Hôm nay,  

30/4 : Khúc Quanh Lịch Sử

25/04/200100:00:00(Xem: 4149)
Lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt chưa có biến cố nào ảnh hưởng đến vận mạng đất nước và dân tộc bằng biến cố 30/4/75 thuộc Công nguyên Tây lịch. Từ thế kỷ 13 trước Chúa Ky tô giáng sinh, dân tộc Do thái di tản ra khỏi Cỗ Ai cập, trong một cuộc hành trình đầy gian khổ, Exodus, để lại một di sản tinh thần được ghi lại trong Kinh Cựu Ước, làm tinh lý cho nền văn minh Tây phương. 33 thế kỷ sau, Loài Người mới được chứng kiến lại một cuộc di tản tương tựï của dân tộc Việt Nam trong biến cố 30/4/75. Đó là một khúc quanh lịch sử trọng đại, đánh dấu một cuộc chuyển mình của Dân Việt hòa nhập vào dòng chính văn hóa xã hội, kinh tế chánh trị của Thế giới được nền văn minh Tây phương chủ đạo trên hành tinh tươi trẻ, xanh đẹp, và sống động này.

Hàng mấy ngàn năm Dân Việt bị đóng khung trong nền văn minh Trung hoa. Tư tưởng văn hóa, khoa học kỹ thuật bị thoái hoá như văn minh Ai cập, không theo kịp đà tiến hoá của Loài Người bên ngoài. Mãi đến khi Tây phương vượt trội khoa học kỹ thuật, tràn sang vua quan nhà Nguyễn bế môn tỏa cảng để rồi bị xâm chiếm, biến thành thuộc địa khai thác của Pháp. Cùng một hoàn cảnh, Nhựt bổn mở cửa cho Tây phương, chánh yếu là Mỹ vào. Triều đại Minh trị Thiền hoàng trở thànhø một thời đại nền tảng của một nước Nhựt tiến bộ và mạnh về kinh tế nhứt Á châu ngày nay. Trong khi đó 100 năm Tây thuộc, tiếp xúc với văn minh Tây phương thuộc khối Pháp La tinh trong thân phận nô lệ, Việt Nam gần như dậm chân một chỗ. Đất nước bị lún; Chiến tranh Lạnh, xung đột Quóc Cộng tràn vào chỗ trũng. Lãnh thổ Việt Nam bị chia đôi. Rồi Miềân Bắc, chịu ảnh hưởng cũng của nền văn minh Tây phương nhưng thuộc khối Cộng sản, dùng chiêu bài thống nhứt, xâm chiếm Miền Nam. Chiến tranh Việt Nam kéo dài 20 năm. Miền Bắc chết trên hai triệu người. Miền Nam ít hơn, nhưng cũng gần một triệu. 30/4/75 là ngày chấm dứt của cuộc chiến ấy.

Miền Bắc theo CS do Liên xô lãnh đạo. Mục tiêu tối hậu của Nga hoàng cũng như những người CS Liên xô, những người Bạch Nga, chỉ là muốn Tây phương hóa. Nhưng vì nóng vội, CSï dùng phương pháp mạnh, chiến tranh, khũng bố, trấn áp và độc tài, đảng trị, kinh tế chỉ huy, để rồi để lại phía sau những man rợ, tù đày thay vì văn minh, nhân bản. Dưới góc nhìn lịch sử ấy, biến cố 30/4/75 của Việt Nam và cuộc di tản trên hai triệu người Việt sau đó, một Exodus của Dân Việt vào hậu bán thế kỷ 20 , mang một ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trong lịch sử Việt.
Thực vậy, nguyên lành nào cũng xây từ đổ vỡ. Thất bại là mẹ thành công. Trong cái rủi lại có cái may. Một phần tư thế kỷ, trên hai triệu người Việt rời bỏ quê cha đất tổ, để lại phía sau sau máu, nước mắt , mồ hôi, được một vận hội mới cùng ăn, cùng ở, cùng làm, và hoà nhập tại chỗ vào nềân văn minh Tây phương, Pháp La tinh lẫn Anglo Saxon, tại hai vùng phát triễn nhứt hoàn cầu là Tây Aâu, Bắc Mỹ. Người Việt được cơ hội ngàn năm một thuở tiếp cận và thu nạp những tinh hoa và tiến bộ tư tưởng văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc đầu tư chất xám này Tổ quốc Việt Nam không tốn kém một đồng xu. Nhưng hiệu quả vô cùng lớn. Chưa có một nước nào trên thế giới có tỷ lệ người xuất dương du học lớn như Việt Nam.

Đây là đầu cầu kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức giúp cho Việt Nam thoát khỏi kinh tế kém mở mang, chậm tiến, và hy vọng bắt kịp tiến độ phát triễn của kinh tế thế giới trong thời hậu CS. Đầu cầu này cũng là điểm xuất phát một cuộc vận động lịch sử cho công cuộc cách mạng tự do, dân chủ trong nước. Ý niệm tự do dân chủ xuất phát từ đây, tràn ngập lãnh thổ, và tâm hồn dân Việt, tạo thế lâm nguy cho Đảng và nhà Nước CS độc tài và cai trị theo thời Trung cổ. CS Hà nội sợ đến mức húy kỵ như sĩ tử ngày xưa sợ trùng tên hoàng tộc. Vĩnh long đọc thành Vãng long vì vua Minh Mạng qui định hệ tộc Nhà Nguyễn theo các chữ Bửu, Bảo, Vĩnh, Ưng, Hòe. Sợ nên CS Hà nội gọi thế lâm nguy đó bằng một cái tên vô nghĩa, khó hiểu là Diễn tiến Hòa bình.

30/4/75 còn là một thức tĩnh lớn đối với người Việt lẫn Mỹ. Nói một cách thực thà, đa số nhân dân Miền Nam xưa hiểu CS rất ít. Những âm mưu và tội ác của CS do chánh quyền vạch ra không được người dân tin lắm và thường được xem là " tố Cộng". Có người con cho Ô. Hồ có công giành lại độc lập cho đất nước chớ chẳng thấy đó là một thứ dịch chủ tái nô. Còn Mỹ thì không thấy hay không chịu thấy CS Miền Bắc xâm lược Miền Nam, coi Việt Cộng là những người Miền Nam chống VNCH thuộc Mặt trận Giải phóng dù cái gọi là Mặt trận này chỉ là bù nhìn của CS Hà nội không hơn không kém. Chính cuộc di tản hàng mấy triệu người bằng thuyền nan vượt đại dương, bằng băng rừng lội suối, làm quốc tế thấy rõ không có cuộc tắm máu sau 30/4 nhưng có việc giết người bằng tù đày đói lạnh, bằng cướp sạch nhà, sạch cửa của nhân dân Miền Nam. Chỉ không đầy một năm, nhân dân Miền Nam đãõ thấy đúng là "đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm". Lúc đó người ta nhớ lại lời của Tướng độc nhãn Moshe Dayan, anh hùng chiến thắng của Do thái, nói khi sang nghiên cứu chiến trường Việt Nam, muốn thắng CS lâu dài hãy để cho CS chiếm Miền Nam một hời gian.

Đúng vậy, không bao lâu sau ngày CS làm chủ Miền Nam, ngay những người cơ hội chạy theo CS được gọi là dân 30/4 cũng chán CS như cơm nếp nát rồi. Người dân bị trị bị áp bức, bóc lột chưa tùng có trong lịch sử, căm hờn. Người có dính dấp với chế độ cũ thì bị tù đày. Gia đình và con em biến thành công dân hạng hai, phân biệt đối xửû. Danh hài Trần văn Trạch cười ra nước mắt với câu, " Cột đèn nếu đi được cũng đi [vượt biên]. Không cần gì người có uy tín, anh đạp xe ba gát nếu được ra ứng cử , có giám sát quốc tế, cũng đánh bại Ô. Bí thư Thành ủy CS ở Sàigòn. 30/4 vì thế là một khúc quanh lịch sử ảnh hưởng rất lớn thái độ chánh trị của nhân dân Miền Nam. Thái độ chống CS tận tim gan ấy sẽ là thuốc tẩy xóa sạch chất CS vĩnh viễn một khi tự do dân chủ được phục hồi ở nước nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.