Hôm nay,  

Cái Học Thời Cộng Sản

17/01/200100:00:00(Xem: 4381)
Một bác sĩ y khoa, ra trường sáu năm, không một bịnh viện nào nhận. Một kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa ngành Điện tư,û thất nghiệp ba năm, nhảy ra chợ trời bán đồ điện. Một cô gái bán bia ôm mỗi tháng kiếm hàng triệu đồng, chưa tính tiền boa. Một cô gái giúp việc nhà lại được trả trên 600 ngàn lương tháng, bao luôn ăn ở, và ba bộ đồ mới một năm. Đó là những trường họp phổ thông, nhan nhản ở Việt Nam CS, chớ không đặc biệt chút nào.

Muốn thành bác sĩ phải mất 19 năm; một kỹ sư, 16 năm, học miệt mài , đều đặn, và vô cùng tốn kém, để khi ra trường phải đối diện với sự thật phũ phàng như vậy. Nhưng đó lại là thân phận thực sự dành cho sinh viên đại học trong nước, nếu không gác một bên liêm sĩ của người có học, cố bon chen, chạy chọt, đút lót hay nhờ thế lực của gia đình. Một cách cố ý và có tính toán, từ 1954 ở Miền Bắc và 1975 ở Miền Nam, CS đã làm làm hư giá trị của việcï học và hạ cấp, hạ nhục người có học.

Thực vậy, sĩ đứng đầu trên nấc thang giá trị - sĩ nông công thương - trong xã hội Việt Nam, rất lâu, suốt chiều dài của các thời kỳ độc lập lẫn lệ thuộc. Vị thế ấy có được là nhờ vai trò lãnh đạo và gương mẩu bằng tài đức của sĩ phu lúc đất nước lâm nguy hay khi hòa bình thịnh trị. Đức và tài là điều kiện cần và đủ để trở thành kẻ sĩ. Đức, tài có được nhờ việc học là chánh.
Trong chiến tranh và trước thời kỳ đổi mới, về kiến thức khoa học nhân văn, sinh viên bị nhốt chặc trong lồng kín Mác Lê. Và khoa học chính xác, chỉ truyền đạt kiến thức vừa đủ để phục vụ cho Đảng và Nhà Nước như trong thời Pháp thuộc.

Về số lượng, chủ nghĩa lý lịch là một rào cản lớn đối với vô số thanh niên vốn xuất thân từ giai cấp CS gọi là trí phú địa hào. Kinh nghiệm cho thấy học giỏi là một quá trình liên tục của nhiều thế hệ gia đình, chớ rất ít khi có thần đồng và nhảy vọt.

Ý đồ điều kiện hóa cái học của CS cũng chẳng có gì mới lạ. Bất cứ chế độ độc tài nào cũng không ưa có trí thức là lớp người thường có khuynh hướng cấp tiến, khó chấp nhận độc tài. Nhưng đồng thời chế độ cũng cần một lớp người đủ hiểu biết để phục vụ cho nền cai trị.

Chính sách điều kiện hóa giáo dục của CSViệt Nam bị biến chứng lớn kể từ sau ngày Đảng đổi mới kinh tế để tự cứu khỏi sụp đổ như Liên xô và Đông Âu. Trường học bị biến thành chợ buôn bán chữ. Sinh viên học sinh trở nên một món hàng. Kế hoạch giáo dục bị vỡ. Cung cầu đào tạo bị đảo lộn. Sinh viên tốt nghiệp ra trường không kiếm được việc làm. Còn có việc, thì thù lao quá nhỏ so với số đầu tư quá lớn trong việc học.

Minh họa thực trạng đau buồn và phi lý ấy là học phí. Hiến pháp Việt NamCS ghi rõ giáo dục cưỡng bách và miển phí bậc tiểu và trung học. Nhưng cái lệ trường, ký Sổ Vàng phát triễn trường lớp, trước khi xin cho con em nhập học, vô hình chung đã thực tế và đương nhiên hủy bỏ điều ấy của Hiến pháp, chẳng cần Quốc hội thảo luận biểu quyết với đa số tuyệt đối lâu rồi.
Tiếp tay với lệ Sổ vàng, các trường tiểu học và mẫu giáo ở thành thị còn đề nghị (theo thuật ngữ CS, đề nghị có nghĩa là buộc phải làm theo) học sinh phải học theo chế độ bán trú. Dù chỉ có ăn trưa, ngủ 90 phút trên mấy cái bàn ghép lại, mỗi em cũng phải trả khoản 200 ngàn một tháng. Có trường còn phát huy sáng kiến kinh doanh cao hơn bằng cách buộc học sinh đóng tiền học phu đạo, học hè, học luyện thi.

Các trường làm một cách trịch thượng; nhưng các sở giáo dục vẫn im lặng đáng sợ hay chối bai bải, Sở không hề có chủ trương mỗi khi có ai hỏi đếùn.

Cũng vì nguyên tắc lấy thu bù chi, các đại học thu nhận sinh viên bất cần nhu cầu xã hôi. Cứ đào tạo, cứ cho ra trường. Sống chết mặc bây miển tiền thầøy thu đu,û là đạt chỉ tiêu kinh tế rồi. Do đó ngoài xã hội nhan nhản cảnh bác sĩ, kỹ sư, người xuất thân đại học thất nghiệp hay không làm đúng ngành nghề đã học. Bác sĩ đi làm trình dược viên. Kỹ sư đi bán đồ địện. Cử nhân luật khoa đi bán sách. Cử nhân khoa học đi làm kế toán. Một sự uổng dụng nhân tài lớn cho đất nước. Một thiệt hại to cho người có học.

Lý do gây thất nghiệp cho người có học còn do cơ chế. Tổ chức Đảng tại các cơ quan là tác giả. Chủ nghĩa lý lịch có nới lỏng để đi học từ khi đổi mới kinh tế, nhưng vẫn còn chặt chẽ trong việc tuyển dụng người vào làm việc cho Nhà Nước. Qui định tổ chức chặt chẽ ấy tạo điều kiện cho tham nhũng. Có sinh viên phải chi năm sáu cây vàng chỉ để được nhận vào thực tập tình nguyện, không lương cho bịnh viện, hầu có thâm niên mới xin được giấy phép mở phòng mạch tư. Còn kỹ sư muốn được tuyển dụng cũng phải trả giá tùy theo xí nghiệp xin vào ở gầân hay xa, phúc lợi nhiều hay ít. Làm việc bất đắc dĩ, khác chuyên môn, ở một mức độ nào đó, vẫn là một hình thức thất nghiệp.

Vì liêm sĩ hoặc vì thiếu tiền đút lót, nhiều sinh viên tốt nghiệp phải đành làm nghề khác, kiếm sống qua ngày, dành dụm tiền làm "thủ tục đầu tiên" để xin việc.

Người ăn học hàng một hai chục năm như bác sĩ, kỹ sư, khi được chánh thức nhận vàolàm việc cho Nhà nước đi nữa, lương bổng cũng vẫn rất thấp, thua xa tiền công của người giúp việc nhà, đứng bán bia ôm, và chạy xe xích lô. Hạ cấp, hạ nhục người có học đến thế là cùng. Cách hạ cấp, hạ nhụïc này tinh vi và sâu độc hơn cách Đảng làm hồi mới chiếm được Miền Nam, nhân danh lao động là vinh quang, bắt bác sĩ đi chùi cầu, chùi la va bô trong bịnh viện; bắt kỹ sư, giáo sư, đi vét cống rảnh thành phố. Đồng ý nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có người lười biếng mới đáng chê. Nhưng tính chất lao động mỗi ngành một khác. Theo phân công xã hôi, lao động có thứ đơn giản, có thứ phức tạp đòi hỏi học hành, tập luyện công phu. Không cá mè một lứa được nếu biết tôn trọng giá trị của lao động và hiệu năng của nó.

Truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng người có học. Giói sĩ phu là lớp người được trọng vọng vì tài đức trong mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Trên nửa dân số Việt Nam thuộc lớp trẻ. Tài đức có được là nhờ học hành, rèn luyện. Lớp trẻ là lớp người cần học nhứt. Nhưng cái học thời CS (trước lẫn sau giai đoạn Đổi Mới) không làm làm tăng giá trị tuổi trẻ. Trái lại nó hạ cấp lớp trẻ. Nó biến trường lớp thành cái chợ chữ nghĩa, biến sinh viên học sinh thành hàng hóa khi còn tại ghế nhà trường và thành những công cụ trong tổ chức nhà nước hay thành lớp người bấât mãn khi rời nhà trường. Mà quan trọng nhứt phải là việc CS hạ uy tín một cách có tính toán người có học. Với cái học theo kiểu CS, lớp trẻ bị ngăn chận để không thể trở thành lớp trí thức đóng vai trò sĩ phu từng lãnh đạo và được sự ngưỡng mộ của xã hội Việt Nam.

CS Việt Nam muốn là một chuyệïn. Được hay không lại là một chuyện khác. Trái với ý đồ của CS, tại Việt Nam, những người ly khai đầu tiên ra khỏi Đảng độc tài, là lớp người có học. Tại Trung quốc, sinh viên là lớp người dám công khai thách thức Đảng độc tài, tại Thiên An Môn. Không phải vô cớ Tổng thống Clinton quyết liệt đòi cho được xuất hiện tại Viện Đại học Hà nội, một diễn đàn của những người có học trẻ, để gởi thông điệp tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Cách hạ nhục, hạ cấp người có học, người trí thức như CS Việt Nam đã và đang làm để giành quyền lãnh đạo và uy tín xã hội đã quá đủ. Người trí thức, người có học chỉ còn có một con đường là vùng dậy để hướng dẫn quần chúng nhân dân tìm tự do dân chủ như truyền thống và lịch sử kỳ vọng hay là "găm mối căm hờn trong cũi sắt" để chờ chết thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.