Hôm nay,  

Nhóm Công Tác Thiện Nguyện Hands For Hope (h4h) - Góp Một Bàn Tay

23/12/200000:00:00(Xem: 5012)
Sau cơn lũ cuối năm 1999, nhận thấy hậu quả của nó để lại cho người dân vô cùng khốc liệt nên ngày 26 tháng Tám 2000, Ủy Ban Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung (UBCTNNLLMT) đã chính thức đổi thành Nhóm Hands For Hope (H4H) -Góp Một Bàn Tay để đáp ứng nhu cầu giúp đỡ cho người nghèo, nhất là các trẻ em Việt Nam.

Như trước đây đã đăng tin, em Lê Thị Yến bị dị tật bẩm sinh đã được một chi nhánh của Rotery Club (Phù Luân HộI) là Rotery Oversea Medial Aides for Children (ROMAC) đưa qua Úc chữa trị. ROMAC là một tổ chức chuyên giúp trẻ em ngoại quốc về mặt y tế. Nhóm H4H-Góp Một Bàn Tay đã hỗ trợ ROMAC trong việc mua vé máy bay, chỗ ăn ở và chăm sóc cho em Yến trong suốt thời gian em được điều trị tại Úc. Yến đã có mặt tại Melbourne vào đầu tháng Bảy và sau 10 ngày em đã được đại diện của H4H đưa về BV Nhi Khoa và Phụ Nữ Adelaide. Nơi đây em đã trải qua một ca giải phẫu dài hơn 8 tiếng rất nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lần đầu, các bác sĩ đã cắt cục bướu mà Yến đã mang suốt 18 năm và nối thêm xương vào đỉnh đầu cho em. Chờ vết thương tạm lành, một cuộc giải phẫu sau đó một tháng đã chỉ mất 3 giờ để cắt thêm một miếng thịt dư trên đầu. Trước khi trở về Việt Nam vào cuối tháng 10 năm 2000, Yến đã trở thành một cô gái rất vui vẻ và tự tin để bắt đầu một cuộc đời mới.


Xin cảm ơn ROMAC, cảm ơn những tấm lòng bác ái của tất cả mọi người đã biến giấc mơ của Yến thành sự thật: giấc mơ được trở lại với thế giới của những người bình thường.

Vì chương trình đang được tiếp tục, những em bé Việt Nam bất hạnh khác sẽ được ROMAC đưa qua Úc chữa trị, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của tất cả đồng hương ở các tiểu bang trên đất Úc. Quý vị có thể giúp bằng cách cho các em một chỗ ở và giúp chúng tôi chăm sóc các em trong thời gian chữa trị. Muốn biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên lạc với chị Phúc An, số điện thoại Mobile: 0401 691439 Email h4h@vietnam.net.au

Bảo Trợ Học Sinh Nghèo

Nhằm khuyến khích cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho các em học sinh nghèo và cũng là nạn nhân của những trận lũ lụt được đến trường, nhóm H4H-Góp Một Bàn Tay đã và đang tiến hành bảo trợ cho 44 em học sinh trung học ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Các em là những học sinh xuất sắc nhưng nhà rất nghèo, nhất là gia cảnh càng bi đát hơn sau cơn thiên tai năm 1999. Đối với các trẻ em bên nhà, được đến trường là một nhu cầu hết sức quan trọng và H4H chỉ mong gắng giúp các em có điều kiện hơn để theo đuổi việc học.

Sau buổi phỏng vấn trên đài phát thanh sắc tộc SBS Melbourne ngày 13 & 14 tháng 11, đã có một số người hứa sẽ bảo trợ cho 20 em. Số còn lại đang mong sự từ tâm của quý vị. Nhóm H4H kêu gọi lòng tấm lòng bác ái bảo trợ mỗi em một tháng $6.25 AUD. Chỉ với số tiền $6.25 tương đương với một tô phở mỗi tháng, chúng ta có thể bảo đảm một đứa trẻ được đến trường học hành, tránh được nạn trẻ em Việt Nam bị mù chữ và ngày ngày phải bươi rác hoặc lê la bán vé số kiếm sống.

Quý vị sẽ được biết chi tiết cá nhân, hình, trường các em đang theo học và liên lạc thư từ với đứa trẻ quý vị bảo trợ.

Pam Baker Scholarship (PBS)

Ngày 1 tháng 12 vừa qua theo lời của cơ quan Austcare, luật sư Trịnh Hội từ Phi luật Tân trở về Sydney để nhận giải thưởng của Auscare. Trong dịp này anh đã cho biết về đời sống của người tị nạn Việt Nam còn kẹt lại bên Phi: "Hiện nay vẫn còn khoảng 2000 người Việt tị nạn ở Phi. Kể từ năm 1996 khi trại tị nạn đóng cửa, tất cả người Việt tị nạn phải ra ngoài kiếm sống để nuôi bản thân. Họ không được chính phủ Việt Nam công nhận là công dân, không được công nhận là thường trú nhân của Phi, không được đi làm chính thức, sở hữu tài sản hoặc đi ra khỏi Phi."

Vào những mùa hè trong thời gian theo học ở đại học Melbourne và hai năm sau khi tốt nghiệp luật khoa, anh Hội thường xuyên sang Hồng Kông làm việc với bà luật sư Pam Baker. Nói đến bà Pam, chắc mọi người trong chúng ta không thể nào quên được công lao to tát của bà trong việc giúp người Việt tị nạn tại Hồng Kông được đi định cư trong thời gian qua.

Để tỏ lòng biết ơn sự đóng góp quý báu của bà Pam Baker và tổ chức của bà, nhóm H4H-Góp Một Bàn Tay với sự hỗ trợ của anh Trịnh Hội và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc, đã chọn tên bà để mở một số học bổng cho các học sinh Việt Nam còn kẹt lại tại Phi Luật Tân. Một số các em ra đi lúc chưa được mười tuổi, phần còn lại được sanh ra và lớn lên trong một khung trời tị nạn hẩm hiu trên suốt một thập niên vừa qua. Các em một số được đến trường cùng những bạn người Phi nhưng tương lai của các em hoàn toàn vô định.

Vào 2.20pm Chủ Nhật ngày 31/12/2000 tới đây, H4H sẽ tổ chức buổi chiếu phim Three Seasons - Ba Mùa ở Melbourne để gây quỹ cho chương trình học bổng này.

Nếu quý vị muốn góp bàn tay của mình vào những công tác kể trên hoặc có thắc mắc gì, hãy liên lạc với Thanh Nhàn (B) 9867 8588 (M)0403 202 992 hoặc Email h4hỴvietnam.net.au

Singpaore đón tôi với những hạt mưa nặng trĩu, cơn mưa phi trường buồn hiu hắt, buồn cắt da thịt người. Nỗi buồn Palawan kéo về bủa vây tôi, héo hắt... Bây giờ một mình tôi ngồi đây, ở một góc của những dãy ghế dài nơi phi trường Changi. Những hình ảnh ở Palawan ùa về, cô đọng rồi bóp chết từng tế bào trong tim tôi.

Tôi đã được tiếp xúc với nhiều người trong khu trại cũ và được tận mắt thấy tai nghe những nỗi thống khổ của thân phận người tị nạn đã bị bỏ rơi.

Trại cũ có sáu hộ và khoảng trên dưới 30 người, lớn nhất là cụ già 72 tuổi và trẻ nhất là em bé mới giáp thôi nôi. Má Minh là một người phụ nữ đứng tuổi thứ nhì trong trại. Gương mặt Má Minh hằn sâu nỗi khắc khổ hình như là tiếp diễn triền miên suốt cuộc đời của bà. Phong kiến, Cộng Sản, chiến tranh, kinh tế mới, tù cải tạo của chồng và bây giờ cuối đời, còn phải chịu thêm những đắng cay nơi khu trại ngổn ngang này cho hết phần đời còn lại. Thế là khổ trọn một đời!

Người lớn còn có thể cắn răng chịu đựng, còn những đứa trẻ, chúng chẳng có tội tình gì. Thằng bé lai một phần tư Mỹ đen, con anh Hùng, với mái tóc lưa thưa, vàng vàng cháy nắng, với cái bụng ỏng và cái môi cong cong sợ sệt nhìn tôi. Khi tôi chìa mấy cái kẹo cho nó thì nó thụt lùi và nấp sau hai ống chân loèo khoèo của ba nó. Ánh mắt sợ sệt lộ rõ dưới cặp lông mi dài, đen nhánh. Rồi khi tôi bước đi chụp hình khu trại thì nó chạy ra sau "nhà", ngồi giữa cơn nắng ôm mặt lén nhìn cô khách xa lạ bỗng dưng ở đâu vừa đến.

Cái hình ảnh giữa cơn nắng gắt của Palawan, một thằng bé hai tuổi quần áo lấm lem ôm mặt ngồi chồm hổm giữa con hẻm nát bấy trong khu trại cũ đã theo đuổi và ám ảnh tôi suốt hành trình từ Palawan về đến Úc. Hình ảnh em cứ hiện về trong cơn nắng chói chang đó, nó ùa về cắn nát tim tôi. Ôi đôi tay nhỏ nhoi ngồi ôm lấy khuôn mặt thơ ngây vô tội giữa con hẻm đổ nát như một con kiến nhỏ nhoi. hình ảnh này làm sao có thể bị chúng ta lờ quên cho đặng" Những đứa bé được sanh ra mà không có quyền lựa chọn cho mình một số phận tốt hơn. Chúng sanh ra đã được khoác lên mình tấm áo vô tổ quốc, không tương lai.

Chúng ta ở bên này song thật đầy đủ, lâu lâu đọc được một câu chuyện thương tâm hoặc bất công trong xã hội thì cũng mủi lòng xót thương. Nhưng đối với các trẻ em nơi trại nị nạn, chúng sanh ra đã mất hết nửa đời, các em cần chúng ta quan tâm bằng lời nói, bằng hành động để chúng ta có thể phần nào bù đắp được sự mất mát quá lớn lao đó. Để những đôi bàn tay nhỏ nhắn được cắp sách đến trường, để không còn đôi bàn tay Việt Nam nhỏ bé nào còn ngồi ôm mặt buồn tênh giữa con hẻm đổ nát trong cơn nắng chói chang của Palawan.

Hãy bắt đầu hôm nay!

Tiêu Du

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.