẩn dự phần” của đương sự ngoại trừ trong trường hợp đương sự có nghĩa vụ phải lưu tâm đến “bị đơn” . . . Điều đó không phải là một lý luận đúng đắn. Khi một người bước ra đường phố, đương sự có nhiệm vụ phải lưu tâm đến sự an toàn cho chính bản thân của mình. . . Tuy nhiên, nếu đương sự không chịu lưu ý cẩn thận, đương sự sẽ chịu “sự bất cẩn dự phần”. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là liệu “nguyên đơn” có tắc trách đối với bất cứ nghĩa vụ pháp lý nào hay không, mà vấn đề được đặt ra là liệu “nguyên đơn” đã hành động như là “một người bình thường” và với sự “cẩn trọng bình thường” hay không" (acting as a reasonable man and with reasonable care).

Theo sự quy định của luật pháp và các phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể tự đặt câu hỏi cho chính mình rằng liệu “một người bình thường” và với sự “thận trọng bình thường” sẽ đậu tạm xe của họ như lối đậu xe của bà hay không" Nếu câu trả lời là có thì bà hãy từ chối số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm và đòi họ phải trả toàn bộ sự thiệt hại cho bà, bằng ngược lại nếu bà nghĩ rằng các bà mẹ khác sẽ không đậu xe theo lối đó thì bà nên đồng ý đề nghị của công ty bảo hiểm và chấp nhận số tiền bồi thường thiệt hại như họ đã đề nghị.

Theo thiển ý của cá nhân chúng tôi thì bà nên đồng ý nhận số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm đã đề nghị, vì bà đã đậu xe không đúng theo sự quy định của luật lệ về an toàn giao thông và điều này có thể được xem như là “sự bất cẩn dự phần” của bà trong tai nạn này. Tuy nhiên, trước khi quyết định bà nên đến gặp LS của bà để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.