Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Di Dân Bất Hợp Pháp-gánh Nặng Của Nước Úc

23/06/200100:00:00(Xem: 5558)
Theo tài liệu của các nước phương Tây, trong đó có Úc thì thế giới hiện tại có khoảng 22 triệu người tị nạn thực sự trong khi đó chỉ có chừng 500 ngàn di dân lậu, hay còn gọi là di dân kinh tế. Số lượng 500 ngàn di dân lậu này làm thế giới phải tiêu tốn 10 tỷ đô la Mỹ để nuôi ăn, thanh lọc họ với kết quả là đa số không đủ tiêu chuẩn tị nạn chính trị. Trong khi đó những nước phương Tây hàng năm chỉ đóng góp 1 tỷ đô la cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ cho 22 triệu người tị nạn thực sự nói trên.

Theo tổng trưởng di trú Philip Ruddock thì có hai loại tị nạn là tị nạn ngoài nước Úc và tị nạn trong nước Úc. Bên ngoài nước Úc người tị nạn được Cao Ủy Tị Nạn Thanh Lọc và cho phép vào Úc định cư, còn loại tị nạn bên trong nước Úc thường được coi là di dân lậu và loại này chính là gánh nặng thực sự của chính phủ Úc.

Để đáp lại những lời kêu gọi của dư luận Úc rằng nước Úc cần phải có chính sách người tị nạn nhân đạo hơn, ông Philip Ruddock nhận xét rằng những lời kêu gọi đó thứ nhất là không hề mang tính nhân đạo và thứ hai là không nắm được những yếu tố chính trị của vấn đề di dân lậu. Ông Philip Ruddock cho rằng thật là không nhân đạo chút nào khi phải chi 10 tỷ đô la chỉ cho con số 500 ngàn di dân lậu trên toàn thế giới, trong khi hàng năm chỉ chi có 1 tỷ đô la cho 22 triệu người tị nạn thực sự.

Theo công ước quốc tế về người tị nạn ký năm 1951 thì Úc là một trong số 10 quốc gia nhận người tị nạn thế giới bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hòa Lan, Tân tây lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Hoa kỳ. Thời gian gần đây Úc đã nhận đến 8000 người tị nạn được Cao Ủy thanh lọc.Trong thời gian 2000-2001 Úc chỉ có thể nhận được 4000 người tị nạn bên ngoài nước Úc bởi vì sự khó khăn do đám di dân lậu tại Úc gây ra. Cũng theo ông Ruddock thì Úc là quốc gia nhận người tị nạn cao nhất thế giới so sánh với dân số nhỏ bé của Úc.

Ông Philip Ruddock cũng dẫn lời phát biểu của cựu bộ trưởng nội vụ Anh là Jack Straw như sau: "Công ước quốc tế về người tị nạn ký năm 1951 là chỉ để đối phó với mức độ tị nạn bé nhỏ vào thời đó, cái thời mà phương tiện giao thông thế giới còn hiếm hoi,khó khăn và tốn kém. 50 sau kỹ thuật, truyền thông và phương tiện di chuyển nhanh chóng, rẻ tiền giữa các quốc gia đã làm cho vấn đề di dân từ những vùng xa xôi trở nên có một tầm mức quan trọng hơn rất nhiều".

Trong năm 2000, 75 chiếc thuyền chở di dân lậu đã mang 4175 người đến Úc. Thế vẫn còn may mắn cho nước Úc vì ở một mình xa ngoài đại dương mênh mông.Cũng trong năm 2000 nước Anh phải đối phó với 70 ngàn di dân lậu. 4175 di dân lậu nói trên đã làm cho nước Úc cạn kiệt ngân sách dành cho vấn đề di dân và người tị nạn của bộ di trú.

Khi đưa ra yêu cầu cần phải thay đổi chính sách di trú của Úc, những người lên tiếng kêu gọi không nhận thức được rằng chính sách di trú của Úc là một chính sách được cả hai chính đảng lớn tại Úc chia xẻ. Quan điểm của bộ trưởng đối lập về di trú của Lao động là Con Sciacca cũng tương tự như quan điểm của ông Philip Ruddock, nghĩa là nước Úc cần phải kiểm soát chặt chẽ biên giới và quyết định số di dân cũng như số người tị nạn được nhận vào Úc mỗi năm. Nếu số di dân lậu đến Úc tăng lên có nghĩa là số người tị nạn được Cao Ủy thanh lọc vào Úc phải giảm đi, và di dân lậu phải bị giam giữ cho đến khi tư cách tị nạn của họ được xác định sau một tiến trình thanh lọc theo luật định.Chính phủ của ông Kim Beazley trong tương lai cũng sẽ theo đuổi chính sách giam giữ di dân lậu trong các trại tị nạn, tấn công bọn buôn lậu di dân tận sào huyệt của chúng và tăng cường các đơn vị phòng duyên của Úc.

Ngoại trừ một cơn khủng hoảng khu vực xảy ra ví dụ như sau khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, chính phủ Úc sẽ không bao giờ cho phép di dân lậu, bọn buôn người có thể làm thay đổi con số nhận di dân và người tị nạn của các chính phủ Úc. Cũng theo ông Philip Ruddock thì hiện nay tiến trình thanh lọc những di dân lậu đến Úc chỉ kéo dài có 15 tuần. Theo ông Ruddock thì tiến trình thanh lọc ngắn này làm cho đám di dân lậu và bọn buôn người quốc tế hết sức vui mừng. Những di dân lậu mới đến Úc cho biết những tập tài liệu hướng dẫn thanh lọc của chính phủ Úc được rao bán đầy tại Pakistan, Iran và Afghanistan, như một phần của các kế hoạch chuẩn bị xuống thuyền xâm nhập vào hải phận của Úc.

Bọn buôn người tại các quốc gia nói trên cũng đang làm hết sức để bảo đảm rằng trên các chiếc thuyền xâm nhập hải phận Úc càng có nhiều đàn bà và trẻ con càng tốt, để làm dư luận Úc thông cảm và chính phủ Úc phải mủi lòng thương xót.

Một người Trung đông xuống thuyền đến Úc không thể tự dưng biến thành một người tị nạn. Một người ra đi để tìm một cuộc sống sung sướng tốt đẹp hơn không phải là một người tị nạn. Một người đi qua nhiều quốc gia để tìm cách ở lại một trong các quốc gia nói trên cũng không phải là người tị nạn. Một người tị nạn chính trị thực sự theo công ước quốc tế về người tị nạn năm 1951 phải là một người " Có một nỗi lo sợ có căn cứ vì bị ngược đãi vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành phần xã hội đặc biệt" và ở ngoài quốc gia nguyên quán của mình.

Gần đây 70% những di dân lậu đến Úc được cấp tư cách tị nạn chính trị. Đa số những người được cấp tư cách đến từ Iran và Afghanistan. Ngoài hai quốc gia này, tỷ lệ được cấp tư cách tị nạn tại Úc là 30%.

Đối với những ai cho rằng chính sách di trú của Úc thật là khắc nghiệt, tổng trưởng di trú Philip Ruddock chỉ đưa ra những con số thống kê: những người Irag di dân lậu đến Úc được cấp tư cách tị nạn đến 97% trong khi tỷ lệ thanh lọc do Cao Ủy thực hiện trên các người tị nạn Iraq đến Syria và Jordan chỉ là 15 đến 25% mà thôi.

Điều đó chứng tỏ rằng chính sách di trú của Úc đã thay đổi và rộng lượng hơn nhiều so với những chính sách di trú của ngay chính Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác. Trong những ngày nay, để đối phó với tình trạng di dân lậu, du khách ở lì cướp việc làm của dân chúng Úc, đã có nhiều lời kêu gọi việc tái xuất hiện của thẻ kiểm tra cho mọi công dân Úc. Hiện nay chính phủ Úc đang bí mật tiến hành nghiên cứu một loại thẻ kiểm tra dùng phân tử di truyền cho mọi công dân Úc hầu dễ dàng phát hiện và đuổi cổ những vị khách không mời mà đến đang ăn bám nước Úc.

Việt Đăng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.