Hôm nay,  

Chọn Nơi Này Làm Quê Hương

19/03/200100:00:00(Xem: 4566)
Cộng đồng người Việt hải ngoại trên đất Mỹ là cộng đồng lớn nhứt sau cộng đồng quốc gia ở nước nhà. California (Cali theo cách thường gọi của người Việt) là một tiểu bang người Việt hải ngoại định cư đông nhứt trong 50 tiểu bang của Hoa kỳ. Riêng Quận Cam, nơi Little Sàigon toạ lạc, có khoản 300.000 người Việt sinh cơ lập nghiệp. Điều gì đã khiến cho bà con mình chọn nơi này làm quê hương vậy"

Lạ thật! Vì việc người Việt tỵ nạn dồn về Cali không được khuyến khích bởi đường lối của chánh quyền Mỹ vốn chủ trương phân bổ người nhập cư hòa huyện với người sở tại nói chung, kể cả đối với ba đợt sóng lớn người Việt tỵ nạn tràn sang đất Mỹ. Thứ nhứt, cuộc di tản khỏi Saigon khi CS Hà nội chiếm, người Việt tỵ nạn được chánh quyền Mỹ sấp xếp rải đều hầu như khắp các ba miền của nước Mỹ. Thứ hai, phong trào thuyền nhân vượt biển, muốn về Cali phải có giấy bảo trợ. Thứ ba, chương trình HO và ODP và ROVR, điều kiện ấy cũng không thay đổi.
Nhưng người Việt tỵ nạn không bao lâu sau, tự động thay đổi nơi định cư, theo sở nguyện, dồn về Cali vì nhiều lý do. Trong đó có hai lý do chánh: một là ý muốn còn được càng gần nước nhà càng tốt, và hai là ý muốn được nói, nghe, và đọc tiếng Việt là tiếng me đẻ của mình.

Cũng có người nói vì tiểu bang Cali cấp phát tiền già cao hơn các tiểu bang khác, nên thu hút người Việt tỵ nạn lớn tuổi chủ gia đình đổ dồân về Cali. Không hẵn như vậy. Số tiền trội hơn không gì khác hơn là phụ cấp đắc đỏ của Cali. Đã nói đắc đỏ thì số tiền lảnh trội ấy, người nhận cũng chẳng hưởng được hơn gì. Chính giá nhà cửa ( giá nhà Cali mắc nhứt nước Mỹ), hàng hóa, dịch vụ mắc hơn các tiểu bang khác nuốt hết. Các nhà làm ngân sách, làm luật của Cali, khi giơ tay biểu quyết phụ cấp này, trong đầu đã cân đối kỹ mặt bằng giáù cả trên bình diện vĩ mô toàn nước Mỹ rồi. Họ không bao giờ tạo Cali thành một chỗ trũng cho những người hưởng tiền già dồn về đây để rồi phải giải quyết vô vàn những bài toán khó khăn cho người lớn tuổi.

Trở lại lý do chánh yếu thứ nhứt, ý muốn còn được càng gần nước nhà càng tốt. Thực vậy, một, nước Mỹ có hai cửa ngỏ quốc tế đi Á châu. Hai cửa ngỏ ấy đều nằm trong tiểu bang Cali, phi trường và cảng quốc tế San Francisco và Los Angeles, chưa tính một số hải cảng bậc trung khác. Hai, nhiều những thành phố người Việt thích tập trung ở tiểu bang Cali, chỉ cần lái xe 30 phút là có thể ngồi bên nây bờ, hướng mắt nhìn bên kia Thái Bình Dương, là quê hương xứ sở đang nằm ở chân trời mịt mờ mây khói. Tương tự, người Mỹ gốc Mễ quần cư ở Cali và Texas. Người Mỹ gốc Cuba ở Florida. Có lẽ cũøng tâm tình ấy khiến người Trung Hoa của thời đổ xô tìm vàng ( forty niners ) đã tạo nên những viên gạch xây thêm cho thành phố Cựu Kim Sơn (San Francisco) để trở thành đầu cầu kinh tế, văn hoá, chánh trị Mỹ và Á châu, lớn nhứt nước Mỹ hiện thời.

Tiếp đến, cũng có người nói phong cảnh, khí hậu của Cali gới nhớ nước nhà VN, khiến người Việt dồn về đây. Không hẵn như vậy. Thứ nhứt, số người tỵ nạn tự ý định cư ở Cali, trên 80% là người từng quen thuộc với phong thổ, khí hậu VNCH (từ Sông Bến Hảûi đến Mũi Cà Mau) vốn thuộc vùng nhiệt đới. Kể cả đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam cũng đã hai mươi lăm năm hai mùa mưa nắng, sông sâu nước ngọt với bà con Miền Nam hay cùng chia xẻ sự khắc nghiệt của thời tiết "Miền Trung khổ lắm ai ơi,/ Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn./Trời hành mưa bảo mỗi năm." Quen thuộc và chia xẻ suốt một phần tư thế kỷ, gần một thế hệ nhiệt đới rồi, chớ ít ỏi gì. Phong thổ, khí hậu Cali bốn mùa, xuân, hạ,ï thu, đông (gầân như ôn đới) có gì giống nhiều với Miền Nam đâu mà gợi nhớ quê nhà. Nó có giống chăng là giống Đalạt về ấm lạnh, hoa cỏ. Mà Đà lạt không phải nơi người Việt nào cũng đủ điều kiện để mơ ước. Có nhà, đi nghỉ mát ở Đà lạt đồng nghĩa với có tiền, có của trong chế độ VNCH.

Vậy ý muốn còn càng được gần nước nhà càng tốt là ý muốn chánh yếu và tiên khởi khiến người Việt dồn về Cali. Đương nhiên nơi nào, thời nào có người của một sắc dân nào sống thì phải có tiếng nói của sắc dân ấy. Hơn nữa trong năm biểu hiện (ngôn ngữ, tôn giáo, gia đình, y phục, thực phẩm, xã hội hóa) của bất cứ một nền văn hoá nào, ngôn ngữ đóng vai trò tối quan trọng trong cảm thông nhau. Phương chi trong buổi ban đầu định cư ở Mỹ, Anh văn là một trong những trở ngại lơn đối với đa số người Việt, kể cả những người đã từng làm việc với bạn đồng minh Mỹ trong Chiến tranh VN. Khi xưa người Mỹ cần hiểu ta nên nói chậm, ít nuốt vần, và ít dùng các động từ cụm (phrasal verbs), đặc từ, thành ngữ (idioms) là những loại chữ khó mà hiểu nghĩa bằng cách chiết tự. Còn khi định cư tại Mỹ, người Việt là người tỵ nạn nên cần Mỹ hiểu mình để mưu sinh, nên qua sông phải lụy đò. Vàø con đò Anh ngữ, English vehicle, không phải là con đò dễ chiều đối với người có tuổi từ 27 trở lên, trong cách phát âm chuẩn và hành văn theo kiểu Mỹ, theo ngôn ngữ học.

Chính tiếng Việt là yếu tố chánh thứ hai đưa người Việt về Litlle Sàigon nói riêng và về Cali nói chung. Ngựa Hồ hí gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Dân tộc nào cũng vậy. Ở đâu cũng thế thôi. Kiều dân Mỹ thích tới lui vùng người Mỹ ở. Kiều dân Trung hoa thích đến chùa Oâng là trung tâm văn hoá Trung hoa ở nước ngoài. Người ta tới lui để được nói, được nghe, và được sống bằng và với tiếng mẹ đẻ. Thực vậy nhiều, rất nhiều thành phố ở Cali, không cần biết một chữ Anh vẫn sống sót như người Hoa Đài loan khi xưa không biết một chữ Việt cũng sống dễ dàng ở Chợ lớn. Tiêm buôn, tiệm ăn, tiệm sách, chợ búa v.v., thương hiệu có tiếng Việt. Sách báo tiếng Việt xuất bản và bày bán có khi còn phong phú hơn ở nước nhà khi xưa.

Việc làm có hãng xưởng chủ người Việt. Nghề lấp ráp điện tử được người Mỹ thích thợ Việt vì vừa khéo tay lại siêng làm. Nghề làm móng tay, làm tóc, người Việt chiếm giải quán quân nhờ giá rẻ lấy công làm lời, nhờ cách chiều lòng khách, và nhờ nhiều nơi thuận tiện cho khách hàng.
Chánh quyền Mỹ nói chung thực sự vì dân, do dân, của dân; nên Cali không ngần ngại đưa ra những biện pháp hành chánh thuận lợi cho dân. Hầu như cơ quan nào có tiếp xúc với người sắc tộc, trong đó có người Việt, đều có công chức nói hai thứ tiếng, được trả thêm tiền. Các mẩu đơn từ, thi cử như thi lái xe, thi lấy chứng chỉ hành nghề một số nghề người Việt ưa làm đều có mẩu và đề thi được làm bằng tiếng Việt.

Ông bà ta xưa nói, đất lành chim đậu. Cali quả là đất lành cho người Việt tỵ nạn, nên cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhứt thế giới chọn nơi này làm quê hương. Quê hương thứ nhứt cho thế hệ thứ hai sanh tại Mỹ, hay qua Mỹ lúc còn trẻ. Quê hương thứ hai cho thế hệ thư nhứt, chủ gia đình tỵ nạn. Quê hương này xa cố hương nửa vòng trái đất nhưng sẽ đóng một vai trò vô cùng lớn lao cho quê mẹ, nước nhà (home country) trong giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật, một khi nước nhà có tự do và dân chủ. Nó sẽ là đầu cầu vững chắc và không có không được trên con đường hiện đại hóa nước nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.